1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÁT TRIỂN KHU KINH tế cửa KHẨU VÙNG BIÊN GIỚI ĐÔNG bắc VIỆT NAM và VAI TRÒ của bộ đội BIÊN PHÒNG với QUÁ TRÌNH đó

108 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 613,5 KB

Nội dung

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, các quốc gia (đặc biệt là các nước đang phát triển) đã rất chú ý sử dụng mô hình khu kinh tế cửa khẩu” (KKTCK) để thúc đẩy các họat động thương mại với các nước láng giềng, khu vực và quốc tế. Các KKTCK được coi là những hình thức tổ chức cụ thể và đắc dụng phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển muốn mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại. Khi khả năng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, một trong những điều kiện để phát triển kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế.

Trang 1

PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG BIÊN GIỚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VỚI QUÁ TRÌNH ĐÓ

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để thúc đẩy hoạt độngkinh tế đối ngoại, các quốc gia (đặc biệt là các nước đang phát triển) đã rất chú ý

sử dụng mô hình "khu kinh tế cửa khẩu” (KKTCK) để thúc đẩy các họat độngthương mại với các nước láng giềng, khu vực và quốc tế Các KKTCK được coi lànhững hình thức tổ chức cụ thể và đắc dụng phù hợp với điều kiện của các nướcđang phát triển muốn mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại Khi khả năng đầu tưxây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, một trong những điều kiện đểphát triển kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế

Trong hoạt động thương mại quốc tế, các KKTCK có thể được coi như các

“cửa ngõ”, những chiếc “cầu nối” giữa thị trường trong nước với bên ngoài; thúcđẩy giao thương quốc tế; chúng là những “bàn đạp”, “căn cứ” chuẩn bị để tiếnhành triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại

Đối với hoạt động kinh tế trong nước, các KKTCK có sự phát triển đitrước nhanh hơn các vùng xung quanh và địa phương khác, nó trở thành nhữngđầu kéo có tác dụng thúc đẩy, lan tỏa sang các vùng lân cận trong điều kiện Nhànước chưa đủ vốn, công nghệ, khả năng quản lý để phát triển đồng loạt các khuvực khác của quốc gia nhằm thu hút sự quan tâm của nước ngoài về vốn và côngnghệ

Song song với các lợi ích về mặt kinh tế việc xây dựng KKTCK là mộttrong những biện pháp quan trọng để thực hiện tốt hơn việc bảo vệ chủ quyền anninh biên giới Để phát triển KKTCK đòi hỏi phải có sự tham gia của rất nhiều cơquan Bộ, Ngành của Trung ương và địa phương Trong đó, bộ đội Biên phòng cóvai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở KKTCK,

Trang 2

phối hợp nghiệp vụ cùng với các lực lượng khác trong khu vực góp phần pháttriển KKTCK Vùng biên giới Đông Bắc gồm hai tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn)nơi có nhiều cửa khẩu thông thương với nước láng giềng Trung Quốc; tuyến biêngiới rất nhạy cảm về các vấn đề kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh Trongnhững năm qua được Nhà nước cho phép thành lập một số khu KKTCK

Thực tiễn những năm qua cho thấy, sự phát triển các KKTCK nói chung vàcác KKTCK vùng biên giới Đông Bắc nói riêng là việc làm còn hết sức mới mẻ,

do đó bên cạnh những mặt đã đạt được về kinh tế quốc phòng an ninh tại khu vựcnày cũng còn xuất hiện những vấn đề phức tạp cần có sự nghiên cứu thấu đáo, cógiải pháp thiết thực để giải quyết

I KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA

KHẨU VÙNG BIÊN GIỚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

1.1 Khu kinh tế cửa khẩu và quá trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam

1.1.1 Khu kinh tế cửa khẩu, vai trò của khu kinh tế cửa khẩu và chủ trương phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

1.1.1.1 Nhận diện về khu kinh tế cửa khẩu

Trong sự phát triển của xã hội loài người cùng với sự hình thành củaNhà nước thì các quốc gia dân tộc cũng được xác lập Nhà nước với tư cách là

cơ quan quyền lực của mỗi quốc gia xây dựng các thiết chế quản lý bảo vệchủ quyền độc lập dân tộc của mình Phạm trù biên giới quốc gia và đườngbiên giới xuất hiện từ cơ sở chính trị - pháp lý và thực tiễn nói trên Lịch sửthế giới đã có quá trình phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia Chính việc phânchia này đã làm nảy sinh phạm trù biên giới: “Hàng rào pháp lý được vạch từ

Trang 3

tâm trái đất qua đường biên giới quốc gia giới hạn vùng đất, vùng nước, vùngtrời thuộc chủ quyền quốc gia” [28, 36] và đường biên giới quốc gia là:

“Đường cụ thể khép kín được tạo ra bởi giao tuyến giữa biên giới quốc giavới bề mặt quả đất, phân chia lãnh thổ mặt đất, mặt nước của một nước vớinước tiếp giáp hay vùng biển [28, 36]

Trong quan hệ quốc tế các Nhà nước đã coi bảo vệ biên giới quốc gia làmột trong những mối quan tâm hàng đầu trong bảo vệ lợi ích của quốc giadân tộc Bảo vệ an ninh biên giới là bảo vệ quyền làm chủ của Nhà nước đốivới tất cả các lĩnh vực ở biên giới Quyền làm chủ ở đây không chỉ là sự giữlấy mà còn bao gồm một loạt các chủ trương xây dựng toàn diện các mặt kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội làm cho khu vực biên giới ổn định và pháttriển Sự vững vàng, ổn định của biên giới quốc gia là kết quả tổng hợp củaquá trình tổ chức xây dựng các nhân tố mới phù hợp với quy luật phát triển xãhội được Nhà nước của mỗi quốc gia hoạch định Một trong những biện phápbảo vệ an ninh biên giới là việc các quốc gia xác định các cửa khẩu ở biêngiới: là cửa ngõ của quốc gia; nơi người, phương tiện giao thông vận tài hànghóa và các đồ vật khác được xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh Sự ra đờicủa các cửa khẩu chính là để đáp ứng yêu cầu lưu thông qua biên giới - mộtđòi hỏi khách quan trong quan hệ giữa các quốc gia, xuất phát từ tính chất độclập chủ quyền và quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia, tất cả các đối tượng muốnlưu thông qua biên giới phải được thực hiện ở những điểm trên biên giới quốcgia do Nhà nước sở tại quy định hoặc thỏa thuận với nước láng giềng cóchung đường biên giới Các cửa khẩu biên giới có vị trí quan trọng trên cáclĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng và đối ngoại Trênlĩnh vực kinh tế, cửa khẩu là nơi trực tiếp hoạt động kinh tế về xuất nhập khẩuhàng hóa Đó là nơi hàng hóa trong nước và quốc tế lưu thông tạo điều kiệncho buôn bán, trao đổi hàng hóa tiếp nhận đầu tư, tiếp nhận công nghệ giữa các

Trang 4

quốc gia Đồng thời, từ các thủ tục quy định về xuất nhập khẩu, du lịch và cáchoạt động kinh tế khác góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế của đấtnước

Thuật ngữ KKTCK mới được dùng ở Việt Nam trong mấy năm gần đâykhi quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam -Trung Quốc có bước phát triểnmới đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năngthế mạnh kinh tế của hai nước thông qua cửa khẩu biên giới Trong lịch sửviệc trao đổi hoạt động kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia cóchung đường biên giới đã diễn ra từ lâu song chủ yếu là các dạng thôngthường như xuất, nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, trao đổi mua bán thôngqua các chợ biên giới… Tuy nhiên, mô hình khu KKTCK trong đó chúng tachủ động áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù nhằm nâng cao hiệu quảtrao đổi kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia thông qua cửa khẩu biên giớiđang còn là vấn đề hết sức mới mẻ

Việt Nam có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với nhiều nước trong

đó Trung Quốc là nước láng giềng rộng lớn có nhiều nét tương đồng với nước

ta trong phát triển kinh tế xã hội, một thị trường hơn 1 tỷ dân có tốc độ pháttriển cao từ nhiều năm nay Song tất cả các điều kiện thuận lợi trên chỉ có thểphát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích hợp, trong đó phải kể đến khukinh tế cửa khẩu

Về khái niệm, KKTCK được hình thành trên cơ sở hàng lọat khái niệm

có liên quan Trước hết phải kể đến khái niệm “Giao lưu kinh tế qua biên giới”, trong phạm vi hẹp, nó bao gồm các hoạt động trao đổi thương mại, trao

đổi hàng hóa giữa các cư dân, các doanh nghiệp nhỏ đóng tại địa bàn biêngiới, thường là nơi có các cửa khẩu biên giới Trên thực tế những hình thứcnày có thể được thực hiện ở các cặp chợ biên giới, thậm chí ở các đường mòn

Trang 5

biên giới với một khối lượng hàng hóa và giá trị xác định theo quy định củaNhà nước hoặc chính quyền địa phương nơi có cửa khẩu, chợ hoặc nơi cóđường mòn biên giới Với nhiều mức độ khác nhau, giao lưu kinh tế theonghĩa hẹp, là hình thức diễn ra phổ biến ở tất cả các khu vực dân cư biên giớigiữa các quốc gia có đường biên giới chung trong điều kiện hòa bình Tuynhiên, có một thực tế dễ thấy là quy mô, mức độ hoạt động kinh tế, thương mạidiễn ra rất khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực biên giới trong cả nước.Điều này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ phát triểnkinh tế, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, chính sách biên mậu, các tiềm năng thếmạnh tại chỗ, sự ổn định về an ninh chính trị Do đó xuất hiện một nội dungrộng hơn, bao quát hơn hay nói khác đi giao lưu kinh tế qua biên giới theonghĩa rộng là tất cả các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học vàcông nghệ qua các cửa khẩu biên giới, giữa các quốc gia có đường biên giớichung.

Như vậy, nội dung của giao lưu kinh tế qua biên giới theo nghĩa rộngkhông chỉ đơn thuần là buôn bán trao đổi hàng hóa thông thường, mà nó cònbao hàm cả hoạt động về hợp tác khoa học và công nghệ đầu tư lẫn nhau, hoạtđộng xuất nhập khẩu, liên doanh phát triển kết cấu hạ tầng, du lịch qua biêngiới Rõ ràng rằng giao lưu kinh tế qua biên giới được phát triển từ hình thứctrao đổi hàng hóa đơn giản trở thành các hoạt động hợp tác sản xuất kinhdoanh đa dạng Thực tiễn phát triển ở các nước cho thấy, do điều kiện và đặcđiểm khác nhau giữa các quốc gia, trong lịch sử các hình thức hợp tác kinh tếsong phương, hoặc đa phương giữa các quốc gia có đường biên giới chunghoặc các quốc gia trong khu vực đã có nhiều hình thức liên kết kinh tế thông

thường với những cấp độ khác nhau như: “Khu vực thương mại tự do”, “thị trường chung”, “liên minh kinh tế ”, “liên minh tiền tệ”

Trang 6

Bên cạnh đó tại những vùng địa phương với những điều kiện khác nhau đã

xuất hiện nhiều hình thức, mô hình kinh tế cụ thể Đó là: “Các vùng tăng trưởng kinh tế ”, “Liên minh thuế quan” và “các đặc khu kinh tế ”

Tính đa dạng trong loại hình và yếu tố quyết định cho sự lựa chọn một môhình cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện cần và đủ đểquyết định hình thức này hay hình thức kia phù hợp hơn có hiệu quả hơn

Như vậy, thông qua các hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liênkết kinh tế, căn cứ theo đặc điểm của một loại hình kinh tế gắn với cửa khẩu chophép áp dụng những chính sách riêng trong một phạm vi không gian và thời gianxác định mà ở đó đã có giao lưu kinh tế biên giới phát triển sẽ hình thànhKKTCK

Việc thành lập các KKTCK là một hình thức tổ chức cụ thể để thúc đẩygiao thương qua biên giới song cũng cần được hiểu đó là một chính sách kinh

tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại với nước láng giềng và với bênngoài gắn với quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhằm thực hiện chiến lượckết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay trongđiều kiện phát triển nền kinh tế thị trường Để thấy rõ hơn về KKTCK, ta xemxét nó trong sự so sánh với một số loại như: Khu kinh tế mở, khu mậu dịch tự

do, đặc khu kinh tế

Khu kinh tế mở: là một mô hình kinh tế do Chính phủ quyết định thànhlập gồm 2 khu vực: thuế quan (khu chế xuất, khu công nghiệp, du lịch dâncư), khu phi thuế quan (sản xuất hàng xuất khẩu, thương mại hàng hóa vàdịch vụ khác) Các tổ chức cá nhân tham gia vào khu kinh tế mở được hưởngchính sách ưu đãi của Chính phủ tạo động lực phát triển kinh tế trong vùng,trong cả nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài

Trang 7

Khu mậu dịch tự do: một loại hình cổ điển về khu mậu dịch miễn thuế,

thông thường là một khu vực ở gần một cảng Trong khu vực đó chính phủ nước

sở tại cho phép các nhà kinh doanh tiến hành các hoạt động mậu dịch không hạnchế đối với các nước khác Hàng xuất khẩu, nhập khẩu vào khu mậu dịch tự do đềuđược miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu Hàng nhập khẩu vào khu vực này đượclưu kho trong những thời hạn nhất định tuỳ theo chính sách của mỗi nước (thôngthường từ 15 ngày đến 1 năm) để chờ tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ ở thị trườngnước sở tại Khi hàng được đưa ra tiêu thụ trên thị trường trong nước thì phải nộpthuế nhập khẩu và chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan nước sở tại [15, 237]

Đặc khu kinh tế: là một khu vực không gian kinh tế mà ở đó thiết lập mộtchế độ ưu tiên riêng do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập Chế độ ưutiên này được hình thành nhờ một loạt các điều kiện ưu đãi nhất định (như đượcmiễn giảm các loại thuế, nới lỏng quy tắc thuế quan và ngoại hối) nhằm thúc đẩycác hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học trong khu vực [19,14]

Như vậy khu kinh tế mở, khu mậu dịch tự do, đặc khu kinh tế là các loạihình của khu kinh tế đặc biệt, chúng có những điểm khác nhau, xuất phát từ sựkhác nhau về mục đích, đối tượng tham gia hay mối liên kết của chúng đối vớinền kinh tế

Từ những sự trình bày về một số loại hình khu kinh tế trên cho thấyKKTCK có những đặc trưng riêng

Một là, nó ra đời từ một quyết định của Chính phủ có giới hạn phạm vi cụ

thể, gắn với cửa khẩu biên giới cụ thể được Chính phủ quy định nhưng khôngnằm ngoài quy định phát triển kinh tế đối ngoại với bên ngoài lãnh thổ

Hai là, KKTCK phải gắn với vị trí cửa khẩu, đây là khu vực có dân hoặc

không có dân sinh sống nhưng phải có các doanh nghiệp hoặc đại diện của các

Trang 8

công ty trong nước và nước ngoài Mục đích thành lập khu KKTCK nhằm ưu tiênphát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp Trong đóquan trọng nhất là hoạt động thương mại dịch vụ bao gồm hoạt động xuất nhậpkhẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàngmiễn thuế, hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất giacông hàng xuất khẩu và các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và nướcngoài, chợ cửa khẩu Như vậy nguồn hàng hóa trao đổi ở đây có thể là tại chỗhoặc là từ nơi khác đưa đến khác với khu công nghiệp và khu chế xuất

Ba là, KKTCK được hưởng các chính sách khác nhau phù hợp với đặc thù

của chúng và địa phương (vùng) nơi các loại hình kinh tế này được thành lập Dođặt lên hàng đầu là các hoạt động thương mại và dịch vụ nên KKTCK gắn với cửakhẩu và chịu tác động mạnh mẽ của khu vực kinh tế, chính sách biên mậu của cácnước láng giềng có đường biên giới chung Do đó, nguồn hàng hóa dịch vụ tại chỗ

và từ nơi khác (các vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất) là rất quan trọng

để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó Mặt khác hoạt động của KKTCK còn liênquan nhiều đến thông lệ quốc tế, vấn đề chủ quyền an ninh biên giới chính sáchchung của hai nước thông qua các cặp cửa khẩu và hệ thống các đường giaothông

Từ những trình bày trên cho thấy KKTCK là một đơn vị không gian xác định mang tính chất kinh tế lãnh thổ gắn với cửa khẩu được thành lập trên cơ sở các quyết định pháp lý do Nhà nước ban hành, có chính sách phát triển riêng Là cửa ngõ, cầu nối giữa kinh tế trong nước với bên ngoài, có vai trò quan trọng trong giao thương kinh tế với quốc tế để thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại có tác dụng tích cực, phát huy tiềm năng tại chỗ tác động đến các khu vực kinh tế lân cận, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta

và tăng cường bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia

Trang 9

1.1.1.2 Vai trò vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển kinh tế

Các KKTCK được hình thành nhằm mục đích phát huy lợi thế về quan

hệ kinh tế thương mại, thu hút các kênh hàng hóa, đầu tư thương mại dịch vụ

và du lịch từ các nơi trong cả nước và từ nước ngoài vào nội địa thông quacác cơ chế chính sách ưu đãi tại KKTCK Chính sự thu hút này đã tác động đếncác ngành, địa phương trong cả nước, có những tác động tích cực về mặt cơ cấulại nền kinh tế của mình theo hướng đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại Tùytheo quy mô, sự hấp dẫn của cơ chế chính sách ưu đãi thực hiện sự chuyển dịchsản xuất, lưu thông hàng hóa cho phù hợp thông qua các hoạt động của cácKKTCK để thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại của địa phương mình (ngoàihoạt động kinh tế đối ngoại truyền thống) Trong điều kiện của Việt Nam hiệnnay, một nước nông nghiệp đang cần mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm,cần vốn đầu tư và tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến, những nhu cầu này sẽđáp ứng tốt nếu biết sử dụng khai thác có hiệu quả mô hình KKTCK Đặc biệt vớicác lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và du lịch cũng có những đòi hỏi tương tự cầnphải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để nhanh chóng hội nhập với các nướctrong khu vực và thế giới, thì vai trò các KKTCK càng có tác động tích cực trựctiếp Điều này càng có ý nghĩa đối với nước ta khi nền kinh tế còn chậm phát triểnthị trường nhỏ hẹp, sức mua thấp, khả năng cạnh tranh thấp kém

KKTCK là nơi tiếp giáp, cửa ngõ của mỗi quốc gia với bên ngoài nên trongđiều kiện hòa bình hữu nghị, chúng thường là nơi qua lại, thăm thân và diễn ratrao đổi buôn bán giữa cư dân hai bên biên giới Bên cạnh đó khi môi trường kinh

tế phát triển thuận lợi, các KKTCK cũng là nơi thể hiện sự giao thoa về các chínhsách kinh tế đối ngoại của các quốc gia có đường biên giới chung Vì vậy nhữngnhu cầu về kinh tế cho cả sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi hẹp trực tiếp phục

vụ cho nhu cầu tại chỗ của địa phương, vùng lân cận được khai thác tốt đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế trong vùng, trong nước và xuất khẩu Trong phạm vi

Trang 10

rộng, nó sẽ trực tiếp đáp ứng nhu cầu của các địa phương khác trong cả nước,thông qua sự luân chuyển hàng hóa từ KKTCK đến các nơi và ngược lại Theo sựvận động của quan hệ cung cầu và sự mách bảo của giá cả trên thị trường đối vớicác chủng loại hàng hóa trao đổi ở đây Do đó nếu chúng ta có cách làm đúng,chính sách phù hợp, cơ chế hợp lý thì phạm vi ảnh hưởng của hệ thống cácKKTCK sẽ lớn hơn rất nhiều, nó sẽ tác động trực tiếp tới việc chuyển dịch cơ cấukinh tế thúc đẩy phân công lao động, làm cho thị trường được thông suốt trong cảnước, khai thác tối đa những tiềm năng thế mạnh của từng vùng thông qua lợi thế

về vị trí, cơ chế chính sách ưu đãi nhờ đó thúc đẩy kinh tế phát triển KKTCK còngóp phần đẩy nhanh xu hướng đô thị hóa hình thành những thị trấn, thị tứ, các khuthương mại dịch vụ tại các vùng biên giới gắn liền với cửa khẩu Vì vậy cần hếtsức thận trọng trong khai thác khả năng tác động của KKTCK đối với sản xuất,lưu thông hàng hóa trong nước Bởi lẽ KKTCK được hình thành bao giờ cũng gắnvới cửa khẩu Song không phải cửa khẩu lúc nào cũng có thể thành lập đượcKKTCK, đó phải là những cửa khẩu thuận tiện về giao thông nằm ở nơi kinh tếphát triển và có kết cấu hạ tầng tốt hơn các nơi khác Ngoài ra, đây cũng là khuvực mà phía đối tác cũng có những điều kiện thuận lợi, môi trường thích hợp đểphát triển giao lưu kinh tế thương mại Khi nói, các KKTCK là “bàn đạp”, là căn

cứ xuất phát để tiến hành chuẩn bị triển khai các hoạt động thúc đẩy kinh tế đốingoại, là nói theo nghĩa này Do vậy, khi đã lập được các KKTCK, các cơ chếchính sách ưu tiên ở đây một mặt phải hướng vào thúc đẩy trao đổi thương mạidịch vụ, mặt khác còn cần hướng vào thúc đẩy sản xuất công nghiệp phục vụ choxuất nhập khẩu tại những KKTCK, ở các vùng lân cận và các địa phương kháctrong nội địa Chính sách ưu đãi được Nhà nước cho phép áp dụng tại cácKKTCK bao gồm các chính sách về thuế, về vốn, về tiền thuê đất, chính sáchđầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và xây dựng kết cấu hạtầng, chính sách xuất nhập khẩu Thực tiễn cho thấy so với các vùng kinh tế

Trang 11

khác, các chính sách này tại các KKTCK cũng có những ưu đãi riêng Sự ưuđãi đó sẽ tạo ra các điều kiện thực tế để phát huy vai trò của các KKTCK vớitính cách là các “bàn đạp”, là “căn cứ” chuẩn bị xuất phát để tiến hành triểnkhai chiến lược gọi vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ hoạt độngxuất nhập khẩu từ bên ngoài vào nội địa Đối với hoạt động kinh tế trongnước ở sâu trong nội địa, do ở các KKTCK có sự phát triển đi trước và nhanhhơn các vùng xung quanh và địa phương khác nên một mặt nó phát huy đượctiềm năng tại chỗ để phát triển, mặt khác nó trở thành những đầu kéo có tácdụng thúc đẩy, lan tỏa sang các vùng lân cận và vùng sâu trong nội địa pháttriển theo, trong điều kiện Nhà nước chưa đủ vốn, công nghệ, khả năng quản

lý để phát triển đồng loạt tất cả các khu vực khác của quốc gia nhằm thu hút

sự quan tâm của nước ngoài về vốn, công nghệ Như vậy việc phát triển cácKKTCK là một giải pháp quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà hiện naynhiều nước đều áp dụng

1.1.1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia, lãnh thổ trong việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò to lớn của KKTCK đối vớiquá trình phát triển kinh tế Vai trò của KKTCK đối với việc phát triển kinh tế

là nhờ các chức năng đặc thù về ưu đãi xuất, nhập khẩu, các cơ chế, chínhsách khuyến khích về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, du lịch Sự pháttriển của KKTCK cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy hoạt động xuất, nhậpkhẩu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển, đây

là cơ sở để kinh tế trong nước phát triển

Từ xa xưa, con người đã khai thác những vị trí thuận lợi về tự nhiên, địa hình

để tạo nên các khu vực, các tuyến đường qua lại để trao đổi, buôn bán qua biên giới.Trong đó, thương nhân là những người khởi xướng, tự tạo ra các quy ước, tập quán

Trang 12

thương mại và được các nhà chức trách địa phương xem xét, hợp thức hoá Lịch sử

đã ghi nhận con đường tơ lụa nổi tiếng thời cổ đại Trung Quốc ( Thời Hán Vũ Đế )vận chuyển tơ lụa từ Châu Á sang Châu Âu, qua biên giới nhiều quốc gia, hình thànhcác thành phố thông thương với nước ngoài

Từ thế kỷ XVI, ở một số nước, hàng hải phát triển đã làm thay đổi phươngthức buôn bán, kinh doanh giúp cho giao lưu thương mại được mở rộng qua các đạidương, từ đó hình thành các thành phố, hải cảng, cửa khẩu, mở rộng không gian kinh

tế qua biên giới Ở đây cần thấy rằng, giao lưu kinh tế biên giới thoạt đầu là nhữngtrao đổi hàng hoá, qua lại thăm thân giữa các cư dân sống ở khu vực biên giới, cónhững nét tương đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội và tập quán, có mối quan hệ lâu đời

từ thế hệ này qua thế hệ khác Sau đó, các hoạt động trao đổi được mở rộng, thu hútnhiều ngành kinh tế trong nước tham gia và dần được thể chế hoá bằng pháp luật

Song sự phát triển các hình thức buôn bán qua biên giới, thực tiễn đã ghi nhậnnhiều tác động tích cực của nó tới phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, song đồng thời

nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội, cướp bóc, xung đột biên giới, cácdịch bệnh… là bài học quí giá cho các thế hệ sau cần phải biết khai thác mặt tích cực,đồng thời hạn chế những mầm mống tiêu cực có thể xuất hiện, gây tác hại về mặtkinh tế – xã hội đối với mỗi nước

+ Kinh nghiệm Khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu:

Hình thức quan hệ thương mại qua biên giới đã được một số nước sử dụngthành công Ở Bắc Mỹ, lợi dụng những điểm khác biệt về chế độ thuế giữa Mỹ vàCanada, Mỹ đã chủ động mở nhiều điểm bán hàng giữa biên giới hai nước, khai thácnhững điểm hạn chế về thuế quan để thu lợi cho mình Hơn nữa trong quan hệ hainước, Mỹ và Canada đã phối hợp xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gia công, chế táctheo hình thức liên doanh trên tuyến biên giới Một số nước khác cũng sử dụng hìnhthức này, như quan hệ Mêhicô và Mỹ, với nhiều thị trường tự do được xây dựng,

Trang 13

trong đó có nhiều ưu đãi về cơ chế chính sách, thuế và mậu dịch, tạo điều kiện thúcđẩy quan hệ kinh tế thương mại qua cửa khẩu biên giới.

Đối với các nước Tây Âu, có đặc điểm về lãnh thổ là các nước tiếp giáp nhau

có khoảng cách qua lại gần Trên cơ sở những chính sách chung của khối EEC, nhiềuquốc gia đã xây dựng những chính sách nhằm phối hợp chặt chẽ hơn về kinh tế vàthương mại…

+ Kinh nghiệm của Thái Lan:

Chủ trương phát triển kinh tế biên giới được chính phủ Thái Lan rất coi trọng,nhờ đó quốc gia này đã khai thác được nhiều lợi thế trong trao đổi kinh tế thương mạicửa khẩu biên giới Trong quá trình phát triển giao lưu kinh tế biên giới, hình thức tổchức kinh tế biên mậu của Thái Lan khá đa dạng và phong phú, Nhà nước tạo điềukiện thông thoáng cho hàng ra, nhiều thủ tục Hải quan được đơn giản hoá, các cửahàng miễn thuế tại khu vực của khẩu có qui mô lớn, với nhiều ưu đãi khác đã thu hútrất đông khách du lịch, họ được mua hàng hoá với giá rẻ và thuận tiện trong các thủtục, hàng hoá không nhằm mục đích thương mại thì không phải khai báo Quá trình

sử dụng các hình thức thương mại cửa khẩu biên giới đem lại nhiều lợi ích trong việcthúc đẩy quan hệ kinh tế – Thương mại giữa các quốc gia có đường biên giới chung

Do đó, các nước Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc đang hoàn tất dự thảo kếhoạch tự do hoá việc trao đổi sản phẩm và đi lại của dân cư sống trong vùng có sông

Mê Kông chảy qua của 4 nước này

Ngoài ra, còn nhiều thoả thuận ở cấp quốc gia trong việc phát triển quan hệthương mại biên giới, theo hướng khai thác tốt hơn những đặc điểm kinh tế xã hộicủa KKTCK, tìm kiếm các mô hình kinh tế linh hoạt với các cơ chế chính sách cởi

mở để thông qua đó đẩy mạnh trao đổi hàng hoá qua biên giới, kéo theo việc pháttriển các loại hình dịch vụ, du lịch, các hình thức hội chợ, hội thảo giữa các quốcgia…

Trang 14

Trên cơ sở đó, hình thành một số vùng kinh tế gắn với các cửa khẩu, có điềukiện phát triển nhanh hơn để lôi kéo các khu vực khác cùng phát triển.

+ Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Là một đất nước có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với 12 nước, với chiềudài 2,2 vạn km đường biên giới, Trung Quốc rất chú trọng việc phát triển kinh tế biênmậu Chính phủ Trung ương đã khảo sát tổng hợp tình hình biên giới với các nước vànhận thấy sự khác nhau rất lớn về tài nguyên, vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế

xã hội tại những khu vực có đường biên giới chung Trên cơ sở đó, thông qua việcphát triển kinh tế thương mại biên giới để rút ngắn sự chênh lệch về tốc độ tăngtrưởng giữa các vùng trong nước, giúp cho nền kinh tế Trung Quốc hội nhập với bênngoài nhanh chóng hơn, đồng thời khai thác được các lợi thế về tự nhiên, nguồn nhânlực trong cạnh tranh quốc tế Trung Quốc đã có luật mậu dịch và đối ngoại, các điềukhoản chung của luật đã tạo khung pháp lý cho việc đẩy mạnh sự ra đời các hìnhthức kinh tế biên mậu Tư tưởng chung của nhà nước Trung Quốc về vấn đề này là:muốn phát huy đầy đủ những ưu thế của địa lý tự nhiên, nguồn tài nguyên phong phú

và con người của các khu, tỉnh miền biên cương nội địa, lấy những thành thị có côngnghiệp nội địa phát đạt làm chỗ dựa, lấy sự phát triển mậu dịch biên cương làm khởiđiểm, lợi dụng triệt để nhiều hình thức mậu dịch kinh tế đối ngoại, thông qua việc rasức phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại, cải thiện kết cấu kinh tế, sáng tạo hoàncảnh đầu tư, thúc đẩy giao lưu hai chiều… Mở cửa vùng biên giới sẽ phá tan tìnhtrạng kinh tế đóng cửa của các tỉnh vùng biên cương nội địa, đẩy mạnh sự phát triển

và chấn hưng kinh tế, của các khu vực biên giới và vùng phụ cận Trên cơ sở đó, cáccửa khẩu biên giới trên bộ của Trung Quốc được khuyến khích phát triển quan hệkinh tế thương mại, lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích luỹ phát triển

hạ tầng đô thị biên giới Xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động của một số xínghiệp công nghiệp địa phương một cách năng động, linh hoạt hướng mạnh về lắpráp, sơ chế, bảo quản, tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu trao đổi

Trang 15

hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch qua biên giới, qua đó nhằm thực hiện “Tamkhứ” “Nhất bổ”, tức là xuất khẩu 3 thứ: hàng hoá, lao động và thiết bị kỹ thuật để lấy

về một thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm Với chính sách này, Trung Quốc đãthực hiện tương đối thành công việc phát triển kinh tế biên mậu ở các thành phố, tỉnhbiên giới nơi có cửa khẩu, chợ, đường mòn biên giới với các nước láng giềng, hànghoá do những xí nghiệp địa phương của Trung Quốc đã xâm nhập mạnh mẽ sang cácnước với giá rẻ, cạnh tranh gay gắt với hàng nội địa của các quốc gia này, trong nhiềutrường hợp đã áp đảo, chiếm lĩnh thị trường, gây đình đốn sản xuất, đặc biệt là các mặthàng như xe đạp, vải, xe máy, phích nước, máy móc, công cụ phục vụ nông nghiệp Mặtkhác, trung Quốc cũng nhập nhiều hàng hoá, nguyên liệu mà nhu cầu phát triển kinh tếtrong nước cần

Những thành công trong việc đẩy mạnh trao đổi hàng hoá biên mậu góp phầnlàm tăng trưởng nhanh chóng kinh tế- xã hội ở những địa phương có đường biên giớichung với các nước láng giềng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàngtriệu lao động, nhiều văn phòng xí nghiệp biên mậu được hình thành, xu hướng đô thịhoá được đẩy nhanh, giúp cho nhiều nơi thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa miềnnúi, vùng sâu, vùng xa với đồng bằng, duyên hải và các đô thị

Từ kinh nghiệm của thế giới có thể rút ra bài học bổ ích với Việt Nam:

Kinh nghiệm thành công của một số quốc gia vùng lãnh thổ về phát triểnKKTCK cho thấy, sự thành công trước hết bắt nguồn từ sự nhạy cảm, đón trước xuhướng phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế, từ đó đưa ra các

mô hình kinh tế cụ thể tuỳ thuộc vào khả năng, các điều kiện đảm bảo và các môitrường phát triển khác Hơn nữa trong quá trình hình thành và phát triển các loại hìnhkinh tế này, cần phải đặt lợi ích về lâu dài, tổng thể lên trên lợi ích trước mắt, lợi íchcục bộ để tránh tình trạng manh mún, chắp vá, lợi cho địa phương trước mắt, nhưnghại cho nền kinh tế cả nước về lâu dài

Trang 16

Các cơ chế chính sách áp dụng ở KKTCK phải đảm bảo tính linh hoạt, nhấtquán, thông thoáng, đặc biệt là chính sách về thương mại, đầu tư, đất đai, thuế…Cơchế chính sách thí điểm vừa đảm bảo khai thác lợi thế về địa lý, lao động kỹ thuật,thu hút đầu tư để tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,giải quyết khó khăn trước mắt về kinh tế, vừa tạo ra khung pháp lý để thúc đẩy sảnxuất kinh doanh lành mạnh theo hướng văn minh, hiện đại.

1.1.1 4 Chủ trương phát triển khu kinh tế của khẩu của nhà nước ta

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 3 nước: Trung Quốc,Campuchia và Lào với chiều dài tổng cộng là 4512 km trên toàn tuyến biên giới trên

bộ có 23 tỉnh gồm 89 huyện với 385 xã Theo hiệp định biên giới của Việt Nam vớiTrung Quốc, Lào, Campuchia đã xác định có 8 cửa khẩu quốc tế, 24 cửa khẩu quốcgia và 41 cửa khẩu địa phương [5, 6]

Ngày 18 tháng 9 năm 1996 Thủ tướng chính phủ ra quyết định 675 TTg vềviệc áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, sau

đó thì các KKTCK Lạng Sơn, Lào Cai, Kiên Giang, Cao Bằng, Mộc Bài- Tây Ninh,Cầu Treo- Hà Tĩnh, Lao Bảo- Quảng Trị, Bờ Y Ngọc Hồi- KonTum Sau một thờigian thí điểm các KKTCK này đã có sự chuyển biến rất lớn cả về kinh tế và xã hội

Trên cơ sở kết quả thí điểm ở các tỉnh ngày 19/ 4/ 2001 Thủ tướng chính phủ

đã có quyết định số 53/ 2001/ QĐ - TTg về chính sách đối với KKTCK biên giới,đến nay đã có 16 tỉnh biên giới có KKTCK (gồm 24 KKTCK)

Chủ trương xây dựng các KKTCK trong đó có các KKTCK trên tuyếnbiên giới Việt - Trung nhằm đón trước triển vọng của quan hệ thương mạikinh tế Việt - Trung Bởi vì hiệu quả của KKTCK chỉ được phát huy khi quan

hệ kinh tế thương mại được hai nước thực sự quan tâm và phát triển ở mức độnhất định Hơn nữa khi các quan hệ này càng phát triển thì KKTCK sẽ đóng vaitrò là khu kinh tế mở, là động lực kinh tế để kéo các khu vực xung quanh phát

Trang 17

triển góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa qúa trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung

Ở khu vực biên giới Việt - Trung Chính phủ chính thức cho phép xâydựng KKTCK đó là KKTCK ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,Lào Cai, Hà Giang Nội dung quy định tại các KKTCK là:

Quy định địa bàn ở các KKTCK trên cơ sở khai thác ưu thế về địa lý,kinh tế - xã hội của cửa khẩu cho phép phát triển đồng bộ, các loại hình hoạtđộng trong ngành thương mại

Phát triển du lịch với thủ tục xuất nhập cảnh phù hợp với đặc điểm vùngbiên

Quy định cơ chế đầu tư ngân sách Nhà nước cho KKTCK

Quy định một số chính sách về tài chính, tiền tệ, phù hợp với đặc điểmvùng biên

Quy định khuôn khổ các quy định về quản lý Nhà nước đối với KKTCK Các cơ chế chính sách ưu đãi này được thể hiện cụ thể đối với từngKKTCK, tùy theo đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, những lợi thế

so sánh của từng địa phương

+ KKTCK Móng Cái - Quảng Ninh được thành lập theo quyết định675/TTg ngày 18/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ trên một diện tích baogồm thị trấn Móng Cái và các xã Hải Xuân, Hải Hòa, Bình Ngọc, Trà Cổ,Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Yến, Hải Đông, Hải Tiến, Vĩnh Trung, VĩnhThực thuộc tỉnh Quảng Ninh [31; 341]

+ KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn, KKTCK Bắc Phong Sinh- QuảngNinh được thành lập theo quyết định số 115/ 2004 QĐ- TTg ngày 1/ 9/ 2002 củaThủ tướng Chính phủ Đối với KKTCK Hoành Mô- Đồng Văn có phạm vi bao

Trang 18

gồm các xã: Hoành Mô, Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu Đối với KKTCKBắc Phong Sinh có phạm vi bao gồm xã Quảng Đức và huyện Hải Hà [ 26]

KKTCK được ưu tiên phát triển thương mại xuất khẩu, nhập khẩu, dịch

vụ du lịch và công nghiệp theo luật pháp Việt Nam và phù hợp với thông lệquốc tế, tiếp đó Thủ tướng Chính phủ lại ra quyết định 103/1998/QĐ-TTgngày 4/6/1998 bổ xung cho quyết định số 675/TTg về việc áp dụng một sốchính sách tại KKTCK Móng Cái - Quảng Ninh bao gồm: Chính sách pháttriển thương mại, chính sách du lịch, dịch vụ, chính sách đầu tư và xây dựng

cơ sở hạ tầng Điều đáng lưu ý là chủ trương xây dựng KKTCK ở đây đượcchuẩn bị rất đồng bộ từ định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh, quyhoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 của tỉnh rất chú trọng tới việcphát triển thương mại, dịch vụ du lịch đưa ra kế hoạch cụ thể để khai thác lợithế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của địa phương trong tam giác tăngtrưởng kinh tế phía Bắc cũng như trong quan hệ kinh tế thương mại với TrungQuốc Quy hoạch cũng đã xác định rõ sớm hình thành 2 trung tâm thương mạilớn ở Hạ Long và Móng Cái, Móng Cái là KKTCK quan trọng Phấn đấu đếnnăm 2010 tỉnh có thể thu hút từ 1,2-1,3 triệu khách du lịch quốc tế

+ KKTCK Lạng Sơn được thành lập theo quyết định 748/TTg ngày11/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các cửa khẩu Đồng Đăng(đường sắt), Hữu Nghị (đường bộ), Tân Thanh, Tân Mỹ (thuộc huyện VănLãng) Ở các khu vực cửa khẩu Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh được ưutiên phát triển thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và côngnghiệp theo luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế [31,362] Quá trìnhxây dựng và phát triển KKTCK Lạng Sơn đã được thể chế hóa với khoảng 20văn bản cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương như: quyết định

số 740/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu kinh tế

đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2010, thông tư 08/1998 TT-BTC ngày

Trang 19

15/1/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách, quyếtđịnh 1152UB/QĐ- NC ngày 17/9/1997 của UBND tỉnh về việc thành lập Banchỉ đạo thực hiện quyết định 478/TTg

+ KKTCK Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo quyết định

số 185/ 2001/ QĐ - TTg ngày 06/ 12/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ, baogồm các xã Yên Khoái, Tú Mịch thuộc huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn [25]

+ KKTCK Cao Bằng được thành lập theo quyết định 171/TTg ngày9/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các khu vực cửa khẩu sau:

Khu vực cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng và xã Tà Lùng huyện Quảng Hòa Khu vực cửa khẩu Hùng Quốc gồm cửa khẩu Hùng Quốc và xã HùngQuốc huyện Trà Lĩnh

Khu vực cửa khẩu Sóc Giang gồm cửa khẩu Sóc Giang và xã Sóc Hàhuyện Hà Quảng

Các KKTCK Cao Bằng được ưu tiên phát triển thương mại, đầu tư xuấtnhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, nông nghiệp theo luật pháp ViệtNam và thông lệ quốc tế [31,388]

+ KKTCK Lào Cai được thành lập theo quyết định 100/1998/TTg ngày26/5/1998 của Thủ tướng chính phủ bao gồm cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm:phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Cốc Lếu, phường Duyên Hải, xãVạn Hòa thôn Lục Cẩu, xã Đồng Tuyển thuộc thị xã Lào Cai, thôn NaMo xãBản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng, cửa khẩu Mường Khương gồm toàn bộ xãMường Khương KKTCK Lào Cai được ưu tiên phát triển thương mại, xuấtkhẩu, nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp theo luật pháp Việt Nam vàthông lệ quốc tế

Trang 20

+ KKTCK Hà Giang được thành lập theo quyết định số 184/TTg ngày19/4/2001 của Thủ tướng chính phủ gồm Thanh Thủy, Phương Tiến VịXuyên Hà Giang

1.1.2 Thực trạng phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam

1.1.2.1 Một số nét vùng biên giới Đông Bắc

Theo sự phân chia biên giới để quản lý, Nhà nước xác định: Vùng biêngiới Đông Bắc Việt Nam gồm địa bàn biên giới của 2 tỉnh Quảng Ninh vàLạng Sơn, có đường biên giới dài 343 km đi qua địa phận của 33 xã và thị xã,giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc Đây là vùng có các cửa khẩu quốc

tế quan trọng so với các cửa khẩu trong phạm vi cả nước Đây là khu vực cóđịa hình núi non hiểm trở, mùa đông khí hậu rất lạnh là một trong những vùng

có khí hậu lạnh nhất so với cả nước Điều kiện tự nhiên trong vùng rất phongphú, tạo điều kiện cho việc hình thành các khu dân cư và phát triển nhiều loạicây trồng, vật nuôi đặc thù, có giá trị kinh tế cao làm hàng hóa trao đổi trongnước và xuất khẩu như: Hồi, chè, đậu tương,thuốc lá, đào, mận Vật nuôi như:trâu, bò, lợn, dê, ong

Đối với các cửa khẩu biên giới Đông Bắc tuy nằm ở khu vực có địahình phức tạp, núi non hiểm trở nhưng nhìn chung vị trí các cửa khẩu thường

ở những nơi có địa hình tương đối thuận lợi, chủ yếu là dạng địa hình đồi thấp

và thung lũng như: cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng với địa hình đồi thấp nằmtrên thung lũng sông Kỳ Cùng Hơn nữa các cửa khẩu lại nằm ở các thị xã, thịtrấn, làm cho xu hướng đô thị hóa và tăng cường quan hệ mọi mặt, dân cư khuvực biên giới được mở rộng Ngoài các cửa khẩu quốc tế, quốc gia do ViệtNam và Trung Quốc thỏa thuận, một số đường mòn đã hình thành giúp choviệc giao lưu qua lại và buôn bán thêm thuận lợi Tuy nhiên điều đó cũng làm

Trang 21

cho công tác chống buôn lậu qua đường mòn biên giới trở lên rất phức tạp vàkhó khăn

Vùng biên giới Đông Bắc có mật độ dân số thấp, gồm nhiều dân tộccùng sinh sống, chủ yếu là người Nùng, Tày tiếp đến là người Kinh và cácdân tộc khác Trình độ dân trí rất thấp, lao động nông nghiệp là chủ yếu Đờisống nhân dân nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần; các tệ nạn xã hội cónguy cơ phát triển như cờ bạc, nghiện hút, mê tín dị đoan, sinh đẻ không có kếhoạch, tình trạng tảo hôn phổ biến do vậy tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn rất cao

Tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội trên đây đều ảnh hưởng đến hoạt độngkinh tế thương mại nói riêng và KKTCK nói chung, trong đó có những yếu tốtạo điều kiện cho KKTCK phát triển song cũng có yếu tố có tác động ngược trởlại

Về cơ cấu kinh tế, tổng quan vùng biên giới Đông Bắc, kinh tế kém pháttriển so với cả nước, cơ cấu kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc Nông nghiệpmanh mún lạc hậu, công nghiệp kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, mật độgiao thông thấp (tuy nhiên so với 1 số vùng biên giới khác điều kiện ở vùng biêngiới Đông Bắc có khá hơn)

Việc tạo ra những điều kiện kinh tế vật chất kỹ thuật, kinh tế xã hội đểthúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển là một đòi hỏi trong chiến lược pháttriển kinh tế củng cố quốc phòng ở địa bàn chuyên biệt này Do vậy chủtrương xây dựng các KKTCK của Nhà nước ở khu vực này một mặt tạo cơhội cho sự phát triển của vùng, mặt khác làm thay đổi diện mạo mọi mặt gópphần xây dựng vùng biên giới vững mạnh

1.1.2.2 Tình hình phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới Đông Bắc trong những năm qua

Trang 22

* Những kết quả đạt được

Qua 8 năm thực hiện chủ trương phát triển KKTCK của Thủ tướngChính phủ tại vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam 2 tỉnh Quảng Ninh và LạngSơn đã và đang áp dụng quyết định số 53/ 2001/ QĐ- TTg ngày 19- 4- 2001của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với KKTCK biên giới có thể thấy

rõ điều này ở các KKTCK Móng Cái và Lạng Sơn như sau:

* Cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh đã có sự phát triển kinh tế xã hội vượt

bậc, trở thành cửa ngõ giao lưu, kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và với cácnước trong khu vực, trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất củaQuảng Ninh hiện nay Giai đoạn (1996-2001) tại KKTCK Móng Cái GDP tăngbình quân 15-17%, doanh thu từ du lịch tăng trung bình 24,45%; 80% dân sốnông thôn được dùng nước sạch Hệ thống giao thông được nhựa hóa, bê tônghóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân buôn bán Thương mại du lịch dịch vụ

sẽ trở thành mũi nhọn kinh tế của Móng Cái

* Tại các KKTCK thuộc tỉnh Lạng Sơn: Các hoạt động thương mại, du lịch

và dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa và

du lịch; kết cấu hạ tầng của KKTCK Hữu Nghị, Đồng Đăng, Tân Thanh vàmột số xã biên giới được tập trung đầu tư xây dựng mạnh Tính đến 10/ 2002toàn tỉnh đã có 57 dự án được triển khai với số lượng hoàn thành trên 160 tỷđồng với 253 km đường biên giáp Quảng Tây gồm hai cửa khẩu quốc tế (HữuNghị và Đồng Đăng), hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới đã trởthành một thị trường trung chuyển lớn thuận lợi cho việc buôn bán trao đổihàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc [13,32]

Có khoảng 380 đầu mối của Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu với thịtrường Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, tăng trưởng kinh tế bình quân

Trang 23

tăng 15% [23,32] Sự phát triển của các KKTCK đã giúp cho hoạt động thươngmại du lịch và dịch vụ của Lạng Sơn phát triển cả về quy mô và chất lượng, cơ sở

hạ tầng được phát triển đáng kể tạo môi trường thu hút vốn đầu tư

Riêng KKTCK Tân Thanh đến năm 2003 có 35 dự án đăng ký đầu tư.Trong đó đầu tư nước ngoài có 4 dự án ( công ty phát triển thương mại Lạng Sơn,công ty liên doanh Thái Dương, Câu lạc bộ vui chơi giải trí, công ty Minh ThanhTrung Quốc) Dự án đầu tư trong nước là 31, chủ yếu là các chi nhánh, công ty,cửa hàng giới thiệu sản phẩm Tổng số hộ kinh doanh tại KKTCK Tân Thanh là

430 hộ trong đó thương nhân Trung Quốc là 225, các hộ kinh doanh Việt Nam là 205[28] Doanh thu từ các hoạt động trong KKTCK đạt được khá cao [phụ lục 1]

Nhìn lại hoạt động của các KKTCK vùng biên giới Đông Bắc có thểnhận thấy những kết quả đạt được thể hiện trên các vấn đề lớn sau đây:

Thứ nhất, Góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế

Các KKTCK đã đặt nền móng đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế vớinước láng giềng Trung Quốc Tại các KKTCK, hệ thống kết cấu hạ tầng đượcphát triển nhanh đã nhanh chóng thúc đẩy quan hệ giao lưu kinh tế biên giới,khuyến khích thương nhân hai bên đặt quan hệ mua bán và hợp tác lâu dài,giúp thương nhân thiết lập ổn định các kênh tiêu thụ, phương thức xử lý cácvấn đề phát sinh làm phong phú thêm cơ cấu hàng hóa, dịch vụ và phươngthức hoạt động Do vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở các KKTCK

đã có bước tăng trưởng đáng kể

Trong giai đoạn 1991 -1996 tổng kim ngạch buôn bán giữa các tỉnhvùng biên giới Đông Bắc Việt Nam với Trung Quốc qua các cửa khẩu nhưsau: Lạng Sơn (1.063 triệu USD) Quảng Ninh (365,73 triệu USD) So với cáctỉnh trong vùng biên giới phía Bắc thì Lạng Sơn và Quảng Ninh là 2 tỉnh có

Trang 24

kim ngạch lớn nhất, với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửakhẩu lớn nhất [xem bảng 1]

Bảng 1

KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA 6 TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VỚI TRUNG QUỐC (1991-2000)

n v tính: tri u USD Đơn vị tính: triệu USD ị tính: triệu USD ệu USD

Tỉnh

Năm

Quảng Ninh

Lạng Sơn

Cao Bằng

Hà Giang

Lào Cai Lai

Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu

biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010 của Bộ thương mại.

Cùng với các tỉnh biên giới phía Bắc tạo nên giá trị xuất khẩu sangTrung Quốc tăng từ 7,8 triệu USD (năm 1989) lên 1534 triệu USD (năm2000) và trong danh sách các bạn hàng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thìTrung Quốc từ vị trí thứ 18 vươn lên vị trí thứ 2 sau Nhật Hàng xuất khẩuchính của Việt Nam qua biên giới Đông Bắc vào thị trường Trung Quốc lànguyên liệu và các mặt hàng thực phẩm thô hoặc sơ chế Hàng nhập khẩu vào

Trang 25

Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu gồm 5 nhóm mặt hàng chính: dây chuyềnsản xuất đồng bộ (đường, xi măng lò đứng); Máy móc thiết bị (y tế, vận tải,máy nông nghiệp) nguyên nhiên liệu (xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép,vật liệu xây dựng ) hàng nông sản (lương thực, bột mì, đường, hoa quả ônđới như táo, lê ) và hàng tiêu dùng (sản phẩm điện tử, xe máy, quần áo, đồchơi trẻ em ) Cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và TrungQuốc ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa chủng loại và mặt hàng.Nhưng trong tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và TrungQuốc qua KKTCK vùng biên giới Đông Bắc thì hàng chính ngạch vẫn luônchiếm tỷ lệ lớn (hơn 75%) [13, 31]

Thứ hai, Tăng các hoạt động trung chuyển và thu hút khách du lịch

Ngoài các hoạt động về trao đổi thương mại hàng hóa dịch vụ các hoạtđộng về trung chuyển, thu hút khách du lịch ở các KKTCK cũng nhộn nhịpkhông kém, tạo ra nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các KKTCK Lượng kháchquốc tế có quốc tịch Trung Quốc qua các cửa khẩu vào Việt Nam Năm 1995mới có 62,6 nghìn lượt người, thì các chỉ số tương ứng năm 1999 là 484nghìn (tăng 27,2%) Năm 2000 là 492 nghìn (tăng 23%) Năm 2001 là 675,8nghìn (tăng 29%) [13, 31]

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn có quan hệ đối ngoại với 220quốc gia trên thế giới Với Việt Nam mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu mớichỉ đạt khoảng 0,4% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc nhưng có vịtrí khá quan trọng, là một trong những người bạn hàng lớn của Việt Nam.Kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng trong những năm gầnđây Điều này cho thấy tác động của các KKTCK đối với sự phát triển củahoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện tại và trong tương lai sẽ rất

Trang 26

lớn, bởi vì trong tỷ trọng chung đó, tỷ trọng trao đổi thông qua các KKTCKchiếm khoảng từ 60-90% tổng giá trị

Thứ ba, Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nội địa và các vùng phụ cận.

Do điều kiện thuận lợi về địa lý, các cửa khẩu là kênh quan trọng cho traođổi hàng hoá, hơn nữa việc vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, giữa TrungQuốc và Việt Nam rất thuận lợi, tạo điều kiện cung ứng nhanh các yếu tố đầuvào cần thiết cho sản xuất Trong khi đó Việt Nam rất cần sự bổ sung nhiềumáy móc thiết bị, vốn, kinh nghiệm ở một số ngành, lĩnh vực mà trước đâyTrung Quốc giúp ta xây dựng, đồng thời cũng cần thiết thông qua thị trườngTrung Quốc để tiêu thụ một số hàng hóa mà Việt Nam sản xuất Do đó cácKKTCK vùng biên giới Đông Bắc đã có tác động nhất định đối với sự phát triểnkinh tế sâu trong nội địa và các vùng phụ cận

Tác động của các KKTCK đối với phát triển kinh tế, những tác động nàyđược thể hiện cụ thể ở các ngành lĩnh vực khác nhau trên các khía cạnh về vốn,công nghệ cũng như việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước sảnxuất ra thể hiện ở những điểm sau:

Về thúc đẩy phát triển kinh tế nội địa nói chung

Một là, Đối với sản xuất công nghiệp: Hoạt động của các KKTCK cũng

kích thích các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm nhiều hơn với thị trường ViệtNam, trong đó có nhiều dự án nâng cao năng lực sản xuất thành công nghiệp ViệtNam như dự án nâng cấp nhà máy Gang Thép Thái Nguyên, nhà máy phân đạmBắc Giang, một số dự án sản xuất xi măng, sản xuất đường, dự án 100% vốn củadoanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và lắp ráp máy nông nghiệp tại công ty GiangĐông tại Đà Nẵng Các nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp cũng đượcnhập khẩu nhiều thông qua các KKTCK vùng biên giới Đông Bắc như: Sản phẩmdầu mỏ, hóa chất, sắt, thép, dây điện thoại, dây cáp thông tin, gạch chịu lửa, vật

Trang 27

liệu xây dựng Có thể thấy, tác động trao đổi kinh tế thương mại Việt - Trungđối với sản xuất công nghiệp rất đa dạng, một số lĩnh vực đã thu hút được kết quảtốt, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thông qua hợp tác với bạn Đồng thời hoạtđộng của các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nhà hàng, khách sạncũng góp phần giảm khó khăn trong nước, một số lĩnh vực hoạt động đã tạo rađộng lực kích thích sản xuất trong nước phát triển như ngành sản xuất bia, xe đạp,

xe máy, bóng đèn, phích nước, đồ sứ gia dụng Trong những năm đầu, các sảnphẩm của Trung Quốc tràn vào Việt Nam đã gây khó khăn lớn cho sản xuất trongnước, nhưng đã buộc nhiều mặt hàng sản xuất trong nước phải tăng dần khả năngcạnh tranh Một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng của Việt Nam dần chiếm lạiđược thị trường; xuất khẩu trở lại Trung Quốc như: xà phòng giặt, đồ mĩ nghệ,hàng may mặc, giày dép Tuy không trực tiếp nhưng hoạt động kinh tế thươngmại qua các KKTCK cũng đã thúc đẩy hoạt động về nghiên cứu đào tạo như: hợptác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường, hợp tác nghiên cứu để quản lý,

sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên Đặc biệt hoạt động của cácdoanh nghiệp công nghiệp (các doanh nghiệp của Nhà nước, các doanh nghiệpvừa và nhỏ của Việt Nam) cũng giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm quý báu vềđổi mới, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước

Hai là, Đối với sản xuất nông - lâm nghiệp các KKTCK vùng biên giới

Đông Bắc cũng là nơi thực hiện các hoạt động trao đổi thương mại các sản phẩmnông nghiệp Việt Nam và Trung Quốc vốn là hai quốc gia có nhiều nét tươngđồng trong phát triển nông nghiệp, từ thiên niên kỷ thứ nhất hai nước đã có hoạtđộng trao đổi sản phẩm nông nghiệp cũng như các tư liệu sản xuất phục vụ sảnxuất nông nghiệp

Do điều kiện về địa lý thuận lợi; đặc biệt từ khi hai nước bình thường hóaquan hệ, khai thông các cửa khẩu trên giới phía Bắc, và từ năm 1996 đến nay khicác KKTCK Móng Cái, Hữu Nghị, Tân Thanh được Thủ tướng Chính phủ Việt

Trang 28

Nam cho phép thành lập đã thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trao đổi, giaolưu kinh tế hai nước, trong đó lĩnh vực nông nghiệp giữ vị trí rất quan trọng Tuychưa tương xứng với tiềm năng nông nghiệp của hai nước, nhưng trong thời gianvừa qua thông qua các KKTCK, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc một số mặthàng nông – lâm sản như chè, gạo tẻ, hạt điều, hồ tiêu, lạc nhân, vừng, dầu dừacông nghiệp, dầu vỏ hạt điều, cà phê, cao su, rau quả nhiệt đới và nhập củaTrung Quốc các mặt hàng như bột mì, hoa quả, dầu thực vật và một số sản phẩm

cơ khí nhỏ, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và một số giống lúa, hoa quả có năngsuất cao Đặc biệt, tỉnh Quảng Tây là một trong hai địa phương của Trung Quốc

có đường biên giới chung với Việt Nam đã trao đổi nhiều giống cây trồng, hoaquả nhiệt đới, ôn đới như: mận, đào, cam, quýt với Việt Nam Tất cả các hoạtđộng này cho thấy thông qua các KKTCK, chủng loại hàng hóa, sản phẩm nôngnghiệp được trao đổi giữa hai nước không ngừng tăng lên, trực tiếp góp phần thúcđẩy sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển [xem phụ lục 2]

Ba là, Đối với hoạt động thương mại, do chính sách đối với phát triển các

KKTCK ở nước ta hiện nay chủ yếu là ưu tiên cho lĩnh vực thương mại và dịch

vụ, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam Thực hiệnchính sách này, trước hết nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụgiữa hai nước bổ xung những hàng hóa mà thị trường trong nước còn thiếu, đồngthời mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giúp pháttriển sản xuất trong nước Hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc trong trao đổi thươngmại có một số nét tương đồng về trình độ phát triển Tuy một số mặt hàng TrungQuốc hơn ta về năng suất, công nghệ và trình độ phát triển, nhưng nhìn chung đâyvẫn là quốc gia đang phát triển cần nhiều thị trường để tiêu thụ các hàng hóa cótrình độ kỹ thuật trung bình với giá thành rẻ để phát triển sản xuất trong nước Dovậy, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, có lợi thế về vị trí, khoảng cách địa lý,giao thông, là thị trường dễ tính, có tập quán tiêu dùng phù hợp với Trung Quốc

Trang 29

Hơn nữa, Việt Nam hiện còn là quốc gia nông nghiệp đang trong quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá nên hiện nay nhiều chủng loại hàng hóa tiêudùng cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư mà sản xuất trong nước vẫn chưa đápứng được, sức mua trong nước thấp, đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía Bắc Vì vậyviệc thúc đẩy quan hệ thương mại thông qua cửa khẩu biên giới, trực tiếp sẽ làmgiảm bớt khó khăn của mỗi nước trong sản xuất và tiêu dùng trước mắt cũng nhưtrên con đường hội nhập, mở cửa và phát triển kinh tế sau này

Về thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại các vùng phụ cận

Thực tế cho thấy sự hình thành và phát triển của KKTCK vùng biên giới ĐôngBắc đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực đối với sản xuất và tiêu dùng ở các vùng phụcận Điều đó được thể hiện ở một số vấn đề sau đây:

Một là, Sự phát triển của các KKTCK đã thúc đẩy kinh tế địa phương tiến

bộ rõ rệt, các hoạt động kinh tế thương mại sôi động hơn, trực tiếp tạo ra môitrường thuận lợi cho kinh tế của địa phương, vùng phát triển cũng như tác độngđến sản xuất của cả nước phát triển Cơ cấu kinh tế được chuyển biến theo hướngtăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm đáng kể tỷ trọng nôngnghiệp trong GDP Cơ cấu các thành phần kinh tế cũng nhờ đó mà biến đổi theo,kinh tế Nhà nước không ngừng được củng cố, hỗ trợ, dẫn dắt các thành phần kinh

tế khác cũng phát triển Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện

Sự phát triển của KKTCK Việt – Trung nói chung trên vùng biên giớiĐông Bắc nói riêng đã có tác động lan tỏa dần từng bước tới các địa bàn lân cậntrước hết thuộc các địa phương có cửa khẩu biên giới, cho các tỉnh biên giới Việt -Trung dần trở thành những điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội; các KKTCKtrước mắt là những đầu tầu, vùng động lực nhỏ thúc đẩy kinh tế các huyện giápbiên sau đó phát triển ra cấp tỉnh Vị thế của các địa phương có KKTCK khôngngừng được nâng lên so với các tỉnh khác trong vùng và ngay trong chiến lược

Trang 30

phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước Điều này được thể hiện rõ nhất ở sựtác động của các chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại những nơi này đã trựctiếp tạo ra những thay đổi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng, đáp ứngmột phần quan trọng về một số chủng loại hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng vàsản xuất trong nước [xem phụ lục 2] Hơn nữa thu ngân sách của các địa phươngnày nhờ KKTCK cũng không ngừng tăng [xem phụ lục 1]

Hai là, Sự phát triển của các KKTCK vùng biên giới Đông Bắc đã thúc

đẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương, kết cấu hạ tầngđược thay đổi đáng kể, KKTCK Móng Cái trong 3 năm thí điểm đã đầu tư vớitổng số vốn 201 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư vào ngành giao thông, điện, cấp thoátnước và các công trình phúc lợi khác Cụ thể: Đã đưa vào sử dụng 10 cầu trênquốc lộ 18A (Móng Cái- Tiên Yên) 1 bến xe, 55 km đường bộ, 173 km đườngdây cáp 0,4 kw, 125 trạm biến áp các loại, 83 km đường dây tải 22 kw, 1 nhà máycấp nước công suất 5.400 m2/ ngày Xây dựng mới 60 phòng học, 5.000 m2 nhàcấp 2- cấp 3 cho các cơ quan chính quyền và các cơ quan ban quản lý KKTCK [5;20] Đây chính là kết quả của sự đầu tư đúng hướng của Trung ương và địaphương trong thời gian qua Thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốnđầu tư vào sản xuất, vào xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho phát triển dịch vụthương mại và du lịch Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn tới phát triển giao thônghuyết mạch, các đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt và dần từng bước là đường hàngkhông từ các nơi khác đến các tỉnh có KKTCK tạo điều kiện cho giao lưu kinh tếthương mại được thuận lợi

Ba là, Thực tiễn sự phát triển của KKTCK đã góp phần giảm bớt tình trạng

buôn lậu qua biên giới Chính sách thực hiện tại các KKTCK đã làm giảm phầnnào tính phức tạp của tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vốn là những vấn

dề nhức nhối hiện nay, là điểm nóng tại các cửa khẩu trong thời gian trước đây.Các chính sách tại các khu KKTCK có tác động rất lớn đến ổn định sản xuất và

Trang 31

lưu thông hàng hóa trong nước bảo đảm kịp thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng củadân cư nhưng dựa trên sự bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước Điều đặc biệt

là đối với mô hình kinh tế mới, các hoạt động kinh tế thương mại được quản lýngay từ đầu và trong suốt quá trình hoạt động cũng như kết quả cuối cùng của nó cóngười chủ quản lý cụ thể

Bốn là, Phát triển KKTCK đã góp phần bảo vệ giữ vững an ninh quốc

phòng vùng biên giới, tạo ra môi trường kinh tế xã hội ổn định, tăng cường hợptác hữu nghị láng giềng cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc

* Những tồn tại hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, thực tiễn phát triển KKTCKvùng biên giới Đông Bắc trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế, cóthể nêu lên một số vấn đề cụ thể như sau:

Một là, Chưa khai thác hết tiềm năng của các KKTCK: Quan hệ trao

đổi hàng hóa xuất nhập khẩu qua các KKTCK vùng biên giới Đông Bắc chưatương xứng với tiềm năng sẵn có, thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩuhàng hóa (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) chiếm tỷ trọng không lớn trongtổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước Kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam với Trung Quốc chiếm 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ViệtNam và chỉ bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc[13,32] Có nhiều yếu tố tác động làm nảy sinh tình hình trên song chủ yếu là:

Do có sự chênh lệch về trình độ, chính sách cũng như mức độ đầu tư giữacác KKTCK của Việt Nam và Trung Quốc

Đây cũng có thể được xem là nhân tố khách quan, chủ quan chính tạo nên

sự phát triển mất cân đối giữa các KKTCK của hai nước, gây tác động không nhỏđến kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Có thể thấy rõ điều này khi nghiên cứu nhữngchính sách biên mậu của Trung Quốc Nhà nước Trung Quốc có chính sách đặc

Trang 32

biệt khuyến khích các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua các KKTCK, cáckhu thương mại đường biên (giảm 50% thuế đối với hàng nhập khẩu, thoái thuếđối với hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng Việt Nam có ưu thếnhư: gạo, cao su thiên nhiên….) Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có chính sáchphù hợp trên phương diện này Quan niệm về buôn bán mậu dịch biên giới chưa

rõ ràng, dẫn đến sự chỉ đạo điều hành, quản lý ở khu vực cửa khẩu biên giớikhông thống nhất, còn có những chồng chéo, mạnh ai nấy làm Việc phân cấpquản lý, giải quyết các công việc trên biên giới giữa Trung ương và địa phương,giữa các ngành chưa thật cụ thể Có tình trạng nhiều cơ quan tham gia quản lýnhưng hiệu lực, hiệu quả thấp, không có cơ quan chỉ đạo điều hành chung, côngtác quản lý hàng hoá và người qua lại biên giới thiếu sự phối hợp chặt chẽ, có lúccòn xảy ra tình trạng hàng hoá đã vận chuyển qua biên giới rồi nhưng chủ hàngvẫn chưa qua được để giao hàng, do các thủ tục xuất nhập cảnh không kịp thời,chức năng thanh toán và kiểm tra, kiểm soát tiền tệ ở khu vực biên giới chưa đượctốt

Nhìn chung công tác quản lý mậu dịch biên giới của ta còn yếu kém, hiệuquả kinh tế thấp chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của các tỉnh trong vùngbiên giới này

Trình độ quản lý mậu dịch biên giới còn nhiều yếu kém, còn nhiều lúngtúng, chưa có một chiến lược lâu dài, các cơ chế chính sách chậm được ban hànhphù hợp với tình hình thực tiễn phong phú và đa dạng, chưa có một tổ chứcchuyên theo dõi nghiên cứu thị trường Trung Quốc, chưa nắm chắc thị trườngTrung Quốc, thiếu thông tin do các biến động về giá cả, về chủng loại mặt hàng ởcửa khẩu biên giới đều gây khó khăn cho các doanh nghiệp, thường các doanhnghiệp Việt Nam bị thua thiệt

Trang 33

Hai là, Công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở các

KKTCK của Việt Nam vẫn còn yếu kém Sự yếu kém trong hoạt động, trongquản lý ở các KKTCK như là tác nhân thúc đẩy, nguyên nhân xảy ra nhiều tiêucực: Làm cho nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất và buôn lậu qua biên giới đangngày một gia tăng, khó kiểm soát Không ít ý kiến cho rằng hoạt động của cácKKTCK yếu kém đã tạo điều kiện thúc đẩy tình trạng buôn lậu phát triển và trựctiếp gây cản trở đến việc phát triển thương mại chính ngạch

Thực tế cho thấy cùng với việc mở rộng buôn bán trao đổi hàng hoá ở cácKKTCK vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam và Trung Quốc thì tình trạng buônlậu và gian lận thương mại cũng diễn biến rất phức tạp Đây là nơi bọn buôn lậuđưa hàng vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn về số vụ hàng hoá được phát hiện Theothống kê năm 2003 riêng hải quan Quảng Ninh đã phát hiện bắt giữ 1.308 vụ buônlậu và gian lận thương mại, tổng trị giá 12 tỷ 458 triệu đồng Trạm biên phòngthuộc KKTCK Tân Thanh bắt giữ 212 vụ buôn lậu ước tính trị giá hơn 550 triệuđồng…[xem bảng 4] Hàng hoá nhập lậu và vận chuyển trái phép vào Việt Nam

đủ loại, trong đó có cả những chất gây nghiện, chất nổ, tài liệu sách báo với nộidung xấu Hàng hoá thường được cửu vạn vận chuyển qua biên giới theo đườngmòn hai bên cánh gà cửa khẩu sau đó dùng hoá đơn buôn chuyến, hoá đơn muahàng để lưu thông hàng hoá nhằm trốn thuế nhập khẩu

Do điều kiện địa hình ở vùng biên giới Đông Bắc, các hoạt động buôn lậutập trung rất nhiều Đây là các địa phương có cửa khẩu quốc tế, hệ thống giaothông khá thuận tiện, phía sau gần thủ đô Hà Nội Đây là những điểm để giao dịchbuôn bán qua con đường chính ngạch, tiểu ngạch, giao lưu trao đổi, buôn bán củanhà nước, các doanh nghiệp và cư dân hai bên biên giới

Thủ đoạn hoạt động của đối tượng buôn lậu là tổ chức đường dây từ nơi cónguồn hàng đến nơi tiêu thụ, từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại Các đối

Trang 34

tượng buôn lậu tổ chức hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt nhằm chống lại sự kiểmtra, kiểm soát và đấu tranh của các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu.Nếu là đối tượng người nước ngoài, Việt kiều thì móc nối với một số phần tử vàngười thân trong nước Nếu là đối tượng trong nước thì hình thành tổ chức, cónhững người giữ các cương vị khác nhau, hoặc tổ chức có đầu nậu đứng ra gópvốn, tổ chức giao nhận hàng và ăn chia theo cổ phần đóng góp, hoặc thuê cửu vạnmang vác hàng vượt qua biên giới theo các đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩubằng phương thức xé lẻ, thu gom nhiều lần Những người mang vác hàng thuê cókhả năng đặt cọc hàng hay mua hàng của chúng để vận chuyển đến nơi tập kết,nên khi gặp lực lượng kiểm tra, kiểm soát thì giành giật hàng đến cùng Bọn buônlậu thường tập kết hàng hoá từ bên kia biên giới rồi chuyển vào nội địa bằng nhiềuphương tiện khác nhau Khi chuyển hàng lậu vào đến nội địa thì rất nhiều người,nhiều đối tượng phân tán hàng để tập kết đến một nơi khác xa biên giới Đặc biệtđối tượng buôn lậu sử dụng rất nhiều loại phương tiện khác nhau, từ phương tiệnhiện đại như: Tàu hoả, ô tô, điện thoại di động, bộ đàm đến những phương tiệnthô sơ như: xe đạp, gùi, vác Căn cứ vào địa điểm từng địa bàn, thời gian cụ thể,các đối tượng buôn lậu sử dụng các phương thức hoạt động khác nhau như: Bímật, lén lút, vừa bí mật vừa công khai trắng trợn….

Lợi dụng những sơ hở thiếu sót trong cơ chế quản lý kinh tế, chính sáchxuất nhập khẩu của Nhà nước để hoạt động buôn lậu Sử dụng các phương tiệnvận tải nhỏ để vận chuyển cất giấu hàng hoá buôn lậu; dùng thủ đoạn gian lậnthương mại bằng cách chuyên chở quá trọng tải qui định, khai báo ít hơn số lượnghàng thực tế vận chuyển, khai báo sai chủng loại hoặc tháo rời hàng nguyên chiếcthành phụ tùng để chịu thuế suất thấp hơn, lợi dụng chức vụ quyền hạn và tạođiều kiện công tác để tiếp tay, che giấu cho các hoạt động buôn lậu; lợi dụngnhững khó khăn, phức tạp về địa hình, những sơ hở thiếu sót trong công tác quản

lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu của các cơ quan chức năng để bí mật, lén

Trang 35

lút hoạt động buôn lậu Đối tượng buôn lậu thường có mối quan hệ với các phần

tử đã thoái hoá biến chất trong các cơ quan có chức năng chống buôn lậu để lạmdụng chức vụ, quyền hạn thoả hiệp với bọn buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu

Ngoài ra những tồn tại yếu kém của quá trình phát triển KKTCK còn thểhiện ở chất lượng nguồn nhân lực tại KKTCK thấp và thiếu hụt đội ngũ các bộquản lý có trình độ Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của các KKTCK đã được cảithiện nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đặt ra

* Nguyên nhân của tình hình trên bắt nguồn từ một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Về nguyên nhân khách quan

Việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO tuy có tạo thời cơ cho một

số mặt hàng của Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào Trung Quốc qua các KKTCK,nhưng cũng có thách thức Khả năng đáp ứng cũng như năng lực cạnh tranh củahàng hoá và của chính các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng xuất nhậpkhẩu của Việt Nam còn rất hạn chế

Một mặt hàng hoá của các nước thành viên WTO nhập khẩu vào TrungQuốc do được hưởng thuế suất thấp hơn trước sẽ tăng lên hơn nhiều, tác động đếnthị phần và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.Mặt khác, do hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc vào các nước thành viên WTO

sẽ được cắt giảm thuế, giá sẽ rẻ hơn, do vậy sức cạnh tranh sẽ tăng lên Trong khi

đó hàng xuất khẩu cùng loại của Việt Nam lại chưa được miễn giảm thuế nên sẽcạnh tranh rất khó khăn với hàng hoá của Trung Quốc làm cho kim ngạch xuấtnhập khẩu hàng hoá qua các KKTCK sang Trung Quốc theo đó cũng bị giảm sút

Về nguyên nhân chủ quan:

Trang 36

Do các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của việc giaolưu kinh tế, hợp tác với các nước láng giềng, chúng ta chưa xác lập được mộtchiến lược tổng thể, rõ ràng cho việc phát triển giao lưu kinh tế trên toàn tuyếnbiên giới, mặt khác do chúng ta chưa hiểu biết đầy đủ, chưa thấy hết vai trò tácđộng và sự phức tạp của thị trường nước bạn, nhất là những mặt trái của cơ chế thịtrường nên thường bị động đối phó tình hình gây nhiều thiệt hại đến lợi ích kinhtế.

+ Chưa đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng choKKTCK, chậm ban hành các chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn trong vàngoài nước vào KKTCK Ví dụ: Trên toàn tuyến biên giới Đông Bắc có 5KKTCK, nhưng thực tế mới có 2 khu hoạt động thực sự có hiệu quả, còn lại chưatriển khai, triển khai chậm hoặc nội dung hoạt động còn nghèo nàn như: KKTCKChi Ma - Lạng Sơn, KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn, KKTCK Bắc Phong Sinhcủa Quảng Ninh Tại KKTCK Tân Thanh – Lạng Sơn có 35 dự án đầu tư nhưngchỉ có 4 dự án đầu tư nước ngoài, còn 31 dự án đầu tư trong nước nhưng mới có 7

dự án đi vào hoạt động còn lại các dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng [27]

+ Do sự chỉ đạo, điều hành quản lý xuất nhập khẩu đang còn nhữngchồng chéo, mạnh ai nấy làm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thiếu một cơ quanchỉ đạo, chỉ huy thống nhất ở khu vực biên giới Đội ngũ cán bộ nhân viênlàm công tác quản lý trên các KKTCK thiếu kinh nghiệm trong quản lý, trang

bị kỹ thuật, phương tiện làm việc cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu làm cho hiệuquả công tác chưa cao Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên các lĩnh vực công táctrong KKTCK chưa theo kịp yêu cầu, đội ngũ cán bộ chậm được quan tâm đổimới đào tạo lại Ở một số cơ quan chưa tích cực, chủ động tìm cách tự bồi dưỡng,nâng cao trình độ cán bộ quản lý và kinh doanh trong KKTCK

Trang 37

Để phát huy có hiệu quả ngày càng cao vai trò của KKTCK, cần xây dựngKKTCK vững mạnh về kinh tế, chính trị – xã hội và an ninh quốc phòng, trên cơ

sở khai thác những tiềm năng tại chỗ, phát huy thế mạnh của các địa phương trong

cả nước, tạo thế lực sức cạnh tranh trong giao lưu kinh tế với bên ngoài Đồng thờicần xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có bản chất tốt, tinh thông nghiệp

vụ, linh hoạt trong xử lý công việc, có kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế đốingoại, cần được đầu tư trang bị thoả đáng cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cóhiệu quả hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển kinh tế

1.2 Phương hướng, giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới Đông bắc

1.2.1 Dự báo triển vọng và phương hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới Đông Bắc trong những năm tới

1.2.1.1 Dự báo triển vọng phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới Đông Bắc trong những năm tới

Phân tích thực trạng phát triển KKTCK vùng biên giới Đông Bắc trongnhững năm qua có thể khẳng định rằng, mặc dù còn có những tồn tại nhưng cáchoạt động của các KKTCK đã đạt được những kết quả đáng kể, đặc biệt là cáchoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, kinh tế địa phương có tiến bộ rõ rệt, đờisống của người dân ngày càng được cải thiện Tình hình này cho thấy triển vọngphát triển KKTCK trong thời gian tới sẽ rất khả quan, nhất là triển vọng phát triểnthương mại giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc qua KKTCK vùng biên giớiĐông Bắc

Sự phát triển của các KKTCK vùng biên giới Đông Bắc trong những nămtới bị chi phối bởi những yếu tố sau:

Một là, cùng với nhân loại, Việt Nam và Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI,

thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng Kinh tế

Trang 38

tri thức, xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá sẽ đem đến nhiều cơ hội cho sự pháttriển của các KKTCK nói riêng và phát triển kinh tế cả nước nói chung.

Hai là, Việt Nam và Trung Quốc đã ký “ Tuyên bố chung về hợp tác toàn

diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và TrungHoa” ngày 29/ 12/ 2000 và nhiều văn kiện khác nhằm tạo cơ sở vững chắc choquan hệ thương mại hai nước phát triển trong thế kỷ XXI theo phương châm:

“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.Hiện nay, cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của diễn đàn hợp táckinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

Ba là, đối với Việt Nam, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ là thị

trường đầy tiềm năng, bởi lẽ: Trung Quốc đã là thành viên chính thức củaWTO Trung Quốc là thị trường có sức mua lớn và đa dạng, dễ tính với hơn1,3 tỷ dân, có nơi thu nhập rất cao (18.000- 20.000 USD/ năm/ đầu người), cónơi chỉ thu nhập 250- 300 USD/ năm/ đầu người Đây là thuận lợi rất cơ bảncho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Trung Quốc có thị trường nội tệkhá ổn định trong 10 năm qua

Bốn là, xu hướng tích cực hợp tác đi đôi với cạnh tranh mạnh mẽ trong thế

kỷ XXI là động lực thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam, Trung Quốc pháttriển theo hướng bền vững, toàn diện và sâu sắc hơn

Theo kết quả dự báo của một số công trình nghiên cứu của Bộ thương mại

đã công bố: Trong giai đoạn 2001- 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangTrung Quốc sẽ đạt nhịp độ tăng bình quân từ 15- 17%/ năm và trong giai đoạn2006- 2010 là 13- 14%/ năm Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

từ Trung Quốc sẽ đạt nhịp độ tăng bình quân cao hơn từ 18- 20%/ năm, và giaiđoạn tiếp theo sau đó 2006- 2010 có thể giảm 13%/ năm

Trang 39

Nhìn chung, kim ngạch xuất, nhập khẩu qua KKTCK biên giới phía Bắcgiai đoạn 2001- 2010 sẽ có xu hướng tăng nhanh hơn giai đoạn trước nhờ nỗ lựccủa cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong việc đàm phán để đạt được nhữngthoả thuận hợp tác phát triển về kinh tế và thương mại Các xu hướng phát triểnxuất nhập khẩu qua các KKTCK biên giới phía Bắc giai đoạn 2001 – 2010 nhưsau: Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nhanh hơn so với kim ngạch nhập khẩu Trongcác tỉnh biên giới phía Bắc thì các KKTCK Móng Cái, Quảng Ninh, KKTCKLạng Sơn sẽ có kim ngạch xuất nhập khẩu vượt trội so với các khu khác.

Đầu tư trong và ngoài nước vào KKTCK biên giới phía Bắc sẽ tăng nhanh.Các hoạt động trong KKTCK sẽ phong phú và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Dự báo kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung vàvùng Đông Bắc nói riêng trong giai đoạn 2000 – 2005 vẫn chủ yếu dựa vào cácloại quặng nguyên khai, than đá và một số nông sản như: chè, gạo, quế, tinhdầu… giai đoạn năm 2006 – 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ được bổ sungbằng các loại mặt hàng xuất khẩu khác như: 1 số sản phẩm luyện kim, các loạinông sản mới quy hoạch như: hoa hồi, cà phê và một số sản phẩm khác Trongcác tỉnh này thì dự báo Lạng Sơn sẽ chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu tiếpđến là Quảng Ninh

Trang 40

Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng

cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Dự báo kim ngạch nhập khẩu trực tiếp của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc

Dự báo kim ngạch nhập khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc trong giaiđoạn từ nay đến năm 2005 và 2010 sẽ tăng mạnh ở nhóm hàng thiết bị máy móctiếp đến là nhóm hàng tiêu dùng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấukim ngạch nhập khẩu của các tỉnh này trong giai đoạn dự báo

Ngày đăng: 27/12/2016, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w