1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

626 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 626
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Vì vậy, có lẽ chúng ta đi đến mộtđịnh nghĩa có thể chấp nhận được về tâm lý học hiện đại bằng cách quan sátxem các nhà tâm lý học ngày nay tập trung chú ý vào điều gì- Một số nhà tâm lý

Trang 1

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

NHẬP MÔN LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

Tác giả: B.R Hergenhahn Người dịch: Lưu Văn Hy

Trang 2

Chương 1 NHẬP ĐỀ

Cách định nghĩa tâm lý học đã thay đổi vì tiêu điểm của tâm lý học thayđổi Vào những thời khác nhau trong lịch sử, tâm lý học từng được định nghĩa

Trang 3

như là môn học về tâm hồn, về tinh thần, hay ý thức, và gần đây hơn, là mônhọc hay khoa học về hành vi con người Vì vậy, có lẽ chúng ta đi đến mộtđịnh nghĩa có thể chấp nhận được về tâm lý học hiện đại bằng cách quan sátxem các nhà tâm lý học ngày nay tập trung chú ý vào điều gì

- Một số nhà tâm lý học chủ trương tìm kiếm các sự kiện sinh vật họctương ứng với các sự kiện tinh thần như cảm giác, tri giác, hay sự hình thànhcủa ý tưởng

- Một số tập trung tìm hiểu các nguyên lý chi phối việc học tập và trínhớ

- Một số tìm hiểu con người qua việc nghiên cứu các loài động vật

- Một số tập trung vào các kỹ thuật xử lý thông tin mà người ta sử dụng

để thích ứng với môi trường hay giải quyết các vấn đề

- Cũng còn có những người khác chuyên nghiên cứu việc con ngườithay đổi như thế nào trong quy trình trưởng thành

Trên đây mới chỉ là một số ít hoạt động mà các nhà tâm lý học ngàynay dấn mình vào

Rõ ràng là không một định nghĩa duy nhất nào về tâm lý học có thể baoquát được phạm vi bao la các sinh hoạt mà trên 70 ngàn thành viên và chinhánh của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ, chưa kể nhiều nhà tâm lý học khác

Trang 4

trên khắp thế giới đang thực hiện Có lẽ tốt nhất nên nói đơn giản rằng tâm lýhọc được định nghĩa qua các hoạt động chuyên nghiệp của các nhà tâm lýhọc Các hoạt động này được đặc trưng bởi sự đa dạng về phương pháp, chủ

đề quan tâm, và những giả định về bản tính con người Một mục đích chínhcủa sách này là xem xét các nguồn gốc của tâm lý học hiện đại và chứngminh rằng phần lớn sự quan tâm của các nhà tâm lý học ngày nay là nhữngphát biểu về các đề tài vốn đã là thành phần của tâm lý học trong hàng trăm,hay trong nhiều trường hợp, hàng ngàn năm nay

CÁC VẤN ĐỀ KHI VIẾT LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

Bắt đầu từ đâu

Theo nghĩa đen, tâm lý học là môn học về tâm hồn hay tinh thần, vàmôn học này cũng xưa như con người vậy Ví dụ, người thời cổ đã từng tìmcách cắt nghĩa các giấc mơ, các bệnh tâm thần, cảm xúc, và tưởng tượng Đó

có phải là tâm lý học không? Hay tâm lý học bắt đầu khi người ta giải thích vềkinh nghiệm nhận thức của con người, như những giải thích của các nhà triếthọc thời kỳ đầu, trở thành hệ thống? Plato và Aristotle, chẳng hạn, đã tạo ranhững lý thuyết tinh vi để tìm cách cắt nghĩa các quy trình như trí nhớ, tri giác,

và học tập Có phải đó là khởi điểm của tâm lý học không? Hay tâm lý học bắtđầu được xem như là một môn học thật sự khi nó trở thành một khoa học biệtlập vào thế kỷ 19? Thói quen phổ biến ngày nay là bắt đầu một quyển sáchtâm lý học ở điểm mà tâm lý học trở thành một khoa học biệt lập Phươngthức này không thỏa đáng vì 2 lí do sau: (1) Nó bỏ qua hết những di sản triếthọc to lớn vốn đã khuôn đúc tâm lý học thành loại khoa học như nó trở thànhmột môn học hôm nay; (2) nó gạt bỏ hết các khía cạnh tâm lý học quan trọngnằm ở ngoài lĩnh vực khoa học Mặc dù đúng là từ thế kỷ 19 tâm lý học phầnlớn đã chọn phương pháp khoa học, nhưng cũng từng có những nhà tâm lýhọc rất uy tín mà không hề cảm thấy bó buộc theo phương pháp khoa học.Không thể không xét đến công trình của họ

Trang 5

Chúng ta sẽ nhìn về một nội dung lịch sử tâm lý học mà sẽ không đingược với các khái niệm của các tác giả cổ đại, mặc dù chúng ta tin rằng cáckhái niệm ấy nằm trong phạm vi tâm lý học Chúng ta không có đủ chỗ chomột lịch sử quá bao quát như thế Bù lại, chúng ta sẽ bắt đầu với các triết gialớn của Hy Lạp, vì các giải thích của học về hành vi con người và các quytrình tư tưởng là các giải thích luôn luôn có sự phản ứng của các nhà triết học

và tâm lý học từ thời đó đến nay

Bao gồm những gì

Một cách tiêu biểu, khi xác định phải bao gồm gì trong một lịch sử vềbất cứ điều gì, người ta thường lần ngược trở về với con người, nối các ýtưởng và sự kiện đã dẫn tới những gì là quan trọng trong hiện tại Chúng tacũng sẽ chọn phương pháp này bằng cách xem xét đường lối của tâm lý họchiện nay và rồi tìm các chứng minh bằng cách nào đó nó đã trở thành nhưhiện nay Lấy tình trạng hiện hành của tâm lý học như là một hướng dẫn đểviết lịch sử của nó thì sẽ ít dẫn đến ra một nguy cơ lớn Stocking (1965) gọiphương pháp lịch sử này là thuyết hiện sử (presentism) Thuyết hiện sửtương phản với thuyết duy sử, hay sự nghiên cứu quá khứ vì chính quá khứ

mà không tìm cách rút ra mối quan hệ giữa quá khưứ à hiện tại Thuyết hiện

sử ngụ ý rằng tình trạng hiện tại của một môn học là tình trạng phát triển caonhất của nó và các sự kiện trước nó đều trực tiếp dẫn đến tình trạng này.Theo quan điểm này, cái gì đến sau cùng là cái tốt nhất Mặc dù chúng tađang lấy tâm lý học hiện tại làm hướng dẫn để viết về nội dung lịch sử tâm lýhọc, chúng ta không tin rằng tâm lý học hiện tại tất nhiên là tâm lý học tốtnhất Phạm vi quá khác biệt khiến chúng ta không thể có một phán đoán nhưthế Hiện nay, tâm lý học đang khai thác rất nhiều đề tài phương pháp và giảđịnh Những khai thác nào có khả năng tồn tại để được kể vào các sách lịch

sử tâm lý học trong tương lai thì không ai có thể nói được Vì vậy việc chúng

ta dùng tâm lý học hiện tại làm khung quy chiếu không có nghĩa chúng ta giảthiết rằng tâm lý học quá khứ tất yếu đã dẫn đến tâm lý học hiện tại hay tâm lýhọc hiện tại là tâm lý học tốt nhất

Trang 6

Mặc dù tâm lý học hiện đại cung cấp thông tin cho ta biết phải bao gồmcác cá nhân nào, ý tưởng nào, và sự kiện nào vào lịch sử tâm lý học củachúng ta, nhưng vẫn còn vấn đề là phải chọn các thông tin ấy một cách chitiết tới mức nào Chẳng hạn, nếu người ta muốn tìm ra mọi nguyên nhân củamột ý tưởng, người ta sẽ rơi vào một cuộc tìm kiếm vô tận Trong thực tế, saukhi cố gắng tìm về nguồn gốc của một ý tưởng hay khái niệm trong tâm lýhọc, người ta rơi vào một ấn tượng (cảm tưởng) rằng chẳng bao giờ có gìhoàn toàn mới mẻ cả Hiếm khi một cá nhân duy nhất lại là nguồn gốc tạo ramột ý tưởng hay một khái niệm Đúng hơn, các cá nhân chịu ảnh hưởng lẫnnhau, cá nhân này chịu ảnh hưởng bởi cá nhân khác, v.v Do đó lịch sử củabất cứ điều gì đều có thể coi như một dòng chảy không ngừng của các sựkiện tương quan lẫn nhau Các cá nhân "vĩ đại" là những người tiêu biểu đãbiết tổng hợp các ý tưởng mơ hồ hiện có để biến chúng thành một quan điểm

rõ ràng và thuyết phục Cố gắng liệt kê mọi dẫn chứng liên quan đốn nguồngốc của một ý tưởng hay một khái niệm trong một cuốn sách lịch sử sẽ đòihỏi quá nhiều chi tiết và làm cho cuốn sách trở nên dài dòng và nhàm chán.Giải pháp thông thường là loại bỏ một lượng lớn thông tin, làm cho lịch sử trởnên có chọn lọc Chỉ những cá nhân nào tiêu biểu có công nhiều nhất trongviệc phát triển hay phổ biến một ý tưởng sẽ được xét đến trong sách Ví dụ,Charles Darwin thường được gắn liền với thuyết tiến hóa, tuy rằng trong thực

tế thuyết tiến hóa đã tồn tại hàng ngàn năm dưới hình thức này hay hình thứckhác Chứng cớ được Darwin thu thập và báo cáo củng cố cho thuyết tiếnhóa một cách khá vững chắc khiến người ta khó mà phủ nhận được Mặc dùDarwin không phải người đầu tiên phát biểu thuyết tiến hóa, ông đã có cônglớn để làm cho thuyết này vững vàng và trở nên phổ biến, do đó chúng ta gắnliền thuyết tiến hóa với tên tuổi của ông Điều này cũng áp dụng được choFreud với khái niệm về động cơ vô thức

Trong sách này, chúng ta sẽ tập trung vào các cá nhân nào từng cócông lớn nhất trong việc khai triển một ý tưởng, hay vì bất cứ lý do nào, từngđược gắn liền một cách mật thiết với một ý tưởng Điều này không có nghĩa là

Trang 7

bất công đối với rất nhiều cá nhân quan trọng khác đã bị lãng quên trong quákhứ xa xăm hay không đủ mạnh và xuất sắc để đòi hỏi được sự nhìn nhận.

Chọn Phương Pháp

Sau khi đã chọn nội dung cho một quyển lịch sử tâm lý học, ta còn phảichọn phương pháp nữa Người ta có thể nhấn mạnh đến ảnh hưởng của cácnhân tố không thuộc tâm lý học như sự phát triển trong các khoa học khác,bầu không khí chính trị, tiến bộ kỹ thuật và các điều kiện kinh tế Gộp chunglại, các nhân tố này và các nhân tố khác tạo thành một Zeitgeist, (tinh thầnthời đại), mà nhiều sử gia coi là quyết định để hiểu bất cứ sự phát triển lịch sửnào Hoặc người ta có thể lấy phương pháp danh nhân, bằng cách nhấnmạnh các tác phẩm của các tác giả lớn như Flato, Aristotle, Descartes,Darwin, hay Freud Hoặc người ta có thể lấy phương pháp phát triển lịch sử,bằng cách chứng minh làm thế nào các cá nhân hay sự kiện khác nhau gópphần tạo những thay đổi trong một ý tưởng hay khái niệm trong lịch sử Ví dụ,người ta có thể tập trung vào sự kiện ý tưởng về bệnh tâm thần đã thay đổithế nào trong lịch sử

Trong phương pháp lịch sử tâm lý học của ông, E G Boring (1886 1968) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần thời đại (Zeitgeist) trongviệc xác định liệu một ý tưởng hay quan điểm có được chấp nhận hay không

-và được chấp nhận tới mức nào Rõ ràng các ý tưởng không từ trên trời rơixuống Một ý tưởng mới muốn được chấp nhận hay được xét đến, thì phảitương hợp với các ý tưởng đã có Nói khác đi, một ý tưởng mới sẽ chỉ đượcchấp nhận nếu nó xuất hiện trong một môi trường có thể hấp thu nó Một ýtưởng hay quan điểm xuất hiện trước khi người ta được chuẩn bị để chấpnhận nó thì sẽ không được hiểu đúng để có thể được phê bình và đánh giá.Điểm quan trọng ở đây là giá trị không phải tiêu chuẩn duy nhất để đánh giámột ý tưởng; các nhân tố tâm lý và xã hội cũng quan trọng, ít ra là cũng bằnggiá trị Các ý tưởng mới luôn luôn được đánh giá trong bối cảnh các ý tưởng

có sẵn Nếu các ý tưởng mới gần giống với các ý tưởng có sẵn, ít ra người ta

Trang 8

có thể biết chúng; chúng được chấp nhận, bị bác bỏ hay làm ngơ lại làchuyện khác.

Phương pháp chúng ta sẽ dùng để viết lịch sử tâm lý học là phươngpháp Zeitgeist, phương pháp vĩ nhân, và các phương pháp phát triển lịch sử.Chúng ta sẽ cố gắng chứng minh rằng đôi khi tinh thần thời đại sản sinh racác vĩ nhân và đôi khi các vĩ nhân ảnh hưởng tới tinh thần thời đại Chúng tacũng sẽ chứng minh rằng cả các vĩ nhân lẫn bầu khí chung của thời đại cóthể giúp thay đổi một ý tưởng hay khái niệm như thế nào Nói khác đi, chúng

ta sẽ dùng phương pháp chọn lọc nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng bất cứphương pháp nào tỏ ra thích hợp nhất để soi sáng một khía cạnh của lịch sửtâm lý học

TẠI SAO HỌC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC?

Viễn tượng

Như chúng ta đã thấy, có một số ý tưởng ít khi vừa xuất hiện đã đầy đủrồi Ngược lại, có một số khác lại thường phát triển trải qua một thời gian.Xem xét các ý tưởng trong viễn tượng lịch sử của chúng sẽ giúp sinh viênđánh giá đầy đủ hơn nội dung của tâm lý học hiện đại Tuy nhiên, xem xét cácvấn đề và các thắc mắc đang được tâm lý học giải quyết như là những biểuhiện của các vấn đề và thắc mắc kéo dài nhiều thế kỷ qua là một công việcchán nản và đôi khi thất vọng Xét cho cùng, nếu các vấn đề của tâm lý học

đã được mổ xẻ qua biết bao thế kỷ, liệu bây giờ chúng có thể được giải quyếtkhông? Nhưng ngược lại, biết được rằng việc nghiên cứu của mình hôm nay

đã từng được chia sẻ và đóng góp bởi những đầu óc vĩ đại nhất trong lịch sửloài người thì cũng là một điều rất hứng thú

Hiểu sâu hơn

Với viễn tượng lớn hơn, chúng ta sẽ có sự hiểu biết sâu hơn Với sựhiểu biết lịch sử, sinh viên sẽ không cần phải dựa vào đức tin để thấy đượctầm quan trọng của chất liệu của tâm lý học hiện đại Một sinh viên có kiếnthức lịch sử sẽ biết được chất liệu của tâm lý học đến từ đâu và tại sao nó

Trang 9

được coi là quan trọng Cũng như người ta hiểu biết rõ hơn về hành vi hiệntại của một người nhờ tìm hiểu nhiều hơn về các kinh nghiệm quá khứ củangười ấy, vậy thì người ta cũng hiểu biết rõ hơn về tâm lý học hiện hành bằngcách nghiên cứu các nguồn gốc lịch sử của nó.

Nhận ra các mốt nhất thời và truyền thống

Khi học lịch sử tâm lý học, người ta thường bị ấn tượng mạnh khi nhận

ra rằng một quan điểm không luôn luôn biến mất vì nó sai; đúng hơn, một sốquan điểm biến mất chỉ vì nó không được người ta ưa chuộng Điều được ưachuộng trong tâm lý học thì thay đổi theo tinh thần của thời đại Ví dụ, khi tâm

lý học lần đầu tiên xuất hiện như một khoa học, người ta nhấn mạnh vào tínhchất khoa học "thuần túy" - nghĩa là sự đạt tri thức mà không quan tâm gì đếntính hữu dụng của nó Về sau, khi lý thuyết của Darwin trở thành phổ biến,tâm lý học chuyển sự chú ý vào các quy trình của con người có liên quan đến

sự sống còn hay cho phép con người sống hiệu quả hơn Ngày nay, sự nhấnmạnh chủ yếu của tâm lý học là nhằm vào các quy trình nhận thức và sựnhấn mạnh này một phần là do những tiến bộ gần đây trong công nghệ thôngtin

Trong bài phát biểu của bà chủ tịch Fell khi chủ tọa Hội Quốc Tế vềSinh học Tế bào với nhan đề "Mốt thời trang trong Khoa Sinh học Tế bào", bàFell nêu rõ rằng nếu không nhận ra mốt thời thượng trong khoa học, chúng ta

sẽ chỉ mất thời giờ và sức lực mà thôi

Trong khoa học, cũng giống như trong thời trang, các mốt vẫn lặp đi lặplại Có một sự lặp đi lặp lại đáng buồn, và là những hậu quả đáng tiếc của sốlượng to lớn các nghiên cứu và những sách vở bao la và không thể kiểm soát

mà nó tạo ra Tôi xin nêu một ví dụ nhỏ về loại vấn đề mà tôi đang quan tâm.Vào thập niên 1920, một số đồng nghiệp của tôi đã làm một loạt thí nghiệmsâu rộng và đã xuất bản nó Ít năm trước, một báo cáo về một nghiên cứuhầu như y hệt với cùng những kết quả đã xuất hiện trên một tạp chí, màkhông nhắc gì đến nghiên cứu trước kia Một đồng nghiệp của tôi đã viết thư

Trang 10

trình bày điều này cho tác giả và vị này trả lời rằng ông không bao giờ tríchdẫn một tài liệu nào có trước năm 1946 (1960 tr 1625t.)

Với các ví dụ trên đây về việc các đề tài nghiên cứu thịnh hành rồi biếnmất trong khoa học, chúng ta lại thấy được rằng "tính hiện thực" không phảiyếu tố duy nhất để quyết định liệu một ý tưởng có thể được chấp nhận haykhông Học về các yếu tố tâm lý và xã hội liên quan tới sự tích lũy kiến thức

sẽ cho phép sinh viên đặt các kiến thức đang thịnh hành vào trong một viễntượng thực tế hơn Viễn tượng này sẽ cho phép sinh viên hiểu rằng tập hợpcác kiến thức được chấp nhận là quan trọng hay "đúng" thì cũng có một phầnchủ quan và độc đoán Vì tinh thần thời đại thay đổi, nên những gì được coi làmốt trong khoa học cũng thay đổi theo, và tâm lý học cũng không nằm ngoàiquy trình này

Tránh lặp lại sai lầm

George Santayana từng nói: "Những ai không biết lịch sử thì tất yếuphải lặp lại lịch sử." Sự lặp lại lịch sử như thế sẽ khá tệ hại nếu nó chỉ lặp lạinhững thành công, bởi vì quá nhiều thời giờ và sức lực bị phí phạm Tuynhiên, nó còn tệ hại gấp bội nếu người ta lặp lại các sai lầm của lịch sử Nhưchúng ta sẽ thấy trong sách này, tâm lý học cũng chung số phận trong các sailầm và bế tắc của nó Một sai lầm là tin rằng các khả năng của trí khôn có thểđược kiện cường bằng việc luyện tập, giống như người ta luyện tập cơ bắp.Một bế tắc của cả một trường phái cơ cấu luận, khi các thành viên của trườngphái này tìm cách nghiên cứu các yếu tố tư tưởng bằng việc sử dụng phươngpháp nội quan Nói chung người ta đã nghĩ rằng các cố gắng của trường phái

cơ cấu luận, tuy vô cùng thịnh hành vào thời đó, nhưng nó nghèo nàn vàkhông hiệu quả Nhưng một cố gắng như thế được thực hiện là điều quantrọng cho tâm lý học, vì qua đó chúng ta học được bài học rằng một phươngpháp như thế không mang lại lợi ích bao nhiêu Giống như những bài họcquan trọng khác, bài học này sẽ bị mất nếu người ta cứ lặp lại các sai lầm củaquá khứ do việc thiếu hiểu biết về lịch sử

Một Nguồn mạch các ý tưởng giá trị

Trang 11

Nhờ học lịch sử, chúng ta có thể khám phá ra các ý tưởng đã từngđược khai triển trước kia, nhưng vì một lý do nào đó bị lãng quên Lịch sửkhoa học cho thấy nhiều ví dụ về một ý tưởng chỉ được người ta chú ý đếnkhi người ta tái phát hiện ra nó một thời gian dài sau khi nó được đề nghị lầnđầu tiên Đây là sự kiện rất phù hợp với việc cắt nghĩa lịch sử bằng tinh thầncủa thời đại, vì nó gợi ý rằng một số điều kiện thì thích hợp cho việc chấpnhận một ý tưởng hơn là một số điều kiện khác Các khái niệm về tiến hóa,động cơ vô thức, và phản xạ có điều kiện đã từng được đề nghị và được đềnghị lại nhiều lần trước khi chúng được cống hiến trong một bầu không khícho phép có sự phê bình và đánh giá Chắc chắn rằng nhiều ý tưởng có tiềmnăng hiệu quả trong lịch sử tâm lý học vẫn đang chờ để được thử lại một lầnnữa trong những hoàn cảnh mới và có lẽ dễ tiếp thu hơn.

Sự hiếu kỳ

Thay vì hỏi câu hỏi "Tại sao học lịch sử tâm lý học?" có lẽ tốt hơn tanên hỏi "Tại sao không? " Nhiều người học lịch sử nước Mỹ vì họ quan tâmđến nước Mỹ, và các thành viên trong một gia đình thường thích thú nghenhững câu chuyện về những thời kỳ đầu của các bậc cha chú lớn tuổi tronggia đình Nói khác đi, muốn biết thật nhiều về một đề tài hay một nhân vậtquan trọng, gồm lịch sử của đề tài hay nhân vật ấy, là điều tự nhiên Tâm lýhọc cũng không phải là một ngoại lệ

Học lịch sử tâm lý học cho phép sinh viên đặt tâm lý học hiện đại trongviễn tượng lịch sử, hiểu tâm lý học hiện đại đầy đủ hơn, nhận ra rằng những

gì thịnh hành trong tâm lý học thì thường được quyết định bởi các yếu tố xãhội và tâm lý, thấy được các sai lầm của quá khứ để không lặp lại chúng mộtlần nữa, khám phá ra các ý tưởng có ích lợi tiềm tàng, thỏa mãn sự tò mò vềmột điều được coi là quan trọng

KHOA HỌC LÀ GÌ?

Ở nhiều thời kỳ trong lịch sử, từng có các nhà tư tưởng lớn (ví dụGalileo và Kant) tuyên bố rằng tâm lý học sẽ không bao giờ có thể là một

Trang 12

khoa học bởi vì đối tượng của tâm lý học là kinh nghiệm chủ quan Nhiều nhàkhoa học tự nhiên vẫn còn tin như thế, và một số nhà tâm lý học không muốntranh luận với họ Viết một lịch sử tâm lý học như thế để tâm lý học có thểđược coi là một khoa học hay không chi phối đến Tuy nhiên, để trả lời câuhỏi tâm lý học có là một khoa học hay không, trước tiên chúng ta phải địnhnghĩa khoa học là gì Khoa học xuất hiện như một cách thức để trả lời cáccâu hỏi về thiên nhiên bằng cách quan sát trực tiếp thiên nhiên, chứ khôngphải dựa vào các tín điều của Giáo Hội, các tác giả xưa, sự mê tín, hay cácquy trình tư tưởng trừu tượng mà thôi Khoa học ngay từ đầu đã dựa vàothẩm quyền cao nhất là sự quan sát thường nghiệm (nghĩa là quan sát trựctiếp thiên nhiên), nhưng khoa học không chỉ là quan sát thiên nhiên.

Muốn hữu ích, việc quan sát phải được tổ chức hay xếp loại một cáchnào đó vào các phạm trù, và phải ghi nhận các cách thức mà một cuộc quansát giống hay khác với các quan sát khác như thế nào Sau khi ghi nhậnnhững tương đồng và dị biệt với các quan sát khác nhiều nhà khoa học đithêm một bước nữa là cố gắng giải thích điều họ đã quan sát được Vì vậykhoa học thường được mô tả với hai thành phần chính: (1) quan sát thườngnghiệm và (2) lý thuyết Theo Hull, có thể thấy hai khía cạnh này của khoahọc ngay từ những cố gắng rất xa xưa nhất của con người để tìm hiểu thếgiới:

Con người luôn luôn dấn mình vào một hoạt động mang hai khía cạnh

là quan sát và sau đó tìm cách giải thích những điều họ thấy Mọi con ngườibình thường ở mọi thời đại đều đã từng quan sát mặt trời mọc và lặn và cácchu kỳ khác nhau của mặt trăng Những người có tư duy hơn thì bắt đầu đặtcâu hỏi: "Tại sao? Tại sao mặt trăng khi tròn khi khuyết? Tại sao mặt trời lúcmọc lúc lặn, và nó lặn về đâu?" Ở đây chúng ta có hai yếu tố của khoa họcthời cận đại: việc quan sát tạo thành yếu tố thường nghiệm hay sự kiện, và cốgắng hệ thống để giải thích các sự kiện này tạo thành yếu tố lý thuyết Khikhoa học phát triển, thì có sự chuyên môn hóa, hay phân công, một số người

Trang 13

dành thời giờ chủ yếu cho việc quan sát, trong khi một số ít hơn chuyên lo cácvấn đề giải thích.

Hai thành phần chính của khoa học cũng có thể thấy được trong địnhnghĩa của Stevens về khoa học: "Khoa học cố gắng tạo ra các mệnh đề cóthể xác nhận được qua việc làm cho một hệ thống ký hiệu hình thức (ngônngữ, toán học, luận lý) ăn khớp với quan sát thường nghiệm."

Phối hợp thuyết Duy lý với thuyết Duy nghiệm

Điều làm cho khoa học trở thành một dụng cụ mạnh như thế chính lànhờ nó kết hợp hai phương pháp nhận thức cổ xưa: thuyết Duy lý và thuyếtDuy nghiệm Người duy lý tin rằng phải sử dụng các hoạt động hay cácnguyên tắc của tinh thần trước khi có thể đạt tới kiến thức Ví dụ, người duy lýnói rằng có thể xác định một số mệnh đề là đúng hay sai bằng cách áp dụngcẩn thận các quy luật hợp lý Người duy nghiệm thì nói rằng nguồn gốc củamọi tri thức là sự quan sát bằng giác quan Vì thế tri thức đích thực chỉ có thểbắt nguồn từ kinh nghiệm giác quan Sau hàng thế kỷ tìm tòi, người ta khámphá rằng bản thân mỗi học thuyết (thuyết Duy lý và thuyết Duy nghiệm) đều

có tính hữu dụng giới hạn cả Khoa học đã kết hợp hai thuyết này và từ đó đãtích lũy tri thức với một tốc độ gia tăng theo cấp lũy thừa

Khía cạnh duy lý của khoa học giữ cho nó khỏi trở thành một sự sưutập bất tận các sự kiện thường nghiệm rời rạc Vì nhà khoa học cách nào đóphải cho thấy ý nghĩa của điều họ quan sát, nên họ làm ra các công thức Một

lý thuyết khoa học có hai chức năng chính: (1) Nó tổ chức sắp xếp các quansát; (2) nó trở thành sự hướng dẫn cho các quan sát tương lai Chức năngthứ hai này của lý thuyết khoa học tạo ra cái mà Stevens gọi là các mệnh đề

có thể xác nhận được Nói cách khác, một lý thuyết đưa ra các mệnh đề cóthể chứng minh bằng kinh nghiệm Nếu các mệnh đề mà một lý thuyết đưa rađược xác nhận bằng thí nghiệm, thì lý thuyết ấy có giá trị; nếu không đượcxác nhận bằng thí nghiệm, lý thuyết ấy không có giá trị Nếu một lý thuyết cóquá nhiều mệnh đề sai, nó phải được xét lại hay loại bỏ Như thế các lý thuyếtkhoa học phải có thể trắc nghiệm được Nghĩa là chúng phải tạo ra các giả

Trang 14

thuyết có thể được minh chứng một cách thực nghiệm là có giá trị hay không.

Vì vậy trong khoa học sự quan sát trực tiếp là quan trọng, nhưng sự quan sátnày thường được hướng dẫn bởi lý thuyết, làm cho việc quan sát có kiểmsoát trở thành một khía cạnh quan trọng của khoa học Quan sát có kiểm soátthì đồng nghĩa với thí nghiệm và đa số thí nghiệm trong khoa học đều đượchướng dẫn bởi lý thuyết

Có hai loại định luật khoa học phổ quát Một loại là các định luật tươngquan, mô tả các loại sự kiện cùng biến đổi như thế nào theo một hệ thống nào

đó Ví dụ, các chỉ số trong trắc nghiệm trí thông minh thường tương ứng tíchcực với các chỉ số trong trắc nghiệm về óc sáng tạo Với dữ liệu này, người tachỉ có thể dự đoán Nghĩa là, nếu người ta biết chỉ số của một người trongtrắc nghiệm trí thông minh, người ta có thể dự đoán được chỉ số của người ấytrong trắc nghiệm óc sáng tạo và ngược lại Một loại định luật có sức mạnh làcác định luật nhân quả; chúng xác định các biến cố có tương quan nhân quảvới nhau như thế nào Ví dụ, nếu người ta biết các nguyên nhân của một cănbệnh, người ta có thể dự đoán và kiểm soát bệnh ấy - ngăn ngừa các nguyênnhân của căn bệnh thì sẽ ngăn ngừa được căn bệnh Như thế, các định luật

Trang 15

tương quan cho phép dự đoán, còn các định luật nhân quả cho phép dự đoán

và kiểm soát Vì thế các định luật nhân quả mạnh hơn các định luật tươngquan và do đó thường được ưa chuộng hơn Một mục tiêu quan trọng củakhoa học là khám phá các nguyên nhân của hiện tượng tự nhiên Tuy nhiênviệc xác định các nguyên nhân của các sự kiện tự nhiên thì rất phức tạp vàthường đòi hỏi việc nghiên cứu chủ yếu bằng thực nghiệm Ví dụ, không thểgiả định rằng sự giống nhau cho thấy có sự quan hệ nhân quả Nếu trời mưasau một buổi khiêu vũ mùa mưa, không thể kết luận rằng khiêu vũ tất yếu tạo

ra cơn mưa Nó cũng còn phức tạp bởi vì các sự kiện thường ít khi chỉ có mộtnguyên nhân duy nhất; thông thường chúng có nhiều nguyên nhân Các câuhỏi như Cái gì gây ra Thế Chiến II? Cái gì gây ra bệnh tâm thần phân liệt? Đó

là các câu hỏi còn lâu mới có câu trả lời Kể cả các câu hỏi đơn giản hơn như

"Tại sao anh Ba bỏ việc làm?" hay "Tại sao chị Tư cưới anh Ba?" đó là nhữngcâu hỏi vô cùng phức tạp

Những giả thiết của tất định luận

Vì một mục tiêu chính của khoa học là khám phá ra các mối quan hệhợp lý, nên khoa học giả thiết rằng điều đang được tra cứu là hợp lý Ví dụ,nhà hóa học giả thiết rằng các phản ứng hóa học là hợp lý và nhà vật lý giảthiết rằng thế giới vật lý là hợp lý Sự giả định rằng điều đang được nghiêncứu có thể hiểu theo các luật nhân quả thì gọi là tất định luận (thuyết tất định).Thuyết tất định giả thiết rằng mọi sự xảy ra đều tuân theo một số nguyênnhân và nếu biết các nguyên nhân này, thì có thể dự đoán hoàn toàn chínhxác một sự kiện Tuy nhiên, không cần thiết phải biết mọi nguyên nhân củamột sự kiện; người theo thuyết tất định chỉ hiểu ngầm là có các nguyên nhân

ấy và vì thế càng biết nhiều nguyên nhân thì sự dự đoán càng chính xác hơn

Ví dụ, hầu như mọi người đều nhất trí rằng thời tiết thay đổi theo các biến sốnhất định như các vệt đen ở mặt trời, các luồng gió mạnh trên cao và áp lựccủa khí quyển; nhưng các dự báo thời tiết luôn luôn mang tính xác suất bởi vìcác biến số này thay đổi không ngừng và có nhiều biến số chúng ta không

Trang 16

biết Tuy nhiên, giả thiết đặt làm cơ sở cho việc dự báo thời tiết là giả thiếtcủa thuyết tất định Mọi khoa học đều là giả thiết thuyết của tất định.

XÉT LẠI QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG VỀ KHOA HỌC

Quan điểm truyền thống cho rằng khoa học bao gồm quan sát thườngnghiệm, phát biểu lý thuyết, trắc nghiệm lý thuyết, xét lại lý thuyết, dự đoán,kiểm soát, tìm kiếm các tương quan hợp lý và giả thiết của thuyết tất định.Tuy nhiên một số nhà triết học khoa học có uy tín đặt vấn đề về một vài khíacạnh của quan điểm truyền thống về khoa học Trong số họ có Karl Popper vàThomas Kuhn

Karl Popper

Karl Popper không đồng ý với việc mô tả truyền thống về khoa họctrong hai khía cạnh cơ bản Thứ nhất, ông không đồng ý rằng hoạt động khoahọc bắt đầu với quan sát thường nghiệm Theo Popper, quan niệm cũ vềkhoa học ngụ ý rằng khoa học chỉ loanh quanh với việc quan sát rồi tìm cáchcắt nghĩa những gì họ đã quan sát được Popper cho thấy quan niệm ấy gặpphải vấn đề gì:

Hai mươi lăm năm trước tôi đã cố gắng cắt nghĩa cho một nhóm sinhviên vật lý ở Vienna hiểu ra điều này bằng cách bắt đầu một bài giảng với lờihướng dẫn sau: "Hãy lấy viết chì và giấy ra: quan sát cẩn thận, rồi viết ra điềuanh chị đã quan sát được!" Đương nhiên họ hỏi tôi muốn họ quan sát cái gì

Rõ ràng lời hướng dẫn, "hãy quan sát!" là vô lý quan sát luôn luôn có tínhchọn lọc Nó cần chọn một đối tượng, một nhiệm vụ nhất định, một quan tâm,một quan điểm, một vấn đề

Vì vậy theo Popper, hoạt động khoa học bắt đầu với một vấn đề, và vấn

đề này xác định các nhà khoa học sẽ có những lối quan sát nào Bước kế tiếp

là đề nghị những giải pháp cho vấn đề, và sau đó có các cố gắng để tìm xemcác giải pháp được đề nghị có khuyết điểm gì không Popper thấy phươngpháp khoa học bao gồm ba giai đoạn: các vấn đề, lý thuyết (giải pháp đề nghị)

và phê bình

Trang 17

Nguyên tắc về sự sai

Theo Popper, cái phân biệt một lý thuyết khoa học với một lý thuyết phikhoa học là nguyên tắc về sự sai Một lý thuyết khoa học có thể bị bác bỏ.Ngược với điều mà nhiều người tưởng, nếu một quan sát nào phù hợp vớimột lý thuyết, lý thuyết ấy yếu, chứ không mạnh Popper dành rất nhiều thờigiờ để phê bình các lý thuyết của Freud và Adler chính là vì lý do này Không

có ngoại lệ nào, mọi điều mà một người làm đều có thể được coi như củng cốcho mỗi lý thuyết này Popper đối chiếu các lý thuyết này với lý thuyết củaEinstein, lý thuyết này dự đoán điều gì phải xảy ra hay không xảy ra nếu lýthuyết là đúng Như thế, không giống các lý thuyết của Freud và Adler, lýthuyết của Einstein có thể bị bác bỏ và vì thế là một lý thuyết khoa học.Popper tóm tắt các quan điểm của ông về lý thuyết khoa học như sau:

(1) Đối với hầu hết các lý thuyết, không khó để đạt được sự xác nhậnhay kiểm chứng - nếu chúng ta muốn tìm kiếm sự xác nhận

(2) Các sự xác nhận chỉ có giá trị nếu đó là kết quả của những dự đoánmạo hiểm; nghĩa là, nếu chúng ta dự đoán có thể xảy ra một sự kiện tráingược với lý thuyết ấy - một sự kiện có thể bác bỏ ý kiến ấy

(3) Mọi lý thuyết "tốt" đều là một sự cấm đoán: nó ngăn cấm một sốđiều không được phép xảy ra Một lý thuyết càng cấm đoán nhiều, càng làmột lý thuyết tốt

(4) Một lý thuyết không có khả năng được chứng minh là sai bởi bất cứ

sự kiện nào có thể nghĩ ra được, thì là một lý thuyết phi khoa học Tính chấtkhông thể bác bỏ không phải là ưu điểm của một lý thuyết (như người tathường nghĩ) mà là một nhược điểm của nó

(5) Mọi trắc nghiệm chân chính về một lý thuyết là một cố gắng đểchứng minh lý thuyết ấy sai, hay để phủ nhận lý thuyết ấy Tính trắc nghiệm làtính có thể chứng minh lý thuyết sai: một số lý thuyết có khả năng trắc nghiệmnhiều hơn, dễ bị bác bỏ hơn một số lý thuyết khác; có thể nói, chúng có nhiềurủi ro hơn

Trang 18

(6) Chứng cớ xác nhận chỉ có giá trị nếu nó là kết quả của một trắcnghiệm chân chính về lý thuyết; và điều này có nghĩa là nó có thể được coinhư một cố gắng nghiêm túc nhằm bác bỏ lý thuyết nhưng không thành công.

(7) Một số lý thuyết có khả năng trắc nghiệm chân chính, sau khi bịchứng minh là sai, vẫn còn được chấp nhận bởi những người ngưỡng mộchúng - ví dụ, bằng việc đưa vào tạm thời một vài giả định phụ thuộc, haybằng cách tạm thời cắt nghĩa lại lý thuyết sao cho nó tránh được sự bác bỏ.Phương thức này có thể sử dụng, tuy cứu được lý thuyết nó luôn luôn hủydiệt hay ít ra là hạ thấp giá trị khoa học của lý thuyết ấy

Như thế theo Popper, một lý thuyết muốn là lý thuyết khoa học thì phảilàm các dự đoán mạo hiểm, các dự đoán có nguy cơ thực sự là sai Các lýthuyết mà không đưa ra các dự đoán mạo hiểm hay chỉ giải thích các hiệntượng sau khi chúng đã xảy ra, thì theo Popper, không phải là khoa học Mộtvấn đề lớn gặp phải trong nhiều lý thuyết tâm lý học (như của Freud và Adler)

là chúng làm công việc hậu đoán (phỏng đoán sau khi các hiện tượng đã xảyra) thay vì dự đoán trước Vì các lý thuyết này không mạo hiểm làm các dựđoán trước, nên chúng không gặp nguy cơ bị chứng minh là sai và vì vậychúng không có tính khoa học

Theo quan điểm Popper, mọi lý thuyết khoa học cuối cùng sẽ bị chứngminh là sai và được thay thế bằng các lý thuyết đầy đủ hơn; vấn đề chỉ là thờigian Vì vậy, theo Popper, địa vị cao nhất của một lý thuyết khoa học là ở chỗ

nó chưa bị phủ nhận Khoa học Popper là một sự tìm kiếm không bao giờ kếtthúc hầu có các giải pháp hay giải thích ngày càng tốt hơn cho các hiệntượng Brett đã tóm tắt rất hay điểm trên đây:

Chúng ta có khuynh hướng coi khoa học như là một "tập hợp tri thức"bắt đầu được tích lũy khi con người tìm ra "phương pháp khoa học." Đây làmột quan niệm mê tín Cái nhìn phù hợp hơn với lịch sử tư tưởng là mô tảkhoa học như là các huyền thoại về thế giới mà chưa bị người ta chứng minh

là sai

Trang 19

Phải chăng Popper tin rằng các lý thuyết phi khoa học là vô dụng?Popper nói.

Xét dưới khía cạnh lịch sử, mọi lý thuyết khoa học đều bắt nguồn từcác huyền thoại, và một huyền thoại có thể chứa đựng trước các khám pháquan trọng của các lý thuyết khoa học Như thế tôi (cảm thấy) rằng nếu một

lý thuyết bị chứng minh là phi khoa học, hay là "siêu hình" thì điều đó không

có nghĩa rằng lý thuyết ấy không quan trọng, hay không đáng kể, hay "vônghĩa" hay "vô lý"

Popper dùng nguyên tắc về sự sai để phân biệt giữa lý thuyết khoa học

và lý thuyết phi khoa học chứ không phải giữa lý thuyết hữu ích và lý thuyết

vô ích Nhiều lý thuyết trong tâm lý học không thỏa mãn nguyên tắc về sự saicủa Popper bởi vì hoặc chúng được phát biểu một cách quá tổng quát khiếncho chúng được xác nhận bởi hầu như mọi quan sát, hoặc chúng làm việchậu đoán thay vì tiên đoán Các lý thuyết này thiếu tính nghiêm khắc khoa họcnhưng vẫn còn rất ích lợi Lý thuyết của Freud là một ví dụ

Thomas Kuhn

Mãi tới gần đây, nhìn chung người ta vẫn còn tin rằng phương phápkhoa học bảo đảm tính khách quan và khoa học tạo ra những thông tin mộtcách vững chắc và tiệm tiến Người ta tin rằng trong bất cứ khoa học nàocũng đều có các "chân lý" có thể biết được, và nếu áp dụng các phương phápkhoa học thì người ta sẽ tiếp cận được các chân lý ấy một cách có hệ thống.Thomas Kuhn (1973) đã thay đổi quan niệm này, về mặt khoa học, bằng cáchchứng minh rằng khoa học là một hoạt động có tính chủ quan rất cao

Các khuôn mẫu và khoa học thông thường

Theo Kuhn, trong khoa học vật lý, một quan điểm thường được đa sốcác thành viên của một khoa học chấp nhận Trong vật lý học hay hóa học, đa

số các nhà nghiên cứu đều cùng chia sẻ một tập hợp gồm các giả định chunghay các niềm tin chung về đề tài của họ Kuhn gọi quan điểm được chấp nhậnrộng rãi này là một khuôn mẫu Với các nhà khoa học chấp nhận một khuôn

Trang 20

mẫu, khuôn mẫu này trở thành cách họ quan niệm và phân tích đề tài củakhoa học của họ Một khi khuôn mẫu được chấp nhận, hoạt động của nhữngngười chấp nhận nó chỉ còn là khai thác các hệ lụy của khuôn ấy Kuhn gọicác hoạt động này là khoa học thông thường Khoa học thông thường cungcấp cái mà Kuhn gọi là hoạt động "dọn dẹp" cho một khuôn mẫu Trong khi đitheo một khuôn mẫu, nhà khoa học khai thác chiều sâu của các vấn đề đãđược khuôn mẫu ấy xác định và sử dụng các kỹ thuật do khuôn mẫu đề nghịtrong khi khai thác các vấn đề ấy Kuhn ví khoa học thông thường như là giảicâu đố Giống như câu đố, các vấn đề của khoa học thông thường có một giảipháp bảo đảm, và có những "quy luật giới hạn cả bản chất của các giải pháp

có thể chấp nhận lẫn các bước phải theo để đạt tới các giải pháp ấy." Kuhncho rằng cả khoa học thông thường lẫn việc giải câu đố đều không có nhiềusáng kiến trong đó: "Có lẽ đặc tính ấn tượng nhất của các vấn đề nghiêncứu bình thường là chúng nhắm quá ít tới mục tiêu tạo ra các cái mới tolớn, về ý tưởng hay hiện tượng." Tuy khuôn mẫu hạn chế phạm vi các hiệntượng mà nhà khoa học quan sát, nó cũng bảo đảm một số hiện tượng đượcnghiên cứu một cách thấu đáo:

Nhờ tập trung chú ý vào một phạm vi nhỏ của các vấn đề tương đốichuyên biệt, khuôn mẫu bắt buộc các nhà khoa học tra cứu một phần củathiên nhiên một cách chi tiết và sâu xa mà bình thường người ta không thểhình dung ra được

Đó là mặt tích cực của việc nghiên cứu dựa theo khuôn mẫu, nhưng nócũng có mặt tiêu cực Mặc dù khoa học thông thường cho phép nhà khoa họcphân tích thấu đáo các hiện tượng mà khuôn mẫu tập trung vào, nhưng nólàm nhà khoa học không nhìn thấy các hiện tượng khác và có lẽ không giúp

họ có được các giải thích tốt hơn mà họ đang tìm kiếm

Hoạt động dọn dẹp là công việc chính yếu mà đa số các nhà khoa họctập trung thực hiện trong sự nghiệp của họ Chúng là điều mà ở đây tôi gọi làkhoa học thông thường Xét cho cùng, dù trong lịch sử hay trong phòng thínghiệm hiện đại, công việc này có vẻ là một cố gắng để áp đặt thiên nhiên

Trang 21

vào trong một cái hộp đã được làm sẵn và tương đối cứng nhắc do khuônmẫu cung cấp Không có phần mục tiêu nào của khoa học đòi hỏi các loạihiện tượng mới; thực ra, tất cả những gì không thích hợp với cái hộp khuônmẫu đều hoàn toàn không được nhìn nhận Và bình thường các nhà khoa họccũng không có ý sáng tạo các lý thuyết mới, và họ thường không có thiệncảm với các phát minh của các nhà khoa học khác Ngược lại, việc nghiêncứu khoa học thông thường nhắm tới việc làm sáng tỏ các hiện tượng và các

lý thuyết mà khuôn mẫu đã cung cấp cho

Vì vậy, khuôn mẫu là cái quyết định vấn đề nghiên cứu hiện tại là gì vàtìm kiếm giải pháp cho vấn đề ấy bằng cách nào Nói khác đi, khuôn mẫuhướng dẫn mọi hoạt động của nhà nghiên cứu Tuy nhiên, điều quan trọnghơn là nhà nghiên cứu trở nên bị ràng buộc về tình cảm với khuôn mẫu củahọ; nó trở thành một phần của cuộc đời họ và vì vậy họ rất khó từ bỏ nó

Khoa học thay đổi như thế nào

Các khuôn mẫu khoa học thay đổi như thế nào? Theo Kuhn, không quá

dễ dàng Trước hết, phải có các quan sát liên tiếp cho thấy rằng một khuônmẫu đang được chấp nhận không thể cắt nghĩa được; đó gọi là các điềukhông bình thường Thông thường, cá nhân một nhà khoa học hay một tậpthể nhỏ gồm các nhà khoa học sẽ đề nghị một quan điểm khác thay thế, quanđiểm này có thể giải thích phần lớn các hiện tượng mà khuôn mẫu hiện hànhgiải thích và cũng sẽ có thể cắt nghĩa cả các điều không bình thường nữa.Kuhn cho thấy rằng người ta thường rất miễn cưỡng đối với khuôn mẫu mới,

và nó chỉ có thể lôi kéo người ta ngả theo nó một cách rất chậm Tuy nhiên,cuối cùng khuôn mẫu mới cũng chiến thắng và thay thế khuôn mẫu cũ TheoKuhn, sự kiện này mô tả điều đã xảy ra khi Einstein thách thức quan niệm củaNewton về vũ trụ Bây giờ thì khuôn mẫu Einstein đang phát sinh ra khoa họcthông thường của nó và sẽ tiếp tục như thế cho tới khi có một khuôn mẫukhác lật đổ nó

Kuhn mô tả khoa học như một phương pháp tra cứu kết hợp phươngpháp khoa học khách quan với cơ cấu cảm xúc của nhà khoa học Theo

Trang 22

Kuhn, khoa học tiến bộ bởi vì các nhà khoa học buộc phải thay đổi các hệthống niềm tin của họ; và các hệ thống niềm tin thì rất khó thay đổi, dù đối vớimột cá nhân hay một nhóm nhà khoa học.

Các giai đoạn phát triển khoa học

Theo Kuhn, sự phát triển của một khuôn mẫu để đạt tới chỗ thống trịmột khoa học thì xảy ra trong một thời gian dài Trước khi một khuôn mẫuphát triển, một khoa học thường trải qua giai đoạn tiền khuôn mẫu, trong giaiđoạn này có một số quan điểm cạnh tranh nhau Kuhn gọi giai đoạn này làtiền khoa học, là giai đoạn mà một môn học được đặc trưng bởi một số phehay trường phái cạnh tranh, một tình hình trái ngược với sự thống nhất và làkết quả của sự thu thập sự kiện một cách chủ yếu là tình cờ Các hoàn cảnhnày tiếp tục tồn tại cho tới khi một trường phái đánh bại đối thủ và trở thànhmột khuôn mẫu Ở điểm này, môn học trở thành một khoa học, và bắt đầumột giai đoạn của khoa học thông thường Khoa học thông thường do khuônmẫu này phát sinh tiếp tục tồn tại cho tới khi nó bị thay thế bởi một khuônmẫu mới, và đến lượt khuôn mẫu mới này lại phát sinh một khoa học thôngthường khác Kuhn cho rằng các khoa học trải qua ba giai đoạn khác nhau:giai đoạn tiền khuôn mẫu, trong đó các trường phái cạnh tranh nhau để thốngtrị khoa học, giai đoạn khuôn mẫu, trong đó diễn ra các hoạt động giải câu đốđược gọi là khoa học thông thường, và giai đoạn cách mạng, trong đó mộtkhuôn mẫu có sẵn được thay thế bằng một khuôn mẫu mới

Các khuôn mẫu và tâm lý học

Tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với tâm lý học? Tâm lý học đã được

mô tả như là một môn học tiền khuôn mẫu (Staats, 1981) bởi vì nó không cómột khuôn mẫu duy nhất được chấp nhận rộng rãi, nhưng có nhiều trườngphái tồn tại đồng thời Ví dụ, trong khoa tâm lý học hôm nay chúng ta thấy cócác trường phái được gọi là trường phái hành vi, chức năng, tri thức, sinh lýthần kinh, tâm phân, và nhân văn Một số tác giả coi tình trạng tiền khuônmẫu này là tiêu cực và nhấn mạnh rằng tâm lý học đang sẵn sàng để tổnghợp tất cả các yếu tố khác nhau của nó thành một khuôn mẫu thống nhất

Trang 23

Theo Staats, tâm lý học đang sẵn sàng để trở thành một khoa họckhuôn mẫu và phải sẵn sàng để làm việc này:

Một lý thuyết thống nhất trên một quy mô lớn có thể vô cùng có lợi chotâm lý học và chúng ta phải bắt đầu dành một phần nguồn lực của chúng tavào việc phát triển một khoa học thống nhất Tôi quan niệm rằng khoa họccủa chúng ta đòi hỏi việc triển khai một phương pháp luận để tạo ra một lýthuyết như thế, cũng như việc triển khai các phương pháp và tiêu chuẩn đánhgiá các lý thuyết dựa trên cơ sở sự thống nhất và bao quát của chúng

Các nhà tâm lý học khác không đồng ý với quan điểm cho rằng tâm lýhọc là một môn học tiền khuôn mẫu Họ nói rằng tâm lý học là một khoa học

có nhiều khuôn mẫu đồng thời (ví dụ Koch, 1981; Royce, 1975; Rychlak,1975) Các nhà tâm lý học này coi sự tồn tại đồng thời của nhiều khuôn mẫutrong tâm lý học là điều tích cực, hiệu quả và là điều tất yếu bởi vì tâm lý họchọc về con người Trong sách này, chúng tôi dựa trên quan điểm tâm lý họcnhư một môn học đa khuôn mẫu thay vì một môn học ở giai đoạn phát triểntiền khuôn mẫu

Khác biệt giữa Popper và Kuhn

Nguồn gốc bất đồng lớn giữa Kuhn và Popper là khái niệm của Kuhn vềkhoa học thông thường Như ta đã thấy, Kuhn nói rằng sau khi một khuônmẫu đã được chấp nhận, đa số các nhà khoa học gia chỉ lo nghiên cứu các

kế hoạch do khuôn mẫu vạch sẵn - nghĩa là họ làm khoa học thông thường

Theo Popper, cái mà Kuhn gọi là khoa học thông thường thì hoàn toànkhông phải khoa học gì cả Các vấn đề khoa học không giống như các câu

đố, vì chúng không phải là những hạn chế về các giải pháp cũng như về cácphương thức phải theo trong việc giải quyết vấn đề Theo Popper, việc giảiquyết vấn đề khoa học là một hoạt động có tính sáng tạo và tưởng tượng rấtcao Hoạt động này không giống chút nào với việc giải câu đố như Kuhn mô

tả Hơn nữa, đối với Kuhn, các khuôn mẫu phát triển, được chấp nhận, và bịvứt bỏ vì các lý do tâm lý hay xã hội Trong khoa học của Popper, các yếu tốnhư thế không có ảnh hưởng nào; có các vấn đề, và các giải pháp được đề

Trang 24

nghị sẽ hoặc là vượt qua hoặc không vượt qua được các cố gắng nghiêmkhắc nhằm bác bỏ chúng Như vậy, phân tích khoa học của Kuhn nhấn mạnhcác yếu tố quy ước và chủ quan, còn phân tích của Popper nhấn mạnh yếu tốthuận lý và sáng tạo D N Robinson đề nghị rằng quan điểm của cả Popperlẫn Kuhn đều có thể đúng: "Trong tinh thần hòa giải, chúng ta có thể gợi ýrằng sự bất đồng giữa Kuhn và Popper biến mất khi chúng ta hiểu rằng Kuhn

mô tả khoa học như nó xuất hiện trong lịch sử, còn Popper thì khẳng địnhkhoa học phải là cái gì"

Cho dù có các sự xét lại do Fopper và Kuhn đề nghị, nhiều khía cạnhtruyền thống của khoa học vẫn còn tồn tại Sự quan sát của kinh nghiệm vẫncòn được coi là có thẩm quyền cuối cùng, các tương quan hợp pháp vẫn cònđược tìm kiếm, các lý thuyết vẫn còn được phát biểu và trắc nghiệm, vàthuyết tất định vẫn còn được lấy làm giả thiết

TÂM LÝ HỌC CÓ PHẢI LÀ MỘT KHOA HỌC KHÔNG?

Tâm lý học có phải là một khoa học không? Phương pháp khoa học đãđược sử dụng rất thành công trong tâm lý học Các nhà tâm lý học thựcnghiệm đã chứng minh các tương quan hợp lý giữa các loại sự kiện môitrường (các kích thích) và các loạt hành vi cư xử, và họ đã làm ra các lýthuyết nghiêm khắc, có thể bác bỏ để giải thích các tương quan này Các lýthuyết của Hull và Tolman là những ví dụ điển hình; và còn có nhiều lý thuyếtkhác nữa Các nhà tâm lý học khác hợp tác với các nhà hóa học và thần kinhhọc là những người tìm cách xác định các sự kiện sinh - hóa tương ứng vớitrí nhớ và các quy trình nhận thức khác Các nhà tâm lý học khác làm việcchung với các nhà sinh vật học tiến hóa và di truyền học nhằm tìm hiểu nguồngốc tiến hóa của hành vi xã hội của con người Trong thực tế, chúng ta có thể

an tâm nói rằng các nhà tâm lý học theo hướng khoa học đã cung cấp rấtnhiều thông tin ích lợi trong mọi lãnh vực lớn của tâm lý học - ví dụ, học tập,nhận thức, trí nhớ, nhân cách, trí thông minh, động lực, và tâm lý trị liệu

Tất định luận, Vô định luận, và Bất tất định luận

Trang 25

Tất định luận

Các nhà tâm lý học theo hướng khoa học muốn nhận có một tất địnhluận trong khi nghiên cứu con người Mặc dù mọi nhà tất định luận đều tinrằng mọi hành vi con người đều có nguyên nhân, nhưng có sự khác biệt giữacác loại tất định Tất định luận sinh vật nhấn mạnh vào tầm quan trọng củacác điều kiện sinh lý hay các đặc tính di truyền trong việc cắt nghĩa hành vi Ví

dụ, nhà sinh vật học xã hội cho rằng động cơ chính của hành vi con người(cũng như của các động vật) là truyền lại gen của mình cho thế hệ tiếp theo.Các nhà sinh vật học xã hội cho rằng phần lớn hành vi con người phát sinh từđộng cơ được xác định theo di truyền này Tất định môi luận trường nhấnmạnh đến tầm quan trọng của các kích thích của môi trường như là các yếu

tố quyết định hành vi Tất định luận văn hóa xã hội giả định rằng chính cácquy luật, các tập tục, và các niềm tin của một nền văn hóa hay xã hội là cáitạo ra hành vi con người Ví dụ, Erikson nói đến văn hóa như là "một sự mô tả

về tồn tại con người." Phần lớn những gì được coi là đáng ao ước, khôngđáng ao ước, bình thường và bất bình thường đều được xác định bởi nền vănhóa; như thế, văn hóa tác động như một yếu tố quyết định hành vi con người

Các nhà tất định luận khác thì cho rằng hành vi con người được tạo ra

do sự tương tác của các ảnh hưởng sinh học, môi trường, và văn hóa xã hội.Bất luận thế nào, nhà tất định luận vẫn tin rằng hành vi được tạo ra bởi các

sự kiện có trước và nhiệm vụ của nhà tất định luận là khám phá ra các sựkiện ấy Họ giả thiết rằng càng khám phá ra nhiều nguyên nhân, con ngườicàng có khả năng tiên đoán và kiểm soát hành vi của mình hơn Thực vậy,việc tiên đoán và kiểm soát hành vi thường được chấp nhận như là tiêuchuẩn để chứng minh rằng các nguyên nhân của hành vi đã được khám phá

Mặc dù các nhà tất định luận giả thiết rằng hành vi con người là do cácnguyên nhân tạo ra, nói chung họ đều nhìn nhận rằng không thể nào biết hếtmọi nguyên nhân Thứ nhất, các hành vi có nhiều nguyên nhân Như Freudtừng nói, đa số hành vi bị tất định quá nhiều (overditermined) Nghĩa là rất ítkhi các hành vi chỉ có một nguyên nhân duy nhất hay thậm chí chỉ có ít sự

Trang 26

kiện Ngược lại, nhiều sự kiện tương tác nhau tạo ra hành vi Ví dụ, để tiênđoán liệu một người có sẽ chấp nhận một việc làm được đề nghị hay không,thường phải trả lời các câu hỏi như:

- Đương sự quan niệm thế nào về việc làm?

- Có các việc làm khác hay không?

- Đương sự đã từng có các loại kinh nghiệm khác về các công việctương tự không?

- Đâu là sự đền đáp họ được hưởng?

- Tình hình tài chính của đương sự ra sao?

- Công việc có đòi đương sự thay đổi chỗ ở không?

Thứ hai, một số nguyên nhân của hành vi có thể là ngẫu nhiên Ví dụ,một quyết định miễn cưỡng tham dự một sự kiện xã hội có thể là nguyênnhân làm người ta gặp được một đối tượng sẽ là người bạn đời tương lai củamình Jung gọi sự ngẫu nhiên có ý nghĩa này là tính đồng thời và ông tin nóđóng một vai trò quan trọng trong đời sống của đa số Bandura đồng ý vớiJung về tầm quan trọng của tính đồng thời bằng cách nói rằng: "Các cuộc gặp

gỡ tình cờ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng đời."Bandura đưa ra ví dụ sau đây:

Không hiếm trường hợp các sinh viên đại học quyết định thử làm một

đề tài quy định chỉ để khỏi phải đăng ký vào một khóa học đòi hỏi có thời biểu

bó buộc Trong khi làm đề tài hầu như tình cờ này, một số sinh viên gặp đượccác giáo sư sâu sắc có một ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn nghềnghiệp của các sinh viên ấy

Các hoàn cảnh ngẫu nhiên không vi phạm một sự phân tích tất định vềhành vi; chúng chỉ làm nó trở nên phức tạp hơn thôi Theo định nghĩa, cáchoàn cảnh ngẫu nhiên không thể tiên đoán được liên quan đến cuộc đời mộtngười, nhưng khi chúng xảy ra, chúng có liên quan nhân quả đến hành vi củamột người: ảnh hưởng ngẫu nhiên không có nghĩa là hành vi không bị tất

Trang 27

định Tính không thể tiên đoán của các yếu tố quyết định hành vi và của việcquyết định hành vi bởi bất cứ sự kiện nào xảy ra một cách tình cờ là nhữngchuyện khác nhau Các ảnh hưởng ngẫu nhiên có thể không tiên đoán đượcnhưng sau khi chúng xảy ra chúng trở thành các yếu tố hiển nhiên trong cácchuỗi nguyên nhân theo cùng một kiểu như các yếu tố đã sắp đặt khác.

Mục đích của các ví dụ trên đây nhằm chứng minh rằng nguyên nhâncủa hành vi con người ít khi đơn giản và các nhà tất định luận nhìn nhận điềunày Họ cho rằng chính sự phức tạp của các nguyên nhân của hành vi conngười có thể cắt nghĩa tại sao việc tiên đoán về các hành vi con người bắtbuộc phải là xác suất Tuy nhiên, họ tin rằng vì sự hiểu biết của chúng ta vềcác nguyên nhân hành vi luôn luôn gia tăng, nên sự chính xác của việc chúng

ta tiên đoán về hành vi con người cũng tăng

Điểm chung của mọi loại thuyết tất định luận sinh học, môi trường vàvăn hóa xã hội là ở chỗ các nhà tất định luận cho rằng các yếu tố quyết địnhhành vi đều có thể đo lường trực tiếp được Các gen, các kích thích của môitrường và các tập tục văn hóa đều có thể tiếp cận và định lượng được và vìthế chúng là các dạng tất định luận vật lý Tuy nhiên, một số nhà tâm lý khoahọc nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm nhận thức và cảm xúc trongviệc cắt nghĩa hành vi con người Theo họ, các yếu tố quyết định quan trọngnhất về hành vi con người là chủ quan và bao gồm các niềm tin, cảm xúc, ýtưởng, giá trị, và mục tiêu Các nhà tâm lý học này nhấn mạnh thuyết tất địnhluận tâm lý hơn là tất định luận vật lý Trong số các nhà tâm lý học giả thiết sựtất định tâm lý gồm có các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các sự kiệntinh thần mà chúng ta ý thức và các tác giả như Freud, nhấn mạnh tầm quantrọng của các sự kiện tinh thần mà chúng ta không ý thức

Các nhà tâm lý học, ngoài việc chấp nhận một kiểu tất định luận, cũngtìm kiếm các định luật chung, triển khai các lý thuyết và dùng quan sát thườngnghiệm như thẩm quyền cuối cùng của họ trong việc đánh giá các lý thuyết

ấy Tâm lý học như được thực hành bởi các nhà tâm lý học này, chắc chắn là

Trang 28

khoa học, nhưng không phải mọi nhà tâm lý học đều đồng ý với các giả định

và phương pháp của họ

Vô định luận

Trước hết, một số nhà tâm lý học tin rằng hành vi con người mang tínhtất định nhưng các nguyên nhân của hành vi thì không thể đo lường chính xácđược Với sự tin tưởng này, các nhà tâm lý học này chấp nhận nguyên tắckhông chắc chắn của Heisenberg Nhà vật lý học Đức Werner KarlHeisenberg (1901 - 1976) thấy rằng mọi hành vi quan sát một điện tử đều ảnhhưởng đến hoạt động của nó và tạo sự hoài nghi về giá trị của việc quan sátnày Heisenberg kết luận rằng không bao giờ có thể biết điều gì chắc chắntrong khoa học Chuyển sang địa hạt tâm lý học, nguyên tắc này nói rằng,mặc dù hành vi con người mang tính tất định, chúng ta không bao giờ có thểbiết dù là một số nguyên nhân của hành vi, bởi vì khi tìm cách quan sátchúng, chúng ta đã làm cho chúng thay đổi rồi Như thế, chính môi trường thínghiệm có thể là biến số gây lẫn lộn trong việc tìm kiếm các nguyên nhân củahành vi, con người Các nhà tâm lý học chấp nhận quan điểm này thì tin rằng

có các nguyên nhân chuyên biệt của hành vi nhưng chúng ta không thể biếtchính xác được Lập trường này được gọi là thuyết vô định luận Một ví dụkhác về thuyết vô định luận là kết luận của Immauel Kant (1724 - 1804) rằngtâm lý học không thể là một khoa học, bởi vì tinh thần không thể được sửdụng một cách khách quan để nghiên cứu về chính nó MacLeod tóm tắt lậptrường của Kant như sau:

Kant đã thách thức chính nền tảng của một khoa học tâm lý Nếu tâm lýhọc là học về "tinh thần" và nếu mọi quan sát và mọi diễn dịch là hoạt độngcủa một tinh thần âm thầm áp đặt các phạm trù của nó trên cái được quan sátthì làm thế nào một tinh thần có thể quay trở về chính nó và quan sát các hoạtđộng của chính nó khi tự chính bản chất của nó bị ép buộc quan sát bằng cácphạm trù của chính nó? Có nghĩa gì không khi bật đèn lên để xem bóng tốitrông giống thế nào?

Bất tất định luận

Trang 29

Một số nhà tâm lý học bác bỏ hoàn toàn khoa học như là một cách thế

để nghiên cứu con người Các nhà tâm lý học này thường làm việc trong cáckhuôn mẫu nhân văn hay hiện sinh, họ tin rằng các nguyên nhân quan trọngnhất của hành vi con người thì được thấy trong bản ngã, hay ego, hay tâmlinh của một người, và chúng là tự sinh Theo nhóm tác giả này, hành vi đượcchọn lựa một cách tự do chứ không bị quyết định bởi các nguyên nhân vật lýhay tâm lý Sự tin tưởng vào ý chí tự do đi ngược với giả thiết của tất địnhluận và vì thế các cố gắng của các nhà tâm lý học này mang tính chất phikhoa học Lập trường này được gọi là Bất tất định luận Với những ngườitheo thuyết tất định luận, vì cá nhân tự do chọn lựa đường lối hành động củamình, nên họ chịu trách nhiệm về các hành động ấy Khái niệm về tráchnhiệm cá nhân chỉ là một trong nhiều điểm bất đồng giữa nhà tâm lý học tấtđịnh luận và bất tất định luận

Chúng ta có coi tâm lý học là một khoa học hay không tùy theo chúng

ta nhấn mạnh vào khía cạnh nào của tâm lý học Một nhà tâm lý học và triếthọc khoa học rất đáng kính trả lời cho câu hỏi "Tâm lý học có phải là mộtkhoa học không?" bằng cách nhấn mạnh bản chất phi khoa học của tâm lýhọc:

Tôi đã từng bàn đến câu hỏi này suốt 40 năm, và trong 20 năm qua, tôiluôn luôn kiên định trong lập trường của mình rằng tâm lý học không phải mộtmôn học duy nhất hay nhất quán mà là một tập hợp các môn học rất đa dạng,một số ít có thể gọi là khoa học, nhưng phần lớn thì không (Koch, 1981, tr.268)

Không nên đánh giá tâm lý học một cách quá khắt khe bởi vì một sốkhía cạnh của nó không có tính khoa học và thậm chí phản khoa học Khoahọc như chúng ta biết bây giờ thì tương đối mới, trong khi nội dung của hầuhết các khoa học, nếu không nói là của tất cả đều rất cũ Như Popper đã nhậnxét, những cái bây giờ chúng ta nghiên cứu một cách khoa học, thì xưa kia đãtừng được nghiên cứu một cách triết học và thần học Trước tiên xuất hiệncác phạm trù mập mờ được tranh luận suốt nhiều thế kỷ một cách phi khoa

Trang 30

học Sự tranh luận này chuẩn bị các phạm trù tra cứu khác nhau cho việc

"fine tuning" mà khoa học cung cấp

Trong tâm lý học ngày nay, có sự tra cứu về mọi bình diện Một số kháiniệm có một di sản triết học lâu đời và sẵn sàng để được tra cứu một cáchkhoa học; số khác còn trong giai đoạn phát triển ban đầu và chưa sẵn sàng

để được nghiên cứu một cách khoa học; còn có một số khái niệm khác nữa,

do chính bản chất của chúng, có lẽ sẽ không bao giờ có thể tra cứu bằngkhoa học Tất cả các bình diện và các kiểu tra cứu này tỏ ra cần thiết cho sựphát triển tâm lý học, và tất cả đều hỗ trợ lẫn nhau Cũng thế, nhiều yếu tốchủ quan đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học, đưacông việc tra cứu khoa học và phi khoa học lại gần nhau hơn Thật vậy, mộtlãnh vực quan tâm được gọi là tâm lý học về khoa học đã mở ra (xemMaslow, 1966)

Hình 1.1 Các hình minh họa của Chisholm về các kiểu tương quan tinh thần - thể xác khác nhau Con chim vẽ bằng nét gián đoạn biểu thị tinh thần

và con chim vẽ bằng nét liên tục biểu thị thân xác

NHỮNG CÂU HỎI KHÁC TRONG TÂM LÝ HỌC

Nhiều câu hỏi mà tâm lý học ngày nay đang cố gắng trả lời cũng lànhững câu hỏi đã từng tìm cách trả lời ngay từ thời kỳ đầu Trong nhiềutrường hợp, chỉ có các phương pháp xử lý các câu hỏi dai dẳng này là thayđổi Trong đoạn này chúng ta sẽ duyệt lại các câu hỏi dai dẳng trong tâm lýhọc, và khi làm việc này, chúng ta sẽ lược qua phần lớn các vấn đề sẽ đượctrình bày trong sách này

Bản tính Con người là gì?

Có một lý thuyết về bản tính con người cố gắng xác định điều gì làđúng một cách phổ quát về con người Nghĩa là nó cố gắng xác định điều gìmọi người có từ lúc bẩm sinh Một câu hỏi đáng quan tâm ở đây là có baonhiêu phần di sản động vật nơi chúng ta còn lại trong bản tính con người? Ví

dụ, chúng ta có bản tính gây hấn không? Người theo thuyết Freud trả lời là

Trang 31

có Con người cơ bản có tính thiện và không bạo lực không? Những ngườithuộc trường phái nhân văn như Rogers và Maslow trả lời là có Hay bản tínhchúng ta không thiện cũng không ác, nhưng trung lập, theo các nhà chủtrương thuyết hành vi như Watson và Skinner? Các tác giả theo thuyết hành

vi cho rằng kinh nghiệm làm cho một người thành tốt hay xấu hay là bất cứhạng người nào Con người có ý chí tự do không? Có, theo các nhà tâm lýhọc hiện sinh; không, theo các nhà tâm lý học theo hướng khoa học Gắn liềnvới mỗi khuôn mẫu tâm lý học là một giả thiết về bản tính con người, và mỗigiả thiết đều có một lịch sử lâu đời Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ nêu lênnhững khái niệm về bản tính con người và các phương pháp luận mà chúngphát sinh

Tinh Thần tương quan thế nào với Thân Xác?

Câu hỏi liệu có một tinh thần không, và nếu có, thì nó liên hệ thế nàovới thân xác; là một câu hỏi đã có ngay từ khi có tâm lý học Mọi nhà tâm lýhọc đều phải đề cập đến câu hỏi này một cách minh nhiên hay ám thị Tronglịch sử, hầu như mọi lập trường có thể quan niệm được đều đã đưa ra sựtương quan tinh thần - thân xác Một số nhà tâm lý học cố gắng cắt nghĩa mọi

sự theo quan điểm vật lý; theo họ, ngay cả các sự kiện gọi là tinh thần cuốicùng cũng được cắt nghĩa bằng các định luật vật lý hay hóa học Các tác giảnày được gọi là các nhà duy vật luận vì họ tin rằng vật chất là thực tại duynhất và vì thế mọi sự trong vũ trụ kể cả hoạt động của các sinh vật, đều phảicắt nghĩa theo vật chất Họ cũng được gọi là các nhà nhất nguyên luận vì họ

cố gắng cắt nghĩa mọi sự theo một kiểu thực tại (đó là vật chất) Các nhà tâm

lý học khác thì theo thái cực khác và tuyên bố rằng mọi sự là tinh thần, và nóirằng cả cái được gọi là thế giới vật chất cũng là một sự sáng tạo của tinh thầncon người Các tác giả này được gọi là các nhà duy tâm luận, và họ cũng làcác nhà nhất nguyên luận vì họ cố gắng cắt nghĩa mọi sự theo ý thức haynhận thức của con người Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học chấp nhận sự tồntại của cả các sự kiện vật lý lẫn tinh thần và họ giả định rằng hai loại sự kiệnnày bị chi phối bởi hai nguyên lý khác nhau Lập trường này gọi là nhị nguyên

Trang 32

luận Người nhị nguyên luận tin rằng có các sự kiện vật lý và tinh thần Mộtkhi người ta giả thiết rằng có sự tồn tại của cả thế giới vật lý lẫn tinh thần, thìvấn đề phát sinh là hai sự kiện này tương quan với nhau thế nào Tất nhiênđối với nhà nhất nguyên, không có vấn đề tương quan tinh thần - thân xác.

Các kiểu của Nhị nguyên luận

Một kiểu nhị nguyên gọi là thuyết tương tác, cho rằng tinh thần và thânxác tương tác với nhau Nghĩa là, tinh thần ảnh hưởng trên thân xác, và thânxác ảnh hưởng trên tinh thần Theo quan niệm tương tác này, tinh thần cókhả năng khởi xướng hành vi Đây là lập trường của Descartes và là lậptrường của hầu hết các tác giả thuộc trường phái hiện - sinh - nhân văn Cácnhà tâm phân học, từ Freud cho tới nay, đều theo lập trường tương tác Theo

họ, nhiều bệnh thể lý đều là tâm sinh, nghĩa là có nguyên nhân là các sự kiệntinh thần như xung đột, lo âu, hay thất vọng

Một loại thuyết nhị nguyên khác cho rằng các kinh nghiệm thể lý tạo racác sự kiện tinh thần nhưng các sự kiện tinh thần không thể tạo ra hành vi.Lập trường này gọi là phụ tượng luận vì nó cho rằng các sự kiện tinh thần làcác sản phẩm phụ (epiphenomena) của kinh nghiệm thể xác và như thếchúng không ảnh hưởng nhân quả đến hành vi Một lập trường nhị nguyênluận khác nữa cho rằng một kinh nghiệm môi trường tạo ra các sự kiện tinhthần và các phản ứng thể xác đồng thời và hai loại sự kiện này hoàn toàn độclập với nhau Lập trường này gọi là tâm vật lý song hành luận

Một lập trường nhị nguyên luận khác nữa gọi là thuyết lưỡng diện, theo

đó một người không thể chia thành một tinh thần và một thân xác, nhưng làmột thể thống nhất có các kinh nghiệm đồng thời về sinh lý và tâm lý Giốngnhư "mặt phải" và "mặt trái" là hai mặt của một đồng tiền, các sự kiện tinhthần và sinh lý là hai mặt của một con người Tinh thần và thân xác khôngtương tác với nhau, và cũng không bao giờ có thể tách rời nhau Chúng chỉ làhai mặt của mỗi kinh nghiệm mà loài người chúng ta có Các nhà nhị nguyênkhác chủ trương có sự hòa hợp tiền định giữa các sự kiện thể xác và tâm lý.Nghĩa là, hai loại sự kiện thì khác nhau và biệt lập, nhưng được phối hợp bởi

Trang 33

một tác nhân bên ngoài nào đó - ví dụ, Thượng Đế Sau cùng, vào thế kỷ 17,Nicholas Malebranche (1638 - 1715) gợi ý rằng khi một ước muốn nảy ratrong trí khôn, Thượng Đế khiến cho thân xác hành động Tương tự, khi mộtđiều gì xảy ra trong thân xác, Thượng Đế tạo ra kinh nghiệm tinh thần tươngứng Lập trường của Malebranche gọi là ngẫu nhiên luận.

Tất cả các lập trường trên đây về vấn đề tinh thần - thân xác được trìnhbày trong lịch sử tâm lý học, vì vậy chúng ta sẽ gặp lại chúng trong sách này.Trong Hình 1.1 Chisholm tóm lược một cách kỳ lạ các lập trường được đềnghị về tương quan tinh thần - thân xác

Bẩm sinh luận đối lại với thuyết Duy nghiệm

Các thuộc tính của con người như trí thông minh được di truyền tớimức nào và được quyết định bởi kinh nghiệm tới mức nào? Bẩm sinh luậnnhấn mạnh vai trò di truyền trong việc cắt nghĩa của thuyết này về nguồn gốccủa các thuộc tính gán cho con người, trong khi duy nghiệm luận nhấn mạnhđến vai trò của kinh nghiệm Những tác giả coi hành vi con người dưới khíacạnh bản năng hay theo lập trường bản tính con người là tốt, xấu, sống thànhtập thể, đều thuộc về bẩm sinh luận Ngược lại, các nhà duy nghiệm cho rằngcon người tỏ ra như thế nào chủ yếu là do các kinh nghiệm của họ Rõ ràngvấn đề này vẫn chưa được giải quyết ngã ngũ Tranh luận giữa thuyết bẩmsinh và thuyết duy nghiệm có liên quan mật thiết với vấn đề về bản chất củabản tính con người Ví dụ, những ai nói rằng bản tính con người là gây hấnthì ngụ ý rằng con người bẩm sinh có tính gây hấn

Đa số nhà tâm lý học ngày nay nhìn nhận rằng hành vi con người chịuảnh hưởng bởi cả kinh nghiệm lẫn di truyền; điểm khác biệt giữa nhà bẩmsinh luận và nhà duy nghiệm, là họ nhấn mạnh vào vai trò của di truyền hayvai trò của kinh nghiệm

Thuyết Tự do đối lại với tất định Luận

Con người có ý chí tự do không? Nếu có, thì không thể có một khoahọc về hành vi con người, bởi vì như ta đã thấy, khoa học giả thiết sự tất

Trang 34

định Nghĩa là, nếu hành vi con người thay đổi tùy theo ý chí của một người,thì nó không thể là đối tượng tra cứu khoa học nữa Tuy các nhà tâm lý họchiện - sinh - nhân - văn theo lập trường này, còn đa số các nhà tâm lý họcchấp nhận một kiểu mẫu tất định khi nghiên cứu con người Nhưng nói rằnghành vi con người là tất định không có nghĩa nói rằng một sự kiện vật lý là tấtđịnh Cả khi một nhà tâm lý học chấp nhận rằng hành vi con người là tất định,thì vẫn còn câu hỏi "tất định bởi cái gì?" Như ta đã thấy, nhà tất định luận vật

lý tìm kiếm các nguyên nhân của hành vi trong sự kích thích từ môi trường,

cơ quan cảm giác, cơ cấu vận hành của não, các gen, hệ sinh hóa của cơthể, hay một sự phối hợp của các điều trên, cũng như trong các sự kiện vật lýkhác

Nhưng một số nhà tâm lý học khác thì tìm kiếm các nguyên nhân chínhcủa hành vi trong kinh nghiệm chủ quan của một người Theo các nhà tâm lýhọc này, các niềm tin, nhận thức, giá trị, thái độ hay các niềm mong đợi củamột người là các nguyên nhân chính của hành vi người ấy:

Các hoạt động tự sinh nằm ở tâm điểm của quy trình nhân quả… Khảnăng kiểm soát các quy trình tư tưởng, các động lực và hành động của mình

là một nét đặc trưng chuyên biệt của con người Vì các phán đoán và hànhđộng có tính tự quyết định một phần, nên người ta có thể tạo sự thay đổi nơibản thân họ và các hoàn cảnh của họ bằng các cố gắng của chính họ Mộtchức năng chính của tư tưởng là giúp con người tiên đoán được các sự việc

sẽ xảy ra và tạo ra được các phương tiện để kiểm soát những gì tác độngđến đời sống của họ (Bandura, 1989, tr 1175 - 1176) Không giống các sựkiện vật lý, các sự kiện tinh thần có thể xử lý theo ý muốn thành bất cứ kiểunào để tạo ra các ý tưởng và hành vi sáng tạo: "Nhờ khả năng xử lý các kýhiệu và đi vào tư duy phản tỉnh, con người có thể tạo ra các ý tưởng và cáchành động mới lạ vượt qua các kinh nghiệm quá khứ của họ" (Bandura, 1989,

tr 1182)

Tất định luận tâm lý gặp phải các vấn đề mà tất định luận vật lý khônggặp phải Vì các yếu tố nhận thức quyết định hành vi là tư riêng và không thể

Trang 35

đo lường trực tiếp được, nên theo các nhà tâm lý học này, có vẻ như hành vicủa một người không được quyết định bởi cùng một kiểu sự vật giống nhưnhà tất định luận vật lý giả thiết Ngược lại, có vẻ như phần lớn hành vi nằmdưới quyền kiểm soát của thực tại chủ quan của một người và vì vậy người

ấy tự định đoạt Nghĩa là, một người cân nhắc về phạm vi chất liệu nhận thức

có sẵn, chọn lựa từ đó, và rồi hành động theo sự chọn lựa của mình Hành vi

tự - điều - chỉnh - lấy - nó có phải là hành vi "tự do" hay không - nghĩa làkhông tất định - còn tùy theo người ta định nghĩa tự do thế nào Nhà tất địnhluận tâm lý lập luận rằng những người nhấn mạnh thực tại chủ quan chỉ đơnthuần chuyển đổi các nguyên nhân hành vi từ thực tại vật lý sang thực tại chủquan và vì vậy hành vi vẫn còn là tất định Cũng vậy, nhà tất định luận chủtrương rằng các kinh nghiệm chủ quan này được tạo ra bởi các kinh nghiệmkhác nhau mà một người đã từng có và vì thế tự chúng có thể là đối tượngnghiên cứu khoa học Nhà tất định luận tâm lý giả định rằng càng biết đượcnhiều về các niềm tin, giá trị, thái độ, sự mong đợi, v.v của một người, thìhành vi của người ấy sẽ càng tỏ ra hợp lý và dễ tiên đoán hơn Như thế theonhà tất định luận tâm lý, hành vi có thể là tự định đoạt nhưng vẫn không phải

là tự do: "Các ảnh hưởng tự sinh tác động một cách tất định trên hành vi cùngmột kiểu như các nguồn ảnh hưởng bên ngoài tác động." (Bandura, 1989, tr.1182)

Với đa số nhà tâm lý học ngày nay, tranh luận nằm ở vấn đề liệu cácnguyên nhân của hành vi con người là vật lý hay tâm lý hơn là ở vấn đề liệuhành vi con người là tất định hay tự do Tuy nhiên, một khi người ta đã chấpnhận rằng các nguyên nhân của hành vi con người là tâm lý hơn là vật lý, thìnhiệm vụ của nhà tâm lý học muốn tìm kiếm các nguyên nhân của hành vicon người trở nên phức tạp hơn Nó là một nhiệm vụ không giống với nhiệm

vụ của bất kỳ, một khoa học nào khác

Cơ giới luận đối lại Sinh lực luận

Một câu hỏi trường kỳ khác trong lịch sử tâm lý học là liệu hành vi conngười có hoàn toàn được cắt nghĩa bằng các định luật cơ giới hay không

Trang 36

Theo cơ giới luận, hành vi của mọi cơ thể sinh vật, kể cả con người, có thểđược cắt nghĩa cùng một cách như hành vi của bất kỳ bộ máy nào - nghĩa làdựa theo các bộ phận và các luật chi phối các bộ phận ấy Đối với nhà cơgiới, cắt nghĩa hành vi con người cũng giống như cắt nghĩa hoạt động củamột cái đồng hồ, chỉ trừ con người thì phức tạp hơn Theo sinh lực luận, sựsống không bao giờ có thể giản lược hoàn toàn vào các sự vật vật chất vàcác định luật cơ giới Các sinh vật có một lực sống vốn không có trong các đồvật vô tri giác Thời xưa, lực sống này được gọi là hồn, tinh thần, hay hơi thở

sự sống, và khi lực sống này rời khỏi thân xác thì có sự chết

Tranh luận giữa cơ giới luận và sinh lực luận từng được mô tả mộtcách sôi động trong lịch sử tâm lý học, và chúng ta sẽ gặp nó dưới nhữnghình thức khác nhau trong suốt cuốn sách này

Duy lý luận đối lại thuyết Bất - thuần - lý - luận

Các giải thích duy lý về hành vi con người thường nhấn mạnh tầm quantrọng của các quy trình tư tưởng thuận lý, hệ thống, và thông minh Có lẽ vìthế mà phần lớn các đóng góp to lớn cho toán học đã được thực hiện bởi cácnhà triết học theo truyền thống duy lý luận (ví dụ Descartes và Leibniz) Cácnhà duy lý luận thường tìm kiếm các nguyên lý trừu tượng chi phối các sựkiện trong thế giới thường nghiệm Đa số các nhà triết học Hy Lạp thời kỳ đầuđều là các nhà duy lý luận và một số còn đi tới chỗ đồng hóa sự khôn ngoanvới nhân đức Khi một người biết chân lý, Socrates nói, người ấy hành độngphù hợp với chân lý Vì vậy người khôn ngoan là người tốt Đam mê lớn nhấtđối với người Hy Lạp là đam mê hiểu biết Đương nhiên cũng có các đam mêkhác, nhưng chúng phải được lý trí kiểm soát Triết học và tâm lý học phươngTây phần lớn duy trì việc tôn thờ trí tuệ và coi nhẹ kinh nghiệm cảm xúc

Tuy nhiên, người ta không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau rằng trítuệ là hướng dẫn tốt nhất cho tư tưởng và hành vi con người Ở những thời

kỳ khác nhau trong lịch sử, tính cảm xúc của con người đã từng được đánhgiá cao hơn là trí tuệ Đó là trong thời Kitô giáo, thời Phục Hưng, và vào cácthời kỳ khác dưới ảnh hưởng của triết học và tâm lý học hiện sinh và nhân

Trang 37

văn Tất cả các quan điểm này đều nhấn mạnh tình cảm của con người hơn

là lý tính và vì vậy được gọi là các quan điểm bất - thuần - lý

Mọi giải thích về hành vi con người mà nhấn mạnh các yếu tố vô thứccũng thuộc quan điểm thuận lý Các lý thuyết tâm phân học của Freud vàJung, chẳng hạn, cũng biểu thị bất thuần lý luận vì chúng chủ trương rằng cácnguyên nhân đích thực của hành vi con người là vô thức và vì vậy không thểchứng minh bằng lý trí được

Sự căng thẳng giữa các khái niệm về con người nhấn mạnh vào trí tuệ(lý trí) và các khái niệm nhấn mạnh vào cảm xúc hay tinh thần vô thức (tinhthần) đã xuất hiện trong khắp lịch sử tâm lý học và vẫn còn bộc lộ trong tâm lýhọc hiện đại

Con người tương quan với động vật không mang tính người như thế nào?

Vấn đề chính ở đây là con người khác với các động vật về phẩm hay vềlượng? Nếu sự khác biệt là về lượng (khác biệt về mức độ), thì ít ra người ta

có thể học biết điều gì đó về con người bằng cách nghiên cứu về loài vật.Trường phái hành vi chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu về loài vật và chủtrương rằng hành vi của các sinh vật "hạ đẳng" và của con người bị chi phốibởi cùng các nguyên lý như nhau Vì vậy các kết quả nghiên cứu về loài vật

có thể áp dụng một cách tổng quát cho con người Đại biểu cho lập trườngngược lại là các nhà nhân văn và hiện sinh, các tác giả này tin rằng conngười là độc nhất vô nhị trong thế giới động vật và tất cả những điều quantrọng về con người thì không thể học biết được qua việc nghiên cứu loài vật

Họ nói con người là động vật duy nhất có tự do chọn lựa đường lối hành độngcủa mình và vì vậy chịu trách nhiệm đạo đức về hành vi của mình Do đóchúng ta có lý để phán đoán hành vi con người như là "tốt" hay "xấu" Cácphán đoán tương tự về hành vi của loài vật là vô nghĩa Nếu không có khảnăng lý lẽ và chọn lựa, thì không thể có cảm giác tội lỗi Đa số nhà tâm lý học

có thể được xếp ở giữa hai thái cực trên đây; những nhà tâm lý học này cho

Trang 38

rằng một số điều về con người có thể biết được nhờ nghiên cứu các loài vậtkhác và một số điều thì không thể được.

Nguồn gốc tri thức con người là gì?

Môn học về tri thức được gọi là tri thức luận hay nhận thức luận Nhà trithức luận hỏi các câu hỏi như "Chúng ta có thể biết được gì, đâu là nhữnggiới hạn của tri thức, và làm thế nào đạt được tri thức Tâm lý học luôn luôngắn liền với tri thức luận vì một trong các quan tâm lớn của tâm lý học là xácđịnh xem con người đạt được tri thức về mình và về thế giới như thế nào.Nhà duy nghiệm luận nhấn mạnh rằng mọi tri thức đều phát xuất từ kinhnghiệm cảm giác, phần nào giống như nó được ghi nhận và lưu trữ trong não.Nhà duy lý luận cũng nhất trí rằng thông tin của cảm giác thường là một bướcquan trọng đầu tiên để đạt tri thức, nhưng họ lập luận rằng sau đó trí khônphải tích cực biến đổi thông tin này một cách nào đó trước khi đạt đến trithức Nhiều nhà bẩm sinh luận cho rằng một số tri thức là bẩm sinh Plato vàDescartes, chẳng hạn, tin rằng nhiều ý tưởng là bẩm sinh trong trí khôn

Khi trả lời các câu hỏi tri thức luận, nhà duy nghiệm giả định một tríkhôn thụ động biểu thị các kinh nghiệm vật lý như là những hình ảnh, hồitưởng, và liên tưởng của tinh thần Nói khác đi trí khôn thụ động được nhìnnhư phản ánh trên bình diện tri thức điều đang xảy ra hay đã xảy ra trong thếgiới vật lý Các kinh nghiệm vật lý xảy ra một cách nhất quán theo một mẫuđặc thù nhất định sẽ được biểu thị trên bình diện tri thức theo mẫu ấy và sẽđược hồi tưởng lại theo mẫu ấy Nhưng nhà duy lý luận thì giả định có một tríkhôn chủ động, trí khôn này biến đổi các dữ liệu từ kinh nghiệm theo mộtcách quan trọng nào đó Trong khi trí khôn thụ động được nhìn như là biểu thịthực tại vật lý trí khôn chủ động được nhìn như một cơ chế vận hành nhờ đóthực tại vật lý được tổ chức, cân nhắc, lĩnh hội, hay đánh giá Đối với nhà duy

lý, trí khôn thêm vào một cái gì đó cho kinh nghiệm tinh thần mà không cótrong kinh nghiệm vật lý của chúng ta

Vì vậy theo nhà duy nghiệm luận, tri thức bao gồm việc mô tả chính xácthực tại vật lý như nó được biểu lộ bởi kinh nghiệm giác quan và ghi nhận

Trang 39

trong trí khôn Theo nhà duy lý luận, tri thức bao gồm các khái niệm vànguyên lý mà chỉ có thể đạt được bởi một trí khôn tư duy, chủ động Theo một

số nhà triết học theo bẩm sinh luận, ít ra một số tri thức được di truyền nhưmột thành phần tự nhiên của trí khôn Các lập trường duy nghiệm, duy lý, vàbẩm sinh, và các dạng kết hợp của chúng, đã luôn luôn là thành phần củatâm lý học; chúng vẫn còn tồn tại với chúng ta ngày nay, dưới dạng này haydạng khác Trong sách này, chúng ta sẽ thấy ba lập trường triết học quantrọng này đã được biểu hiện bằng những cách khác nhau trong suốt lịch sửtâm lý học

Thực tại Khách quan đối với Thực tại Chủ quan

Sự khác biệt giữa cái "thực sự" hiện diện một cách vật lý (thực tại vật lýhay khách quan) và cái mà chúng ta thực sự kinh nghiệm bằng trí khôn (thựctại chủ quan hay hiện tượng) đã từng là một đề tài tranh cãi ít là từ thời cácnhà triết học Hy Lạp đầu tiên Một số nhà triết học chấp nhận Duy thực luậnthô thiển, họ nói rằng điều chúng ta kinh nghiệm trong trí khôn thì chính xác làmột với điều đang hiện diện một cách vật lý Nhưng nhiều người khác nóirằng ít ra là có một cái gì đó bị mất đi khi chuyển từ kinh nghiệm vật lý sangkinh nghiệm hiện tượng Có thể có một sự không đồng đều giữa hai kiểu kinhnghiệm này nếu các cơ quan thụ cảm chỉ có thể phản ứng một phần nào vớicái hiện diện thể lý - ví dụ, với một số âm thanh hay màu sắc nào đó mà thôi.Cũng có thể có một sự không đồng đều nếu thông tin bị mất hay bị xuyên tạctrong khi nó được truyền từ các cơ quan thụ cảm lên não Cũng vậy, chínhnão có thể biến đổi các thông tin cảm giác, và như thế tạo ra một sự khác biệtgiữa thực tại vật lý và thực tại hiện tượng Câu hỏi quan trọng ở đây là, "Cho

sự kiện có một thế giới vật lý và một thế giới tâm lý, vậy hai thế giới nàytương quan với nhau thế nào?" Một câu hỏi khác có liên quan là, "Cho sựkiện là chúng ta không bao giờ có thể kinh nghiệm trực tiếp được điều gì khácngoài thực tại chủ quan của chính chúng ta, vậy làm thế nào chúng ta có thểbiết được điều gì về thế giới vật lý bên ngoài chúng ta?

Vấn đề về Bản Ngã

Trang 40

Các kinh nghiệm vật lý của chúng ta rất đa dạng, thế nhưng chúng takinh nghiệm được sự thống nhất giữa chúng Cũng vậy, chúng ta lớn lên,mập ra hay ốm đi, thay đổi chỗ ở, tồn tại vào các thời khác nhau, thế nhưngvới tất cả các sự thay đổi ấy và nhiều hơn nữa, các kinh nghiệm đời sốngchúng ta vẫn có sự liên tục Chúng ta nhận thức mình là cùng một người từlúc này sang lúc khác, từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khácmặc dù nơi chúng ta ít có điều gì còn giữ lại y nguyên như trước Câu hỏi là,

"Cái gì cắt nghĩa sự thống nhất và liên tục của kinh nghiệm chúng ta" Quacác thế kỷ, các thực thể như linh hồn, tinh thần, hay bản ngã đã được đề nghị

để cắt nghĩa cho sự thống nhất và liên tục này Trong thời gần đây, bản ngã

đã trở thành nhà tổ chức kinh nghiệm được đề nghị phổ biến nhất

Thường bản ngã được nhìn như là một sự tồn tại biệt lập và tự lập nhưđược ngụ ý trong câu, "Tôi tự nhủ mình" Ngoài việc tổ chức các kinh nghiệmcủa một người và cung cấp ý nghĩa về sự liên tục qua thời gian, bản ngãthường đã được gán cho các thuộc tính như là người kích thích và đánh giáhành động Như ta sẽ thấy, giả định một bản ngã với các khả năng tự lập tạo

ra một số vấn đề khiến tâm lý học đã phải tranh đấu suốt trong lịch sử và vẫncòn đang phải tranh đấu Hiển nhiên, dù là một bản ngã hay tinh thần tự lậpđược đề nghị như nhà tổ chức kinh nghiệm hay như chủ thể hành động,người ta đều phải đối diện với vấn đề tinh - thần - thân - xác

Như ta sẽ thấy trong cuốn sách này, các lập trường của các nhà tâm lýhọc về các vấn đề trên đây đã biểu thị cho một sự đa dạng trong các điều giảđịnh, các sự quan tâm, và các phương pháp luận, và điều này vẫn còn tiếptục như thế trong tâm lý học hiện đại

TÓM TẮT

Tâm lý học được định nghĩa tốt nhất dựa theo các hoạt động của cácnhà tâm lý học, và các hoạt động ấy đã thay đổi qua các thế kỷ Mặc dù tâm lýhọc đã tồn tại ít là từ khi xuất hiện nền văn minh, lịch sử tâm lý học của chúng

ta bắt đầu với các nhà triết học Hy Lạp thời kỳ đầu Phương pháp viết sách

Ngày đăng: 02/04/2017, 00:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w