Định hướng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Sự nghiệp dạy nghề nước ta cần được chuyển đổi nhanh từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động và yêu cầu đa dạng của xã hôi, gắn dạy nghề với chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước từng vùng, từng ngành địa phương và gắn việc tạo việc làm thu nhập cho người lao động. Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá một cách toàn diện và đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề ở nước ta, coi đây là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả nền kinh tếm thành bại trong canh tranh và hội nhập sâu rộng.

Trong những năm tới hệ thống đào tạo nghề nước ta cần được phát triển đồng bộ nhanh về số lượng các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 200 trường Cao đẳng nghề trong đó ít nhất 20% đạt trình độ tiên tiến khu vực, 50% đạt trường chuẩn quốc gia, hơn 300 trường Trung cấp nghề, trong đó có trên 50% đạt hướng chuẩn quốc giạ Các tập đoàn kinh tế đều có các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động trong dạy nghề

Các quận đều có trường nghề đáp ứng yêu cầu phổ cập nghề, khôi phục các trường nghề truyền thống, nhu cầu học nghề đa dạng của người dân. Trên cơ sở đó tăng nhanh quy mô đào tạo nghề khoảng 5% đến 6%/ năm trong đó dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng tăng 16-18%/ năm, để đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 55%-60% góp phần phổ cập nghề cho thanh niên, hướng đến mỗi thanh niên Việt Nam đều có một nghề trong tay để lập thân, lập nghiệp góp phần giải quyết căn bản vấn đề thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các vùng kinh tế trọng điểm. Tăng cường đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị, phương tiện, phục vụ cho dạy và học nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo và trình độ kỹ năng thực hành nghề, tỷ lệ giáo viên quy đổi / học sinh, sinh viên khoảng 1/15-1/20.

Hoàn thiện chương trình khung trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho tất cả các nghề đào tạo ở trình độ Trung cấp, Cao đẳng; triển khai rộng chương trình đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân với các nước đang phát triển trên thế giới, mở rộng áp dụng các chương trình dạy nghề tiên tiến của nước ngoài và dạy nghề bằng tiếng anh triển khai liên kết liên doanh để đưa sinh viên ra nước ngoài học nghề có kỹ thuật, công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu nhưng chưa đủ điều kiện, phấn đấu 100% trường Cao đẳng, trung cấp và trung tâm dạy nghề được kiểm định chất lượng; 100% các nghề có tiêu chuẩn kỹ năng nghề đều được tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động có yêu cầụ Huy động mọi nguồn lực tham gia bao gồm cả trong nước và ngoài nước cho phát triển dạy nghề, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, đổi mới các chương trình đào tạo để người học nghề có thể học lên cao hơn nếu có nhu cầụ

Cần phải tiến hành đầu tư cho dạy nghề một cách có trọng điểm, từ đó tạo nên một bộ phận có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong khu vực và trên thế giới làm chuẩn mực để các trường khác có cơ hội học tập và tiếp thu

Tăng vốn ngân sách nhà nước cho công tác dạy nghề và cần phải cân đối nguồn vốn cấp cho giáo dục đào tạo và nguồn vốn cấp cho dạy nghề, để từ đó có được một cơ cấu vốn đầu tư cho dạy nghề hợp lý tránh khỏi những bất cập thừa thầy thiếu thợ hiện nay, xoá bỏ quan niệm từ trước tới nay trong hệ thống giáo dục chỉ coi trọng cho con em mình vào Đại học còn dạy nghề là chưa thực sự thu hút người học

Cần phải có sự quản lý thống nhất của nhà nước trong việc ban hành các khung các chương trình đào tạo, qua đó các cơ sở dạy nghề soạn thảo giáo trình phù hợp với cơ sở của mình .

Chuyển mạnh từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, địa phương và gắn dạy nghề với việc làm của người lao động.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)