2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động
2.1. Vốn đầu tư cho phát triển các trường dạy nghề trong tổng vốn ngân sách nhà nước ch
nước chi cho giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm vì sự nghiệp phát triển con người, vì vậy nguồn vốn ngân sách để chi cho hệ thống các trường trong hệ thống giáo dục và đào tạo luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu chi của ngân sách nhà nước. Năm 1990, chi cho giáo dục chiếm 8,9% tổng chi ngân sách, năm 1997 tỷ lệ này là 10,56%, năm 1998 hơn 12%. Và mười năm sau - năm 2008 - tỷ lệ này vào khoảng 20%. Nếu so sánh với mức độ phát triển về quy mô trường lớp và số người đến tiếp thu kiến thức từ những nơi này thì khoản chi trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết. Những khoản chi ngân sách chưa tương xứng này sẽ làm chúng ta mất đi ưu thế về một lực lượng lao động cần cù và thông minh đáng được hưởng một chế độ đào tạo tốt.
Nguồn vốn đầu tư cho các trường dạy nghề chiếm một tỷ lệ rất nhỏ có thể nói là ít trong tổng nguồn vốn dành cho công tác giáo dục và đào tạo vì một quan điểm đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tất cả mọi người đó là coi trọng việc vào các trường đại học hơn là vào các trường dạy nghề, đó là một quan điểm không đúng trong hệ thống giáo dục và dạy nghề của nhà nước ta trong thời gian vừa quạ
Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước cho dạy nghề
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư cho các
trường dạy nghề 60.100 70.381 89.100 101.929 177.650 Vốn đầu tư cho giáo
dục và đào tạo 924.615 938.413 1.142.308 1.274.113 2.166.463 Tỷ lệ vốn cho các
trường dạy nghề/ giáo dục và đào tạo (%)
6.5 7.5 7.8 8 8.2
Nguồn: Bộ Lao động -Tthương binh và Xã hội
Nhận xét: Tỷ lệ vốn dành cho các trường trong hệ thống giáo dục và dạy nghề ngày càng tăng nhưng nhìn chung là vẫn chưa tương xứng để có thể đưa thị trường lao động nước ta thoát khỏi tình trạng khát nhân lực có trình độ cao (công nhân kỹ thuật). Tỷ lệ trung bình hàng năm chi cho trường dạy nghề khoảng 7,6% một năm. Ngân sách nhà nước chi cho các trường dạy nghề liên tục tăng qua các năm 2004-2008, và tổng vốn trong giai đoạn này là 499.160 triệu đồng. Chỉ tính riêng năm 2008, trong tổng số vốn đầu tư cho dạy nghề, ngân sách nhà nước chiếm 63%, đầu tư nước ngoài chiếm 3%, doanh nghiệp chiếm 10%, người học chiếm 21%, các cơ sở đào tạo chiếm 3% . Mức đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tăng dần: năm 2001 tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo chiếm 15,5%, trong đó chi cho dạy nghề chiếm 4,9% (so với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo), số liệu tương ứng của năm 2005 là 17,9% và 6,5%, năm 2008 là 20% và 7,0% . Trong đầu tư phát triển dạy nghề thì nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho việc đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề chiếm một tỷ lệ tương đối cao như dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đã lựa chọn 15 trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với mục tiêu xây dựng các trường đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đáp ứng nhu cầu nhân lực khi Việt Nam gia nhập WTỌ