1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề Tài Nghiên cứu ứng dụng sư phạm - sử dụng phần mềm NetOp School

14 2,6K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 235,5 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu ứng dụng sư phạm môn tin học

Trang 1

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1 Giới tính của HS lớp 3 trường tiểu học số 1 Cát Trinh 3

Bảng 2 Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương 4

Bảng 3 Thiết kế nghiên cứu 4

Bảng 4 Thời gian thực nghiệm 4

Bảng 5 So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 5

Trang 2

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH Trường tiểu học Cát Trinh 1 cũng như các trường học khác cần quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tất cả các bộ môn trong đó có môn Tin học là môn ứng dụng CNTT Vì các nội dung dạy học môn Tin học ở tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng có rất nhiều vấn đề cần mô tả cụ thể để hỗ trợ việc dạy học các nội dung bài học Giáo viên đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn Tuy nhiên, đối với đặc thù môn Tin học phải hướng dẫn từng bước cho học sinh quan sát và học sinh thực hành trực tiếp trên máy, tốt nhất là phải có máy chiếu

để học sinh có thể quan sát Ngoài ra, điều kiện vật chất của các lớp tin không

đủ đáp ứng cho mỗi em một máy tính nên mỗi máy tính có từ 2 đến 3 học sinh thực hành chung Mô hình đặt máy chưa phù hợp nên học sinh ngồi gần có thể quan sát được cô giáo hướng dẫn trên bản nhưng các học sinh ngồi xa sẽ không quan sát được dẫn đến tình trạng mất tập trung, không theo dõi được bài giảng

Vì vậy, học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bài học và kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 3 trường tiểu học Cát Trinh 1 Lớp 3A là thực nghiệm và 3B là lớp đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ tuần 12 – 16 (Cùng học tin học quyển 1, nội dung “Em tập vẽ”) Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả thang xếp hạng cao hơn so với lớp đối chứng Điểm thang xếp hạng đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,04; điểm thang xếp hạng đầu ra của lớp đối chứng là 7,04 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa

là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh rằng sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học làm nâng cao hứng thú học tập các bài học về vẽ trên máy tính cho học sinh lớp 3 trường tiểu học số 1 Cát Trinh

Trang 3

II GIỚI THIỆU

Với đặc thù môn tin tiểu học là chủ yếu cho học sinh thực hành Để có thể hướng dẫn học sinh có thể nắm bắt được bài học để áp dụng vào việc thực hành Giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ thể để học sinh tiểu học bằng máy chiếu các bước thực hiện của phần thực hành Nhưng với điều kiện mỗi trường có 1 đáp ứng nhu cầu của nhiều giáo viên hoặc không có máy chiếu

Qua việc khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các phiên bản tranh ảnh trong SGK treo lên bảng cho học sinh quan sát Họ đã cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phần mềm NetOp School thay cho các phiên bản tranh ảnh và máy chiếu để hướng dẫn học sinh thực hành

Giải pháp thay thế: Đưa phần mềm Netop School thay thế cho máy

chiếu và các phiên bản tranh ảnh để nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức

Về vấn đề đổi mới PPDH trong đó có ứng dụng CNTT trong dạy học, đã

có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan Ví dụ:

- Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học

của GS.TSKH Lâm Quang Thiệp

- Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác

giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của cô

giáo Trần Hồng Vân, trường tiểu học Cát Linh Hà Nội

- Các đề tài :

+ Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương – MS 720 + Sử dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756.

Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học

Trang 4

Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học

Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm NetOp School vào dạy các bài có

nội dung “Em tập vẽ” có nâng cao hứng thú học tập của học sinh lớp 3 không?

Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học sẽ

nâng cao hứng thú các bài học về môn tin cho học sinh lớp 3 trường tiểu học số

1 Cát Trinh

III PHƯƠNG PHÁP

1 Khách thể nghiên cứu

Tôi lựa chọn trường tiểu học số 1 Cát Trinh vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng

* Học sinh:

Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau

về tỉ lệ giới tính Cụ thể như sau:

Bảng 1 Giới tính của HS lớp 3 trường tiểu học số 1 Cát Trinh.

Số HS các nhóm

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động

Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học

2 Thiết kế nghiên cứu

Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 3A là nhóm thực nghiệm và 3B là nhóm đối chứng Tôi dùng thang xếp hạng thu thập dữ liệu để đo hành vi/ kĩ năng thực hành môn tin học trước tác động Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động

Kết quả:

Trang 5

Bảng 2 Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

p = 0,785 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm

TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2):

Bảng 3 Thiết kế nghiên cứu

Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng phần

mềm NetOp School

O3

phần mềm NetOp School

O4

ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập

3 Quy trình nghiên cứu

* Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng phần mềm NetOp School, quy trình chuẩn bị bài như bình thường

- Nhóm nghiên cứu : Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng Phân mền NetOP School, Bài giảng điện tử, phần mềm Paint

* Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan Cụ thể:

Bảng 4 Thời gian thực nghiệm

13/11/2012

21/11/2012

28/11/2012

05/12/2012

12/12/2012

Trang 6

4 Đo lường

Thang xếp hạng hành vi trước tác động là việc đo hành vi / kĩ năng bài thực hành giữa kì I môn tin học , do giáo viên bộ môn Tin học trường Tiểu học

số 1 Cát Trinh quan sát không công khai

Thang xếp hạng hành vi sau tác động là bài thực hành cuối kì I sau khi học xong các bài có nội dung “Em tập vẽ”do giáo viên dạy lớp 3A, 3B (xem phần phụ lục) Thang xếp hạng sau tác động gồm 5 mức độ : Hoàn thành bài thực hành với 1-2 lần thao tác (9-10 điểm), hoàn thành bài thực hành từ 3 lần thao tác trở lên (7-8 điểm), hoàn thành bài thực hành nhưng tính thẩm mỹ chưa cao(5-6 điểm), hoàn thành một phần bài thực hành (3-4 điểm), chưa hoàn thành bài thực hành (1-2)

* Tiến hành đánh giá và chấm điểm.

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành cho thực hành 1 tiết (nội dung thực hành trình bày ở phần phụ lục I)

Sau đó tôi tiến hành chấm điểm theo thang xếp hạng đã xây dựng

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

Bảng 5 So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,69

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,018, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB

nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn

Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phần mềm

NetOp School đến TBC hứng thú học tập của nhóm thực nghiệm là trung bình.

Trang 7

Giả thuyết của đề tài “Sử

dụng phần mềm NetOp School

trong giờ học môn Tin học làm

nâng cao hứng thú học tập của

học sinh” đã được kiểm chứng

Hình 1 Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động

của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

V BÀN LUẬN

Kết quả của thang xếp hạng hành vi sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,04, kết quả của thang xếp hạng hành vi tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,04 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,93; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,69 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình

Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0,018 < 0.05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động

* Hạn chế:

Nghiên cứu này sử dụng phần mềm NetOp School trong giờ học môn Tin học ở tiểu học là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện

tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế

kế hoạch bài học hợp lí

Trang 8

VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

* Kết luận:

Việc sử dụng phần mềm NetOp School vào giảng dạy nội dung “Em tập

vẽ ”môn Tin học lớp 3 ở trường tiểu học Cát trinh 1 thay thế cho các hình ảnh tĩnh có trong SGK đã nâng cao hứng thú học tập của học sinh

* Khuyến nghị

Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết

bị máy tính cho các nhà trường Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học

Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại

Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào Tin học để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh

Cát Trinh, ngày 20 tháng 3 năm 2013

Giáo viên

Lê Thị Kim Thoa

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sáng kiến kinh nghiệm : “Sử dụng phần mềm NetOp School nâng cao hiệu quả dạy và học” – Lê Viết Khánh Toàn – GV trường THCS Đức Phú - 2007

2 Sách giáo viên tin học quyển 1 NXB Giáo dục

3 Sách giáo khoa tin học quyển 1 NXB Giáo dục

4 Download phần mềm NetOp School :

http://www.netop.com/classroom-management-software/products/netop-school.htm

5 Thông tin từ Internet

6 Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm

Trang 10

PHỤ LỤC I

ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH MÔN TIN

Đề bài : Em hãy ghép các hình sau thành một bức tranh hoàn chỉnh và tô màu bức

tranh

Trang 11

PHỤ LỤC II

THANG XẾP HẠNG HÀNH VI / KĨ NĂNG

Họ và tên học sinh :

Lớp :

Tần suất hoàn thành bài thực hành của học sinh lớp 3

 Hoàn thành bài thực hành với 1-2 lần thao tác (9-10 điểm),

 Hoàn thành bài thực hành từ 3 lần thao tác trở lên (7-8 điểm)

 Hoàn thành bài thực hành nhưng tính thẩm mỹ chưa cao(5-6 điểm)

 Hoàn thành một phần bài thực hành (3-4 điểm)

 Chưa hoàn thành bài thực hành (1-2)

Trang 12

PHỤ LỤC III:

PHÉP KIỂM CHỨNG T-TEST ĐỘC LẬP

Nhóm đối chứng

KT trước

tác động

KT sau tác động

KT trước

tác động

KT sau tác động Cai Văn Hữu Hoàng

Trần Nguyễn Ngọc

p (Trước TĐ) : 0.78508

Trang 13

PHỤ LỤC IV

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM NETOP SCHOOL

1 Cách cài đặt:

- Khởi động toàn bộ máy trạm và máy chủ, các máy trạm login vào User Administrator hoặc quyền tương đương Mật khẩu của user này phải trùng với mật khẩu của user login vào máy chủ trong khi cài đặt phần mềm

- Tại máy chủ chạy file Setup.exe cài đặt phần Teacher, khi hoàn thành cài đặt cho máy chủ, kế tiếp chương trình thông báo Netop Student Deloyment – Class selection bắt đầu phần cài đặt cho máy trạm

- Chúng ta khai báo các thông số như Workgroup của phòng máy (nên khai báo tất cả các máy trong phòng cùng một Workgroup), kết nối qua giao thức TCP/IP, hoặc IPX/SPX tùy chọn

- Chương trình sẽ tự đồng tìm ra các máy trạm và cài đặt phần Netop Student xuống máy trạm Sau khi hoàn thành khởi động lại phòng máy và chạy chương trình Netop School trên máy chủ bạn sẽ thấy danh sách các máy trạm trong màn hình

- Trường hợp máy chủ không nhận ra máy trạm trong danh sách, bạn có thể cài đặt phần Netop Student tại máy trạm Các máy trạm phải có cùng một số License key

2 Sử dụng:

- Chuyển màn hình máy chủ xuống máy trạm: Chọn toàn bộ các máy có trong danh sách, hoặc một số máy tùy ý Bấm vào nút Give Demo, toàn bộ màn hình máy trạm sẽ nhìn thấy màn hình máy chủ

Có hai lựa chọn cho chế độ này:

- Chỉ xem mà không sử dụng được

- Có thể chuyển đổi giữa cửa sổ Demo của máy chủ và màn hình máy trạm

- Điều khiển một máy trạm: chọn tên của máy trạm trong danh sách và bấm vào nút Remote Control, màn hình máy trạm sẽ hiện lên một cửa sổ trên máy chủ ở màn hình này có hai chế độ: 1 cho phép máy trạm thao tác; 2 không cho phép thao tác bằng cách khóa bàn phím và mouse Có thể điều khiển nhiều máy trạm trên nhiều cửa sổ khác nhau của máy chủ

- Xem màn hình toàn bộ phòng máy: bấm vào nút Mosaic View (xem toàn bộ màn hình với kích thước thu nhỏ) Nếu bấm vào nút Monitor Students thì 15 giây một màn hình máy trạm xuất hiện trên máy chủ (thời gian này có thể thay đổi được trong phần Options của chương trình)

3 Các tính năng khác:

- Run Program: Chạy các chương trình dưới máy trạm, chúng ta mô tả đường dẫn chính xác của file cần chạy ở máy trạm và bấm Run Lập tức các máy trạm cùng chạy một chương trình

- Distribute files: Chuyển file từ máy giáo viên xuống các máy trạm

Trang 14

- Collect files: Thu file từ máy trạm về máy chủ Ứng dụng chức năng này thu bài thi trên máy trạm rất nhanh

- Execute Command: Có thể Shutdown, Reset, Logoff các máy trạm

- Attention: Gởi một cảnh báo đến máy trạm

- Chat: Chat với các máy trạm

- Audio Chat: Dùng Micro nói trực tiếp xuống các máy trạm nghe qua head phone

Ngày đăng: 05/10/2013, 18:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đề bài : Em hãy ghép các hình sau thành một bức tranh hoàn chỉnh và tô màu bức tranh - Đề Tài Nghiên cứu ứng dụng sư phạm - sử dụng phần mềm NetOp School
b ài : Em hãy ghép các hình sau thành một bức tranh hoàn chỉnh và tô màu bức tranh (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w