Theo cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động

2.2.3.Theo cơ sở dạy nghề

Cơ sở dạy nghề gồm có các trường Cao đẳng, trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề. Trong đó nguồn vốn tập trung đầu tư cho các cơ sở dạy nghề dài hạn đó là các trường Cao đẳng nghề, tỷ lệ vốn dành cho các trung tâm dạy nghề còn rất thấp chủ yếu là từ nguồn vốn trong dân tự huy động để mở các cơ sở dạy nghề này nhưng do trang thiết bị của các cơ sở này chưa được trang bị đầy đủ nên hiệu quả mang lại là chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của người học, và của cả các doanh nghiệp. Định hướng đến những năm tiếp theo sẽ giảm dần số các trung tâm dạy nghề mà tập trung đầu tư phát triển các trường Cao đẳng dạy nghề trong cả nước.

Ông Đỗ Minh Cương, tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho biết từ 64 trường dạy nghề năm 1969, đến năm 2004 mạng lưới dạy nghề trên cả nước đã có 226 trường, 320 trung tâm và gần 1.000 cơ sở dạy nghề đào tạo hơn 200 nghề theo danh mục nghề. Ngoài ra, hệ thống trường dạy nghề trọng điểm cũng đang được hình thành (năm 2005 có 25 trường).

Bảng 2.11: Vốn đầu tư phân theo cơ sở dạy nghề

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Cơ sở dạy nghề dài hạn 49.133 56.846 71.938 75.414 115.472 Cơ sở dạy nghề ngắn hạn 10.967 13.535 17.162 26.515 62.178 Nguồn:Tổng cục dạy nghề

Nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề tập trung chủ yếu vào các cơ sở đào tạo nghề dài hạn vì các cơ sở này đòi hỏi những máy móc thiết bị hiện đại cùng với đó là cơ sở vật chất phải đồng bộ, phù hợp, trình độ giáo viên phải cao thì mới có khả năng dạy học viên thực hành những máy móc và trang thiết bị hiện đại và đi cùng với đó là các tiền lương để trả cho đội ngũ giáo viên này là rất caọ

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo cơ sở dạy nghề

Đơn vị : %

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Cơ sở dạy nghề

Cơ sở dạy nghề ngắn

hạn 18,25 19,23 19,26 26,01 35

Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Hiện các cơ sở dạy nghề ngắn hạn (trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục việc làm và các trung tâm giáo dục thường xuyên) cũng được quan tâm đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu học cho các học viên định hướng cho họ nghề nghiệp phù hợp ngay khi họ ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Thể hiện trong thời gian qua số lượng vốn đầu tư cho các trung tâm này so với tổng vốn tăng từ 18% năm 2004 lên 35% năm 2008, tăng 17% con số này thể hiện một sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề.

Năm 2008, Bộ đã nghiên cứu thành lập trung tâm, giao cho một số cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình hướng dẫn, ôn luyện và kiểm tra công nhận tay nghề đối với những lao động tự học hoặc đã có thời gian và kỹ năng hành nghề nhưng chưa qua đào tạo và chưa được công nhận tay nghề. Sau kỳ kiểm tra, nếu đạt người lao động có thể được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học hoặc chứng nhận bậc nghề (với những nghề còn công nhận bậc).

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)