Mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề năm 2020

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 58)

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu vùng, miền, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạọ

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 26% vào năm 2010; đạt tối thiểu 40% vào năm 2020.

- Cơ cấu đào tạo nghề theo ba cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong tổng số tuyển sinh đào tạo nghề như sau:

Bảng 3.1 : Cơ cấu đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ

Các cấp trình độ Đến 2010 Đến 2020

Cao đẳng nghề (%) 7,5 15

Trung cấp nghề (%) 22,5 35

Sơ cấp nghề (%) 70 50

Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

- Quy mô tuyển sinh đạt 7,5 triệu người giai đoạn 2006 - 2010; đạt 21 triệu người giai đoạn 2011 - 2020. Tăng quy mô tuyển sinh học nghề dài hạn khoảng 11-12% hàng năm và nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề lên 26% vào năm 2010. Nâng tỷ lệ tuyển sinh học nghề dài hạn trong tổng quy mô tuyển sinh học nghề từ 16% (năm 2000) lên khoảng 22% (năm 2005) và 27% (năm 2010), trong đó tỷ lệ đào tạo trình độ cao chiếm khoảng 7% (năm 2005) và 15% (năm 2010). Nâng tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%.

Đơn vị: Người Các cấp trình độ 2006 2007 2008 2009 2010 Giai đoạn 2006 - 2010 Tổng số 1.340.000 1.405.000 1.482.000 1.573.000 1.700.000 7.500.000 Cao đẳng nghề 260.000 29.500 55.000 88.000 126.000 298.500 Trung cấp nghề 275.500 305.000 335.000 380.000 1.555.500 Sơ cấp nghề 1.080.000 1.100.000 1.122.000 1.150.000 1.194.000 5.646.000 Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Đến cuối năm 2009 Bộ sẽ đưa ra quy mô tuyển sinh dạy nghề cụ thể giai đoạn 2009-2015 trong cả nước.

- Xây dựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mạng lưới trường dạy nghề:

Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, các trường đào tạo nghề trình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộị

Điều chỉnh mạng lưới trường thuộc các Bộ, ngành, địa phương phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề và theo vùng miền; thành lập các trường mới ở các tỉnh chưa có trường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động được đào tạo nghề; hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Trung Bộ.

Mục tiêu đến năm 2010: có 90 trường cao đẳng nghề, 270 trường trung cấp nghề (trong đó có 40 trường chất lượng cao, 03 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới) và 750 trung tâm dạy nghề. Mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề; mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao

động học nghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, người dân tộc thiểu số và vùng nông thôn.

Đến năm 2020: Có 250 trường cao đẳng nghề, 400 trường trung cấp nghề và 900 trung tâm dạy nghề (trong đó có 80 trường chất lượng cao, 10 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới).

Định hướng phân bố trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề theo 8 vùng kinh tế đến năm 2010 như sau:

Bảng 3.3 : Kế hoạch phân bổ các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề theo 8 vùng kinh tế đến năm 2020

STT Các vùng kinh tế Cao đẳng nghề Trung cấp nghề

1 Vùng Đông Bắc 42 36

2 Vùng Tây Bắc 8 9

3 Vùng Đồng bằng Sông Hồng 64 144

4 Vùng Bắc Trung bộ 22 46

5 Vùng Duyên hải Nam Trung bộ 25 44

6 Vùng Tây Nguyên 8 10

7 Vùng Đông Nam bộ 50 81

8 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 31 30

Cả nước 250 400

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Phát triển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, ngoài công lập, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình dạy nghề trong các trung tâm giáo dục cộng đồng;

Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Cơ cấu ngành nghề đào tạo được thường xuyên dự báo và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ;

Tập trung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao cho các thành phố lớn, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, điện - điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt - may, thuỷ sản; chú trọng dạy nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động;

Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; nâng tỷ lệ trung bình giáo viên trên số học sinh đạt tới 1/15 vào năm 2010; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học tại các trường dạy nghề, đặc biệt là ở các trưòng dạy nghề trình độ caọ

Mục tiêu của Chính phủ là từ nay đến 2015 sẽ đào tạo được 2 vạn giáo viên thế hệ mới, dạy nghề tốt và làm việc cũng tốt. Dự kiến giai đoạn 2010 đến 2015, nguồn kinh phí chi cho lĩnh vực đào tạo nghề trên phạm vi cả nước sẽ được điều chỉnh lên 12,5 % (tương đương 26.000 tỷ đồng). Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đặt ra mục tiêu đến năm 2015 quy mô dạy nghề tăng khoảng 7%/năm, đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn/năm, đào tạo mới 15.000 giáo viên dạy nghề đạt 100% chuẩn về trình độ chuyên môn, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề với 200 trường cao đẳng nghề… Củng cố lực lượng giáo viên, giáo viên thỉnh giảng có năng lực tốt từ các trường ĐH, CĐ, các chuyên gia kỹ thuật, kỹ thuật viên có tay nghề cao từ doanh nghiệp... Tỉ lệ giáo viên/học sinh là 1/20. Có 8-9% giáo viên các trường trung cấp, cao đẳng nghề có trình độ sau ĐH (CĐ phải đạt 15%).Đến năm 2020: 30% giáo viên trong các trường trung cấp nghề và các trường cao đẳng nghề có trình độ sau đại học.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường dạy nghề hiện có và thành lập các trường mới đơn giản hóa thủ tục đăng ký, thành lập cơ sở dạy nghề; khuyến khích đầu tư nước ngoài, các cơ sở dạy nghề từ các tỉnh, thành phố khác có năng lực để phát triển dạy nghề; cơ sở dạy nghề được thuê mặt bằng của các đơn vị nhà nước

như trường học, nhà văn hóa… để tổ chức dạy nghề.; từng bước chuẩn hoá diện tích xây dựng, diện tích phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và suất đầu tư cho một chỗ học; chuẩn hoá và hiện đại hoá trang thiết bị dạy nghề;

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường chất lượng cao và một số trường dạy nghề của các Bộ, ngành, địa phương.

Chú trọng đầu tư cho các phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin thư viện để đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin và nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên. Mua sắm bổ sung thêm nhiều đầu sách, tạp chí chuyên ngành. Phát triển hệ thống thư viện điện tử.

Tiếp tục triển khai xây dựng các dự án, kêu gọi và khuyến khích các nhà đầu tư có vốn cùng hợp tác để đầu tư xây dựng và phát triển mở rộng trường theo quy hoạch đã được duyệt (đặc biệt là đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên)

Đến năm 2020: 100% số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất.

Chương trình đào tạo

Các trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề có chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng theo phương pháp tiên tiến.

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo theo chuẩn quốc gia, từng bước tiếp cận với chuẩn quốc tế. Phát triển khả năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động cộng đồng của học sinh - sinh viên. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động của người học, ứng dụng nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, sử dụng thiết bị công nghệ dạy học hiện đại, gắn nội dung đào tạo với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hộị

IỊ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w