Đối tượng nghiên cứu của Lịch sử Tâm lý học Lịch sử Tâm lý học không nghiên cứu chính các hiện tượng tâm lý mànghiên cứu những khái niệm về các hiện tượng đó và xem xét chúng đã biếnđổi
Trang 1Những tri thức của Lịch sử Tâm lý học giúp cho các nhà khoa họcnghiên cứu tâm lý nắm được các học thuyết và các xu hướng khác nhaucủa Tâm lý học hiện đại, cũng như các con đường, các khuynh hướng pháttriển của nó Chỉ khi lồng những tri thức đó vào trời cảnh của lịch sử thì việchiểu bản chất, tìm ra những quan điểm gốc, đánh giá những đóng góp chânchính, nhận thức ý nghĩa lịch sử của vấn đề mới trở nên sâu sắc hơn.
1 Đối tượng nghiên cứu của Lịch sử Tâm lý học
Lịch sử Tâm lý học không nghiên cứu chính các hiện tượng tâm lý mànghiên cứu những khái niệm về các hiện tượng đó và xem xét chúng đã biếnđổi như thế nào trong các giai đoạn phát triển khác nhau của khoa học
Nhiệm vụ của Lịch sử Tâm lý học là phân tích sự nảy sinh và nhữngphát triển tiếp theo của các tri thức khoa học về tâm lý
Trong lịch sử phát triển của Lịch sử Tâm lý học đã có ba khái niệm vềđối tượng nghiên cứu của Tâm lý học: là khoa học về tâm hồn, về ý thức và
về hành vi
Do yếu tố lịch sử, sự thay đổi các quan điểm về đối tượng của tâm lýhọc liên quan đến vấn đề kế thừa, nghĩa là tiếp tục phát triển các tri thức vànhững tiến bộ trong khoa học tâm lý Nhìn chung, sự phát triển tâm lý từ khoahọc về tâm hồn đến khoa học về nguồn gốc hoạt động của tâm lý và ý thức
đã chứng tỏ sự tiến bộ của các tri thức tâm lý học Tiêu chí đánh giá sự tiến
bộ này là mức độ tiếp cận ngày càng sát hơn với việc nhận thức về khách thể
Trang 2nghiên cứu: cái tâm lý Trong khuôn khổ khoa học về tâm hồn, tâm lý học bị
gò vào khái niệm tâm hồn như là một nguyên tắc lý giải Việc chối bỏ khoahọc về tâm hồn để đi đến khoa học về ý thức (mà chính xác hơn là cái tâm lýđược ý thức) liên quan đến việc tách ý thức từ cái tâm lý với tư cách là kháchthể nghiên cứu Ý thức lúc này đồng thời vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa lànguyên tác lý giải Tâm lý học như là một khoa học về hành vi, đã hướng đếnviệc vượt qua tính chủ quan của tâm lý học ý thức, tìm đến các con đườngnghiên cứu khách quan Tuy nhiên, chính bước tiến này lại làm mất đi kháchthể nghiên cứu - tâm lý và ý thức Ở giai đoạn cuối cùng, cho đến thời điểmngày nay, cùng với sự phát triển các tư tưởng tâm lý học, sự thống nhất của ýthức và hành vi (hoạt động) mới được phục hồi trên cơ sở cách tiếp cậnkhách quan trong nhận thức tâm lý
2 Các giai đoạn của Lịch sử Tâm lý học
Tâm lý học đã có từ nhiều thế kỷ Những khái niệm khoa học đầu tiênnảy sinh vào thế kỷ VI trước Công nguyên Do vậy, nói về các giai đoạn củaLịch sử Tâm lý học tức là chia tách quá trình này, phân thành các giai đoạn vàxác định nội dung của từng giai đoạn cụ thể
Lịch sử Tâm lý học được phân thành hai thời kỳ rõ rệt: Khi các tri thức
về tâm lý học phát triển trong lòng triết học và các ngành khoa học khác, màtrước hết là khoa học tự nhiên (kéo dài từ thế kỷ VI trước Công nguyên đếngiữa thế kỷ XIX)
Khi Tâm lý học phát triển như một ngành khoa học độc lập (từ giữa thế
kỷ XIX cho đến ngày nay)
Theo lời của G.Êbingaoxơ nhà tâm lý học thực nghiệm người Đức Tâm lý học có quá khứ lâu dài nhưng lịch sử thì ngắn ngủi
-Sự phân kỳ thành hai mốc lịch sử nêu trên rõ ràng không cần bàn cãi vìtiêu chí phân kỳ là hiển nhiên Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển Tâm lý họclại diễn ra trong các thập niên với điều kiện xã hội - lịch sử khác nhau, do vậycần có sự phân kỳ các giai đoạn phát triển lịch sử Tâm lý học một cách tỉ mỉ
Trang 3hơn Xuất phát từ đây, có nhiều tiêu chí để từ đó thực hiện việc phân kỳ Lịch
sử Tâm lý học Song, nếu trên cơ sở xem xét sự tiến bộ của từng giai đoạnphát triển, được quyết định bởi việc thay đổi các quan điểm nhìn nhận về bảnchất của cái tâm lý, có thể tham khảo bảng dưới đây
Các giai đoạn phát triển của Lịch sử Tâm lý học
Thời gian Nội dung nghiên
cứu của từng giai
Tâm lý là khoa học về tâm hồn và hìnhthành hai xu hướng: chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa duy tâm Sự hình thành nhữngtri thức đầu tiên về các quá trình tâm lý -cảm giác (tri giác), trí nhớ, tưởng tượng,
tư duy, ý chí: tìm ra vấn đề về quan hệgiữa tâm hồn và cơ thể: chỉ ra cảm giácbên trong như là phương thức nhận thức
và trên cơ sở các trithức y học
Hình thành tâm lý học nguyên tử: Sự bắtđầu của các phương pháp luận nghiêncứu thực nghiệm
Từ thế kỷ
XIV đến
thế kỷ XVI
Sự phát triển tiếptục của học thuyết
về tâm hồn trên cơ
sở tri thức giải phẫu
- sinh lý và nhữngphát minh vĩ đại củathế kỷ từ XIV đếnXVI
Từ chối việc coi tâm hồn là khách thể: lànguyên tắc để lý giải các hiện tượng cơthể và tâm lý Lần đầu tiên sử dụng thuậtngữ “Tâm lý học”
Từ thế kỷ Ý thức là đối tác Hình thành tâm lý học kinh nghiệm nội
Trang 4XVII đến
giữa thế
kỷ XIX
nghiên cứu Sự hìnhthành các cơ sở lýluận của Tâm lýhọc
quan và liên tưởng Nảy sinh các vấn đềtâm vật lý và tâm - sinh lý, khái niệm vềtâm lý vô thức
Sự hình thành cáctiền đề khoa học tựnhiên của tâm lý họcnhư là một khoa họcđộc lập
Tâm lý học trở thành khoa học độc lập.Các phương pháp thực nghiệm nghiêncứu hoạt động của hệ thần kinh và cơquan nhận cảm Hình thành môn Tâm lývật lý, Đo đạc tâm lý, Thuyết về cảm giác
là một khoa học lộclập
Xuất hiện những phương pháp thựcnghiệm trong Tâm lý học Hình thành cácchương trình lý luận về tâm lý, xuất hiệncác nghiên cứu ứng dụng trong tâm lý học:nảy sinh các lĩnh vực mới trong Tâm lýhọc
Nảy sinh các trường phái tâm lý ở nướcngoài: Hành vi chủ nghĩa, Phân tâm học,Tâm lý học cấu trúc (Ghestan), Tâm lý học
xã hội Pháp, Tâm lý hiểu biết, Tâm lý học
cá nhân, Tâm lý học phân tích v.v
Sự ra đời của Tâm lý học Xô viết
Xây dựng cơ sở lý luận của Tâm lý họctrên nền tảng triết học Mác-xít: học thuyếttâm thế, văn hóa - lịch sử, hoạt động v.v
Sự phát triển của các ngành Tâm lý ứngdụng trong Tâm lý học Xô viết: Tâm lý học
kỹ thuật và Tâm lý học sư phạm Phát triển
Trang 5các khái niệm khoa học tự nhiên về cơ chếsinh lý của hoạt động tâm lý và các vậnđộng.
Phát triển của Tâm
lý học Xô viết tronglĩnh vực lý luận
Sự tiến hóa của các trường phái khoa họctrong thời kỳ khủng hoảng: hành vi mới,phân tâm mới Sự ra đời của các lĩnh vực
và xu hướng mới: Tâm lý học phát triển,các quan điểm cá thể hóa của nhân cách.Các tranh luận trong Tâm lý học Xô viết về
sự cải tổ khoa học trên cơ sở học thuyếtPáplốp, thuyết về tâm thế Phát triển họcthuyết hoạt động trong Tâm lý học Xô viết
Sự ra đời của thuyết các giai đoạn hìnhthành động tác trí tuệ và khái niệm củaP.Ia.Ganpêrin
Sự ra đời của những trường phái mớitrong Tâm lý học: tâm lý học nhân văn,tâm lý học nhận thức, liệu pháp dạy nói,các thuyết định hướng Mác-xít
Các tranh luận trong Tâm lý học Xô viết vềđối tượng tâm lý học, về các vấn đề vôthức, giao tiếp v.v
3 Các quy luật phát triển của Lịch sử Tâm lý học
Quy luật cơ bản và chung nhất của sự phát triển các tri thức khoa họctâm lý là cuộc đấu tranh tư tưởng, mà trước hết, giữa chủ nghĩa duy vật vàduy tâm về bản chất tâm lý Chủ nghĩa duy vật trước Mác, dưới các hình thứckhác nhau (chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa tầm thường hay khoa học tựnhiên) đều thể hiện khát vọng hiểu tâm lý và ý thức như là một quá trình tựnhiên, như là một biểu hiện của cuộc sống với các quá trình vật chất của nó
Trang 6Đó là cách tiếp cận duy vật hướng đến lý giải cái tâm lý Theo hướng này,ngay trong tâm lý học cổ đại, đã nảy sinh và phát triển (ở những giai đoạn tiếptheo) khái niệm về các quá trình vật chất của não là cơ sở của các hiện tượngtâm lý Sự phát triển của quan điểm duy vật liên quan mật thiết đến nhữngthành tựu của khoa học tự nhiên.
Còn theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, tâm lý và ý thức hoàn toàn
bị tách biệt với các quá trình vật chất, chuyển thành thực thể đặc biệt - tinhthần Thực thể này cả về nguồn gốc, thuộc tính và phương pháp nhận thứcđều đối ngược với thế giới vật chất và thực tiễn
Sự phân chia Tâm lý học thành duy vật và duy tâm diễn ra trong suốtquá trình phát triển của Tâm lý học và cho đến ngày nay Tuy vậy, mỗi quanđiểm (duy vật hay duy tâm đều có những đóng góp của mình trong việc nhậnthức tam lý: Chẳng hạn, quan điểm duy tâm, khi đề cập đến tính đặc thù củacái tâm lý, (khác với các quá trình duy vật) đã đưa ra ý tưởng về bản chấthoạt động tích cực của tâm hồn Việc quan tâm đến khía cạnh này của cáchiện tượng tâm lý là một sự kiện tiến bộ Do vậy, nghiên cứu Tâm lý học duytâm mặc dù trong các quan điểm của nó không cho phép tìm ra con đườngnhận thức các quy luật nhưng lại là một phần không thể thiếu được trong lịch
sử Tâm lý học
Một quy luật quan trọng khác là xu hướng đi tìm ra một lý thuyết duynhất Quy luật này có thể thấy rất rõ ở giai đoạn tâm lý học bị rơi vào khủnghoảng đầu thế kỷ XX L.X.Vưgốtxki đã đưa ra nhận định rằng, lúc đó, Tâm lýhọc nhận thức rất rõ “vấn đề cái sống và cái chết đối với Tâm lý học là cầnphải tìm ra được nguyên tắc lý giải chung” Sự xuất hiện các dòng tâm lý họckhác nhau lúc đó (Tâm lý học chiều sâu, Tâm lý học hành vi và Tâm lý họcGhestan và các dòng khác) cũng là muốn để tìm ra học thuyết kiểu như thếnày Tuy nhiên, như đánh giá của L.X.Vưgốtxki, việc tìm ra sự kết nối chungmang tính quy luật, sự triển khai từ các phát minh riêng lẻ trong từng lĩnh vực
cụ thể để đi đến các quy luật chung và phổ biến, lan truyền lên toàn bộ khoahọc tâm lý, để từ đó chuyển thành các hệ thống triết học, thậm chí thế giới
Trang 7quan đã cho thấy, trong số các nguyên lý đã tìm ra không có một nguyên lýnào có thể thỏa mãn vị thế của một lý thuyết thống nhất trong Tâm lý học Tuyvậy, nhu cầu khách quan này vẫn luôn là động lực phát triển Lịch sử Tâm lýhọc.
4 Động lực và các nguyên nhân phát triển lịch sử các tư tưởng tâm lý
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, sự phát triển các tri thức về Tâm
lý hóc là một quá trình được quyết định bởi lôgíc nhận thức về bản chất củakhách thể nghiên cứu - cái tâm lý
Tâm lý học, cũng như các ngành khoa học khác đều mang tính độc lậptương đối, các nhà tâm lý và các nhà khoa học khác đều phải chịu ảnh hưởngthống trị của sự phát triển kinh tế Những quan hệ phức tạp giữa khoa học và
xã hội được L.X.Vưgốtxki thể hiện như sau: “Quy luật về sự thay thế hay pháttriển tư tưởng, nảy sinh hay sự suy thóai của khái niệm, thậm chí việc thayđổi sự phân loại v.v đều có thể giải thích trên cơ sở mối quan hệ của ngànhkhoa học đó với các điều kiện văn hóa - xã hội thời đương đại, với các điềukiện và quy luật chung của nhận thức khoa học, với các yêu cầu khách quan,nhằm nghiên cứu bản chất hiện tượng ở giai đoạn lịch sử cụ thể”
Có thể nói, việc thừa nhận sự tác động của môi trường văn hóa xã hộiđối với khoa học mang tính chất chung là ý kiến chung của các nhà khoa học
Do vậy, việc phân tích sự phát triển các tri thức tâm lý cần được nghiên cứutrên phông của lịch sử và trên cơ sở của sự tác động qua lại giữa Tâm lý họcvới các ngành khoa học khác Sự ảnh hưởng của các ngành khoa học (Sinh
lý học, Ngôn ngữ học, Sinh học v.v ) lên Tâm lý học cũng rất khác nhau vìmột mặt, trong khuôn khổ của các ngành khoa học này, tri thức về Tâm lý họccũng đã được tích lũy; mặt khác, vì Tâm lý học cũng sử dụng các phươngpháp nghiên cứu của các ngành khoa học đó và cũng do Tâm lý học cũngnhư các ngành khoa học khác, đều sử dụng phương pháp luận khoa học Sựtác động qua lại giữa Tâm lý học và các khoa học khác còn tiếp tục cho đến
Trang 8ngày nay và điều đó cũng không có nghĩa là các quy luật của Tâm lý học đãhòa nhập vào quy luật của các ngành khoa học khác.
Khi nói đến mối quan hệ giữa Tâm lý học với ngành khoa học khác vàviệc phụ thuộc của nó vào sự phát triển của các yếu tố văn hóa xã hội, cầnphải tìm ra được lôgíc phát triển các ý tưởng của Tâm lý học như là một quátrình khách quan, mà theo V.I.Lênin đấy là lôgíc của các quy luật biện chứng
Trong lịch sử Tâm lý học, theo M.G.Iarôsépxki, có 3 loại đơn vị kháiniệm: các số liệu kinh nghiệm (các yếu tố), học thuyết và phạm trù Các tácgiả khác nhau cũng đã đưa ra những phạm trù khoa học chuyên biệt mô tảcác khía cạnh khác nhau của đời sống tâm lý: hình ảnh, động tác, động cơ,các quan hệ tâm lý xã hội, nhân cách Cùng với việc phân tích các phạm trùdiễn ra do thay đổi các học thuyết khoa học, với tính đa dạng của các nhân tốmới đã cho phép tìm ra bản chất ổn định của tri thức, hạt nhân đa dạng củacác tri thức đó
5 Các nguyên tắc phân tích Lịch sử Tâm lý học
Quan trọng nhất là nguyên tắc lịch sử Nguyên tắc này đòi hỏi khôngđược quên đi các quan hệ lịch sử cơ bản, các vấn đề xem xét phải xuất phát
từ các thời điểm lịch sử cụ thể, các giai đoạn cơ bản mà quá trình hình thành
và phát triển hiện tượng đó đã trải qua và từ đó đưa ra nhận định về hiệntượng đó là gì? Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu Lịch sử Tâm lý họcphải xem xét từng giai đoạn của quá khứ với đầy đủ nội dung của nó trong hệthống các điều kiện xã hội văn hóa, để từ đó chỉ ra tính không lặp lại, tính độcđáo của hiện tượng nghiên cứu
Trong nguyên tắc lịch sử cần phải đề cập đến việc đánh giá quá khứ.Việc đánh giá đó phải chỉ ra được những điểm mới trong tri thức so với giaiđoạn trước, đồng thời chỉ ra điểm hạn chế của mỗi giai đoạn bất kỳ trong pháttriển tri thức
Nguyên tắc tiếp theo trong nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học là nguyêntắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử: Theo nguyên tắc này, nhà sử học không
Trang 9chỉ đơn giản mô tả giai đoạn này hay giai đoạn khác của sự phát triển các trithức lịch sử, mà còn phải nêu lên được sự ổn định từ những tri thức đó Cóthể nói, nhờ nguyên tắc này có thể hạn chế việc tuyệt đối hóa các sự thật lịch
sử và đánh giá chúng chính xác hơn, đúng với điều kiện của giai đoạn lịch sử
mà chúng nảy sinh và phát triển
Nguyên tắc thứ ba, theo M.G.Iarôsépxki, là nguyên tắc quyết định luận nguyên tắc giữ vai trò trọng yếu trong việc nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học.Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà lịch sử Tâm lý học phải biết khám phá raphương thức lý giải nguyên nhân của hiện tượng tâm lý, cũng như các yếu tốcấu thành sinh ra nó Trong lịch sử phát triển của mình, Tâm lý học cũng đãđứng trước các quyết định luận khác nhau: quyết định luận tiền cơ học, cơhọc, sinh học, tâm lý học, xã hội học
-Như vậy, các nguyên tắc nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học cùng với cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ là cơ sở phân tích khoa học con đườnglịch sử của sự phát triển tâm lý học
6 Phương pháp nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa kinh nghiệm, nghĩa là sự
mô tả thuần túy về các khái niệm của tư liệu lịch sử là một thực tế rất nguyhiểm trong nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học Sự nguy hiểm không phải do kinhnghiệm để từ đó đi đến hình thành các khái niệm về tâm lý nói chung Điềucần nói đến là việc sử dụng kinh nghiệm để làm việc với hàng loạt các yếu tốchưa được kiểm định, không có hệ thống, không được lý giải sẽ làm mất đichất lượng của nghiên cứu khoa học vốn rất cần được xem xét từ nhiềunguồn gốc khác nhau
Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp và các thủ thuật nghiên cứu Lịch
sử Tâm lý học là tập hợp các nguồn tài liệu, tổ chức và hệ thống chúng lại đểtìm ra các dữ kiện, học thuyết, quy luật và khái niệm - cấu thành của nghiêncứu Lịch sử Tâm lý học theo kinh nghiệm Tiếp theo, nhà lịch sử Tâm lý họcphải tổng hợp các cách tiếp cận kinh nghiệm và lý luận liên quan đến đốitượng nghiên cứu Công việc này đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết
Trang 10các tài liệu cụ thể, làm chủ được phương pháp luận nghiên cứu lịch sử, nắmvững được các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và nghiên cứulịch sử, cũng như bộ máy khái niệm, cho phép định hướng vào các số liệu đãthu được Ngoài ra, việc tìm ra mối liên hệ với thời đại hiện tại cũng là mộtyêu cầu quan trọng đối với hoạt động nghề nghiệp của nhà lịch sử Tâm lýhọc.
Trong thực tế, nhiều phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu Lịch sửTâm lý học được mượn từ môn khoa học lịch sử công dân, từ triết học, v.v…
Do vậy, có thể coi Lịch sử Tâm lý học là môn học mang tính chuyên ngành
Phương pháp nghiên cứu chính trong Lịch sử Tâm lý học là cấu trúc lại
lý luận, mô tả và phân tích có phê phán hệ thống khoa học của quá khứ Việcphân tích dựa vào các nguyên tắc phương pháp luận của nghiên cứu lịch sửtrên quan điểm liên hệ với những thành tựu và các vấn đề của tâm lý học hiệnđại
Trong Lịch sử Tâm lý học còn sử dụng phương pháp phỏng vấn Đâythực chất là cuộc tọa đàm có mục đích nhằm thu thập các tài liệu tương ứngvới nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu Trong lĩnh vực Tâm lý học các tác giảnhư Jung đã sử dụng rất thành công phương pháp nghiên cứu này
Một phương pháp cũng hay được sử dụng trong nghiên cứu Lịch sửTâm lý học là phương pháp phân tích lý lịch và tự chuyện Phương pháp này
có khả năng giúp cho các nhà nghiên cứu xây dựng lại bầu không khí củacuộc sống thực - nguồn tri thức về sự phát triển tinh thần của các nhà bác học
ở các giai đoạn phát triển khoa học khác nhau của họ Nhờ phương pháp này
có thể thu thập các tài liệu có một không hai về cuộc sống khoa học của conngười, về sáng tạo khoa học của họ Ở phương Tây, công trình khoa học thuhút sự chú ý của nhiều độc giả theo phương pháp nghiên cứu này là Lịch sửTâm lý học trong các bản lý lịch do K.Mertrinson làm chủ biên, hay trong Tâm
lý học Xô viết là tác phẩm Các giai đoạn của con đường đã qua Lý lịch khoahọc của A.R.Luria (M, 1982)
7 Nguồn gốc của Lịch sử Tâm lý học
Trang 11Đó là các tư liệu phản ánh quá trình lịch sử tích lũy các tri thức tâm lý,
mà trước tiên, là các công trình của các nhà tâm lý cũng như các nhà triết học
đã nghiên cứu về Tâm lý học ở các giai đoạn trước
Nguồn gốc quan trọng nhất để phát triển tri thức tâm lý chính là thựctiễn xã hội - y học, dạy học và giáo dục, thực tế pháp luật, sản xuất vật chấtv.v
Ngày nay, lĩnh vực mà từ đó các nhà tâm lý học thu được nhiều tư liệuquý giá để phát triển chuyên ngành khoa học của mình là Tâm thần học
Nguồn gốc của tri thức Tâm lý học còn tìm thấy trong các ngành khoahọc tự nhiên (như Vật lý, Hóa học, Thiên văn học), cũng như các ngành khoahọc khác (Ngôn ngữ học, Dân tộc học)
Phần một SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TRI THỨC TÂM LÝ HỌC TRONG KHUÔN KHỔ HỌC THUYẾT VỀ TÂM HỒN
Chương 1 TÂM LÝ HỌC CỔ ĐẠI
Khái niệm về tâm hồn tồn tại từ khá lâu, trước cả thời điểm xuất hiệnkhái niệm khoa học đầu tiên về nó Những khái niệm này được thể hiện dướidạng niềm tin của những người tiền sử, được mô tả trong các huyền thoại,trong các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Đó là những khái niệm khôngkhoa học và ngoài khoa học, tuy vậy chúng được nhắc đến dưới các hìnhthức rất phong phú Tâm hồn là một cái gì đó rất siêu nhiên như “con thútrong giới động vật, con người trong con người” Hoạt động của con vật vàcon người được giải thích là nhờ có tâm hồn; sự yên lặng của con vật (người)trong giấc ngủ là do sự thiếu vắng của tâm hồn (trong giấc ngủ thì tâm hồntạm thời thiếu vắng, còn trong cái chết - tâm hồn thiếu vắng ổn định, vĩnhhằng) Như vậy, cái chết do là sự thiếu vắng của tâm hồn vĩnh viễn nên có thểngăn chặn được nó, bằng cách hoặc đóng đường đi ra khỏi cơ thể của tâmhồn, hoặc nếu nó đã ra được thì tìm cách bắt nó quay trở lại Các phươngthức biểu hiện để thực hiện được nhiệm vụ này là thực hiện đúng các điều
Trang 12cấm kỵ - như là các lệ ước, nhằm ngăn chặn sự thiếu vắng thường xuyên củatâm hồn hay sự bắt nó quay trở về với cơ thể.
Những khái niệm khoa học về tâm hồn đầu tiên xuất hiện trong Triếthọc cổ đại và được đưa ra dưới dạng học thuyết về tâm hồn Học thuyết nàychính là những tri thức đầu tiên, mà trong hệ thống này; các khái niệm củaTâm lý học được phát triển
Triết học xuất hiện vào thời điểm thay đổi chế độ cộng sản nguyên thủybằng chế độ chiếm hữu nô lệ; xảy ra đồng thời ở phương Đông (Ấn Độ cổ,Trung Hoa cổ) và phương Tây (Hy Lạp cổ, La Mã cổ); Các vấn đề của Tâm lýhọc trở thành một bộ phận của Triết học và nó đã nảy sinh một cách tất nhiên,
vì đối tượng của suy luận triết học là nhằm giải thích hợp lý thế giới nói chungtrong đó bao gồm cả vấn đề con người và tâm hồn của họ Trong mối quan
hệ này, xuất hiện việc tiếp thu, kế thừa các tri thức Tâm lý học ở các nướcphương Đông và phương Tây, và sự ảnh hưởng qua lại của các tư tưởng tâm
lý và triết học giữa các nước này Sự giao thiệp của các sắc tộc, sự tác độngqua lại, của các nền văn hóa là yếu tố ổn định của sự phát triển lịch sử Thờinày, Hy Lạp cổ đại có mối quan hệ rất phong phú với nhiều nước Trung cậnđông như Xiri, Babilon Vào thế kỷ VI trước Công nguyên, Triết học đã xuấthiện ở Hy Lạp cổ, còn ở các nước Trung cận đông vẫn đang tiếp tục tồn tạicác tư tưởng tôn giáo - thần thoại với phát triển các ngành như Thiên văn học
và Toán học Những tri thức này được các nhà nghiên cứu của Hy Lạp cổ đạitiếp thu rất tích cực Hàng loạt các khái niệm về tự nhiên và tâm lý được đồngloạt công bố trong các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, Ấn Độ và TrungHoa cổ Chẳng hạn như công bố tâm hồn là khởi nguồn của vận động hay làbản chất cái vật lý nằm trong cấu thành các hiện tượng tâm lý Ý tưởng về sựphân bố rải khắp nơi của tâm hồn đều được các nhà tư tưởng Ấn Độ, TrungHoa cổ và Hy Lạp cổ đại thừa nhận Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh triếthọc Ấn Độ cổ là nguồn gốc của mọi tư tưởng triết học của phương Đông, còntriết học Hy Lạp cổ có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Hoa cổ và ảnh hưởng đến
Trang 13văn hóa châu Âu là triết học Hy Lạp cổ Các khái niệm về tâm lý học của cácnhà tư tưởng ở Tây Âu có nguồn gốc từ Tâm lý học cổ đại.
Mặt khác, các nhà triết học, tâm lý học ở phương Tây rất quan tâm đếncác tư tưởng của phương Đông: chiều sâu nội hàm phần hồn của các tưtưởng này, cũng như khái niệm về con người, các con đường hoàn thiệncũng như các nguồn lực tác động lên nó
Sự khác biệt lớn nhất giữa triết học phương Đông và phương Tâyđược xác định bởi những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước ởphương Tây và phương Đông, bởi các truyền thống trong đời sống tinh thầngây cản trở cho việc khái quát hóa các khái niệm về con người v.v
Tóm lại, Tâm lý học cổ đại ra đời và phát triển trong điều kiện chế độchiếm hữu nô lệ thời Cổ đại với tư cách như là sự phản ánh của thực tiễn xãhội liên quan đến khoa học lúc bấy giờ Những thay đổi mà phương thức sảnxuất chiếm hữu nô lệ đã trải nghiệm, vị trí nhân cách trong xã hội ở các giaiđoạn khác nhau của lịch sử đã giải thích tính đặc thù trong khái niệm về conngười (trong đó có học thuyết về tâm hồn) giải thích sự thay đổi các khíacạnh, các xu hướng trong cách tiếp cận với những vấn đề liên quan đến tâmhồn
Tâm lý học cổ đại đã được nuôi dưỡng bởi tính nhân văn của văn hóa
Hy Lạp, của những tư tưởng về phát triển hài hòa của cơ thể và tâm hồn; bởinền văn minh về một cơ thể sống, khoẻ mạnh, xinh đẹp; bởi tình yêu đối vớicuộc sống trên Trái Đất Tâm lý học cổ đại là khởi nguồn của toàn bộ nềnkhoa học tâm lý, của tất cả các vấn đề cơ bản liên quan đến tâm lý
I NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH CỦA HỌC THUYẾT DUY VẬT VỀ TÂM HỒN TRONG TÂM LÝ HỌC CỔ ĐẠI
Học thuyết duy vật về tâm hồn trong Tâm lý học cổ đại được hình thành
và phát triển như một bộ phận của Triết học duy vật, xuất hiện vào thế kỷ thứ
VI trước Công nguyên và là hình thức lịch sử đầu tiên của nền Triết học HyLạp cổ Đỉnh cao của duy vật cổ đại là chủ nghĩa duy vật nguyên tử Người
Trang 14khởi xướng dòng triết học này và hướng nó vào nghiên cứu tâm hồn làĐêmôcrít - học trò của ông Epiquya (thế kỷ V TCN).
Đêmôcrít hoạt động vào thời kỳ phát triển rực rỡ của chế độ chiếm hữu
nô lệ, diễn ra cùng với sự thăng hoa của các ngành khoa học, nghệ thuật(kiến trúc, điêu khắc) và văn học Hy Lạp cổ Thời kỳ hoàng kim, học thuyếtcủa Đêmôcrít được Epiquya và trường phái của ông phát triển (từ thế kỷ IVđến thế kỷ III TCN) Người kế tục Epiquya là Lukrexia (thế kỷ I TCN) Hệthống duy vật nguyên tử được phát triển nhờ các nhà khắc kỷ vào giai đoạnđầu tiên của sự phát triển của họ (thế kỷ III TCN)
1 Các tư tưởng tâm lý của chủ nghĩa duy vật nguyên tử cổ đại
Theo thuyết duy vật nguyên tử, mọi cái tồn tại đều cấu trúc từ hai khởinguồn: tồn tại và không tồn tại (khoảng không) Nguyên tử là những phần tửnhỏ nhất, không thể phân chia được và không thể nhận thức bằng cảm xúc.Nguyên tử khác nhau về hình thức, đại lượng và tính chuyển động Tất cảmọi đồ vật đều được tạo thành từ các nguyên tử Nhưng những phẩm chấtcảm tính như màu sắc, khẩu vị, v.v… theo Đêmôcrít không cấu tạo từ nguyên
tử Những phẩm chất này nảy sinh trong tri giác của con người và là sảnphẩm của sự liên kết của các nguyên tử
Epiquya cho rằng, các phẩm chất cảm tính đều tồn tại một cách kháchquan Tác giả đã mô tả nguyên tử là vật chất có trọng lượng - điều kiện quantrọng để cơ thể có thể vận động theo lực hút Ngoài ra, trong học thuyết củamình tác giả còn nêu lên ý tưởng tư dao động của các nguyên tử, nhờ đó màchuyển động của nguyên tử diễn ra theo đường cong Như vậy, nguồn gốccủa thế giới, Trái Đất là kết quả va chạm của các nguyên tử
Các nhà khắc kỷ đưa ra học thuyết về các giai đoạn tiếp hóa của thếgiới Ở giai đoạn khởi đầu chỉ tồn tại các phần tử nhỏ nhất - nguyên tử lửa.Toàn bộ Trái Đất là một trí tuệ dày đặc, sau đó Trái Đất bắt đầu chuyển động
và ngày càng trở nên nặng nề hơn Sự hình thành Trái Đất chính là sựchuyển các nguyên tử lửa khởi đầu thành các đại lượng dưới dạng hơi Và từđây, trước hết là hình thành thế giới bất động vật, sau đó là thực vật, động vật
Trang 15và cuối cùng là thế giới loài người Qua một thời gian, quá trình lại bắt đầu lại
từ đầu, chu kỳ của thế giới được hoàn chỉnh Kết quả là sự hình thành thếgiới mới và ở đấy mọi quy luật trước đó cũng vẫn được tuân thủ Cuộc sốngcủa thế giới được cấu trúc từ các chu kỳ lặp đi lặp lại vô tận
Trên cơ sở các khái niệm vật lý, học thuyết tâm lý về tâm hồn, về nhậnthức… cũng đã được các nhà tâm lý học cổ đại nghiên cứu
2 Học thuyết về tâm hồn trong duy vật cổ đại
Đêmôcrít hiểu tâm hồn là nguyên nhân gây chuyển động của cơ thể
- Tâm hồn mang tính vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử có hìnhthức nhỏ, tròn, phẳng chuyển động không ngừng và phân bố ở khắp cơ thể
- Tâm hồn và lửa đều cấu tạo từ những nguyên tử này; do vậy tâm hồn
là những nguyên tử lửa về hình thức cũng như về hoạt tính
- Khi các nguyên tử đi vào cơ thể nó trở nên nặng hơn và theo bản chấtkhông bao giờ chịu đứng yên, mà luôn vận động trở thành tâm hồn của cơthể
Tóm lại, tâm hồn là sản phẩm phân bố của các nguyên tử:
- Tâm hồn có thuộc tính là vận động trong không gian Khi cơ thể chết
đi, tâm hồn đi ra theo một lối rất nhỏ, các nguyên tử được chuyển ra ngoàikhông gian và rơi xuống Nói cách khác, tâm hồn sẽ chết và bị tiêu diệt cùngvới cơ thể Quá trình hô hấp thở ra, hít vào là quá trình đưa vào (đẩy ra) cơthể một phần nào đó của tâm hồn Như vậy, tâm hồn có ở khắp mọi vật thể.Ngay cả khi cơ thể chết đi, ở đó cũng có tâm hồn, tuy rất ít Tâm hồn có cả ởngười, ở thực vật, thậm chí ở cả đá
- Bệnh tật - biểu hiện sự thay đổi của nguyên tử Tuổi già là do sốlượng các nguyên tử chuyển động bị giảm
- Sở dĩ các cơ quan nhận cảm có khả năng tri giác các đồ vật vì ở đócác nguyên tử nhỏ bé tiếp cận gần nhất với thế giới bên ngoài
Trang 16- Não bộ là nơi có chức năng tâm hồn cao cấp Ở đó tương quan đặcbiệt giữa các nguyên tử năng và nguyên tử nhẹ Chỉ có não mới có khả năngnhận thức Cơ quan của những đam mê là tim; còn cơ quan của những hammuốn trực quan và quyền lực - gan.
Như vậy, theo Đêmôcrít, tâm hồn là sản phẩm tổ chức của cơ thể chứkhông phải là nguyên lý khởi đầu Tâm hồn không tồn tại ngoài cơ thể Hạnchế trong quan điểm của Đêmôcrít chính là nguyên tắc định lượng; chính nókhông cho phép phân biệt các quá trình tâm lý khác với các quá trình vật chấtnói chung Đặc trưng nhất là khi phân biệt tâm hồn với cơ thể thì tác giả lạigọi tâm hồn là cơ thể, một cơ thể đặc biệt
Epiquya và Lukreria cũng như các nhà khắc kỷ, tiếp tục triển khainghiên cứu tâm hồn theo quan điểm của Đêmôcrít
Epiquya cho rằng, chỉ có ở tâm hồn mới có bản chất mà nhờ đó mới cókhả năng cảm giác
Các nhà khắc kỷ chia tâm hồn thành 8 phần:
- Phần thứ nhất là khởi nguồn điều khiển: như trí tuệ ở con người haybản năng ở con vật Từ khởi nguồn này xuất phát bảy bộ phận khác của tâmhồn trải ra ở khắp cơ thể tương tự như ở con bạch tuộc Cơ quan này nằm ởtrong đầu
- Năm phần tiếp theo thuộc về các cơ quan nhận cảm: thị giác, khứugiác, thính giác, vị giác và xúc giác Trong đó: thị giác - khí lực lan truyền từkhởi nguồn điều khiển đến mắt; thính giác - khí lực lan truyền từ bộ phận điềukhiển đến hai tai; khứu giác khí lực lan truyền từ khởi nguồn điều khiển đếnmũi; vị giác - khí lực lan truyền từ phần điều khiển đến lưỡi và cuối cùng, xúcgiác - những khí lực lan truyền từ khởi nguồn điều khiển đến bề mặt của vậtthể, có thể gây ra cảm giác
- Phần thứ bảy: là khí lực từ khởi nguồn điều khiển đến các cơ quansinh dục
Trang 17- Phần thứ tám: là khí lực lan truyền từ khởi nguồn điều khiển đến các
bộ phận như cuống họng, lưỡi và các bộ phận khác làm chức năng ngôn ngữ
Bộ phận này được các nhà khắc kỷ gọi là bộ phận của giọng nói
Như vậy, qua nghiên cứu của các nhà khắc kỷ cho thấy trí tuệ là bộphận cao cấp, chủ đạo trong tâm hồn
Có thể nói rằng, trong duy vật cổ đại, tâm hồn được vật chất hóa, tâmhồn không chỉ được xem xét trong mối liên hệ thống nhất với cơ thể, mà bảnthân nó cũng chính là cơ thể nếu tâm hồn được chuyển động nhờ cơ thể thìbản thân nó cũng mang tính cơ thể; và cơ chế tác động của tâm hồn lên cơthể được tư duy như là quá trình vật chất kiểu như một “cú híc, đẩy”
3 Học thuyết về nhận thức
Trong duy vật, nguyên tử cổ đại có hai dạng nhận thức được đề cậpđến: cảm giác (hay là tri giác) và tư duy Cảm giác và tri giác là khởi đầu haycòn gọi là nguồn gốc của nhận thức; đem lại những tri thức về đồ vật Cảmgiác không thể nảy sinh từ những cái không tồn tại Các lỗi trong cảm giácxuất hiện là do sự tham gia, quấy rối của trí tuệ
Đêmôcrít gọi nhận thức cảm tính là dạng nhận thức tối tăm, mù mờ Nó
bị hạn chế khả năng trong các trường hợp phải đi sâu nghiên cứu nhữngphần tử nhỏ bé nhất, chẳng hạn như nguyên tử
Trong học thuyết về cảm giác của Đêmôcrít chứa đựng tính không trật
tự, liên quan đến việc phân biệt chất lượng của tồn tại khách quan Do vậy,qua học thuyết này chỉ có thể đưa ra một cách “nói chung” hay “ý kiến chung”
về cảm giác mà thôi
Còn tri giác được xem xét như là một quá trình vật lý tự nhiên: từ đồvật, các thước phim mảnh mai, các copy, hình ảnh được tách ra; về hìnhthức bên ngoài, chúng giống với các đồ vật thực tế Đấy chính là hình thứchay các dạng của vật chất (đồ vật); chúng thoạt đầu bay lơ lửng trong khônggian rồi sau đó “rơi” vào các cơ quan thụ cảm, thể như mắt chẳng hạn Tiếptheo, từ mắt một dòng nguyên tử của tâm hồn được chuyển đi để “bắt” được
Trang 18cái hình ảnh đó Hình ảnh của đồ vật vốn dĩ rất to, được giảm đi về kích cỡ,cho phép đi vào mắt Khi mà dòng hình ảnh ở bên trong trùng với dòng hìnhảnh đi từ ngoài vào thì không khí nằm giữa con mắt và đồ vật sẽ thu đượccác dấu ấn phản ánh trong đôi mắt ướt Như vậy, hình ảnh xuất hiện màkhông cần sự tham gia của chủ thể, vì nó chỉ được “bắt lấy”
Từ cơ chế trên, các nhà duy vật cổ điển cho rằng, hình ảnh có thểđược tri giác bởi bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng lúc đó hiệu quả trigiác sẽ kém hơn, nếu không qua bộ phận nhận cảm
Có thể nói, học thuyết của Đêmôcrít - một phương thức ấu trĩ khi giảiquyết về quá trình tri giác Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở đây là trong họcthuyết đã tìm thấy những cố gắng lý giải quá trình tri giác một cách duy vật,hoàn toàn bằng con đường tự nhiên
Epiquya là người bảo vệ quan điểm của học thuyết tri giác củaĐêmôcrít và tiếp tục lý giải các quá trình nghe, nhìn và cảm giác mùi vị đãdiễn ra như thế nào Epiquya cho rằng, tri giác là một quá trình trọn vẹn; mọithuộc tính cảm tính của đồ vật bị “bắt” được không phải từng bộ phận rời rạcriêng lẻ mà theo tổ hợp chung
Lukrexia quan tâm đến một số vấn đề về tri giác như cường độ tácđộng để có thể gây cảm giác hay vấn đề tri giác khoảng cách Tác giả cũngkhẳng định vai trò rất quan trọng của cảm giác vì chính cảm giác bao giờcũng đem lại tri thức chính xác
Các nhà khắc kỷ cũng đem vào học thuyết về nhận thức một số điểmcần chú ý Họ cho rằng, khi con người được sinh ra, bộ phận điều khiển giốngnhư tờ giấy cuốn thuốc lá, luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận các dòng chữ
- văn bia Chính tâm hồn con người đã viết lên các ý tưởng của mình và dòngđầu tiên viết được nhờ vào các cảm giác Còn các khái niệm, mà các nhàkhắc kỷ cho đấy là tiêu chí của mọi đối tượng, được hình thành như là sảnphẩm của một quá trình đặc biệt, nhất thiết phải có sự tham gia của trí tuệ
Tiếp theo cảm giác là tư duy
Trang 19Đêmôcrít gọi tư duy là dạng nhận thức sáng sủa, nhận thức bằng phápluật Tư duy là một bộ phận nhận thức tinh tế chứa đựng các nguyên tử màcảm giác không thể có được.
Epiquya cho rằng, tư duy đem lại các tri thức chung ở dạng khái niệmhay các hình ảnh biểu tượng; do vậy, tư duy bao hàm số lượng các hiệntượng riêng lẻ nhiều hơn Đấy chính là ưu thế của tư duy so với cảm giác
Các nhà khắc kỷ phân biệt tư duy bên ngoài và tư duy bên trong Trítuệ bên trong là khả năng bám sát các mối quan hệ của đồ vật trong một hoàncảnh cụ thể và có kỹ năng xác định chính xác hành vi tương ứng Loại tư duynày hình thành trên cơ sở của tri giác Còn tư duy (hay trí tuệ) bên ngoài (vàcòn có thể gọi là ngôn ngữ bên ngoài) là tư duy ngôn ngữ, là sự chuyểnnhững ý nghĩ trong đầu thành các suy luận bên ngoài Do vậy, các nhà khắc
kỷ cũng chú ý đến việc nghiên cứu từ ngữ như là một hiện tượng của tiếngnói
Tuy nhiên, hạn chế trong học thuyết về nhận thức cần được đánh giá ởđây là, trong quá trình nhận thức thì mức độ cảm tính không tách rời với tưduy, mặc dù các nhà duy vật cổ đại đã phân biệt chúng khá rõ ràng Mặt khác,
cơ chế diễn ra các quá trình cảm giác và tư duy được các nhà duy vật cổ điểnxác định là giống nhau, đều trên cơ sở các hình ảnh được tách ra từ đồ vật.Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, M.A.Dưnhin đã viết, các nhà duy vậtthời Cổ đại cho rằng: “Cả cảm giác lẫn tư duy đều nảy sinh do các hình ảnh đi
từ ngoài vào Không một ai sẽ có cảm giác hay suy nghĩ nếu như không cócác hình ảnh rơi vào người anh ta”
Trang 20chất của nó Mục đích của cuộc sống là sự phân bổ một cách tĩnh tại của linhhồn Nó không đồng nhất với sự thỏa mãn mà là một trạng thái bình yênkhông bị xáo trộn bởi những sợ hãi, lo âu, bệnh tật hay đam mê bất kỳ Điềunày chỉ có thể đạt được khi sự thỏa mãn không bị phụ thuộc vào các vật chấtxung quanh.
Epiquya gọi cảm xúc là rối nhiễu, là trở ngại mà muốn có được trạngthái hài hòa thì nhất thiết phải tránh xa những xáo trộn đó trong tâm hồn Ôngkhẳng định mục đích của cuộc sống là sự thỏa mãn hay là sự tự do thoát khỏinhững khổ đau của cơ thể và những xáo động trong tâm hồn
Cảm xúc gây rối loạn sự bình yên của phần hồn là sự sợ hãi trước cáichết, sợ hãi ông trời - người quyết định số phận của muôn người Tuy nhiên,Epiquya cũng lên tiếng về việc cần phải có thái độ đúng hơn khi nói về ôngtrời
Lukrexia cho rằng, xúc cảm hoàn toàn phụ thuộc vào trí tuệ Nếukhông, xúc cảm sẽ dẫn con người vào những lầm lỗi
Các nhà khắc kỷ đưa ra khái niệm pha trộn giữa khát vọng với cảm xúc
và gọi chúng là kích động (xâm kích) Họ là những người có công trong việcđưa ra học thuyết về dạng cảm xúc này
Kích động (xâm kích) là sự vận động của tâm hồn chống lại một cáchcực đoan với trí tuệ, đem lại những nhận định không đúng về đối tượng Theocác nhà khắc kỷ, có tất cả 26 loại kích động (phụ thuộc vào thời gian và kháchthể mà kích động liên quan tới) và phân chúng thành các nhóm sau: thỏa mãn(sung sướng, vui vẻ, hài lòng), không hài lòng (buồn chán, đau khổ) và cácdạng khác của nó; ham muốn và các dạng của nó (gồm: nhu cầu, căm thù,căm giận, tình yêu, độc ác ), sợ hãi (bệnh tật, không quyết đoán, xấu hổ, bất
ổn, v.v…)
Có ba giai đoạn kích động:
Trang 21a) Do ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, diễn ra những biếnđổi các chỉ số sinh lý trong cơ thể: (kích động và các biểu hiện của tâm hồnđều mang tính cơ thể).
b) Xuất hiện một cách không chủ định của ý kiến cho rằng, có gì đó đãdiễn ra và cần thiết phải để mắt đến chúng Đây chính là cấu thành tâm lýnhưng mang tính không chủ định
c) Cần thiết phải có sự can thiệp của trí tuệ Có hai khả năng có thể xảyra:
- Trí tuệ cho phép chuyển những đam mê thành kích động và đưa ranhững suy luận từ góc độ xem xét cái ác và cái thiện
- Trí tuệ suy yếu hay bị ràng buộc bởi những hủ tục sẽ dẫn đến các suyluận sai và khi đó xuất hiện sự kích động
Như vậy, dù kích động đối ngược cực kỳ với trí tuệ, song về cơ bản nóvẫn có trong trí tuệ; nói cách khác, đó chính là những suy luận sai của trí tuệ
Từ đó suy ra, có hay không những kích động phụ thuộc hoàn toàn vào trí tuệ
Ở đâu không có trí tuệ, ở đó không có kích động Cho nên để nảy sinh kíchđộng hay không kích động là điều hoàn toàn phụ thuộc vào chính con ngườichứ không phải vào yếu tố khách quan bên ngoài Trong trường hợp kíchđộng không thể không xảy ra, nên có những thủ thuật đấu tranh với chúng
Đó là:
a) Không để cho kích động có biểu hiện ra bên ngoài vì biểu hiện bênngoài thường củng cố các kích động
b) Không thổi phồng sự kích động bằng các biểu tượng
c) Cố gắng kéo dài giai đoạn cuối cùng của sự phát triển trạng thái kíchđộng (chẳng hạn, đếm từ 1 đến 10) nhằm tạo dựng nên khoảng cách giữakích động và hoạt động hướng vào sự kích động
Trang 22d) Chuyển hướng suy nghĩ sang nhớ lại, hồi tưởng lại các vấn đề thuộc
về các lĩnh vực khác (chẳng hạn, khi sợ hãi thì nhớ lại các hành động dũngcảm, sự chịu đựng v.v )
Đêmôcrít giải quyết vấn đề ý chí trên cơ sở học thuyết về cái tất nhiên
và cái ngẫu nhiên Theo ông, không có cái gì xảy ra trên đời một các ngẫunhiên, tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân xác định làm cho sự việc diễn
ra một cách tự phát, ngẫu nhiên Song, nhìn chung mọi sự tồn tại trong thếgiới đều tuân thủ quy luật tất nhiên
Quyết định luận máy móc như trên đã làm mất đi sự tự do của ý chí Epiquya phát triển học thuyết về sự dao động của các nguyên tử tronghành vi của con người, cho rằng trong mỗi con người đều chứa đầy yếu tố tự
do lí chí Con người không chỉ chịu sự tác động từ ngoài vào mà bản thân làmột chủ thể hoạt động tích cực, tự làm chủ số phận và luôn thực thi các ýđịnh vươn tới phúc lợi của cuộc sống
Lukrexia cho rằng, trong thực tế những gì xảy ra trên thế giới với từngngười cụ thể đều phải phục tùng các quy luật tất nhiên Việc thực thi một cách
tự nguyện cái tất nhiên đó chính là sự tự do
Các nhà khắc kỷ luôn hướng niềm tin của mình vào việc kính trọng cáctính cách mạnh mẽ Theo họ, tính cách - đấy là cái được xác định, dấu ấn cótính đặc thù để từ đó phân biệt hành vi của người này khác so với của ngườikhác và biểu hiện quan hệ đặc trưng của con người với thế giới, với bản thân
và với mọi người xung quanh Những nét tính cách cơ bản được các nhàkhắc kỷ cho là: lòng dũng cảm, tự làm chủ bản thân, sự bình yên của linh hồn
và chính nghĩa
Trang 23II TÂM LÝ HỌC DUY TÂM CỦA PLATÔNG
Theo nhận xét của Ăngghen, nói chung do quan điểm duy vật ấu trĩ,ngay ở trong số những người Hy Lạp cổ đã hình thành những nhân tố dẫnđến sự phân hóa sau này Điều này đã được lịch sử khẳng định Trong cuộcđấu tranh giữa các học thuyết về tâm hồn như là một đối tượng nghiên cứucủa Tâm lý học đã xuất hiện dòng duy tâm thời Cổ đại với các tên tuổi như
Xôcrát, Platông v.v…
Xôcrát (469-399 TCN)
Theo nhận định của Hêghen, Xôcrát là “một bước ngoặt lịch sử vĩ đại”trong Triết học cổ Hy Lạp và La Mã Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, chỉ
có văn nói mới sống động nên ông đã không để lại một tác phẩm nào
Trong học thuyết của mình Xôcrát rất quan tâm đến vấn đề con người.Theo ông, triết học không phải là cái gì khác hơn với sự nhận thức của conngười về chính bản thân mình Tư tưởng này đã được Xôcrát phát biểu thànhluận điểm nổi tiếng “Con người, hãy nhận thức chính mình” và đó cũng chính
là chủ điểm của các buổi đàm thoại, tranh luận về triết học Theo Xôcrát, sựnhận thức chính mình tức là nhận thức về chính bản thân mình như một nhâncách, như một con người Để nhận thức được mục đích của mình cũng phải
có tiêu chí đánh giá Tiêu chí đó, theo Xôcrát, là chân lý đích thực, kháchquan, mọi người đều phải thừa nhận trên cơ sở “tiếng nói chung”, “ngôn ngữchung” nhất định của những người tham gia đàm thoại Và cũng chính nộidung khách quan nêu trên là cái cơ bản trong ý thức con người Xôcrát chorằng, mỗi người đều có ý kiến và lập trường riêng của mình nhưng chân lý thì
có một đó là cơ sở khách quan chung của tri thức mà ai cũng phải thừa nhận;
và muốn khám phá được chân lý đó thì phải xây dựng được khái niệm về sựvật, hiện tượng một cách chặt chẽ Có thể nói, ông là người đầu tiên nói đếntri thức khái niệm trong nhận thức: Không có khái niệm thì không có tri thức
Tuy vậy, bản thân Xôcrát cũng nhận thấy việc khám phá ra chân lý đíchthực về bản chất sự vật, tức là phải hiểu nó ở mức độ khái niệm, là một việckhông đơn giản và bản thân ông cũng thường nói: “Tôi biết rằng, tôi không
Trang 24biết gì cả” Vì thế, Xôcrát khẳng định trí tuệ của ông trời là nguyên nhân chínhthống của mọi hiện tượng Khi nói về tâm hồn, tác giả là người đầu tiên chỉ raranh giới giữa cơ thể và tâm hồn, đồng thời khẳng định tính phi vật chất củatâm hồn Xôcrát định nghĩa tâm hồn rất đơn giản - đó là cái gì đó khác với cơthể Tâm hồn không nhìn thấy được, nó là trí tuệ, là khởi nguồn của thượng
đế và tâm hồn không thể chết, nó tồn tại vĩnh cửu
Bằng cách xâm nhập không ồn ào như vậy, xu hướng xem xét tâm hồndưới góc độ duy tâm trong triết học, trong tâm lý học cổ đại đã xuất hiện
Platông (427 - 347 TCN)
Là học trò của Xôcrát, là người đã phát triển chủ nghĩa duy tâm đếnđỉnh cao của nó và được tôn vinh là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâmkhách quan Các tác phẩm của ông đã được để lại là: Đối thoại “Phedon”,
“Phedr”, Nhà nước v.v… và được viết dưới dạng hội thoại
Vấn đề triết học trung tâm của Platông là học thuyết về các ý tưởng.Trước hết, điểm qua quan niệm về thế giới của Platông có thể thấy, vềnhận thức luận, khác với Xôcrát Platông cho rằng, mọi sự vật, hiện tượngtrong thế giới khách quan chỉ tồn tại dưới dạng đơn lẻ nhất thời, do đó các trithức mang tính chất chung, bao quát (theo quan niệm của Xôcrát) là thuộc vềlĩnh vực tinh thần thuần túy chứ không phải là tri thức về các sự vật, hiệntượng đó Nói cách khác, tri thức của con người về sự vật, hiện tượng nào đókhông phải là sự phản ánh, mà là bản chất của chúng
Ngoài ra, theo Platông, còn tồn tại một thế giới khác - thế giới của các ýtưởng
Ý tưởng là những tồn tại bản chất có thật, không thay đổi, vĩnh hằng,không nảy sinh cũng như không tồn tại trong bất cứ một thực thể nào Ýtưởng không nhìn thấy được, không đo lường được và tồn tại độc lập với cáchiện tượng cảm tính Khác với ý tưởng là vật chất Vật chất là cái gì đó có thểtrở thành đồ vật bất kỳ, một khi nó được liên kết với một ý tưởng xác định.Thế giới cảm tính hay còn gọi là thế giới đồ vật, là đồ vật cụ thể của tự nhiên
Trang 25hay do con người làm ra Thế giới nảy sinh ra và mất đi, nhưng thực chất nókhông tồn tại Nói cách khác, theo Platông, mọi sự vật đều chỉ là hiện thâncủa các ý tưởng, là cái bóng chúng Quan hệ giữa ý tưởng và vật chất đượcthể hiện ở chỗ trong thế giới đồ vật, ý tưởng luôn đứng ở vị trí số một (khôngcần phải bàn cãi) Ý tưởng chính là các hình ảnh, còn đồ vật là sự mô phỏngcủa nó.
Một phần khác trong triết học duy tâm của Platông là học thuyết về tâmhồn Tâm hồn được coi là cái khởi nguồn trung gian giữa thế giới ý tưởng vàcác đồ vật cảm tính
Tâm hồn tồn tại trước cả khi nó liên kết với một cơ thể nào đó Ở trạngthái nguyên thủy của mình, tâm hồn là một bộ phận của thế giới tâm linh, nó
đi vào không gian của thế giới, nơi chân lý và tồn tại trùng khớp với nhau,thăng hoa thành các ý tưởng vĩnh hằng, không đổi Vì thế, bản chất của tâmhồn gần như là bản chất của ý tưởng
Tâm hồn của mỗi cá thể là hình ảnh và là một phần trong dòng chảytâm hồn tổng thể của thế giới Sự liên kết của tâm hồn với cơ thể đượcPlatông lý giải bằng sự đoạn tuyệt với chân lý để đi đến sự tồn tại Về bảnchất, tâm hồn thanh tao hơn phần cơ thể, vì thế nó rất có quyền lực đối với cơthể Phần cơ thể - phần vật chất rất thụ động tiếp nhận mọi sự vận động từkhởi nguồn tâm hồn Tuy nhiên, Platông vẫn cho rằng, cần thiết phải đảm bảo
sự tương ứng giữa tâm hồn và cơ thể Tác giả chia ra 9 thứ bậc của tâm hồn
mà mỗi thứ bậc tương ứng với một con người xác định Ông chỉ ra rằng, cầnphải phát triển cân đối cả cơ thể lẫn tâm hồn để sao cho giữa chúng có sựđồng bộ nhịp nhàng Platông đã đề cập đến ba thành phần của tâm hồn, haytheo ông, còn gọi là ba khởi nguồn của tâm hồn:
Khởi nguồn đầu tiên và thấp nhất có chung cả ở người, động vật lẫnthực vật Đấy là khởi nguồn không mang tính chất trí tuệ mà chỉ là dục vọng.Nhờ có khởi nguồn này mà mọi tồn tại sống có thể tìm thấy việc giải quyếtnhững nhu cầu cơ thể của mình Chính bộ phận này của tâm hồn giúp cho
Trang 26con người biết đam mê, trải nghiệm được cái đói, cái khát và các dục vọngkhác Bộ phận này chiếm ưu thế trong tâm hồn
Khởi nguồn thứ hai – mang tính trí tuệ, luôn hướng đến chống lại cáckhởi nguồn dục vọng
Khởi nguồn thứ ba - tâm hồn giận dữ… Nhờ có thành phần này mà conngười được hâm nóng bầu máu, bị kích thích trở thành đồng hành của nhữngngười chính nghĩa, luôn sẵn sàng vượt qua đói khát và khổ đau để giànhchiến thắng
Tất cả các khởi nguồn của tâm hồn luôn quan hệ với nhau một cách hàihòa dưới sự chỉ đạo của khởi nguồn trí tuệ Sự liên kết tất cả các khởi nguồnnói lên tính trọn vẹn của đời sống tinh thần ở con người
Tuy nhiên, trong thực tế thường không thể có sự hài hòa trong quan hệgiữa các khởi nguồn của tâm hồn Sự xích mích luôn xảy ra giữa khởi nguồndục vọng và khởi nguồn trí tuệ Cuộc đấu tranh này thường diễn ra trong cácgiấc mơ, nơi vẻ bên ngoài không cần phải che đậy của con người Rối loạntính hài hòa dẫn đến sự đau khổ, còn việc phục hồi lại chúng thì dẫn đến sựthỏa mãn
Trong học thuyết của mình về tâm hồn, Platông còn đề cập đến sốphận của tâm hồn sau khi cơ thể bị chết đi dưới dạng truyền thuyết Ông chorằng, tâm hồn tồn tại vĩnh cửu, do vậy khi sống con người phải nhớ rằng, saukhi mình chết đi thì tâm hồn phải có trách nhiệm với mọi hành vi của cơ thể.Điều này làm cho mọi người phải biết sợ hãi với những trừng phạt có thể diễn
ra trong tương lai mà không ai dám vi phạm vào các quy định về đạo đức vànghĩa vụ làm người Ý tưởng về tâm hồn vĩnh hằng của Platông còn chứađựng hàm ý là kinh nghiệm, không bao giờ bị mất đi với cái chết, nó còn tồntại muôn thuở
Về các biểu hiện của tâm hồn: Platông luôn mô tả chúng trong khuônkhổ của nhận thức và các trạng thái liên quan với nó như sự sợ hãi, sự thỏa
Trang 27mãn Ông phân biệt trên cơ sở phụ thuộc vào đối tượng nhận thức: hướngđến thế giới đồ vật cảm tính hay thế giới ý tưởng
Trong tác phẩm Nhà nước, Platông khẳng định: cuộc sống của conngười trong thế giới đồ vật không khác gì cuộc sống trong hang động Hang ởđây sâu tới mức mà thậm chí qua lỗ sáng rộng con người cũng chỉ nhìn thấynhững gì ở ngay trước mắt họ: đó là bóng của mình, của người khác đượcphản chiếu trên đầu Ý nghĩa triết học của truyền thuyết là ở chỗ việc chiêmngưỡng thế giới cảm tính của các hiện tượng luôn bị thay đổi này không thểđem lại tri thức, đó chỉ là những ý kiến mà thôi Trong ý kiến, tâm hồn giaotiếp với đồ vật và với các mô phỏng về nó, với tồn tại nảy sinh nhưng khôngbao giờ có thật Ý kiến là cái gì đó nằm giữa nhận biết và không nhận biết Nósáng hơn cái không nhận biết, nhưng mù mờ hơn sự nhận biết Ý kiến lànhận thức cảm tính, là dạng thấp nhất của tri thức
Sự nhận thức hướng tới các ý tưởng để đạt được trình độ trí tuệ mớiđem lại tri thức chân chính Đấy là tri thức trí tuệ, biểu hiện cao cấp của trithức và tồn tại ở hai dạng:
- Suy luận liên quan đến lĩnh vực của ý tưởng, nơi mà tâm hồn luôn sửdụng các hình ảnh đã được mô tả Ví dụ: Hình học nghiên cứu các hình thức
có thể nhìn thấy và suy luận về chúng nhưng không tư duy về chúng, mà vềnhững gì giống, tương tự như chúng (về hình tứ giác và các đường chéotrong hình tứ giác đó) Như vậy con người luôn cố gắng nhìn thấy được cái gì
đó giống như đã có trong suy nghĩ của mình
- Trí tuệ là việc đạt được ý tưởng không phụ thuộc vào cảm tính Ởđây, tâm hồn hướng tới bản chất của tồn tại, không cần hình ảnh mà nhờ sứcmạnh của phép biện chứng Thuật ngữ “phép biện chứng” được hiểu là nhậnthức bằng khái niệm Kỹ năng này cho phép đưa các ý tưởng riêng rẽ thành ýtưởng chung bằng con đường hợp nhất các ý kiến, gạt bỏ mâu thuẫn trong đó
để đưa ra tri thức Quá trình này được Platông gọi là quá trình suy luận vàtheo ông đó là quá trình hội thoại bên trong với một người không nhìn thấy
Trang 28Khi bàn về cảm giác, Platông cho rằng, trong các khách thể được trigiác đều không chứa đựng ý tưởng, vì thế, thế giới ý tưởng và thế giới đồ vậtluôn tách biệt với nhau Đồ vật không chứa đựng ý tưởng mà chỉ là nhữngbản sao của ý tưởng Do đó, cảm giác cũng sẽ không phải là nguồn gốc củatri thức chân chính Khái niệm không thể hình thành được từ các ấn tượngcủa kinh nghiệm cảm tính Theo Platông, hình ảnh chỉ có thể là cái cớ, kíchthích đi đến “nắm bắt” ý tưởng vì ý tưởng tâm hồn của chúng ta đã tồn tạitrước cả thời điểm chúng ta được sinh ra Song, trong quá trình tâm hồn từtrên trời tiếp đất, tâm hồn quên hết đi những gì nó đã nhìn thấy ở trên thiênđình, mặc dù nó có thể hồi tưởng lại những ý tưởng đã bị mất đi Phương tiện
để phục hồi là nhớ lại Quá trình nhận thức này, theo Platông - quá trình nhớlại, là quá trình lôgíc thuần túy Ở đây, các kinh nghiệm cảm tính chỉ là những
“cú hích” để hồi tưởng lại những ý tưởng đã luồn được vào tâm hồn conngười Thuật ngữ nhớ lại, về bản chất còn có một nghĩa khác - đó là quá trìnhtrí nhớ Về cơ chế, theo cách biểu đạt của tác giả, có thể đoán là cơ chế liêntưởng
Platông còn rất đề cao việc chiêm ngưỡng cái đẹp Vì theo ông, tìnhyêu với cái đẹp là phương tiện cần phải có để nuôi dưỡng tâm hồn Trong khi
đó, nhận thức cảm tính hoàn toàn tách rời với nhận thức các ý tưởng, nhậnthức cảm tính; nhận thức cảm tính là những cái quấy nhiễu những tri thứcđích thực
Một trong số các học thuyết được Platông đề cập đến là học thuyết vềcảm xúc Ông phủ nhận quan điểm cho rằng, phúc lợi cao nhất ở người là sựthỏa mãn Quan điểm như vậy chỉ đúng với ở động vật mà thôi Trong cuộcsống của mình, con người có những cảm xúc chủ đạo sau: căm giận, sợ hãi,ham muốn, đau buồn, yêu thương, ghen tuông, căm thù Trong những xúccảm này, cũng như trong cuộc đời nói chung, sự thỏa mãn luôn xuất hiện đanxen với lo sợ
Platông phân biệt sự thỏa mãn bậc thấp với sự thỏa mãn bậc cao Sựthỏa mãn bậc thấp liên quan đến các nhu cầu sinh lý, còn sự thỏa mãn bậc
Trang 29cao liên quan với các giờ học về đạo đức và tri thức Sự thỏa mãn của tâmhồn bao giờ cũng diễn ra trước sự thỏa mãn của cơ thể.
Platông còn đưa ra lời khuyên rằng, trong nhà nước, mọi người cần giữcho mình một vị trí tương ứng với những cái “trời cho” của mình
III ARIXTỐT VÀ CÁC HỌC THUYẾT CỦA ÔNG
Arixtốt (384 - 322 TCN) với tác phẩm Bàn về tâm hồn của mình đãđánh dấu đỉnh cao của Tâm lý học cổ đại Hêghen đã nhận định rằng: “những
gì tốt nhất mà đã có trong Tâm lý học cho đến thời đại ngày nay, là những cáichúng ta đã nhận được từ Arixtốt” Tác phẩm Bàn về tâm hồn của Arixtốt làtác phẩm đầu tiên của nhân loại nghiên cứu có hệ thống về tâm hồn
Là học trò của Platông, nhưng ông lại bất đồng quan điểm với thầy củamình về việc tách ý tưởng ra khỏi đồ vật Theo ông, mỗi đồ vật là sự thốngnhất của vật chất và hình thức Thế giới tự nhiên là tổ hợp các hình thức liênquan đến vật chất, ví dụ: để có được cái nhà thì gạch và gỗ là vật chất, vớicái đó thợ xây làm việc, còn hình thức của nó - là ngôi nhà, có mái che đểtránh mưa, nắng Tuy vậy, Arixtốt cũng nêu ra những trường hợp có sự tồntại của các hình thức phi vật chất - đó là năng lượng trí tuệ, trí tuệ của cácđấng bề trên Theo ông, đấy là hình thức của hình thức Hệ thống nghiên cứucủa Arixtốt tồn tại tính hai mặt: trong học thuyết về hình thức ông luôn đứngtrên quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan và nói chung là duy tâmnhưng ông đi xa hơn, khái quát hơn chủ nghĩa duy tâm của Platông và vì vậytrong triết học tự nhiên, ông lại là người theo chủ nghĩa duy vật
1 Khái niệm tâm hồn của Arixtốt
Tâm hồn là hình thức của một cơ thể sống động Tâm hồn làm cho cơthể sống động Nếu thiếu tâm hồn, cơ thể chỉ là cái xác thối Tâm hồn lànguồn gốc của mọi biểu hiện sống của cơ thể: chiều cao, hô hấp, cảm giác,
tư duy đều có nguồn gốc phát triển là tâm hồn Trong tâm hồn đã ấn định mụcđích hoạt động của cơ thể sống cũng như hoạt động phối hợp của các độnglực sống Tâm hồn, khi có sự tác động ở bên ngoài buộc cơ thể phải thực
Trang 30hiện những hoạt động đã được ấn định trong cơ thể như là mục tiêu phát triểncủa nó Cơ thể và các bộ phận của nó đều là bộ máy phục vụ cho tâm hồn.
Biểu hiện của duy tâm trong học thuyết về tâm hồn được thể hiện ởnguồn gốc nhận thức luận của nó Đó là sự chuyển những đặc điểm chuyênbiệt của hoạt động và ý thức của người vốn mang tính chất có mục đích, đểnói về các mức độ tổ chức tâm lý thấp nhất cũng như về tự nhiên nói chung
Như vậy, tâm hồn là hình thức của cơ thể, có nghĩa là tâm hồn có bảnchất của cơ thể, là nguyên nhân và mục đích của mọi hành động cơ thể Tất
cả những đặc điểm của tâm hồn được Arixtốt liên kết và khái quát trong kháiniệm “Entelexie” - nghĩa là thực tế các mặt của cơ thể, những gì làm cho nósống động, thực hiện được các chức năng sống của mình và tồn tại khi màtâm hồn có biểu hiện không tích cực (chẳng hạn như trong giấc ngủ) Tâmhồn liên quan mật thiết với cơ thể và chính nó cũng là trạng thái tích cực của
cơ thể Hoạt động không phải là tâm hồn, mà là cơ thể, nhưng cơ thể đãđược tâm hồn hóa Tất cả mọi trạng thái của tâm hồn đều có kèm theo cácbiểu hiện của cơ thể Do vậy, khi nghiên cứu về tâm hồn đòi hỏi phải có cácnhà khoa học tự nhiên kết hợp với phép biện chứng
Mặc dù vẫn khẳng định tâm hồn là vĩnh cửu, là phi cơ thể nhưng đạidiện của nó thì lại là những chất hữu cơ đặc biệt Đó là khí lực mà con vật cóthể lấy được ở trong máu Cơ quan của tâm hồn là tim Não thực hiện chứcnăng hỗ trợ, ở đây máu được làm lạnh đến mức cần thiết
Khi phê phán Platông về việc tách tâm hồn ra thành các bộ phận riêng
lẻ, và cho rằng tâm hồn là một thể thống nhất, Arixtốt lại công nhận có haikhởi nguồn độc lập của tâm hồn - tâm hồn là Entelexie của cơ thể, có thể mất
đi khi nó bị tổn thương và tâm hồn như là sự hiện diện của thượng đế, đi vào
cơ thể và đi ra khỏi đó khi cơ thể bị chết đi Mỗi một khởi nguồn đều có trongtay cảm giác và khả năng chuyển động trong không gian Như vậy, có cảmgiác là có khát vọng Về trí tuệ và khả năng suy luận bằng trí tuệ không đượctác giả đề cập một cách rõ ràng nhưng hình như chúng là một dạng của tâmhồn Và chỉ có những năng lực đó là tồn tại độc lập Từ phân loại về tâm hồn,
Trang 31Arixtốt đưa ra ba mức thang của cuộc sống thực vật, động vật và con người,trong đó năng lực của bậc cao nhất bao gồm cả năng lực của các bậc dưới
đó và không thể tồn tại thiếu chúng Tâm hồn thực vật và động vật cùng đượchiểu rất duy vật Ở động vật cũng có các năng lực như nhận thức cảm tính, trínhớ, khát vọng, đam mê, ý chí, ham muốn và thêm vào đó là sự thỏa mãn và
sợ hãi Tâm hồn trí tuệ được coi là rất lý tưởng, không liên quan đến cơ thể
và mang bản chất thượng đế Khi cơ thể bị chết, tâm hồn trí tuệ không bị mất
đi mà nó quay về khoảng không trên trời Arixtốt bằng kinh nghiệm, đã cảmthấy sự khác về chất giữa con người với con vật, hơn thế nữa với thực vậtnhưng giải thích nguồn gốc của chúng lại theo quan điểm duy tâm
2 Học thuyết về các quá trình nhận thức
Khởi nguồn của nhận thức là năng lực cảm giác Cảm giác xuất hiện do
có tác động từ bên ngoài, do vậy nó là trạng thái thụ động Tương tự như cảmgiác, việc tri giác khách thể được diễn ra gián tiếp qua 5 cơ quan nhận cảmbên ngoài và được thực hiện bởi tâm hồn cũng như bởi cơ thể Cơ quan nhậncảm có năng lực phản ánh là do chúng có năng lực cảm giác Trong quá trìnhcảm giác, các năng lực này được chuyển thành hành động
Một tiến bộ trong học thuyết về nhận thức của Arixtốt là thừa nhậntrong nhận thức nói chung, bao giờ cũng có hoạt động của chủ thể nhận thức.Nhưng ngay sau đó tác giả xác định, trong nhận thức trí tuệ thì nhà hoạt độngchân chính lại chỉ là trí tuệ
Ngoài năm cảm giác tương ứng với năm cơ quan nhận cảm, Arixtốt cònnêu ra loại cảm giác chung với một loạt các chức năng của chúng: tri giác cácphẩm chất chung (vận động, đứng yên, đại lượng, thống nhất) và sự ý thứcđang có cảm giác, tri giác và so sánh, liên kết cảm giác vào hình ảnh của đốitượng tồn tại ở mỗi người Loại cảm giác chung không có cơ quan nhận cảmtương ứng vì nó chính là tâm hồn
Cảm giác mang lại những sự thật trực tiếp còn việc bảo tồn và tái hiệncảm giác được thực hiện là do trí nhớ Có ba loại trí nhớ:
Trang 32- Trí nhớ cấp thấp để bảo tồn các cảm giác thu được ở dạng bản saocác đối tượng Dạng này có ở tất cả động vật.
- Trí nhớ theo đúng nghĩa của nó được xác định bởi việc mỗi một hìnhảnh đều có liên kết với một đặc tính thời gian, nghĩa là muốn lột tả quan hệcủa nó với tồn tại nào đó trong quá khứ, dạng này chỉ tồn tại ở những độngvật có khả năng tri giác thời gian
- Trí nhớ cao cấp, chẳng hạn như nhớ lại, hồi tưởng lại, trong đó có sựtham gia của suy luận Dạng này chỉ có ở người
Ảnh hưởng lên sự hồi tưởng là kinh nghiệm, còn kinh nghiệm ảnhhưởng tới sự khởi đầu của nghệ thuật và của khoa học
Ngoài ra, trong những năng lực nhận thức tiếp theo phải kể đến biểutượng hay viễn tưởng nhằm hình thành những tưởng tượng
Tưởng tượng là năng lượng của cơ quan cảm giác, không cần sự tácđộng tương ứng từ bên ngoài Biểu tượng có nguồn gốc từ cảm giác nhưngkhông phải là cảm giác Trong tưởng tượng, nội dung mang tính khởi đầu,trên cơ sở những ấn tượng được khái quát hóa ở động vật, biểu tượng rấtphát triển và là năng lực thay thế cho tư duy Từ biểu tượng, Arixtốt phát triểncác học thuyết về giấc mơ và lý giải chúng rất duy vật Các hình ảnh đã đượckhái quát hóa của biểu tượng là cơ sở nền tảng cho tư duy
Tư duy được đặc trưng bởi các thành phần của suy luận, đọng lại ở cáckhái niệm và đưa ra những cái chung Cái chung là cái mà không thể tri giácbằng cơ quan thụ cảm, là cái gì đó, tồn tại không chỉ ở thời điểm hiện tại, cònnếu khác đi, nó không còn là cái chung nữa Cái chung là cái luôn luôn có và
ở khắp mọi nơi
Cơ quan của tư duy được tác giả gọi là “nus” - một phần của tâm hồn,chỉ tồn tại ở người, nhưng không được gắn vào một bộ phận bất kỳ trên cơthể người
Arixtốt cũng phân biệt tư duy cấp thấp và cấp cao:
Trang 33- Tư duy cấp thấp là ý kiến hay các câu không chứa đựng sự khẳngđịnh (có tính phạm trù) về một cái gì đó; không trả lời được câu hỏi tại sao?
Tư duy loại này cũng cần thiết trong một số trường hợp, hoàn cảnh cụthể
- Tư duy cấp cao nhằm khám phá ra cơ sở cuối cùng của chân lý.Khách thể của tư duy này có cơ sở là các đồ vật; đó là những nguyên tắc caonhất của khoa học Có 3 dạng tư duy cấp cao: suy luận, lôgíc và tranh luận
+ Tư duy suy luận là biết đưa ra các kết luận từ những điều kiện chotrước
+ Tư duy lôgíc hay tư duy trực giác là biết tìm ra cơ sở của vấn đề.+ Tư duy anh minh là hình thức cao nhất của loại tư duy cấp cao
Arixtốt còn chia ra 2 loại trí tuệ (định hướng cho tư duy), đó là: lý luận
và thực hành
Trí tuệ lý luận nhận thức cái bản chất như bản thân của nó Đối tượngcủa nó là cái tất nhiên Ở loại trí tuệ này thường không đưa ra các câu hỏinhư: Để làm gì? Với mục đích gì? Nhiệm vụ của nó là xác định chân lý về đồvật
Trí tuệ thực hành nhằm nghiên cứu hoạt động, mà qua đó nhận thứcđược các chuẩn mực và các nguyên tắc hoạt động cũng như môi trường thựcthi chúng Trí tuệ thực hành tiếp nhận quyết định, để trên cơ sở đó tiến hànhcác hành động
Về thực chất, hai loại trí tuệ này có nội dung đối lập nhau
Các năng lực nhận thức không tồn tại riêng lẻ, chúng đều có khởinguồn từ cảm giác
Học thuyết của Arixtốt về nhận thức cho thấy niềm tin vào khả năngnhận thức tự nhiên của con người Một số vấn đề về trí tuệ mà Arixtốt đã đềcập đến còn có giá trị cho đến ngày nay
3 Học thuyết về cảm xúc
Trang 34Arixtốt mô tả cảm xúc thỏa mãn hoặc không thỏa mãn là các chỉ số về
sự hưng thịnh hoặc kìm hãm các chức năng tâm hồn (hay cơ thể)
Cảm xúc được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động: luôndiễn ra cùng (trong) hoạt động và là nguồn gốc của hoạt động
Vấn đề kích động (xâm kích) được Arixtốt nghiên cứu tương đối tỉ mỉ.Kích động là trạng thái thụ động gây ra bởi sự tác động nào đó làm chocon người xuất hiện sự thiếu suy nghĩ, thiếu định hướng và làm thay đổi cảnhững phản ứng trước đây vốn có của mình Kích động luôn diễn ra đồngthời với các biến đổi trong cơ thể
Trong số các cấu thành tâm lý của kích động, Arixtốt đánh giá cao vaitrò của tưởng tượng và cho nó là cấu thành quyết định
Trong học thuyết về kích động, một phần quan trọng được đề cập đến
là vấn đề làm sạch (giảm đến hết) kích động Để làm được việc này, cần tạo
ra các trải nghiệm cảm xúc mang màu sắc đạo đức do ảnh hưởng của nghệthuật; chẳng hạn, cần tạo ra ở khán giả khi tri giác những bi kịch (sự sợ hãi vàbuồn chán), khác với những gì có trong cuộc sống đời thường thì kích động
sẽ được giải phóng - được rũ sạch khỏi trạng thái nặng nề, mù mịt v.v
Các tác giả hiện đại gọi đó là cách tác động của nhà hát lên khán giảtheo phương thức trị liệu xã hội
có động cơ, chủ định Hành động ý chí luôn hướng tới tương lai; ở đó luôn có
sự tính toán của trí tuệ Vì thế, ở đâu có trí tuệ, ở đó có ý chí (ở động vật, trẻ
Trang 35nhỏ, người bị bệnh tâm thần không có ý chí) Hành động có ý chí là hànhđộng tự do và có trách nhiệm.
Về thực chất, ý chí được Arixtốt đưa ra như là một quá trình có bảnchất xã hội: việc ra quyết định liên quan đến sự hiểu biết của con người vềnghĩa vụ xã hội của mình
5 Học thuyết về tính cách
Sự ổn định về tính cách là cái mà Arixtốt đối lập với kích động (xâmkích) Tính cách biểu thị bản chất con người Arixtốt đã mô tả những phẩmchất tinh thần của con người trong mối quan hệ với tuổi tác, vị trí xã hội vànghề nghiệp Tính cách không phải là cái bẩm sinh, các khía cạnh của nóđược hình thành như kết quả tích lũy kinh nghiệm
Học thuyết của Arixtốt về tâm hồn dựa trên sự phân tích rất nhiều sốliệu kinh nghiệm, các đặc trưng của cảm giác, tư duy, cảm xúc kích động, ýchí, đã chỉ ra điểm khác biệt về chất giữa người và động vật Con người đượcông gọi là “vật thể xã hội” Học thuyết của Arixtốt đã khắc phục một số hạnchế của Đêmôcrít khi nói về tâm hồn
Với một số thay đổi trong cách nhìn nhận; học thuyết của Arixtốt về tâmhồn còn thống trị mãi đến thế kỷ XVII
IV HỌC THUYẾT CỦA CÁC BÁC SĨ THỜI CỔ ĐẠI VÀ CÁC THÀNH TỰU CỦA TÂM LÝ HỌC
Krotonxki (thế kỷ VI TCN) - nhà y học, nhà triết học đầu tiên tuyên bốquan điểm về định khu của các suy nghĩ nằm trong não bộ
Hypôcrát (460 - 377 TCN) - “cha đẻ của nền y học”, người theo quanđiểm của Đêmôcrít và cho rằng, cơ quan của tư duy và cảm giác là não bộ;khi não trong trạng thái yên tĩnh, lúc đó con người suy nghĩ minh mẫn
Ngoài ra, Hypôcrát còn đưa ra học thuyết về khí chất trên cơ sở củabốn loại dịch: chất nhầy (tạo ra ở não), máu (tạo ra ở tim), mật vàng (tạo ra từgan), mật đen (tạo ra từ cơ quan sinh sản) và sự pha trộn giữa chúng Với sự
Trang 36ưu thế của từng loại dịch, ở mỗi người đã tạo ra các loại khí chất khác nhau.
Từ đây, Hypôcrát đã đưa ra phân loại các typ người trên cơ sở khác biệt thựcthể
Alếcxanđri là người đã cố công đưa nền y học cổ đại phát triển mạnh
mẽ Theo đánh giá của Ăngghen: “ tất cả những mầm mống nghiên cứu tựnhiên chính xác, được phát triển đầu tiên ở người Hy Lạp đều dưới thời củaAlếcxanđri” Ở thời kỳ này, việc khám phá (mổ) tử thi những người “không có
họ hàng thân thích” được tiến hành Điều đó đã cho phép các nhà y học củatrường phái Alếcxanđri tìm ra nhiều điều mới mẻ Đó là:
- Tìm ra sự khác nhau giữa dây thần kinh, gân và dây chằng
- Mô tả các màng, não thất của não bộ
- Mô tả cấu trúc của mắt như: võng mạc, nhãn cầu
- Chú tâm tìm hiểu quan hệ giữa các nếp nhăn của não người và sựvượt trội về trí tuệ của người so với ở động vật
Ganen - bác sĩ người La Mã (thế kỷ II TCN), tác giả của những tácphẩm về nhập môn về y học, giải phẫu và sinh lý học, mà cho đến thế kỷ XVIIvẫn là sách “gối đầu giường” của các nhà y học Ganen là người đầu tiên đưa
ra sự phân biệt về cấu trúc và chức năng của não bộ với tủy sống và xác địnhchức năng của não tủy thông qua nghiên cứu thực nghiệm Khi cắt ngang tủysống, vận động có chủ định và cảm giác của tất cả các bộ phận trong cơ thểnằm dưới vết cắt đều bị rối loạn; trong đó gây liệt, nếu có tổn thương ở sừngtrước tủy sống và mất cảm giác nếu có tổn thương ở sừng sau tủy sống Nhưvậy, chức năng giữa sừng trước và sừng sau tủy sống đã được phân loạichính xác
Không đồng ý với quan điểm của Arixtốt về vai trò của não bộ giốngnhư cái nhà làm giảm lạnh của trái tim, Ganen khẳng định, não là cơ quan tạo
ra trí tuệ và cảm giác Ngoài ra, Ganen cũng đề cập đến các loại khí chất.Trên cơ sở của bốn khởi nguồn (ấm, lạnh, khô, ẩm) và bốn loại dịch trong cơthể người cộng với tổ hợp giữa chúng với nhau, Ganen đưa ra mười ba loại
Trang 37khí chất, trong đó chỉ có một loại là bình thường và mười hai loại còn lại là ởdạng lệch chuẩn.
Các thành tựu của Tâm lý học ở thời Cổ đại:
Vào giai đoạn cuối của thời Cổ đại, Tâm lý học phát triển trong khuônkhổ của các dòng triết học duy tâm khác nhau (nhận thức luận, triết học củaAlếcxanđri, chủ nghĩa Platông mới v.v ) Cơ sở xã hội của những phát triểnnày là sự khủng hoảng của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, đã dẫnđến quan điểm mới về con người theo quan điểm của Thiên Chúa giáo
Trong hệ thống Tâm lý học của thời Cổ đại, tâm hồn đồng nghĩa vớikhởi nguồn của cuộc sống Thế giới nội tâm chưa được tách ra thành đốitượng nghiên cứu độc lập, mặc dù khi nói về các quá trình nhận thức, ở đâu
đó có thể gặp được những điều nói về thế giới này Platông đã mô tả nhữngtrải nghiệm của tâm hồn trong quá trình nhận thức, cho rằng hoạt động củatâm hồn với ý tưởng nhờ sự trợ giúp của cơ quan nhận cảm sẽ đem lại cácnhận thức cảm tính Còn tư duy - đó là cuộc sống tích cực của tâm hồn
Trong khi đó, theo Arixtốt thì, trong cảm giác chung, con người khôngchỉ nhận ra những gì có trong đối tượng, mà còn biết được những gì họ cảmgiác được, tư duy được, nghĩa là ý thức được mình là người hiểu biết
Các tác giả theo trường phái chủ nghĩa Platông mới
- Plôtin (205 - 270) đã đưa ra học thuyết cho rằng: nguồn gốc của tâmhồn được bắt đầu từ dòng chảy của thế giới, được khúc xạ qua hoạt độngsáng tạo của thượng đế theo trật tự các mức độ trên bậc thang tiến hóa Mộttrong số mức độ trên bậc thang này là tâm hồn với tư cách khởi đầu trunggian giữa thế giới siêu nhiên với các hiện tượng vật chất Đây là mức thangcao nhất của dòng chảy
Ngoài ra, Plôtin còn đề cập đến bản chất đặc thù của tâm hồn là đemlại những tri thức về chính bản thân Đó chính là những dấu hiệu tâm linh củacon người
Trang 38Agutxtin (354 - 430) đã đưa ra quan điểm: “tôi tư duy, suy ra, có tôi”như là một khẳng định về sự tin cậy tồn tại của con người Agutxtin chuyên đisâu vào nghiên cứu thế giới nội tâm, chiều sâu và sự đa dạng của ý thức Tuynhiên, cả hai tác giả theo chủ nghĩa Platông mới đều nói đến ý thức là sự tồntại của thế giới nội tâm trên quan điểm của tôn giáo Đắm mình trong thế giớinội tâm, chủ thể nhận thức của Agutxtin không đi tìm ở đó những khía cạnhđộc đáo trong nhân cách của mình, mà tìm các dấu vết của hiện thực kháchquan, để từ đó “giải cứu chính mình” Cũng vì lý do này mà khi có ý kiến chorằng, quan điểm của Đềcác: “tôi tư duy, suy ra, tôi tồn tại” là lấy từ ý tưởngcủa Agutxtin, Đềcác đã kịch liệt phản đối Đềcác cho rằng, lời tuyên bố trêncủa ông là để nói về tính chân thực của sự tồn tại chính bản thân con người,hoàn toàn khác với việc Agutxtin sử dụng mệnh đề này biểu đạt mục đíchcuộc sống nội tâm của ông ta.
Vấn đề ý chí trong Tâm lý học cổ đại được quan tâm ở khía cạnh đạođức và đặc biệt phát triển vào giai đoạn cuối của thời Cổ đại Agutxlin chorằng, ý chí là lực thúc đẩy hành động và chia ý chí thành hai dạng: dồn nén vàtinh thần Trong đó, dạng thứ nhất liên quan đến hoạt động lợi dụng trong thếgiới kinh nghiệm - là nguyên nhân của các tội lỗi, hư hỏng về đạo đức; dạngthứ hai là ý chí tinh thần - hướng tới đời sống tâm hồn của con người Haidạng ý chí này luôn tranh đấu, giành giật lẫn nhau trong con người; khi có sựchia tay giữa chúng thì tâm hồn con người cũng không còn nữa và chỉ cóthượng đế, khi đứng về phía con người mới có thể biến nó trở thành một tồntại có đạo đức đáng kính trọng
Theo Agutxtin, ý chí, nói cho cùng, là hạt nhân quyết định sự tồn tại củacon người, do vậy tất cả các dạng hoạt động của cơ quan nhận cảm phíangoài và tư duy đều là những quá trình ý chí
Có thể nói nếu trước đây, ở Arixtốt ưu tiên hàng đầu là biểu tượng thì
ở Agutxtin ưu tiên đó thuộc về ý chí
Trang 39Tóm lại, “những nghiên cứu về tâm hồn và các quá trình của nó đượccác nhà tư tưởng cổ đại tích lũy là điểm khởi đầu, là cơ sở cho các công trìnhnghiên cứu bằng kinh nghiệm tiếp theo”.
Chương 2 TÂM LÝ HỌC THỜI TRUNG CỔ VÀ PHỤC HƯNG
Trong lịch sử, thời Trung cổ kéo dài từ thế kỷ V đến nửa đầu thế kỷXVII Đây là giai đoạn nảy sinh, phát triển và thoái trào của hình thái kinh tế -
xã hội phong kiến
Ranh giới giữa thời Trung cổ và thời hiện đại được xác định bởi cuộccách mạng ở Anh (1640 - 1660) - một cuộc cách mạng có ý nghĩa châu lục vàđánh dấu sự khởi đầu của chủ nghĩa tư bản châu Âu Thời kỳ này, về lịch sử,
có một số đặc điểm đáng chú ý đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của Tâm
lý học, đó là:
- Các bộ tộc Arập và ảnh hưởng của nó đến vùng cựu thế giới rộng lớn
đã rời khỏi sân khấu lịch sử thế giới
- Sự hình thành một số sắc tộc Arập và sự thiết lập Nhà nước của họ
- Ở Nga thời đó diễn ra việc đoàn kết, hợp nhất một loạt các bộ tộcXlavơ phương Đông, thành lập Nhà nước của họ và trở thành Đế chế mạnhvượt qua dãy Uran vào thế kỷ XVI - đặt nền móng cho sự thống nhất đa sắctộc
- Thời kỳ Trung cổ, trong khuôn khổ khoa học lịch sử, phương Đônggiữ vai trò tiên tiến (ở Phương Đông chủ nghĩa phong kiến hình thành sớmhơn ở phương Tây), và cũng ở đó xuất hiện những yếu tố kìm hãm sự pháttriển của chủ nghĩa tư bản, làm đổi hướng, vai trò tiên phong của lịch sử,chuyển từ phương Đông sang phương Tây
- Đây là thời kỳ, theo các nhà nhân văn học, là thời kỳ u ám Không một
ai chú ý đến các thành tựu thời kỳ này là mở rộng lĩnh vực văn hóa của châu
Trang 40Âu, hình thành quan hệ láng giềng của các sắc tộc lớn lúc bấy giờ cũng nhưthành tựu khoa học đạt được vào lúc đó.
- Là thời kỳ xuất hiện của nhiều tên tuổi vị đại của thế giới ở các lĩnhvực hoạt động khác nhau
- Là thời kỳ xuất hiện nhiều giáo phái mang tính toàn cầu
Từ những đặc điểm nêu trên, Tâm lý học xuất hiện với tư cách là khoahọc nghiên cứu về tâm hồn trong lòng triết học
Ban đầu, Tâm lý học thời Trung cổ liên quan chặt chẽ với thời Cổ đại,sau đó là sự chia tay với nó và đi theo hướng đề cao uy tín của giáo hội Giáođiều của nhà thờ trở thành điểm khởi đầu và là cơ sở cho mọi tư tưởng Việnnghiên cứu các giáo phái là nhà thờ Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII, có sự xuấthiện của nhiều thành phố với sự ra đời của giai cấp tư sản, nhiều trường đạihọc được thành lập, song đó cũng chỉ là chỗ dựa cho các nhà truyền bá tôngiáo; thay vì cho việc nghiên cứu tự nhiên là việc nghiên cứu các tài liệu liênquan đến nhà thờ và một số tác phẩm của thời Cổ đại, trong đó có tác phẩmAgranona của Arixtốt, với mục đích minh chứng cho niềm tin của tôn giáo.Đến thế kỷ XIV, bắt đầu thời kỳ Phục hưng, sự liên kết những ý tưởng đạođức tôn giáo với khoa học tự nhiên ngày càng được tăng cường
Ngay từ thế kỷ XIII, hoạt động khoa học trong mọi lĩnh vực được bắtđầu, trước hết diễn ra quá trình tách lĩnh vực tín ngưỡng với tri thức và nảysinh khoa học của giới thượng lưu Đây là những ngành khoa học về tựnhiên: Thiên văn học và Toán học; sự xuất hiện của chúng có thể coi là dấuhiệu khởi đầu của việc giải phóng khoa học khỏi sự thống trị của tôn giáo
Tâm lý học thời Trung cổ mang tính chất đạo đức - thần học thần bí.Việc nghiên cứu cuộc sống tâm hồn bị chi phối bởi các nhiệm vụ của Thầnhọc; do đó, đưa ra những minh chứng rằng, linh hồn của con người cao hơn(tuy không nhiều) so với sự thăng hoa phú quý
Ngoài ra, ở thời kỳ này cũng có một số tích lũy các tài liệu cụ thể về giảiphẫu sinh lý cơ thể người - cơ sở của cuộc sống tinh thần