Hằng năm Nhà nước dành một tỷ lệ chi ngân sách để phát triển sự nghiệp dạy nghề và hỗ trợ phát triển XHH dạy nghề, ưu tiên đầu tư vào những nghề mũi nhọn, nghề đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ caọ Dự kiến nhu cầu kinh phí cho đào tạo nghề đến năm 2015 là 500 tỉ đồng trong đó kinh phí cho phát triển XHH dạy nghề là 170 tỉ đồng từ các nguồn: ngân sách hỗ trợ, huy động từ doanh nghiệp và hộ các thể SXKD, nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, học phí…Và để có sự đột phá thay đổi trong hệ thống các trường dạy nghề thì cần có sự đầu tư thay đổi chương trình đào tạọ Vì vậy trong thời gian tới cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện việc biên soạn chương trình dạy nghề theo phương pháp hiện đại; bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, đặc biệt chú trọng nâng
cao tay nghề cho giáo viên dạy thực hành; gắn kết giữa đào tạo nghề và nhu cầu sử dụng lao động; tiếp tục huy động các nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề.
Chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, gắn trực tiếp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh và có tính đến chuẩn của khu vực và quốc tế. Mặt khác, chương trình được xây dựng theo nhiều dạng khác nhau đó là theo môn học, theo mô đun đào tạo và kết hợp môn học với mô đun đào tạo, đã tạo ra sự đa dạng, linh hoạt trong giảng dạỵ Đồng thời, chương trình có thể bổ sung sửa đổi dễ dàng để đáp ứng kịp thời sự tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ mới và thay đổi của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề, giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường
Đối với các cơ sở đào tạo: cần thực hiện tốt một số hoạt động cụ thể sau:
+ Nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thực tế của lao động NN-NT để biết được họ cần được đào tạo kiến thức để làm gì ? Mức độ, hình thức học, thời gian đào tạo, số lượng người có nhu cầụ..
+ Về nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo:
Nội dung đào tạo cần tập trung vào kiến thức kỹ năng nghề: tức là giảng thực hành là chính, người học sau khi được đào tạo, bồi dưỡng có thể làm được công việc cụ thể theo yêu cầu mục tiêu đào tạo, không nên giảng lý thuyết nhiều, người học có thể tạo ra được các sản phẩm cụ thể. Song song với thực hành nghề nên có thời gian để người học đi tham quan tìm hiều thực tế ở các đơn vị sản xuất kinh doanh có loại hình tương tự để người học tìm hiểu và học tập, vận dụng được các kiến thức đã học đối với tài liệu, nội dung chương trình, nên ngắn gọn xúc tích, cô đọng dễ hiểu và có hướng dẫn cụ thể để người học dễ đọc, dễ tiếp thụ Tránh tình trạng lý luận nhiều, dài dòng. Đặc biệt các môn nghiệp vụ chuyên môn.
Xây dựng các chương trình liên thông trong dạy nghề: Xuất phát từ hình thức liên thông ngang và liên thông lên trong hệ thống từ đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống chương trình khung phù hợp mang tính thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống dạy nghề, có khả năng tương thích và có thể thích ứng được khi tổ chức liên thông trong hệ thống dạy nghề hoặc với các hệ thống đào tạo khác. Cần có sự thống nhất từ cấp thấp nhất (sơ cấp) lên cấp cao hơn về danh mục nghề, nhóm nghề hoặc các ngành học tương ứng khi tổ chức liên thông. Về kết cấu chương trình phải có sự thống nhất về nội dung và số lượng các môn học bắt buộc theo quy định, các môn học chuyên ngành, nâng cao hình thức công nhận kết quả các học phần, học tình theo dạn tín chỉ môn học, chứng chỉ nghề hay các môđun. Trường hợp liên thông giữa 2 hệ thống đào tạo khác nhau thì cần có sự phối hợp thống nhất khi xây dựng chương trình là hết sức cần thiết và có nhiều vấn đề cần nghiên cứu, xem xét vì hệ thống dạy nghề đào tạo cho từng nghề đào tạo Cao đẳng, Đại học và cả
nhóm nghề rộng hoặc theo chuyên ngành. Trong thời gian tới nên tập trung xây dựng chương trình đào tạo liên thông trong hệ thống dạy nghề.