Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các - Hai bộ phận: văn học dân gian Văn học viết.. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt độ
Trang 1-Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học ViệtNam.
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
- Phương tiện thực hiện: sử dụng sgk, sgv, bảng phụ để giảng phần II
- Cách thức: thực hiện dạy - học bài này theo phương pháp tích hợp và phương phápphân tích (để chứng minh các luận điểm)
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
I Ôn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh
III Bài mới.
1 Lời vào bài: ở THCS các em đã được học nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng của nềnvăn học VN từ xưa đến nay Lên THPT các em sẽ tiếp tục đào sâu phân tích ở tầmsâu rộng hơn Bài đầu tiên là bài văn học sử, bài này có vị trí và tầm quan trọng đặcbiệt Một mặt nó giúp các em có cái nhìn khái quát nhất, hệ thống hoá nhất về nềnvăn học nước ta từ xưa đến nay, mặt khác nó giúp cho các em ôn tập tất cả những
gì đã học ở THCS
2 Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các
- Hai bộ phận: văn học dân gian Văn học viết
1 Văn học dân gian
- Do người bình dân sáng tác và lưutruyền bằng hình thức truyền miệng
Trang 2Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu các
thời kỳ phát triển nền VHVN (Gv đưa ra
một số tác phẩm đã học ở THCS và yêu
cầu hs sắp xếp tương ứng với các giai
đoạn phát triển trong sgk.G)
Thao tác 1: Dựa vào sgk hãy nêu những ý
chính (tình hình xã hội và văn hoá )
- Do tầng lớp trí thức sáng tác, lưutruyền bằng hình thức chữ viết, mang dấu
ấn cá nhân
- Đến đầu thế kỉ XX gồm 2 thành phầnchủ yếu: văn học chữ Hán và văn học chữNôm
→ Hai bộ phận văn học dân gian và vănhọc viết phát triển song song và có ảnhhưởng qua lại sâu sắc
II Các thời kỳ phát triển của nền văn học.
1 Thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (văn học trung đại)
- Đất nước giành được độc lập
- Nền văn học phát triển dưới các triềuđại PK
+ Văn học dân gian và văn học viết cólúc hoà hợp (tkỉ X – XVT), Có Lúc đối lập
ở các xu hướng (tkỉ XVI – xix)
- Văn học chữ Nôm ngày càng pháttriển và có vị trí quan trọng
- Ảnh hưởng văn học và tư tưởngTrung Hoa – Bị chi phối bởi quan niệmthẫm mĩ chung thể hiện qua hệ thống thipháp tương ứng
2.Thời kỳ đầu thế kỉ XX đến CMTháng Tám 1945.
Trang 3Thao tác 2: Tình hình xã hội có gì đáng
lưu ý, văn học có điểm gì mới?
Thao tác 3: Dựa vào sgk hãy nêu ra
những nét chính về tình hình xã hội và văn
học nước ta trong giai đoạn này?
- Sự xâm lược của thực dân Pháp – xãhội VN thay đổi về mọi mặt
- Văn học diễn ra nhiều cuộc cách tân
về thể loại, hình thức, nội dung…
- Văn học VN bước vào thời kỳ hiệnđại → sáng tác, phê bình văn học trở thànhhoạt động chuyên nghiệp
3.Thời kỳ từ CMT8 đến hết thế kỷ XX.
a Từ CMT8 đến 1975.
- Văn học được đặt dưới sự lãnh đạocủa Đảng
- Hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc
đã chi phối đến văn học
Trang 4Ngày soạn: 26/8/2007
Tiết 2: ĐỌC VĂN
TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH
SỬ A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY-HỌC.
I Ổn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ.
Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của văn học VN? Mỗi giai đoạn nêu một vài tácgiả, tác phẩm tiêu biểu?
III Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu một
số nét đặc sắc của vhvn
Thao tác 1: Tâm hồn VN thể hiện ntn
trong văn học? Lý giải lý do vì sao lòng
yêu nước và tự hào dân tộc lại là một trong
những nét đặc sắc? Biểu hiện (tổ 1 trình
bày)
Thao tác 2: Dựa vào sgk ba tổ còn lại
trình bày và chứng minh qua một số thể
loại cho nét thứ hai Còn 2 nét còn lại
Thao tác 2: Cho hs làm bài tập 2, 3, 4
bằng hình thức bài tập nhanh - gv sửa
III Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học VN.
1.Văn học VN đã thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn Việt Nam.
2.Văn học VN tồn tại và phát triển với rất nhiều thể loại.
3 Văn học VN luôn tiếp thu mọi luồng văn hoá Đông - Tây nhưng có chọn lọc
và luôn giữ gìn bản sắc dân tộc.
4 Nền văn học VN có một sức sống dẻo dai và mãnh liệt.
IV.Củng cố, luyện tập.
1 Củng cố.
- Nền VHVN gắn bó chặt chẽ với vậnmệnh đất nước, vận mệnh nhân dân,thân phận con người
- Ngày càng được dân chủ hoá, hiệnđại hoá nhưng luôn giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hoá riêng
Trang 5Ngày soạn: 26/8/2007
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Hiểu khái quát về văn bản và đặc điểm của văn bản
- Vận dụng sự hiểu biết về văn bản vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn
B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học.
- Phương tiện: + sử dụng sgk, sgv
+ sử dụng bảng photo phát ngữ liệu cho hs
- Cách thức tiến hành:
Tiến hành dạy học theo phương pháp quy nạp
C Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I Ôn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ.
Hãy nêu các bộ phận hợp thành văn học VN mỗi bộ phận cho ba ví dụ?
Hãy trình bày một số nét đặc sắc truyền thống của VHVN Chứng minh
III Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái
quát về văn bản
Thao tác 1: Ba văn bản trên được tạo ra
trong loai hoạt động giao tiếp nào? Để đáp
ứng nhu cầu gì? Dung lượng ở mỗi văn
bản?
Thao tác 2: Từ việc tìm hiểu ba ví dụ trên,
em hãy rút ra khái niệm văn bản
Thao tác 3: Ba văn bản trên viết cho đối
tượng nào? viết về cái gì? nhằm mục đích
gì? phân tích sự lựa chon ngôn ngữ của
mỗi văn bản
I Khái quát về văn bản.
1 Khái niệm văn bản.
- Dung lượng:
+ Văn bản 1: 1 câu + Văn bản 2: 4 câu + Văn bản 3: nhiều câu
b Khái niệm
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giaotiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiềucâu, nhiều đoạn tạo thành
2 Những yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản.
a Tìm hiểu ngữ liệu.
- Văn bản 1:
Trang 6Thao tác 4: Từ việc phân tích các ví dụ
trên, hãy nêu các yếu tố chi phối quá trình
tạo lập văn bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc
điểm của văn bản
* Gv chỉ ghi tiêu đề sau khi tiến hành xong
thao tác 3
Thao tác 1: Theo các em ví dụ 4 có thể
xem là văn bản không? vì sao?
(Văn bản 4 không thể coi là văn bản vì đề
tài không thống nhất, mục đích không rõ
ràng)
Thao tác 2: Vấn đề trong ví dụ 1, 2, 3
được triển khai như thế nào?
(triển khai nhất quán và rõ ràng)
Thao tác 3: Sau khi phân tích 3 văn bản
hãy rút ra đặc điểm đầu tiên của văn bản
Thao tác 3: Trong các ví dụ 2, 3 nội dung
của văn bản triển khai ntn qua từng câu
từng đoạn? Đặc biệt văn bản 3 có kết cấu
như thế nào?
(Các câu trong ví dụ 2, 3 đều thể hiện nhất
+ Đối tượng: mọi người + Nội dung: ảnh hưởng của môi trườngsống đến con người
+ Mục đích: truyền đạt kinh nghiệmsống
a Các yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản.
- Đối tượng tiếp nhận văn bản
- Nội dung thông tin
- Thể thức cấu tạo và quy tắc ngônngữ được vận dụng trong văn bản
- Mục đích của văn bản
II Đặc điểm của văn bản.
1 Văn bản có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cản và mục đích.
2 Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức.
Trang 7
quán một chủ đề, các câu có quan hệ nghĩa
rõ ràng, liên kết chặt chẽ với nhau Văn
bản 3 có kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài,
IV Củng cố, luyện tập.
1 Củng cố.
- Nắm được khái niệm văn bản, các yếu tố chi phối quá trình tạo lập văn bản
- Hiểu và phân tích được các đặc điểm của văn bản
Trang 8B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy - học.
1 Phương tiện thực hiện: sgv, sgk, sbt và một số văn bản hs đã gặp ở THCS
2 Cách thức tiến hành: cho các em hoạt động nhóm để tiếp xúc với văn bản và trả lờicâu hỏi, kết hợp với ôn tập kiến thức cũ từ đó nắm được nội dung bài học
C Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I Ổn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ.
III Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv giúp hs ôn lại các đặc
điểm dã học ở THCS
Thao tác 1: em đã học các kiểu văn bản
nào? Đọc kĩ các đặc điểm của mỗi phương
thức biểu đạt – xác định ptbđ đó chủ yếu
dùng cho kiểu văn bản nào?
(Cho hs điền vào ô hoặc tham khảo bt 1, 2
trong sgk)
Hoạt động 2: Giúp hs thấy được sự đan
xen trong các ptbđ trong một văn bản qua
việc tìm hiểu mục 2/ sgk
(Chia lớp làm 4 nhóm, hai nhóm tìm hiểu
đoạn 1, hai nhóm tìm hiểu đoạn 2)
Thao tác 1: Các đoạn văn trên kết hợp các
ptbđ nào? ptbđ chính, vì sao?
I Ôn lại khái niệm và các phương thức biểu đạt.
- PTBĐ: Là cách thức phản ánh và tái hiệnđời sống của người viết, người nói, mỗiptbđ phù hợp với một mục đích, ý đồ phảnánh, tái hiện nhất định và được hiện thựchoá bởi một thao tác chính nào đó
- Có 6 kiểu văn bản được phân loại theoptbđ:
+ Văn bản tự sự + Văn bản miêu tả + Văn bản biểu cảm + Văn bản điều hành + Văn bản thuyết minh + Văn bản lập luận
II Tìm hiểu các ngữ liệu.
Đoạn 1: Ptbđ chính: tự sự
- Tự sự + miêu tả: làm phong phú,sinh động đối tượng, sự việc đượctrình bày
Đoạn văn 2: Ptbđ chính: Thuyết minh (giớithiệu cây sầu riêng và những đặc điểm củanó)
- Kết hợp miêu tả với biểu cảm
Trang 9Hoạt động 3: Giúp hs nhận diện các kiểu
văn bản qua việc tìm hiểu mục 3/ sgk 3 - Hai văn bản có điểm giống nhau và khác
Văn bản 2: không chỉ là chiếc bánh màcòn là hình ảnh người phụ nữ VN trong xãhội PK Chỉ điểm qua một số nét tiêu biểucủa sự vật nhân đó mà nói lên tình cảm củangười viết → VB biểu cảm + miêu tả
IV Củng cố
Gv có thể đưa thêm một số văn bản cho học sinh nhận diện
D Dặn dò.
- Nắm được đặc điểm của các kiểu vb để nhận diện và tạo lập được vb
- Soạn bài " Khái quát văn học dân gian Việt Nam".
Ngày soạn: 29/8/2007
Trang 10B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
I Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
II Cách thứ tiến hành: tổ chức dạy - học theo phương pháp quy nạp
C Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I Ổ n định lớp.
II Kiểm tra bài cũ.
Gv đưa văn bản và học sinh nhận diện bằng cách xác định ptbđ chính trong văn bản
III Bài mới.
Lời vào bài: nhà thơ NKĐiềm có viết: khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước cótrong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể…"Có lẽ đối với bất cứ ngườidân VN nào lớn lên cũng đều qua lời ru câu hát của bà Lời ca ấy, câu thơ ấy chính
là một trong những biểu hiện của vhdg, một bộ phận rất quan trọng trong nền vhdt
Để giúp các em hiểu hơn về bộ phận văn học này, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểubài" Khái quát vhdg VN"
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu vhdg
trong tiến trình vhdt
Thao tác 1: Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm
vhdg?
Thao tác 2: Vhdg còn có tên gọi là vh
bình dân, theo các em vì sao vhdg lại có
tên gọi như vậy?
Thao tác 3: Vì sao vhdg Việt Nam là văn
học của nhiều dân tộc?
Thao tác 4: Gv sử dụng bảng phụ để hs tự
rút ra các giá trị cơ bản của vhdg
- Những câu tục ngữ, ca dao trên cung cấp
cho em những tri thức gì?
- Những câu chuyện dân gian như Thánh
Gióng, Trầu cau, … để lại cho em những
I Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc.
2 Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc.
- Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗidân tộc có một nền văn học riêng
3 Một số giá trị cơ bản của vhdg Việt Nam.
- Cung cấp những tri thức về tự nhiên,
xã hội góp phần hình thành nhân cách conngười VN
- Bảo tồn và phát huy những truyền
Trang 11bài học g ì?
- Nhận xét về ngôn từ trong các câu ca
dao, tục ngữ?
Hoạt động 2: hướng dẫn hs tìm hiểu một
số đặc trưng cơ bản của vhdg
Thao tác 1: vhdg được sáng tác và lưu
truyền bằng hình thức nào?
Thao tác 2: vì sao phương thức truyền
miệng vẫn được duy trì ngay cả khi đã có
Thao tác 5: chính đặc trưng thứ nhất này
đã tạo nên đặc điểm gì nổi bật ở vhdg?
Thao tác 6: tìm một số tác phẩm vhdg có
tính dị bản
(gv dùng bảng phụ cho hs tiếp xúc với các
tác phẩm có tính dị bản)
Thao tác 6: Ngôn ngữ văn học dân gian
có gì khác với ngôn ngữ viết?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs tìm hiểu
- Phương thức truyền miệng của vhdg
do nhu cầu sáng tác và hưởng thụ văn họctrực tiếp
- Tạo nên hình thức diễn xướng
b Tính tập thể.
(sgk)
→ tạo nên hai đặc điểm nổi bật
* Về phương diện hình thức tồn tại.
- Tác phẩm vhdg thường có dị bản
* Về phương diện nội dung.
- Vhdg quan tâm tới những gì là chungcho cả cộng đồng người, là tiếng nói chungcủa cộng đồng
- Vhdg có những cốt truyện, nhân vật,tình tiết, hình ảnh… lặp di lặp lại
2 Về ngôn ngữ và nghệ thuật của vhdg
- Vhdg dùng ngôn ngữ nói làm phươngtiện sáng tác - giản dị và mang nhiều đặcđiểm của ngôn ngữ nói
- Cách nhận thức và phản ánh hiện thực
có nhiều điểm khác biệt với văn học viết:phản ánh hiện thực một cách kì ảo chỉ cótrong tưởng tượng
III Những thể loại chính của vhdg Việt Nam.
Trang 13PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
A Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Nắm được cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ
- Vận dụng sự hiểu biết nói trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn
B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
I Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án, ngữ liệu phát cho hs
II Cách thức thực hiện: sử dụng phương pháp phát vấn cùng phân tích
C Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I Ổn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ.
Phân tích một số đặc trưng cơ bản của vhdg?
III Bài mới.
Ở THCS các em đã được học rất kỹ về phân loại văn bản theo phương thứcbiểu đạt Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu việc phân loại văn bản theo một tiêu chí khác đó
là phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs phân loại văn
bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ
Thao tác 1: Phong cách chức năng ngôn
ngữ gồm những loại nào?
Thao tác 2: căn cứ vào tên gọi của mỗi
văn bản, hãy xác định văn bản được sử
dụng khi nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Thao tác 1: Gv hướng dẫn hs tìm ví dụ
trên sgk và trong thực tế
Thao tác 2: Gọi một hs lên bảng viết tờ
đơn, sau đó cho lớp nhận xét, sửa lỗi (nếu
II Luyện tập.
Bài 1: hs tự làm
Bài 2: hs làm, gv sửa lỗi
IV Củng cố, dặn dò.
- Nắm vững chức năng của từng loại văn bản
Trang 15LUYỆN TẬP VỀ CÁC KIỂU VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
B Phương tiện thực hiện và cách thức thực hiện.
I Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án
II Cách thức thực hiện: đi từ thực hành sau đó ôn lại kiến thức đã học
C.Tiến trình tổ chức dạy - học.
I Ổn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ.
Nêu các loại văn bản được phân loại theo phong cách chức năng ngôn ngữ? Hoàn cảnh
sử dụng, cho ví dụ
III Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1.
Thao tác 1: Gọi hs lên bảng làm (mỗi em
viết một đoạn)
Thao tác 2: Yêu cầu cả lớp nhận xét cách
viết của bạn
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập 2
Thao tác 1: Yêu cầu hs xác định ptbđ của
từng đoạn? giải thích
(cả lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung)
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập 3.
* Bài tập 1.
Yêu cầu hs viết dược một đoạn văn bản(có thể sưu tầm) chỉ ra các phương thứcbiểu đạt, ptbđ chính
* Bài tập 2.
Đoạn 1: thuyết minhĐoạn 2: nghị luậnĐoạn 3: miêu tảĐoạn 4: điều hànhĐoạn 5: biểu cảmĐoạn 6: tự sự
* Bài tập 3
Hs tự làm
D Dặn dò.
Nắm vững 6 kiểu văn bản theo phương thức biểu đạt
Soạn bài " Chiến thắng Mtao Mxây"
Ngày 3/9/2007
Tiết 9+ 10: Đọc văn
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
Trang 16(Trích sử thi" Đăm săn" )
tỏ tính lí tưởng và âm điệu hùng tráng của thi pháp thể loại sử thi anh hùng
B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
i Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án, tltk
II Cách thức tiến hành: tiến hành bằng phương pháp phát vấn, thảo luận
C Tiến trình tổ chức giờ dạy - học.
I Ổn định lớp
II Kiểm tra bài cũ.
III Bài mới.
Sử thi Đăm Săn là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên " người tathích nghe truyện Đăm săn, nghe mãi không thôi, nghe ba bốn bận vẫn không chán".Tác phẩm mang vẻ đẹp kì diệu một đi không trở lại.Ta sẽ cảm nhận điều này trong bàihọc hôm nay
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu
chung về sử thi và sử thi Đăm Săn
Thao tác 1: nhắc lại khái niệm sử thi, dựa
vào phần tiểu dẫn nêu những hiểu biết về
sử thi? (sử thi có mấy loại, nội dung phản
Thao tác 1: phân vai cho hs đọc chú ý đọc
đúng giọng điệu của sử thi
Thao tác 2: Đoạn trích có rất nhiều chi
tiết, em hãy tìm và tóm tắt các chi tiết ấy?
(Gv sử dụng bảng phụ để trình chiếu cho
các em)
Thao tác 3: xác định các nhân vật và sự
kiện? Vai trò của các nhân vật trong quá
trinh diễn biến của sử thi?
(Trình bày trên bảng phụT)
Thao tác 4: Hãy tìm những chi tiết so
I.Giới thiệu chung.
1 Khái quát về sử thi dân gian.
- Khái niệm: sgk
- Phân loại:
+ Sử thi anh hùng + Sử thi thần thoại
* Sử thi anh hùng:
Gồm 3 đề tài chính: hôn nhân, chiến tranh,lao động xây dựng
2 Sử thi Đăm Săn.
- Đề tài chiến tranh
Trang 17sánh tính cách và hành động của hai tù
trưởng trong trận đấu? Qua đó, nhận xét về
thái độ của hai tù trưởng?
Thao tác 5: theo em trận đấu diễn ra trong
mấy hiệp? Những biện pháp nghệ thuật
nào được sử dụng để khắc hoạ nhân vật?
Thao tác 6: Đăm Săn là người như thế
nào?
Thao tác 7: hình ảnh Đăm Săn trong lễ ăn
mừng hiến thắng được miêu tả ntn? Biện
pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
Thao tác 8: Cảnh ăn mừng chiến thắng
được miêu tả như thế nào? Thể hiện khát
vọng gì của người cổ đại?
Thao tác 9: Cách đối đáp của ĐS với dân
làng mtao mxây có gì đặc biệt? ý nghĩa
a Trong cuộc chiến:
Đăm Săn Mtao Mây
* Lúc thách đấu:
+ Thách thức + Ngạo nghễ, lo sợ,Quyết liệt, dứt khoát chần chừ
* Trong trận đấu:
- Hiệp 1:
+ Bình thản, mỉa mai + Múa trước thể
kẻ thù hiện sự kém cỏi nhưng vẫn huyên hoang
- Hiệp 2:
+ Múa sau thể hiện + Hoảng sợ, bỏ một sức mạnh phi thường chạy, chém trượt
- Hiệp 3:
+Thể hiện sự dũng + Chạy trốn, losợ
mãnh nhưng đâm khôngthủng
b Trong lễ ăn mừng chiến thắng.
- Là hình ảnh trung tâm của buổi lễ ănmừng
+ Hình thể và sức vóc được mọi người
ca tụng + Các tù trưởng đều đến chúc mừngchiến thắng
là tù trưởng của các tù trưởng
- Cảnh ăn mừng đông vui, náo nhiệt
= khát vọng của người cổ đại vềcuộc sống no đủ, xã hội thịnhvượng thống nhất
c.Đăm Săn thu phục dân làng Mtao Mxây.
Trang 18Thao tác 10: Em hiểu gì về quan niệm của
người cổ đại về chiến tranh?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết.
đối với người anh hùng cộng đồng
Mục đích của chiến tranh là thống nhất
và phát triển cộng đồng để có một cuộcsống giàu có, thịnh vượng
III Tổng kết.
1 Nội dung: nhân vật anh hùng là sự kết
tinh của ý chí, khát vọng, sức mạnh củacộng đồng người trong việc chinh phụcthiên nhiên, chiến đấu với kẻ thù để thốngnhất cộng đồng
1 Củng cố: Nắm dược những nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
2 Luyện tập 2: trả lời các câu hỏi 4 trong sgk, sbt
Trang 19- Nắm được khái niệm văn bản văn học và các đặc điểm của văn bản văn học về mặtngôn từ, hình tượng.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức trên để đọc – hiểu văn bản
B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành.
I Phương tiện thực hiện: sử dụng sgk, sgv, bảng phụ
II Cách thức tiến hành: tiến hành theo hình thức quy nạp trên cơ sở phân tích ngữliệu
C Tiến trình tổ chức giờ dạy – học
I Ổn định lớp
II Kiểm tra bài cũ.
Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích?
Những biện pháp nt được sử dụng trong sử thi? tác dụng của nó
III Bài mới.
Trong cuộc sống các em gặp rất nhiều văn bản nhưng văn bản làm rung động lòngngười và gợi những hình ảnh đẹp trong lòng người đọc thì chỉ có văn bản văn học Hômnay ta sẽ đi vào tìm hiểu loại văn bản này
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu khái niệm văn bản
Thao tác 1: gv nêu hai nhóm tác phẩm
văn học mà hs đã học để hs tìm hiểu vbvh
theo nghĩa rộng và hẹp
Thao tác 2: theo các em vì sao" chiếu dời
đô", " Đôn ki hô tê", " lão hạc" … là
những tác phẩm văn học?
Thao tác 3: so sánh sự khác nhau giữa hai
nhóm tpvh (nhân vật, người kể chuyện…)
- Gv giải thích vbvh theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc
điểm của văn bản văn học
Thao tác 1: gọi hs đọc bài ca dao trong
sgk và chỉ ngôn từ có gì đặc biệt? bài ca
dao thể hiện hình ảnh gì?
Thao tác 2: thử so sánh với cách nói
thông thường để thấy được vẻ đẹp của văn
bản? đem lại cho người đọc những rung
động gì?
Thao tác 3: rút ra những đặc trưng về
ngôn từ trong văn bản?
Thao tác 4: ngôn từ trong văn học khác
ngôn từ của báo chí như thế nào?
Thao tác 5: trong các tác phẩm "
DMPKK", "LHạc",…" có phải ngôn từ là
do các nhân vật tự viết ra không? nhân vật
I Khái niệm văn bản văn học.
Văn bản văn học được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa rộng: là tất cả các văn bản sửdụng ngôn từ một cách nghệ thuật
- Nghĩa hẹp: văn bản văn học gồmcác sáng tác có hình tượng nghệthuật được xây dựng bằng hư cấu
II Đặc điểm của văn bản văn học 1.Đặc điểm về ngôn từ.
a Tính nghệ thuật và thẩm mĩ.
- Tính nghệ thuật: sự sắp xếp các yếu tố
âm thanh, từ ngữ, câu theo một trật tự đặcbiệt nhiều khi khác thường – tính nghệthuật
- Vẻ đẹp, sức hấp dẫn của hình tượngtạo nên tính thẩm mĩ
b.Tính hình tượng.
Ngôn từ văn học có tính hình tượng do trítưởng tượng của nhà văn tạo raN - làm chovăn bản thoát li sự thực cụ thể để nói tới sựthực có tính khái quát
Trang 20trữ tình xưng tôi trong thơ có đồng nhất
với tác giả không?
Thao tác 6: rút ra tình hình tượng của
ngôn từ?
Thao tác 7: ngôn từ trong đoạn thơ của
bài " ta đi tới" có gì khác với ngôn ngữ
trong đời sống?
Thao tác 8: thế nào là tính đa nghĩa? Phân
tích những ví dụ cụ thể trong sgk?
Thao tác 9: đọc " truyện Kiều " ta gặp
nhiều chân dung, những chân dung đó do
đâu mà có (trong cuộc sống hay do câu
chữ hiện ra)
Thao tác 10: thông qua nhân vật Nhĩ
trong " Bến quê", NMC muốn nói điều gì?
hay điều mà người đọc đồng cảm với
NDuy trong" ánh trăng " là gì?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs làm bài tập
Thao tác 1: chia hs làm các nhóm lên
bảng làm bài tập 2- gv nhận xét và sửa
chữa
c.Tính biểu tượng và đa nghĩa.
- Biểu tượng: là những hình ảnh sinhđộng, cụ thể, gợi cảm nhưng mang ý nghĩaqui ước của nhà văn và người đọc
- Đa nghĩa: một từ trong văn bản nhưngđồng thời có nhiều nghĩa
2 Đặc điểm về hình tượng
a Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn từ gợi nên trong tâm trí người đọc.
b Hình tượng văn học là phương tiện giao tiếp đặc biệt
Hình tượng văn học là một thế giới biết nóithông qua hình tượng nhà văn truyền chongười đọc một cách nhìn, cách nghĩ cáchcảm về cuộc đời gợi lên một quan niệmsống
- Đọc – hiểu văn bản là thực hiện quátrình giao tiếp giữa người đọc và tác giả:Người đọc cần phải đọc ra các ý nghĩakhái quát do tác giả gửi gắm vào hìnhtượng
- Cảnh chiều tà đẹp và trong trẻo gợilên được cái tâm trạng lâng lâng, lưu luyếncủa con người khi hoà vào trong cái giăngmắc của buổi chiều - tính thẩm mĩ
b Tác giả đưa ra một bức tranh tương phản
- Cảnh ngày hè oi ả, nắng chang chang
>< hình ảnh ông Hai đi nghênh ngang giữađường vắng, vui vẻ - nghệ thuật miêu tả.Qua hình ảnh tương phản, hình tượng
Trang 21người nông dân hiện lên với phẩm chấtyêu làng xóm quê hương mình, yêu đấtnước – tính thẩm mĩ.
- Hiểu về đặc điểm ý nghĩa của văn bản văn học và cá tính sáng tạo của nhà văn
- Biết vận dụng kiến thức trên để đọc -hiểu văn bản văn học
Trang 22B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1- Phương tiện thực hiện:SGK, SGV, Thiết kế bài học
Một số văn bản dùng làm ví dụ minh hoạ
2- Cách thức tiến hành: Kết hợp phương pháp diễn giải của GV với vấn đáp, thảoluận nhóm
C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY- HỌC
I Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Tính cánh nổi bật của hai nhân vật P và U qua đoạn trích / Vì sao những phẩmchất ấy lại được ngợi ca trông thời đại Hômerơ?
- Những đặc điểm của nghệ thuật sử thi?
III.Bài mới:
Lời chào bài: GV nêu lại các đặc điểm của văn bản văn học đã học ở tiết trước và
giới thiệu nội dung của tiết học này
Hoạt động 1:- GV hướng dẫn HS tìm hiểu
đặc điểm về ý nghĩa của văn bản văn học
TT1- GV giải thích khái niệm: Nội dung và
ý nghĩa của văn bản văn học(ý nghĩa của
hình tưởng ý nghĩa của văn bản ý)
TT2- GV ghi câu thơ của ND lên bảng và
hỏi HS:- có phải câu thơ chỉ thông báo về
mùa xuân? HS trao đổi về cảm nhận của nhà
thơ ND và đi đến kết luận: ý nghĩa của hình
tượng là những gì nó gợi lên cho người đọc
ý nghĩa đó từ đâu mà có? ý nghĩa thực sự của
văn bản?
TT3: ý nghĩa của văn bản thể hiện qua
những yếu tố nào?
TT4: Em hãy xác định đề tài của sử thi anh
hùng? đề tài của sử thi Đăm Săn? chủ đề của
- Hãy rút ra các lớp ý nghĩa của văn bản?
TT6: Trong vhdg có cá tính sáng tạo của nhà
văn không? những tác gia nào em đã học có
dấu ấn cá nhân?
TT7: Hãy phân tích sự sáng tạo của Nduy
II/ Đặc điểm của văn bản văn học: 3/ Đặc điểm về ý nghĩa:
-Ý nghĩa của văn bản chính là ý nghĩa của
hiện tượng đời sống được nhà văn nắm bắt
và gợi lên qua hình tượng
- Ý nghĩa của văn bản thể hiện qua nhânvật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, sự sắp xếp,kết cấu và cách sử dụng ngôn từ
- Các lớp ý nghĩa của văn bản văn học: + Đề tài: hiện tượng, phạm vi đời sốngđược thể hiện trong văn bản văn học (viếtcái gì?)
+ Chủ đề: vấn đề cơ bản được thể hiệnxuyên suốt trong vbvh
+ Các lớp ý nghĩa khác:
* Cảm hứng
* Tính chất thẫm mĩ
* Triết lí nhân sinh
4 Đặc điểm của văn bản về cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Văn bản văn học do người viết sáng tạonên nó mang dấu ấn của người viết
Trang 23trong bài thơ " ánh trăng"?
- Cá tính sáng tạo của nhà văn có vai trò
Bài tập 2: Các lớp ý nghĩa trong bài thơ:
- Đề tài: một nét đẹp văn hoá đã mất
- Chủ đề: sự thay đổi của những giá trịvăn hoá
- Cảm hứng: sự nuối tiếc vẻ đẹp củamột thời
- Tình cảm thẩm mĩ: vẻ đẹp của mộtthời và nỗi buồn trước sự mất mát
- Triết lí nhân sinh: số phận con người
và văn hoá trong sự thay đổi của xã hội
Trang 24B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành
I Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án
II Cách thức tiến hành: hs làm bài viết trên lớp, trên cơ sở ôn tập những kiến thức
đã học để vận dụng sáng tạo vào bài viết
* Đề: hãy hoá thân vào một nhân vật trong đoạn trích" Chiến thắng MtaoMxây" kể lại đoạn trích trên
* Đáp án:
Một số định hướng:
- Phải chọn vai rồi xác định ngôi kể phù hợp
- Phải kể đầy đủ các chi tiết quan trọng không nên dông dài và cũng không đểthiếu
- Đặc biệt chú ý những đoạn đối thoại sao cho phù hợp với vai kể
- Trong khi kể phải chú ý cản xúc của nhân vật
• Biểu điểm:
- Điểm 9-10: kể đầy đủ các chi tiết quan trọng, chọn ngôi kể phù hợp thể hiệnđược cảm xúc nhân vật, diễn đạt trôi chảy, lời văn mượt mà không mắc lỗi diễnđạt
- điểm 7-8: kể đầy đủ các chi tiết, chọn ngôi kể phù hợp, thể hiện cảm xúc nhânvật, mắc một số lỗi diễn đạt nhẹ không sai lỗi chính tả
- Điểm 5-6: kể đày đủ các chi tiết, chọn được ngôi kể, diễn đạt tương đối trôichảy
- Điểm 3-4: nắm được một số chi tiết quan trọng, không mắc lỗi diễn đạt nặng
- Điểm 1-2: chưa nắm được các chi tiết quan trọng, kể lan man dông dài, lỗi diễnđạt nặng
Trang 25- Thấy được nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính, lối miêu tả tâm lí, tính cách nhân vậttrong đoạn trích
- Cảm nhận được cách tả tỉ mĩ, cách so sánh giàu hình ảnh, cách sử dụng tính ngữphong phú và đối thoại bằng những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh
B Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành
- Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, giáo án tltk
- Cách thức tiến hành: sử dụng phương pháp gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm kếthợp với thuyết giảng
C Tiến trình tổ chức giờ dạy - học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu về
Thao tác 1: Phân vai cho hs đọc, đọc
đúng, diễn cảm và thể hiện được tâm trạng
các nhân vật
Thao tác 2: trong đoạn trích này,
Hô-me-rơ đã đặt hai nhân vật Uy -lit-xơ và Pê
-nê-I.Giới thiệu chung.
1 Tác giả Hô-me-rơ.
- Nhà thơ Hi Lạp sống vào khoảng thế kỉ
IX, X trước CN
- Sinh ở đất Iôni, ven biển Tiểu á
- Là tác giả của hai sử thi vĩ đại:
+ Sử thi Iliát: bài ca chiến trận, ngợi cangười anh hùng Asin với sức mạnh phithường về thể chất
+ Sử thi Ôđixê
2.Giới thiệu sử thi Ô-đi-xê.
- Đề tài: hành trình lưu lạc và trở về của
Trang 26nốp vào hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
Thao tác 3: Trước sự tác động của nhũ
mẫu Ơ-ri-clê tâm trạng của Pê-nê-lốp diễn
biến như thế nào? ( tìm những chi tiết thể
hiện điều đó )
- Ban đầu như thế nào?
- Khi nghe rõ nhũ mẫu đưa ra chứng
cứ thì ntn?
Thao tác 4: Trước lời trác cứ của
Tê-lê-mác tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?
Thao tác 5: Qua việc phân tích nhân vật
Pê-nê-lốp trước sự tác động của con trai và
nhũ mẫu, em có nhận xét gì về nhân vật
này?
Thao tác 6: giải thích lí do vì sao tác giả
lại xây dựng nhân vật Pê-nê-lốp thận trọng
như vậy?
Thao tác 7: lời nói của U và P có phải
hướng đến con trai hay không? theo em vì
sao U lại mỉm cười?
Thao tác 8: hình ảnh chiếc giường có vị
trí rất quan trọng trong cuộc đấu trí này,
hãy tìm những chi tiết miêu tả chiếc
giường, vì sao tác giả lại miêu tả tỉ mỉ, cụ
thể như vậy?
Thao tác 9: trong cuộc đối đầu này ai là
người chiến thắng? nhận xét tính cách của
hai nhân vật?
Thao tác 10: tâm trạng của P trong cảnh
sum họp? tác giả dùng biện pháp nghệ
thuật gì để thể hiện điều đó? tác dụng?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs tổng kết về
nội dung và nghệ thuật
tạo tình thế bi kịch → hấp dẫn người đọc,bộc lộ rõ tính cách nhân vật
a Nhân vật Pê -nê-lốp.
* Trước sự tác động của nhũ mẫu
- Ban đầu: đã ghìm lòng mình và cả niềmvui của nhũ mẫu, nảy sinh hai điều nghihoặc lớn: + một mình Uy –lít-xơ không thểgiết chết 108 tên cầu hôn
+ Uy-lít-xơ đã chết
→không tin điều nhũ mẫu nói
- Có phần phân vân biểu lộ trong cử chỉ,lời nói, sự lúng túng trong cách ứngxử→nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vậttrong sử thi của Hô-me-rơ → khi sắp gặpmặt U thì rất hoang mang, xúc động
* Trước sự tác động của Tê-lê-mác.
- Phân vân cao độ và xúc động dữ dội
* Trong cuộc đấu trí với Uy-lít –xơ.
- Cả hai đều thông qua cậu con trai để nóivới nhau → Pê-nê-lốp muốn thử thách U
- U mỉm cười thể hiện sự chấp nhận thửthách và tự tin ở mình
- Miêu tả tỉ mỉ chiếc giường→nhắc lạitình yêu vợ chồng chung thuỷ, sắt son củaU
→giải mã dấu hiệu riêng của hai người
* P dùng sự khôn khéo, thông minh để xácminh sự thật, U dùng trí tuệ nhạy bén đểhiểu và đáp ứng thử thách
* Trong cảnh sum họp
- Xúc động mãnh liệt, người vợ thuỷchung tràn trề hạnh phúc
Trang 27- U ôm vợ bật khóc →trái tim đa cảm.
- Sử dụng biện pháp so sánh mở rộng →tâm trạng của P
III Tổng kết.
1 Nội dung: Ca ngợi, khẳng định sức
mạnh của trí tuệ và tâm hồn con người,ngợi ca tình cảm thuỷ chung son sắt của vợchồng, tình yêu quê hương
2 Nghệ thuật: cách miêu tả chi tiết, cụ
thể tỉ mỉ, lối so sánh mở rộng độc đáo→lối " trì hoãn sử thi"
Trang 28- Biết vận dụng kiến thức đã học về nục đích, yêu cầu của kiểu văn bản và phươngthức biểu đạt vào việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn theo các yêu cầu khácnhau.
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
- Phương tiện: sử dụng sgk, sgv, giáo án
- Cách thức tiến hành; làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY- HỌC.
I Ổn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ: trình đặc điểm về ý nghĩa của văn bản văn học? ví dụ.
III Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hưóng dẫn hs tìm hiểu phân
tích đề
Thao tác 1: gọi hs đọc và cho biết 3 văn
bản trên có gì giống nhau?
Thao tác 2: yêu cầu về kiểu văn bản ở
mỗi đề có gì khác nhau?
Hoạt động 2: chia lớp lamg 3 nhóm tiến
hành luyện tập lập ý: nhóm 1- đề 1, nhóm
2- đề 2, nhóm 3- đề 3 ( lập ý theo 3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài chỉ nêu các ý
lớn).Gv nhận xét, sửa lỗi nếu có
I.Tìm hiểu, phân tích đề
* Giống nhau: cùng viết về một đề tài "
con chim vàng anh bị nhốt trong lồng"
* Khác nhau:
- Đề 1: văn tự sự, yêu cầu người viếtnhập vai, kể chuyện có sáng tạo ( điểmnhìn bên trong - chủ quan)
- Đề 2: văn miêu tả, yêu cầu miêu tả conchim vàng anh ( điểm nhìn bên ngoài mangtính khách quan)
- Đề 3: văn biểu cảm, yêu cầu phát biểucảm nghĩ khi nhận thấy chim vàng anh bịnhốt
II Thực hành lập dàn ý và viết đoạn văn.
Trang 29- Nắm được cốt truyện Ramayana,vị trí và ý nghĩa đoạn trích.
- Hiểu được ý thức và hành động của Rama và Xita trong việc bảo vệ danh dự
- Nắm được nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật qua đoạn trích
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.
I Phương tiện: sgk,sgv, giáo án, tài liệu tham khảo
II Cách thức tiến hành: sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đi theo lối quy nạp
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY- HỌC
I Ổn định lớp.
II Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài tập về nhà của hs.
III Bài mới.
Đất nước Ấn Độ với bao biều bí ẩn đã thu hút sự quan tâm của mọi người trên thế giới
và một trong những yếu tố làm nên sự kì bí đó là hai bộ sử thi Ramayana vàMahabharata Hôm nay ta đi vào tìm hiểu điều kì bí đó qua bộ sử thi Ramayana
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu về
tác giả và tác phẩm
Thao tác 1: Dựa vào phần tiểu dẫn và tri
thức đọc hiểu hãy nêu những hiểu biết của
em về tác giả và bộ sử thi này
Thao tác 2: Gv tóm tắt sử thi
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc- hiểu
đoạn trích
Gv có thể phân vai cho hs đọc đoạn trích
Thao tác 1: Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau
trong hoàn cảnh như thế nào? nhận xét
Thao tác 2: tìm những chi tiết thể hiện
I.Giới thiệu chung.
1 Tác giả:
- Van-mi-ki, theo truyền thuyết:
+ Sống vào thế kỉ III TCN + Thuộc đẳng cấp Balamôn + Bị cha mẹ ruồng bỏ sau tu luyệnthành đạo sĩ
+ Là người thông minh có trí nhớ kì lạ
2 Đặc trưng của sử thi Ấn Độ
- Tính quy mô đồ sộ
- Tính giáo huấn đậm đà
- Tính xung đột gay gắt về đạo lý
- Tính đa dạng của hệ thống nhân vật
3.Sử thi Ramayana:
- Là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của
Ấn Độ
- Đựoc người Ấn Độ xem như Kinh thánh
- Có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới đặcbiệt là ở ĐNA
- Gặp nhau trong không gian cộng đồng
→đặt nhân vật vào sự lựa chọn và chịunhiều áp lực → sự sắp xếp của Ra-manhằm công khai và hợp thức hoá lời buộctội của Ra-ma →phiên toà xét xử vợ mình
2 Nhân vật Ra-ma.
Trang 30tâm trạng của Ra-ma? vì sao Ra-ma lại cứu
ta rồi kết tội nàng? Ra-ma buộc tội
Xi-ta với tư cách nào?
Thao tác 3: em có nhận xét gì về những
lời buộc tội của Ra-ma?
Thao tác 4: tâm trạng của Ra-ma khi
ruồng bỏ Xi-ta?
- Khi Xi-ta bước vào lửa tâm trạng của
Ra-ma như thế nào?( cho hs thảo luận, Ra-Ra-ma
sẽ ra sao nếu như Xi-ta chết trong lửa)
- Trong Ra-ma nảy sinh mâu thuẫn gì?
Thao tác 5: từ những diễn biến tâm trạng
của Ra-ma, em có nhận xét gì về tính cách
của nhân vật này?
Thao tác 6: hãy hình dung tâm trạng của
Xi-ta khi gặp lại Ra-ma?
- Tâm trạng của Xi-ta khi nghe những lời
buộc tội của Ra-ma? ( tìm những chi tiết
NTthể hiện điều đó)
- Trong hoàn cảnh đó Xi-ta đã bênh vực
mình như thế nào?
Thao tác 6: lí giải hành động nhảy vào lửa
của Xi-ta? ý nghĩa?
- Cứu Xi-ta vì danh dự, bổn phận và uy tíncủa bản thân và dòng họ
- Sự ghen tuông của một người chồng
- Ruồng bỏ và buộc tội Xi-ta cũng vì danh
dự, một đức vua xuất thân cao quý→khuôn mẫu của xã hội
→ lời nói vừa lạnh lùng tàn nhẫn vừa oainghiêm nhưng ẩn giấu một nỗi xót xa ghêgớm
- Đau như cắt, cố kìm nén để nói nhữnglời tàn nhẫn xúc phạm Xi-ta
- Không ngăn cản, câm lặng như thầnchết →lo lắng, sợ hãi đến tê dại
( Hết tiết 1)
→ tình yêu >< danh dự và bổn phận
→ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.Tuy xuất thân thần thánh và là bậc quânvương nhưng vẫn là con người trần tục:yêu hết mình- ghen cực độ, oai phong lẫmliệt - nhỏ nhen, ích kỉ, cương quyết, rắnrỏi- mềm yếu.→cái xấu, cái tốt luôn tươngphản trong chàng
3.Hình tượng nhân vật Xi-ta.
- Bất ngờ, kinh ngạc và bang hoàng→đau đớn, tủi hổ, uất ức
- Dùng lời lẽ nhẹ nhàng để đối đáp vớiRa-ma →thanh minh cho mình
+ Khẳng định nhân cách và phẩm giácủa mình
+ Đánh giá lời buộc tội của Ra-ma là vôcăn cứ
+ Khẳng định lòng thuỷ chung củamình đối với Ra-ma
- Tự nguyện nhảy vào lửa để bảo vệ danh
dự và tấm lòng trong sạch của mình→caocả
→là cách duy nhất để bảo vệ danh dự củamình→mang tính chất bi hùng, xungđộtgia đình cũng khốc liệt
→thể hiện rõ đặc trưng của sử thi: tínhcách nhân vật đều mạnh mẽ, dứt khoát
Trang 31Thao tác 7: Xi- ta được thần lửa che chở
thể hiện khát vọng gì của người cổ đại?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết.
- Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật
→ Là một phụ nữ thuỷ chung, kiên trinh,bất khuất→phụ nữ lí tưởng, hoàng hậumẫu mực
→ khát vọng về một gia đình hạnh phúc vàtình yêu chung thuỷ
III Tổng kết.
1 Nội dung: Ra-ma và Xi-ta là những
con người lý tưởng của xã hội
2 Nghệ thuật: nghệ thuật thể hiện tâm
lý, tính cách nhân vật đặc sắc của sử thi
Trang 32- Hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiệnsinh động qua các tình tiết của truyền thuyết.
- Nhận biết được đặc trưng phản ánh lịch sử trong thể loại truyền thuyết
B PHƯƠNG TIỆN THỰC VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án
- Cách thức thực hiện: sử dụng kết hợp các phương pháp như phát vấn, gợi mở theohướng quy nạp
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY - HỌC
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Những phẩm chất được đề cao hai nhân vật R và X? Đặc trưng của sử thi Ấn Độ?
- Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của sử thi Ramayana?
3- Bài mới:
Lời vào bài : Lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc để lại cho chúng ta những bài
học vô giá Những bài học ấy càng trở nên thấm thía khi được đánh giá theo quan điểmcủa nhân dân TT ADV – MCTT sẽ cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc và đầy cảmthông đối với lịch sử của ông cha mình
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: - Giáo viên hướng dẫn HS
tìm hiểu chung về thể loại truyền thuyến và
TT An Dương Vương – Mị Châu Trọng
Thuỷ
TT1: Hs đọc tiểu dẫn + Tri thức Đọc hiểu
-Chỉ ra đặc trưng của thể loại truyền thuyết
Hoạt động 2: - Hướng dẫn HS tìm hiểu giá
trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
TT1- Xác định bố cục của truyền thuyết.
Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
TT2- GV gợi ý, hướng dẫn để HS tự tìm
hiểu vai trò của ADV trong việc dựng nước
và giữ nước:
- GV nói về vai trò của ADV trong việc
dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh xyống vùng
đồng bằng Cổ Loa → Phát triển sản xuất,
mở rộng lưu thông
- Tìm chi tiết chứng tỏ vai trò của ADV
trong công cuộc giữ nước? Những nổ lực
của ADV khẳng định điều gì? Có thể liên
hệ đến thời đại hôm nay của chúng ta?
(Thời bình – Ý thức quốc phòng)
- Những sự kiện lịch sử đó được thể hiện
bằng những chi tiết kì ảo Mục đích của
I Giới thiệu:
1/ Thể loại truyền thuyết: SGK
2/ Truyền thuyết ADV – MC - TT
- Cụm di tích Cổ Loa→ truyền thuyếtADV và MC – TT ra đời
1 Vai trò của ADV trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Xây thành cao, hào sâu
- Chế tạo vũ khí lợi hại
→ Tinh thần cảnh giác, quyết tâm chốnggiặc của vua tôi Âu Lạc
Trang 33nhân dân ta là gì?
- Kết quả của việc làm đó? Càng khẳng
định điều gì?
- Phần 1 có ý nghĩa như thế nào? Thái độ
của nhân dân đối với những hành động lịch
sử đó?
TT3- Tìm hiểu bi kịch mất nước, tập trung
lí giải tình cảm và nhận thức lịch sử của
nhân dân:
- Tìm và phân tích các tình tiết truyện dẫn
đến bi kịch mất nước và lí giải nguyên nhân
của nó
- Theo sự lí giải của nhân dân, nguyên
nhân bi kịch mất nước của Âu Lạc thuộc về
ai và bài học rút ra là gì? (Ngủ quên trong
chiến thắng)
- Chi tiết nào thể hiện tấm bi kịch đau xót:
nước mắt nhà tan?
- Lời kết tội của thần Rùa có nghiêm khắc
quá không? Là lời của ai? Có tác động như
thế nào đối với ADV? Bài học nào được
nêu lên trong đó?
- Cho HS thảo luận: Lấy chữ Tòng theo
quan niệm phong kiến để bào chữa cho MC
liệu có được không?
- Hành động chém MC của ADV có ý
nghĩa gì? (HS có thể thảo luận) ADV nhân
danh ai? (Cái giá quá đắt) Hành động
mang tính quyết liệt ấy cho ta suy nghĩ gì
về chiến tranh?
- Những chi tiết kì ảo cũng cho thấy cách
giải quyết của nhân dân Ý nghĩa của nó?
* Chi tiết kì ảo: Cụ già, thần Rùa vàng
→ thái độ trọng hiền tài của ADV
→ tính chất chính nghĩa: việc làm củaADV được lòng dân, hợp ý trời
* Kết quả: Triệu Đà thua xin hoà → tài
quân sự của ADV và tướng lĩnh
→ Bài học giữ nước, khẳng định vai tròcủa ADV, thái độ ca ngợi của nhân dân đốivới những hành động có ý nghĩa lịch sử
- ADV điềm nhiên đánh cờ khi quân giặc
đã tiến đến sát chân thành → chủ quankhinh địch
→ Thái độ chủ quan mất cảnh giác của chacon ADV đã trực tiếp làm tiêu vong sựnghiệp → Bài học cay đắng về thái độ mấtcảnh giác đối với kẻ thù
(Hết tiết 1)
* Bi kịch nước mất nhà tan.
- Lời kết tội của Rùa vàng
+ Lời kết tội của công lí của nhân dân
về hành động vô tình phản quốc của MC + Khiến ADV tỉnh ngộ, nhận ra bi kịchcủa mình
+ Bài học đắt giá về mối quan hệ: cánhân – cộng đồng
- Hành động của ADV: chém MC + Hành động quyết liệt, dứt khoát →ADV đứng về phía công lí, quyền lợi dântộc để xử án MC
+ Sự tỉnh ngộ muộn màng đối với lỗilầm của nhà vua
+ Tính chất quyết liệt, tàn khốc củachiến tranh
- Cách giải quyết của nhân dân
+ ADV theo Rùa vàng xuống biển →Thái độ ngưỡng mộ và thương tiếc đối với
vị anh hùng
Trang 34TT4- Có hay không một bi kịch tình yêu
tồn tại cài với bi kịch mất nước của dân tộc
Âu Lạc? Qua mối quan hệ đó, nhân dân ta
muốn thể hiện thái độ gì của mình? (Cá
nhân – Cộng đồng)
- Tình cảm của MC đối với TT?
- TT lấy MC vì mục địch gì? TT có yêu
đv MC không? Chi tiết nào?
- Tại sao TT lại tự vẫn sau khi chiếm được
Âu Lạc? Cái chết ấy nói lên điều gì? (Nạn
(Tôi kể ngày xưa )
TT5 HS thảo luận về chi tiết Ngọc Trai
- MC: Ngây thơ, yêu và hết lòng vì chồng mà
vô tình phạm tội phản quốc → bị chém đầu
- TT:
+ Âm mưu chiếm nỏ thần với tham vọngxâm lược
+ Nảy sinh tình yêu với MC
→ Hai tham vọng không thể dung hoà → tựvẫn vì tiếc thương, vì hiểu ra mâu thuẫn khôngthể giải quyết được Cái chết gợi nổi xót xacho mọi người
- Kết thúc bi thảm của mối tình đó mang ýnghĩa tố cáo chiến tranh
* Hình ảnh ngọc trai - Giếng nước.
- Không phải là biểu hiện của mối tình chungthuỷ
- Hình ảnh của một nỗi oan tình được hóagiải
- Sự cảm thông của nhân dân đối với MC
- Hình tượng nhân vật và những chi tiết hưcấu cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõilịch sử với phần tưởng tượng của dân gian
4/ Củng cố:
- Bài học lịch sử từ truyền thuyết?
- Sức sống lâu bền của truyện ADV – MC TT (Qua những bài thơ viết về MC TT)
D/ DẶN DÒ- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập nâng cao
- Tìm một số bài thơ viết về MC TT
- Chuẩn bị bài đọc hiểu: TCT Tấm Cám
Trang 36B PHƯƠNG TIỆN THỰC VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ
- Cách thức thực hiện: sử dụng kết hợp các phương pháp như phát vấn, gợi mở, thảoluận,diễn giảng theo hướng quy nạp
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY - HỌC
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Những bài học lịch sử rút ra từ bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyềnthuyết ADV và MC-TT?
- Hình ảnh ngọc trai- giếng nước có ý nghĩa nhu thế nào?
3- Bài mới:
Lời vào bài: Ngay từ thời thơ ấu chúng ta thường nghe bà kể chuyện cô Tấm hiền dịu
được hưởng hạnh phúc và mẹ con Cám độc ác bị trừng phạt Hôm nay ta sẽ đi vào tìmhiểu những giấc mơ này trong tác phẩm cụ thể " Tấm Cám"
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu
chung về thể loại truyện cổ tích và kiểu
truyện cổ tích Tấm Cám
Thao tác 1: Dựa vào phần tiểy dẫn và tri
thức đọc hiểu, hãy nêu những hiểu biết của
Thao tác 2: Cuộc đời, số phận của Tấm
được kể lại như thế nào? ai trực tiếp gây
nên bất hạnh của Tấm? số phận ấy gợi lên
suy nghĩ gì?
I Giới thiệu.
1 Thể loại truyện cổ tích.
- 3 thể loại: TCT loài vật TCT thần kì TCT sinh hoạt
- Nội dung chính
+ Phản ánh số phận của những ngườinhỏ bé, bất hạnh
+ Trình bày ước mơ về sự công bằng,dân chủ, hạnh phúc
Trang 37Thao tác 3: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ
con Cám phản ánh xung đột gì trong xã
hội?
Thao tác 4: Xung đột ấy thường được
truyện cổ tích giải quyết theo hướng nào?
Thao tác 5: Tấm đến với hạnh phúc như
thế nào? sự xuất hiện của các yếu tố kỳ ảo
có vai trò gì? Hạnh phúc của Tấm cho em
những suy nghĩ gì?
( hết tiết 1)
Thao tác 6: có được hạnh phúc nhưng
Tấm lại tiếp tục bị cái ác tiêu diệt Tấm đã
phải làm gì để giành và giữ hạnh phúc của
mình?
Thao tác 7: Từ mở đầu và kết thúc truyện,
thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của
mẹ con Cám có sự chuyển biến ra sao?
+ Từ khi Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ
con Cám đã làm gì với cô? Cái ác bây giờ
càng trở nên như thế nào? Sự hoá thân của
Tấm chứng tỏ điều gì? Em nghĩ gì về
những nhân vật Tấm gửi gắm linh hồn?
Thao tác 8: Những lần chết đi sống lại
của Tấm phản ánh điều gì?
→ Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cámphản ánh xung độ xã hội:
Tấm Mẹ con Cám
Lao động bóc lột, thật thà gian trá, thiện ác
→ Hướng giải quyết: Thiện bao giờ cũngthắng ác Tấm phải được hạnh phúc
b Con đường đến với hạnh phúc của Tấm:
Cô gái mồ côi Thành hoàng hậu
Vật thần kì: cá bống, chim sẻ, quần áođẹp
→ Hạnh phúc sẽ đến với những ai lượngthiện, hiền lành → Triết lí "Ở hiền gặplành"
2 Cuộc đấu tranh gian nan và quyết liệt của Tấm để giành và giữ hạnh phúc
+ Trước đây: Bị cái ác hãm hại - Tấm balần khóc → sự phản kháng yếu ớt và bịđộng của cô Tấm hiền lành, lương thiện
+ Ở chặng thứ 2 của cuộc đời:
Mẹ con Cám Tấm
- Giết chim vàng anh - Chết đi sống lại 4 lần
- Chặt xoan đào - Hoá thân trong:
- Đốt khung củi + Vàng anh → báo hiệu sự có mặt
+ Xoan đào, khung cửi → tuyên chiến
với kẻ thù
+Quả thị→ trở về với cuộc đời
→Cái ác tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện
→ Từ yếu đuối, bị động đến đấu tranhmạnh mẽ và quyết liệt
→ Cuộc chiến đấu gay gắt và quyết liệt,sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệtcủa cái thiện
Bụt hiện lên ban tặng
Trang 38Thao tác 9: HS thảo luận: Cái chết của
mẹ con Cám - Sự trừng phạt của Tấm Kết
thúc đó có hợp lí không?
Thao tác 10: Sự hồi sinh của Tấm có ý
nghĩa gì?
Thao tác 11: Nhận xét vai trò của các yếu
tố kỳ ảo trong hai phần đời của Tấm? vì
sao có sự không giống nhau ở hai phần
đời? ý nghĩa?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết.
Thao tác 12: Điều gì làm nên giá trị nghệ
thuật của truyện cổ tích Tấm Cám?
Thao tác 13: Truyện phản ánh những ước
mơ gì của nhân dân ta? Qua đó, ta hiểu
thêm gì về vẻ đẹp tinh thần của con người
lao động
* Tấm tiêu diệt Cám: hạnh phúc không
thể trọn vẹn nếu để cái ác cứ tồn tại
→ Cái thiện luôn tồn tại và thắng cái ác
→ Chiến thắng của Tấm là tất yếu của cáithiện, lòng nhân đạo và lạc quan theo quanniệm của nhân dân
- Nhận biết kiểu nhân vật mồ côi và nghệ thuật kể chuyện cổ tích
- Hiểu và trân trọng quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của nhân dân lao động xưa
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án
Trang 39- Cách thức: hs tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên bằng hình thức vấn đáp, diễngiải
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY - HỌC.
I Ổn định lớp
II Kiểm tra bài cũ
Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm?
Cuộc đấu tranh lần hai của Tấm và triết lí dân gian?
III Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs đọc hiểu
phần tiểu dẫn
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu Chử
Đồng Tử thông qua hệ thống câu hỏi trong
phần hướng dẫn độc thêm
Thao tác 1: Gọi hs tóm tắt truyện, nêu
những chi tiết đặc biệt trong truyện?
Thao tác 2: Nhưng xphẩm chất cao quý
của hai nhân vật? Hãy chứng minh qua
những chi tiết cụ thể Em nghĩ gì về quan
niệm chữ Hiếu của nhân dân qua chi tiết "
không nỡ"
Thao tác 3: Cuộc hôn nhân giữa TD và
CĐT là cuộc hôn nhân tuyệt đẹp Những
yếu tố nào làm nên điều đó?
Thao tác 4: Cuộc hôn nhân đó phản ánh
ước mơ gì của nhân dân và có ý nghĩa như
thế nào với CĐT?
Thao tác 5: Những sự kiện sau hôn nhân
có ý nghĩa như thế nào? phản ánh ước mơ
gì của nhân dân?
- Tiên Dung:
+ Là công chúa có tất cả: tuổi trẻ,quyền quý, vương giả nhưng tâm hồnphóng khoáng, yêu tự do, biết trọngk tìnhnghĩa, thông cảm với nỗi bất hạnh củangười khác
2 Cuộc hôn nhân tuyệt đẹp.
- Diễn ra giữa thiên nhiên trong khungcảnh đơn sơ, bình dị, hiền hoà
- Hai tâm hồn yêu tự do
- Theo một tình huống đặc biệt: thuậntheo lẽ tự nhiên
- Con ngưòi thật sự chủ động, bản lĩnhvững vàng kiên quyết bảo vệ ty
→ Phản ánh ước mơ của nhân dân về tìnhyêu tự do, phóng khoáng, vượt lên mọi ràocản của gia đình và xã hội
→ Là tặng vật ông Trời ban cho CĐT người con hiếu thảo – " ở hiền gặp lành"
3 Ý nghĩa của những sự kiện sau hôn nhân.
- Hai người ở lại bến sông,lập nghiệp,sống với nhân dân làm ăn thịnhvượng→ước mơ giàu có bằng lao động
- Phép biến hoá→ ước mơ lao động nhẹ
Trang 40Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết bài
- Vì sao nói truyện CĐT mang ý nghĩa
nhân văn sâu sắc?
nhàng hơn, hiệu quả hơn, đầy đủ hơn→ tinh thần lạc quan, khát vọng của người laođộng
- Bay lên trời→ khát vọng sống phóngkhoáng, tự do giữa vũ trụ, bao la
III Tổng kết
- CĐT tiêu biểu cho thể loại cổ tích thần
kì, kiểu nhân vật mồ côi, nghệ thuật kểchuyện hấp dẫn
- Thể hiện ước mơ, khát vọng của nhândân về tự do và hạnh phúc→ mang ý nghĩanhân văn sâu sắc
B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án