Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trong các

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)

có và thành lập các trường mới; từng bước chuẩn hoá diện tích xây dựng, diện tích phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và suất đầu tư cho một chỗ học; chuẩn hoá và hiện đại hoá trang thiết bị dạy nghề; Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường chất lượng cao và một số trường dạy nghề của các Bộ, ngành, địa phương;

4. Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trong các trường dạy nghề các trường dạy nghề

Tăng cường kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy nghề:

Cải tiến chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề theo hướng tăng tỷ trọng thực hành sư phạm kỹ thuật và tổ chức luyện tập kỹ năng dạy học thực hành trong áu trình đào tạọ việc tăng tỷ trọng thực hành sư phạm kỹ thuật được thực hiện chủ yếu thông qua dạy và học các môn, kỹ năng sư phạm kỹ thuật đồng thời thực hiện thường xuyên thông qua các môn học sư phạm kỹ thuật và các môn chuyên ngành khác.

Tăng cường luyện tập kỹ năng nghề, kỹ năng dạy học, thực hành nghề cho người giáo viên dựa trên sự thuần thục về kỹ năng nghề. Để rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm kỹ thuật nên:

- Tổ chức cho sinh viên thực tập cơ bản tại xưởng trường và thực tập nâng cao tại các cơ sở sản xuất. Các trường cần liên kết với các cơ sở sản xuất nhằm tạo ra môi trường, điều kiện để sinh viên được tiếp cận với các thiết bị máy móc các quy trình công nghệ tiên tiến mà trường chưa có

- Xây dựng định mức thết bị vật tư cũng như tăng cường cơ sở vật chất như nhà xưởng thiết bị cho giáo viên dạy nghề.

- Tăng cường bồi dưỡng nghề cho đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm kỹ thuật thông qua việc gửi giáo viên tới các cơ sở sản xuất để họ cập nhập công nghệ mớị Hiện nay giáo viên ít được tiếp cận với thực tiễn cơ sở sản xuất ở các doanh nghiệp và chưa được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng để có thê hướng dẫn thực tập ở cơ sở sản xuất và thực tập sư phạm ở cơ sở dạy nghề.

Tổ chức cho các trường sư phạm kỹ thuật thực tập đợt II tại các cơ sở dạy nghề là môi trường mà họ tiến hành các hoạt động sư phạm sau này, thực tâp này không chỉ hình thành phát tỉên kỹ năng dạy học thực hành cho sinh viên mà còn có tác động tới sự say mê gắn bó với sự nghiệp dạy nghề.

Mục tiêu đào tạo là yêu cầu trực tiếp của nền sản xuất xã hội đối với con người được đào tạo trong một phạm vi 1 ngành nghề cụ thề. Vì thế giáo viên phải thường xuyên tiếp cận, cập nhật kịp thời để bổ sung thêm nội dung chương trình giảng dạỵ Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng sư phạm là biên pháp nâng cao năng lực của giáo viên dạy nghề. Đây là biên phảp quan trọng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng số lượng giáo viên như đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010 đã xác định “Xây dựng chương trình quy chế đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp cử nhân thuộc các ngành nghề khác nhau có nhu cầu học tập dể trở thành nhà giáo ở các bậc học khác nhau nhằm đa dạng hoá phương thức đào tạo giáo viên”.

Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng dạy học thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề :

Bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên tập trung vào đối tượng tốt nghiệp theo hướng hàn lâm theo phương thức đào tạo ở trong nước hoặc gửi đi bồi dưỡng ở nước ngoàị Các cơ sở dạy nghề cần chủ động xây dựng kế hoạch để giáo viên dạy nghề được đi tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất, qua đó thấy được cần phải dạy cái mà xã hội cần chứ không phải dạy cái mà giáo viên đã có sẵn

Việc bồi dưỡng kỹ năng dạy thực hành nghề cho giáo viên sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự phối hợp của Tổng cục dạy nghề và các trường sư phạm kỹ thuật. Tuy nhiên các cơ sở dạy nghề cũng cần xác định rõ việc bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật có thể thông qua nhiều hình thức nhưng sự rèn luyện của bản thân giáo viên trong dạy nghề mới là nhân tố chính cho sự phát triển năng lực đó.

Tăng cường kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề khai thác có hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế về phát triển năng lực cho giáo viên dạy nghề.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w