Mở rộng quy mô các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 81)

Các trường dạy nghề hiện nay quy mô đào tạo còn nhỏ, mới dạy được 21 nghề nhưng hiện nay nhu cầu đào tạo các ngành nghề đa dạng hơn rất nhiều, vì vậy mà số lượng người tốt nghiệp theo các ngành nghề mà xã hội có nhu cầu thì thiếu rất nhiềụ Do đó cần phải đầu tư mở rộng quy mô cùa các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề trong cả nước đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ của các doanh nghiệp.

Việc mở rộng quy mô các cơ sở dạy nghề này cần có sư quản lý chặt chẽ của nhà nước thông qua các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, nếu trường nào mà đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định có máy móc và trang thiết bị phù hợp, cơ sở vật chất diện tích trường lớp học đáp ứng nhu cầu thì có thể mở rộng, đào toạ thêm các ngành nghề mớịTăng qui mô, mở thêm ngành nghề đào tạo cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ sở dạy nghề trong vùng, các cơ sở dạy nghề miền xuôi để tập trung mở rộng đào tạo các nghề: Mây tre đan xuất khẩu, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thủy sản, Lâm sinh, Mộc dân dụng và Mỹ nghệ, Đá mỹ nghệ, Dịch vụ du lịch, May dân dụng và công nghiệp; đồng thời liên kết đào tạo các nghề (cả dài hạn và ngắn hạn) phục vụ một số ngành kinh tế đang thiếu lao động kỹ thuật như: Nông, Lâm nghiệp, Xây dựng. Cơ khí, Điện, Điện tử. Thiết lập mối quan hệ với các cơ sở công nghiệp và dịch vụ trong và ngoài tỉnh nhằm nắm bắt thị trường lao động phục vụ đào tạọ Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để phát triển các trường Trung ương đóng tại địa phương theo hướng đổi mới trang thiết bị và phương tiện dạy học, mở rộng ngành nghề đào tạo cùng các trường của tỉnh đào tạo nhiều ngành nghề mới phù hợp đơn đặt hàng của các khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên chỉ tiêu tuyển sinh (cử tuyển) cho người học là học sinh, lao động các huyện miền núị Khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển ở các huyện miền núi, đồng thời tăng cường công tác quản lý đào tạo nghề nhằm tăng qui mô và chất lượng đào tạo tại chỗ.

Việc mở rộng quy mô các cơ sở dạy nghề, tăng số lượng đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo, đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến nội dung chương trình tự làm thiết bị dạy nghề, phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” được duy trì và

đẩy mạnh, tổ chức hội thi học sinh giỏi nghề, hội giảng giáo viên dạy nghề, bồi dưỡng tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin

học...cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp.

Phát triển và hoàn thiện mạng lưới dạy nghề: Xây dựng các Trung tâm dạy nghề, nâng cấp các cơ sở dạy nghề đã có, đầu tư thích đáng cho các trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề , để các cơ sở này có điều kiện nâng cấp thành trường công nhân kỹ thuật theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục củng cố và đầu tư cho các trường và trung tâm dạy nghề miền xuôi có điều kiện mở lớp dạy nghề trực tiếp tại chỗ cho đồng bào các dân tọc miền núị Khuyến khích phát triển thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập; dạy nghề, truyền nghề tại các làng nghề ở các huyện miền núi để tăng cơ hội học nghề cho người lao động.

Đối với các trường công lập:

Tiến hành sắp xếp lại các trường, thay đổi quy mô ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Tiếp đó các Bộ ngành địa phương sẽ tiến hành rà soát lại khả năng đào tạo của các trường thuộc sự quản lý của Bộ ngành địa phương mình để điều chỉnh quy mô , cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạọ

Bên cạnh đó với các trường mới thành lập cần đẩy nhanh tiến độ thành lập các trường ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa khi số lượng cơ sở dạy nghề của những trường này còn quá ít, và thành lập thêm những trường đào tạo những ngành nghề mới mà thị trường lao động có nhu cầu lớn về lao động qua đào tạo như gốm, sứ, dệt maỵ..

Đối với các trường ngoài công lập:

Cần tập trung đầu tư nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề cho một số ngành kinh tế mũi nhọn ở các vùng kinh tế phát triển và các khu công nghiệp khu chế xuất có chất lượng cao vì những khu vực này tập trung nhiều những công ty lớn, những ngành nghề sản xuất mà lao động có trình độ mới đáp ứng nhu cầu vận hành máy móc trang thiết bị hiện đạị Mục tiêu đến năm 2010 chúng ta sẽ có 40 trường chất lượng caọ

KẾT LUẬN

Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đã và đang đóng một vai trò quan

trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng của đất nước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho quá trình CNH-HĐH, cùng với những thách thức cho Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Trong quá trình đầu tư phát triển này cần có sự tham gia của toàn thể xã hội để thu được kết quả và hiệu quả cao, huy động mọi nguồn lực cùng với sự kiểm tra giám sát của tất cả mọi người để các trường dạy nghề được thành lập ra đảm bảo đúng mục tiêu mà nó đề ra tránh thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư.

Trong quá trình thực tập ở Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trên cơ sở lý luận được học tai trường và thực tế, và đặc biệt là có sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy Phạm Văn Hùng và các anh chị trong Vụ Kế hoạch- Tài chính đã giúp tôi nắm được cơ sở lý luận cũng như thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề ở nước ta thời gian vừa quạ Qua đó tôt xin manh dạn đưa ra một số những kiến nghị sau giúp cho công tác đào tạo nghề ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu xã hội Thứ nhất, Cần tập trung đầu tư theo đúng định hướng phát triển trong những năm tiếp theo, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các trường dạy nghề của mình, điều này vừa đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về chất lượng và số lượng, còn người lao động hiểu rõ mình đang học gì và sau khi ra trường mình sẽ làm như thế nàọ

Thứ hai, cần phải có sự thay đổi quan niệm đã ăn sâu trong hệ thống giáo dục dạy nghề, đó là việc coi trọng việc vào các trường Đại học, Cao đẳng hơn là học nghề

Thứ ba, Cần xây dựng các chương trình đào tạo cho nông dân và thợ thủ công cho phù hợp, biên soạn giáo trình học nghề cho họ tham khảo, học hỏi thêm nâng cao hiểu biết Thứ tư, Việc cần làm bây giờ không phải là tranh cãi giữa việc Bộ nào là cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, việc này là tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước, điều quan trọng hơn cả là cần có sự thống nhất giữa các cơ quan này trong việc quản lý các trường dạy nghề sao cho thật hiệu quả. Tránh tình trạng trong những năm vừa qua việc ban hành luật dạy nghề mới đã quá nóng vội loại bỏ sự tham gia của các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề

Thông qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi hi vọng có thế đóng góp một phần nào đó để đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề trong cả nước. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn. Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng và các anh chị trong phòng đầu tư xây dựng cơ bản đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề nàỵ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Từ Quang Phương (2007), “Giáo trình kinh tế đầu tư”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

2. . GS.TS Từ Quang Phương (2007), “Giáo trình quản lý dự án” , Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nộị

3. Niên Giám thống kế Lao động- Thương binh và xã hôi, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội 2008- Tổng cục dạy nghề

4. Luật dạy nghề (2007), Nhà xuất bản Lao động xã hội

5. Dự thảo đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020 , Tổng cục dạy nghề 6. Phê duyệt mạng lưới quy hoạch trường dạy nghề đến năm 2020, Quyết đinh của Thủ tướng Chính Phủ.

7. Tăng cường năng lực đào tạo nghề cho đội ngũ giáo viên, Tạp chí Bản tin hội dạy nghề. 8. Kết quả 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương II về lĩnh vực dạy nghề, Tạp chí Lao động và xã hội số 347/ 08

9. Đặng Quang Điều, Đào tạo nguồn nhân lực bắt đầu từ trường nghề (Báo lao động số 90/2008)

10. Malcolm Bell và Hoàng Yến, Báo cáo đánh giá hoạt động của 15 trường dạy nghề trọng điểm.

PHỤ LỤC

Dự án nhóm A (Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề)

Mục tiêu của dự án là:

-Cải cách hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nâng cao chất lượng đào tạo của 15 trường trọng điểm gồm các trường đào tạo giáo viên dạy nghề và các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề đại diện cho các ngành, các khu vực trong toàn quốc.

-Tăng cường Bộ máy quản lý hệ thống dạy nghề thông qua các chính sách mới, hoàn thiện tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.

Quy mô công suất của dự án:

-Nâng cao định hướng thị trường cuat lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. như thiết lập các hệ thống thông tin thị trường lao động (các trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động), xây dựng và áp dụng các chương trình đào tạo chuẩn cho các ngành nghề chính (Cơ khí, điện, xây dựng, chăm sóc sức khoẻ , thủ công mỹ nghệ....), đào tao đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới, biên soạn sách giáo trình dạy nghề và các phần mềm vi tính.

-Đầu tư cho 15 trường trọng điểm nhằm cải tiến chương trình đào tạo nâng cấo cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ giáo viên, chi tiết về các trường được thể hiện ở phụ lục 1 -Cải cách chính sách trong hệ thống giáo dục kỹ thuật dạy nghề: Các hệ thống cấp văn bắng chứng chỉ và kiểm định chất lượng chương trình sẽ được xây dựng nâng cao hiệu quả trong và ngoài nước cùng với đó là thiết lập một bộ máy kiểm định, giám sát và đánh giá

một cách trung thực và khách quan. Giáo viên trong các trường dạy nghề được đào tạo một cách nghiêm túc và chất lượng.

Nguồn vốn của dự án:

Vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài : Tương đương 83,1 triệu USD trong đó:

- Vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): 37,1 Triệu USD - Vay cơ quan phát triển Pháp (AFD): 15 triệu USD

- Vay quỹ phát triển Bắc Âu (NDF): 7 triệu

- Viện trợ không hoàn lại của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): 24 triệu USD Vốn đối ứng trong nước: 21 triệu USD, tương đương 292 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn dự phòng: 2,1 triệu USD tương đương 29 tỷ đồng

- Vốn chi cho các khoản thuế: 4,8 triệu USD, tương đương 67 tỷ đồng

- Vốn nhà nước cấp phát trong thời gian thực hiện dự án: 7.75 triệu USD, tương đương với 108 tỷ đồng

- Vốn đóng góp của các đơn vị tham gia dự án ( bằng hiện vật và kinh phí thường 6.35 triệu USD, tương đương với 88 tỷ đồng.

Tình hình thực hiện dự án

Đến nay dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đã triển khai được 9 năm, chiếm 97% thời gian gia hạn lần 2 của dự án. Trong thời gian qua, dự án đã xây dựng được 4 kế hoạch đấu thầu, bao gồm 101 gói thầu với tổng giá trị 66 triệu USD. Dự án trao thầu tất cả các hợp đồng với tổng giá trị 68,4 triệu USD. Hiện nay tất cả các hợp đồng thuộc cấu phần ADB đã được hoàn thành, chỉ còn lại một số hợp đồng thuộc cấu phần của AFD đang được tích cực triển khai để hoàn thành đúng thời hạn. Dự án đã góp phần tạo thêm các nguồn lực mới, cơ hội mới cho việc cải cách sâu rộng và toàn diện hệ thống dạy nghề ở Việt Nam .

Tiến độ thực hiện dự án được thể hiện ở phụ lục II

Kết quả của dự án

Dự án đã xây dựng các chương trình và học liệu mới theo 3 cấp trình độ và theo Môđun nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Các trường trọng điểm về cơ bản đã được đầu tư cơ sở vật, bổ sung trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đào tạọ

Tăng cường năng lục quản lý và hoàn thiện tổ chức hệ thống dạy nghề thông qua việc hình thành các hệ thống kiểm định chương trình, hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, hệ thống kiểm tra và đánh giá cấp văn bằng chứng chỉ nghể, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống giám sát và đánh giá lợi ích, thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường hoạt động hướng nghiệp và dịch vụ việc làm.

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý của ngành, thuhút nhóm yếu thế tham gia học nghề tại các trường dạy nghề.

Đã xây dựng được 56 chương tình (34 nghề) đã được hội đồng thẩm định thông qua, 01 chương trình nghề cơ điện tử đã mua sắm chương trình của nước ngoài dịch sang tiếng Việt và nghiệm thu bàn giao cho Trường CĐSPKT Vĩnh Long. Hiện nay dự án Đức tiếp nhận việc hoàn thiện chương trình và giáo trình cho nghề Cơ điện tử trên cở sở tài liệu của nghề này đã được mua sắm từ nước ngoài và bàn giao cho Văn Phòng tổng cục. dự án đã cung cáp các chương trình dạy nghề cho các trường trong hệ thống dạy nghề có nhu cầu sử dụng.

Phụ lục 1 : Danh sách các trường được lựa chọn

Tên trường Vị trí của trường Cơ quan quản lý Bên tài trợ Trường Trung học công

nghiệp I Hà Nội Bộ Công nghiệp JICA/ADB

Trường Trung học công

nghiệp Hải Phòng Hải Phòng Tỉnh AFD

Trường kỹ thuật và nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vụ GTVT I Ba Vì, Hà Tây Bộ Giao thông vận tải JICA/ADB Trường kỹ thuật cơ giới

cơ khí xây dựng Việt Xô số 1

Vĩnh Phúc Bộ Xây dựng AFD

Trường Trung học kỹ thuật nông nghiệp TW

Bắc Giang, Bắc Giang

Bộ Nông nghiệp và phát

triển nông thôn ADB Trường công nhân Mỏ

Hữu Nghị Uông Bí

Uông Bi, Quảng

Trường trung học y tế Lai Châu

Điện Biên, Lai

Châu Tỉnh ADB

Trường sư phạm kỹ thuật

Vinh Vinh, Nghệ An Tỉnh ADB/NDF

Trường Trung học công nghiệp Huế

Huế, Thừa Thiên

Huế Tỉnh ADB/NDF

Trường đào tạo nghề Thanh niên dân tộc Đắc Lắc

Buôn Mê Thuột,

Đắc Lắc Tỉnh ADB

Trường KT Lâm đồng Lâm Đồng Tỉnh ADB

Trường Trung học công

nghiệp IV Thành phồ HCM Bộ Công nghiệp AFD

Trường CNKT Đồng Nai Đồng Nai Tỉnh AFD

Trường Cao đẳng Sư

phạm kỹ thuật Vĩnh Long Vĩnh Long MOLISA ADB/NDF

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... ....

... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... ... .... MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦỤ... 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 81)