Số lượng giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng sư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động

2.3.1.2. Số lượng giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng sư

phạm.

Từ năm 1998 đến nay cùng với sự phát triển của sự nghiệp dạy nghề đội ngũ giáo viên dạy nghề không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Nếu đến năm 2005 cả nước có 8394 giáo viên trong các trường dạy nghề, 2842 giáo viên trong các trung tâm dạy nghề, thì đến năm 2007 đã có 4678 giáo viên tại các trường cao đẳng nghề, 9583 giáo viên ở trường trung cấp nghề, 5934 giáo viên tại các trung tâm dạy nghề và hàng ngàn giáo viên trong các cơ sở khác có dạy nghề.

Bảng 2.17: Số lượng giáo viên phân theo trình độ tính đến 31/12/2007

Đơn vị: Người

Trình độ của giáo viên Số lượng giáo viên

Sau đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ) 3.782

Cao đẳng 5.927

Nghệ nhân, người có tay nghề cao 5.344

Trình độ khác 4.435

Tổng 35.962

Nguồn: Ban giáo viên thuộc tổng cục dạy nghề

Về trình độ chuyên môn có trên 82,83% giáo viên tại trường CĐN, 73,16% tại các trường TCN, 58,88% giáo viên tại các TTDN có trình độ từ Cao đẳng trở lên.

Bảng 2.18: Trình độ của giáo viên dạy nghề

Đơn vị: %

Trình độ của giáo viên Trường CĐN Trường TCN TTDN Trình độ chuyên môn từ cao đẳng

trở nên 82,83% 73,16% 58,88%

Trình độ sư phạm kỹ thuật, sư

phạm dạy nghề và sư phạm bậc II 81,19% 72,68% 50,49% Trình độ ngoại ngữ, tin học + Ngoại ngữ + Tin học cơ sở 79,78% 78,92% 68,95% 73,78% 53,38% 61,42% Trình độ kỹ năng nghề (có trình

độ là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao hoặc nghệ nhân)

10,8% 13,76% 26,6%

Nguồn: Ban giáo viên thuộc tổng cục dạy nghề

Mặc dù số lượng giáo viên đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng với mức độ tăng của quy mô đào tạọ Kỹ năng dạy của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, nhất là ở khối các trường dạy nghề địa phương, các trường mới thành lập, các trường ngoài công lập và khối các trung tâm dạy nghề.

Số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học còn ít, gây ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nước ngoài phục vụ cho giảng dạỵ Bên cạnh đó việc giảng dạy theo chương trình khung, mới được ban hành cũng gây ra nhiều lúng túng. Đội ngũ giáo viên dạy tích hợp (lý thuyết và thực hành xen kẽ ngay trong giờ giảng- P.V), dạy theo mô đun còn nhiều hạn chế, nhìn chung giáo viên đáp ứng được theo yêu cầu còn chưa nhiềụ Giáo viên dạy được lý thuyết thì lại hạn chế về trình độ kỹ năng nghề trong khi dạy thực hành, giáo viên giảng dạy được thực hành thì khả năng sư phạm về giảng dạy lý thuyết lại có vấn đề.

Quy mô ngành nghề đào tạo trong các trường SPKT tiếp tục được mở rộng, nội dung chương trình thường xuyên được đổi mới , chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề. Tính đến tháng 12 năm 2006 đã có 392 giáo viên trong các trường Cao đẳng nghề, 1463 giáo viên trong trường TCN, 609 giáo viên trong TTDN đã qua lớp bồi dưỡng theo chương trình khung chứng chỉ sư phạm. Mức chỉ tiêu này tăng khá mạnh so với những năm trước, một phần do có thêm nhiều trường cao đẳng, đại học tham gia đào tạo cao đẳng nghề, phần khác do hầu hết các trường dạy nghề đã được nâng cấp thành trường trung cấp.

Nguyên nhân chính là do chế độ, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút và tạo điều kiện

cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tận tâm cống hiến, bên cạnh đó là cơ chế tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm cũng bất cập. Chính sự thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành khi xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy nghề đã gây nên khó khăn trên.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w