1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ học tập PHONG CÁCH làm VIỆC hồ CHÍ MINH TRONG GIẢNG dạy của GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội HIỆN NAY

102 1,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Người là một nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người không những là tấm gương sáng ngời về tư tưởng đạo đức, về lối sống, về trí tuệ, tài năng và nhân cách mẫu mực, mà còn là tấm gương về phong cách làm việc.

Trang 1

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH

HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

1.1 Thực chất học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong

giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 111.2 Những nhân tố quy định việc học tập phong cách làm

việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỌC TẬP PHONG

CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

2.1 Thực trạng học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh

trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm

2.2 Giải pháp học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong

giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hóa thế giới Người là một nhà tư tưởng lớn của cách mạngViệt Nam trong thế kỷ XX Cuộc đời và sự nghiệp của Người không những làtấm gương sáng ngời về tư tưởng đạo đức, về lối sống, về trí tuệ, tài năng vànhân cách mẫu mực, mà còn là tấm gương về phong cách làm việc

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng và vô cùngquý giá trong toàn bộ di sản mà Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại Đó làphong cách của người Việt Nam, phong cách của một con người với nhân cáchsiêu việt, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mựcthước; phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản chânchính, của người công dân số một Việt Nam Phong cách làm việc Hồ Chí Minhkhông phải để cho người đời ca ngợi, sùng bái mà để mọi người noi theo và họctập Được hình thành từ những ngày đầu bôn ba đi tìm đường cứu nước vàphát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, phong cách làm việc HồChí Minh đã trở thành tấm gương, bài học quý giá, là chuẩn mực cho việc xâydựng phong cách giảng dạy của người giảng viên nói chung và của giảng viên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng

Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những

người tiêu biểu về trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tiêu biểu về tri thứcđạo đức và nhân cách sống Là đội ngũ giảng viên trực tiếp ảnh hưởng đếnchất lượng đào tạo lớp giáo viên trẻ tương lai, bởi thế ngoài việc trang bị đầy

đủ tri thức khoa học, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nộihiện nay cần có phong cách làm việc khoa học Vì thế, việc đào tạo và học tậpphong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viênnày là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và bổ ích, là nhân tố trực tiếp góp

Trang 3

phần củng cố, phát triển toàn diện, hoàn thiện phẩm chất, năng lực của ngườigiảng viên, qua đó quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của mỗigiảng viên, đồng thời thực hiện có chất lượng và hiệu quả Nghị quyết 03 CT/

TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động, cả khách quan và chủ quan, việchọc tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn

còn hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được nhận thức và khắc phục Cácchủ thể tham gia quá trình học tập phong cách Hồ Chí Minh còn có hạn chếnhất định về sự phối hợp, kết hợp và phát huy trên các mặt xác định củatừng hạn chế Trong mỗi giảng viên, việc học tập phong cách của Hồ ChíMinh còn những khó khăn về cách thức, biện pháp và các điều cụ thể.Trong từng trường hợp, nhiệm vụ giữa các giảng viên, giữa các khoa, giữanhà trường với giáo viên còn thiếu nhịp nhàng, khoa học…

Từ những lý do trên, vấn đề: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình khoa học nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh luôn là vấn đề có ý nghĩa quantrọng trong mọi thời điểm Việc học tập phong cách làm việc khoa họccủa Người trong hoạt động của đội ngũ cán bộ giảng viên nói chung và

giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng là việc

làm hết sức cần thiết Bởi vậy, vấn đề học tập phong cách làm việc HồChí Minh đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân nhà khoa học quan tâmnghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau

Trang 4

Cuốn “Phong cách làm việc Lêninit, phong cách Hồ Chí Minh với cán

bộ công đoàn” của tác giả Trần Đình Quảng, PTS Nguyễn Quốc Bảo, Nhà xuất bản Lao động,1997 [44], đã khai thác và đưa ra những nhận định cơ bản nhất về

phong cách làm việc Lêninit, những nội dung cơ bản về phong cách làm việc HồChí Minh, và yêu cẩu đổi mới phong cách làm việc trong cán bộ công đoàn.Trên cơ sở phân tích những nội dung phong cách làm việc của Người, tác giả đã

đưa ra nhận định“Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời về phong cách làm việc”.

Tác phẩm “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của Giáo sư

Đặng Xuân Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997 [24], đã nghiêncứu, phân tích và chỉ ra bản chất của phong cách Hồ Chí Minh là hệ thống chỉnh

thể, khoa học, phát triển tuần tự theo lôgic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện qua phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày Trong phong cách Hồ Chí Minh,

không phải chỉ có những gì thuộc về dân tộc, không phải chỉ có truyền thống màcòn có cả hiện đại; không phải chỉ có quá khứ hiện tại, mà còn có cả tương lai

Công trình: “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện

khoa học tổ chức Nhà nước, do tiến sĩ Thang Văn Phúc (Chủ biên), Nhàxuất bản Chính trị Quốc gia, 1998 [43] Đây là cuốn sách tập hợp các bàitham luận Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh

viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Cuốn sách đã phân tích luận giải

những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn, nội dung, yêu cầu cần học tập, rènluyện về đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chức hiệnnay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Công trình: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ”, của

Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2006 [42]

Trang 5

Ở chương 2 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ”, tại điểm 4: Phong cách củangười cán bộ cách mạng, tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong tưtưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo, cách công tác, cách dân chủ, tác phong độclập suy nghĩ, nói đi đôi với làm… Những nội dung trên mới chỉ đề cập ở góc độ lànhững tiêu chí của người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tác phẩm: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” của Phó giáo

sư, tiến sĩ Nguyễn Thế Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2010 [50], đã nghiên cứu và đưa ra quan niệm tư tưởng Hồ Chí Minh vềphong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý; khảo sát, đánh giá thựctrạng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hơn 20 nămđổi mới Từ đó, tác giả đã đưa ra mục tiêu, phương hướng vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làmviệc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

Tác giả Đỗ Mạnh Hòa có công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ hiện nay” [22],

trên cơ sở phân tích, luận giải quan niệm và nội dung cơ bản trong tư tưởng

Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ đã chỉ ra những yêucầu và định hướng cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bồi dưỡng, rènluyện phong cách làm việc của cán bộ hiện nay Trong đó, tác giả nhấn mạnh:

Bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ là tổng thể các chủ trương, biện pháp tiến hành của cấp ủy, tổ chức đảng nhằm giáo dục, rèn luyện, bổ sung phát triển tri thức, nâng cao phẩm chất, năng lực về phương pháp, tác phong công tác, củng cố, phát triển hoàn thiện phong cách làm việc của cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Trong công trình “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của các tác

giả do Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị

Trang 6

Quốc gia, Hà Nội 2002 [2], đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thốngnhững nội dung cơ bản của phương pháp Hồ Chí Minh Trong đó, các tácgiả đã chỉ những đặc trưng cốt lõi nhất của phương pháp Hồ Chí Minh, từ

đó làm sáng tỏ phương pháp khoa học của Người và những giá trị trongphương pháp và tác phong của Người

Ngoài ra, trên các báo, tạp chí và công trình khoa học đã có khá nhiều bàiviết được đăng tải bàn về phong cách làm việc Hồ Chí Minh Các công trình đó đãgóp phần chỉ ra ý nghĩa, giá trị và nhiều nội dung quan trọng làm sáng tỏ về phong

cách làm việc của Người, đó là: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Xuân Khanh, Tạp chí Khoa học, số 5/ 2006, tr 22 – 25 [25]; “Học tập tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Anh Minh, Tạp chí Cộng sản, số 2/ 2007 [28], hoặc tác phẩm “Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Thế, “Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Bác Hồ” của tác giả Phùng Đức Thắng, v.v

Đây là những cơ sở lý luận quan trọng và trực tiếp để đưa ra những quan niệm

về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và việc học tập phong cách này tronggiảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Các công trình nghiên cứu có liên quan tới hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội hiện nay thực chất là vấn đề mới, tuy nhiên ở từng góc độ khác

nhau đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này

Phạm Thị Thảo (2010) “Nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục

[49] Đề tài luận án đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cho

giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho phù hợp với tình hình thực tế,

Trang 7

phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên Trong đó tác giả nhấn mạnh “Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho giảng viên nhà trường trong tình hình thực

tế hiện nay là hết sức cần thiết, đặc biệt trong thời đại mới, khi khoa học công nghệ đã có mặt trên giảng đường thì việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống trở nên cần thiết hơn bất cứ lúc nào…” Từ đây tác giả cũng đề ra những phướng hướng đổi mới phương

pháp giảng dạy cho phù hợp với từng chuyên ngành học của sinh viên

Nguyễn Thị Xuân (2012) “Phát triển năng lực tư duy lôgic và giảng dạy cho giảng viên khoa chính trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận

văn thạc sỹ triết học [52] Đề tài luận văn đã bàn đến vấn đề làm thế nào đểnâng cao năng lực tư duy lôgic trong hoạt động giảng dạy của giảng viênkhoa giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời, tác giảnhấn mạnh, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy cho giảng viên là việclàm cần thiết và phải được triển khai nhanh trong đội ngũ giảng viên nhàtrường đặc biệt đối với giảng viên khoa giáo dục chính trị Tác giả cũng đã đề

ra những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện được nhiệm vụ trên, trong đóđặc biệt nhấn mạnh vấn đề tự ý thức và rèn luyện nâng cao chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm của bản thân mỗi giảng viên

Bài viết “Cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác” của tác giả Nguyễn

Hồng Nhung đăng trên Tạp chí khoa học, số 05/2009 [40], đã bàn đến nhữngvấn đề liên quan đến cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác của cán

bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó tác giả nhấn mạnh

“mỗi cán bộ giảng viên đang tích cực thi đua dạy tốt, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ và trách nhiệm của người giáo viên, hoàn thiện bản thân để xứng đáng với nghề trồng người”.

Những công trình khoa học kể trên ở một khía cạnh nào đó đã bàn đến

Trang 8

công tác giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tuy mỗicông trình mới chỉ đề cập đến một góc cạnh nhỏ song đó cũng là cơ sở chohọc viên lựa chọn vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong

giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.

Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến hoạt động giảng dạy cho giảngviên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, về học tập phong cách làm việc HồChí Minh đã có nhiều đề tài, tuy nhiên đi sâu tìm hiểu việc học tập phongcách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội hiện nay là vấn đề còn khá mới mẻ.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc học tập

phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp học tập

phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội hiện nay

Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu và phân tích thực chất và những nhân tố quy định việc họctập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội

- Đánh giá thực trạng học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong

giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

- Đề xuất những giải pháp học tập phong cách làm việc khoa học Hồ Chí

Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề học tập phong cách làm việc

Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội hiện nay.

Trang 9

Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến hoạt động học tập

phong cách làm việc Hồ Chí Minh của đội ngũ giảng viên hiện đang công tácgiảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Thời gian khảo sát: Tháng 4/ 2014, tại 7 khoa của Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích -tổng hợp, so sánh - thống kê, phương pháp lôgic - lịch sử, đối chiếu, phươngpháp trao đổi trực tiếp

6 Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận: Đưa ra những quan niệm và nội dung học tập phong

cách làm việc của Hồ Chí Minh, những nhân tố quy định việc học tập phongcách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội hiện nay

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những giải pháp học tập phong cách

làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Đồng

thời, từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các trường Đại học Sư phạm, học việnngành khoa học xã hội và nhân văn có thể tiến hành đổi mới phương pháp, nộidung, chương trình, tích cực học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh tronggiảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên nhà trường

7 Kết cấu luận văn

Luận văn kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

1.1 Thực chất học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.1.1 Quan niệm về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh

Khái niệm phong cách

Khái niệm phong cách được bàn đến từ lâu ở cả phương Đông vàphương Tây Xung quanh vấn đề phong cách có nhiều cách hiểu khác nhau:

Theo từ điển bách khoa Việt Nam “Phong cách là những đặc điểmriêng, độc đáo, thể hiện cách thức của từng nhà văn trong việc sử dụng ngônngữ văn học Phong cách của cá nhân nhà văn có tác dụng thể hiện tính tưtưởng và nghệ thuật của tác phẩm” [21, tr 474] Theo Từ điển Tiếng việt củaViện Ngôn ngữ học “Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làmviệc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một con người, một loại người nàođó” [ 51, tr 782] Hoặc có thể xác định: “Phong cách là vẻ riêng trong lối sống,làm việc của một người, hay hạng người nào đó” [54, tr 1261] Phong cáchđược thể hiện cụ thể qua vẻ riêng trong lối sống của chủ thể: Phong cách sống,phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc, phong cách giao tiếp

Khi xem xét phong cách của con người phải có cách nhìn toàn diện vàbiện chứng, phải xem xét trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng

và phong phú mà người đó tham gia Hồ Chí Minh cũng từng nói: Muốn đánhgiá một con người không phải chỉ căn cứ vào người đó nói và viết như thếnào, mà quan trọng là phải xem người đó làm thế nào, không phải làm mộtviệc, quan hệ với một người mà ngược lại với nhiều người và làm nhiều việckhác nhau trong hiện tại và cả trong quá khứ

Trang 11

Hầu hết các quan điểm cho rằng: Phong cách là cách làm việc, ứng xửcủa mỗi người, là toàn bộ những nét riêng biệt tạo nên đặc trưng của một chủthể xác định Trong đó có phong cách riêng theo nghĩa hẹp như phong cáchmột nghệ sỹ, là những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật,những đặc trưng thẩm mỹ ổn định về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nênnhững giá trị độc đáo của một nghệ sỹ Theo cách hiểu này, phong cách chỉgiới hạn trong giới văn nghệ sĩ thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Như vậy, từ những cách tiếp cận trên ta có thể đi đến xác định vềphong cách là những đặc điểm riêng về lề lối, cách thức, phong thái, phong độ

Là một con người, trước hết, phong cách Hồ Chí Minh cũng có nhữngđặc điểm chung của phong cách con người, phong cách của người Việt Nam.Mỗi con người là một cái riêng, cái đơn nhất trong mối quan hệ với cái chungcủa cả loài người Phong cách Hồ Chí Minh, do đó cũng có những đặc điểmriêng biệt, độc đáo

Hồ Chí Minh là một người đã đi đến và sinh sống ở nhiều nơi, hoạtđộng trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều cương vị, chức vụ khác nhau nênđặc điểm nổi bật trong phong cách của Người là phong cách luôn đi cùng vớinhững hoạt động hết sức đa dạng và phong phú Đó là phong cách của mộtngười thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và

Trang 12

dân tộc ta, một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế Phong cách của Người còn là phong cách của một nhà chính trị, một nhàngoại giao, một trí thức uyên bác… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta lại bắt gặp

ở Người một phong cách hết sức bình dị, như một người nông dân trên đồngruộng, một người công nhân trong nhà máy, như một chiến sỹ trên mặt trận,như một ông Ké ở Việt Bắc, như một người cha, người anh trong gia đình.Đây là nét đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh

Phong cách của Người là sự kết hợp Đông - Tây, nó không chỉ bao hàm

cả truyền thống mà cả hiện đại, không chỉ có quá khứ và hiện tại mà còn có cảtương lai Vì vậy, khi tiếp xúc với Người, dù là người phương Đông hayngười phương Tây đều cảm thấy gần gũi Phong cách Hồ Chí Minh, dù mangtính cách của người phương Đông, phương Tây, mang tính nhân loại nhưnglại rất Việt Nam - phong cách ấy cũng có những điểm giống với Lênin, Găng

- đi, Oa – Sinh - Tơn; một Lênin phương Đông, một Găng - đi, Mác - xít, một

Oa – Sinh - Tơn Việt Nam nhưng lại rất Hồ Chí Minh

Phong cách Hồ Chí Minh phản ảnh phẩm chất cao đẹp của người chiến

sỹ yêu nước và quốc tế lỗi lạc, mà thủy chung, Người đã cống hiến hết cảcuộc đời cho cách mạng, cho lợi ích giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhânloại Và chính từ phẩm chất cao đẹp đó, Người đã tự xây cho mình một phongcách làm việc mà Đảng ta hết sức trân trọng và đưa phong cách Hồ chí Minh làmmẫu mực, là ngọn đuốc soi sáng cho các thế hệ noi theo Hồ Chí Minh đã ra đinhưng phong cách của Người vẫn là ngọn đuốc sáng và cần được thắp sáng hơntrong mọi hoạt động và hành trang của mỗi con người Việt Nam nói chung, mỗicán bộ, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng

Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, bắt đầu từ suynghĩ (phong cách tư duy) đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc,phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử), và cuối cùng là sinh hoạt thườngngày (phong cách sinh hoạt)

Trang 13

Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độclập, tự chủ, sáng tạo Độc lập là không lệ thuộc, không bắt chước, không theođuôi Tự chủ là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã qua thực tiễn kiểm nghiệm làsai, những cái cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước kia nhưng naykhông còn phù hợp, để tiến tới đề xuất những cái mới có thể trả lời đượcnhững câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra Cái sáng tạo ở Hồ Chí Minh là cáimới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, cũng như phùhợp với quy luật phát triển chung của xã hội.

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rấtphong phú, mà nội dung chủ yếu là: tác phong quần chúng; tác phong tập thể

- dân chủ; tác phong khoa học Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kết

hợp hài hòa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm, bác học, cái cổ điểntruyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với duy lý phươngTây và nhất quán trong diễn đạt Đặc trưng cơ bản trong cách nói, cách viếtcủa Hồ Chí Minh là: chân thực, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễhiểu, đi thẳng vào vấn đề, không màu mè, lắt léo, quanh co Phong cách ứng

xử Hồ Chí Minh thực sự là phong cách ứng xử văn hóa, mà đặc trưng cơ bảnlà: Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở,chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đếnmức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chanhòa, ấm cúng, thoải mái, không e ngại, sợ sệt, không cảm thấy sự cách biệtgiữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vĩ nhân với bình dân Phong cách sinh hoạt

Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhândân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanhcao trong sinh hoạt hằng ngày; đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp,yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn danh lợi riêng chomình; đó là tình thương yêu con người quyện với tình yêu thiên nhiên tạo nêntinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung độngsay mê của một tâm hồn nghệ sĩ

Trang 14

Cuộc đời Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ sự trang sức nào, Ngườikhông phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà cảnh sống của Người

là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấychừng mực đức độ làm chuẩn; lấy trong sạch thanh cao làm vui; lấy gắn bócon người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận Vì vậy, mà phong cách HồChí Minh đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương chomọi người phấn đấu học tập và làm theo Ở phong cách Người chúng ta cầnhọc tập rất nhiều, nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến phong cách làm việc

Hồ Chí Minh, một phong cách làm việc cho mọi công việc được thông suốt,được mọi người kính nể, yêu quý và tôn trọng

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là tập hợp những tác phong của Người trong hoạt động công việc hàng ngày, trong hoạt động cách mạng, trong mối quan hệ với những người xung quanh Tất cả những tác phong ấy tạo nên phong cách làm việc đặc trưng của Hồ Chí Minh.

Khi nghiên cứu bất cứ một nội dung nào trong hệ thống phong cách củaNgười ta đều thấy toát lên tinh thần nhân văn cao cả và sự sâu sắc trongthực tiễn cuộc sống, đặc biệt phong cách làm việc của Người đã để lạinhững giá trị to lớn cho mỗi cán bộ đảng viên và thế hệ giảng viên hômnay Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của cả dântộc, Người đã có một phong cách làm việc mẫu mực để tiến hành công tác

và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thỏa đáng cácmối quan hệ quần chúng, với cấp dưới, với những người bạn chiến đấu gầngũi, với các vị phụ lão nhân sĩ, đại diện các tôn giáo dân tộc… Ngườikhông dựa vào quyền lực để buộc mọi người phục tùng mà thuyết phục conngười bằng một phong cách làm việc vừa có tính nguyên tắc khoa học cao,vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lòng nhân hậu Phong cách làm việccủa Hồ Chí Minh không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hóa

cả trái tim con người Qua phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, mọi

Trang 15

người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng không phải chỉ bằng

lý trí mà còn bằng tình cảm sâu sắc của chính mình

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung phongphú và cơ bản sau:

Thứ nhất, phong cách quần chúng, nêu gương cho quần chúng

Đây là một nội dung quan trọng hàng đầu trong phong cách làm việc

Hồ Chí Minh.Với phong cách làm việc quần chúng bình dị, đến với mọingười bằng tất cả sự chân thành, yêu thương quý trọng, không gây sự xa cách,phân biệt của Người như có sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đến với Ngườikhông chút e ngại, cũng bình dị, tự nhiên như họ vẫn sống hàng ngày Đã córất nhiều mẩu chuyện, những hình ảnh rất bình dị của Người trong bộ áochàm màu nâu khi đến với nhân dân, có hình ảnh Bác xắn quần lội xuốngruộng cùng đồng bào của mình, có hình ảnh của Bác bế những em thơ vàolòng… được nhân dân lưu giữ và kính trọng Đó là cách để tất cả mọi ngườiđều cảm thấy Bác là một người thân, một người anh, người cha của mình

Đối với người cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự gầngũi, sâu sát quần chúng của người cán bộ cách mạng là hết sức cần thiết, nhờ

đó mà cán bộ, đảng viên mới không mắc bệnh chủ quan, không quan liêu, đạikhái, ham chuộng hình thức Người nhiều lần nhấn mạnh: sâu sát quần chúng

là biểu hiện quan trọng nhất của phong cách làm việc xã hội chủ nghĩa, nó đốilập với lề lối làm việc quan liêu, hống hách, cửa quyền của bọn quan lại cai trịdưới thời của chế độ cũ Khi có dịp về thăm địa phương, nhà máy, côngtrường, Người thường không báo trước là mình đi Người thường xuống ngayhiện trường sản xuất, làm việc của người lao động, thăm nơi ăn, chốn ở, nhàkho nhà bếp, khu vệ sinh, giếng nước, sau đó mới có buổi làm việc với lãnhđạo địa phương, đơn vị

Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên khi thấy cách tổ chức và cách làmnào không phù hợp với quần chúng thì phải có gan kịp thời đề nghị lên cấp

Trang 16

trên để bỏ đi hoặc sửa lại Người nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng, thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên

để bỏ đi hoặc sửa lại ” [34, tr 247] Cách nào hợp với quần chúng, quần

chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra Ngườitừng căn dặn đội ngũ cán bộ phải luôn sâu sát quần chúng, xuất phát từquần chúng để rèn luyện, điều chỉnh tác phong, phương pháp làm việc;phải luôn luôn chống thói làm việc tuỳ tiện, chủ quan, coi thường quầnchúng Những căn bệnh này phá hoại mối quan hệ giữa cán bộ với quầnchúng, làm cho quần chúng mất lòng tin, chán ghét cán bộ

Người nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải hiểu sâu sắc đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước là điều quan trọng, nhưng quantrọng hơn là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu được rõràng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước chính là đem lại lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng háilàm cho kỳ được Để làm được như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn sâusát quần chúng để học cách nói, cách viết, cách làm sao cho phù hợp với quầnchúng và quan trọng hơn đó là biết giải quyết những vấn đề thiết thực có liênquan cụ thể tới đời sống của quần chúng, đó mới là một người cán bộ thực sựsâu sát quần chúng, thực sự hiểu dân, yêu dân, kính trọng dân

Với niềm tin và lòng “nhân ái” bao la đối với quần chúng, Người thâmnhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ quần chúng.Người nói “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì có hại cho dân

ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kínhta” [34, tr 235] Người tuyệt đối yêu cầu cần quét sạch chủ nghĩa cá nhân,Người nhấn mạnh: Tham ô, tham nhũng là tội ác Phải tẩy sạch nó để tiếnhành cần, kiệm, liêm, chính Đó là những biểu hiện cơ bản về phong cách

Trang 17

quần chúng và những lời dạy về phong cách quần chúng của Người Phongcách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hoà nhập với nhau trong sựđồng cảm sâu sắc nhất Nhờ vậy, mọi người có thể nói hết những suy nghĩ,trăn trở của mình còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập củacuộc sống xung quanh.

Về phong cách nêu gương cho quần chúng, theo Hồ Chí Minh, trước

hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thườngxuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải điđôi với làm Cần nêu gương trên cả ba mối quan hệ đối với mình, đối vớingười, đối với việc Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo

mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổiđiều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối vớingười, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dốitrá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phảigiữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư).Triết lý sâu xa của Hồ Chí Minh là, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do

mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng chodân Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gươngmẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luônquyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyếtkịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh đểbảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng đạo đức

ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ ChíMinh, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trongsáng, cuộc sống riêng giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớncho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo

Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫutrong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để

Trang 18

quần chúng noi theo Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “nói một đằng, làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ không còn là chiến sỹ

tiên phong nữa, họ tuyên truyền chẳng ai nghe nữa Và thực chất, họ đã tựtước mất vai trò của người lãnh đạo

Người rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu, những

“người tốt, việc tốt” Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấylên phong trào thi đua học tập làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùngtrong lao động sản xuất, chiến đấu, công tác… rộng khắp trong cả nước

Thứ hai, phong cách làm việc tập thể, dân chủ

Với tác phong làm việc tập thể và dân chủ, gắn bó với tập thể, tôn trọngtập thể, phát huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy càng thấm sâu vào suynghĩ và hành động của Người Trước khi quyết định một công việc hệ trọng,Người đều hỏi lại cẩn thận và chu đáo những người đã giúp mình Tất cảnhững ai đã được Bác giao việc đều cảm nhận sâu sắc điều đó

Người vẫn thường nói: Không một người nào có thể hiểu được mọi thứ,làm được hết mọi việc, ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: “Đem so vớicông việc của cả loài người trên thế giới thì những người đại anh hùng xưanay cũng chẳng qua làm tròn một bổn phận mà thôi” [34, tr 256] Từ đó,chúng ta có thể hiểu được rằng cái thông minh của người phụ trách, sức mạnhcủa lãnh đạo không phải chỉ là những điều mình tự nghĩ ra, hay tự mình làmlấy mà chính là chỗ biết phát huy, tổng hợp được cái thông minh và sức mạnhcủa nhiều người, của tập thể Sự tổng hợp đó được nâng cao, được biến đổi vềchất bởi cái thông minh của người phụ trách, người lãnh đạo, để thăng hoa,tạo thành một cấp số nhân không thể có được ở bất cứ một người riêng lẻ nào

Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể,tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, pháthuy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm

Trang 19

vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Người yêu cầu lắng nghe ý kiến của đảngviên, của nhân dân, của những người “không quan trọng” Muốn thế, ngườilãnh đạo phải đề cao, mở rộng dân chủ, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủtrong các cơ quan đại biểu của dân Người năng đi xuống cơ sở, để lắng nghe

ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị Ngườilãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công táccủa mình tốt hay xấu không gì bằng để cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ýkiến và phê bình Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của ngườilãnh đạo, mà lại thể hiện dân chủ thật sự trong Đảng

Phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể Vì vậy, có dânchủ, bàn bạc tập thể mới cùng thông suốt, nhất trí, mới cùng quyết tâm thựchiện, tránh được “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Sở dĩ xảy ra mất đoàn kết

vì người đứng đầu ở nơi đó còn chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan,trong hội nghị thì mọi người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, nếu đãkhông thông thì sẽ không quyết tâm thực hiện, dân chủ là cái chìa khóa vạnnăng có thể giải quyết mọi khó khăn Bản thân Người là tấm gương mẫu mực

về thực hành dân chủ

Hồ Chí Minh là người đã hóa thân trọn vẹn vào trong nhân dân, làngười thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừngthực hành dân chủ cho dân Tác phong tập thể - dân chủ của Hồ Chí Minhluôn luôn tạo ra được không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầysáng tạo Trong công tác lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Người luôn có ý thức

sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức Đối với cán bộ,đảng viên, trước hết là đối với những người ở cương vị lãnh đạo thì đòi hỏiphải có tác phong tập thể - dân chủ thật sự chứ không phải giả tạo, hình thức

để che lấp ý đồ xấu của cá nhân Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm

Trang 20

chí phá vỡ tập thể Mọi thói hình thức, chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn,thậm chí triệt tiêu dân chủ.

Thứ ba, phong cách khoa học.

Hồ Chí Minh là hình mẫu lý tưởng về phong cách làm việc nghiêm túc

và sự tận tụy, hăng say trong công việc mọi lúc, mọi nơi Tuy sinh ra ở mộtđất nước với những tàn dư của nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, nhưng Hồ Chí Minh

đã sớm tự xây dựng cho mình một phong cách làm việc khoa học Những nămtháng làm thuê trên các con tàu viễn dương, hay đốt lò, quét bếp, phụ bếp ở

Lơ Havơrơ, Niu Yóoc, Bôtstơn, Luân Đôn nếu không tự mình coi trọng thờigian, tranh thủ thời gian, quyết tâm theo đuổi chí lớn, thì Người không thểtiến hành công việc tự học trong điều kiện vô cùng gian khổ như vậy Ngườitiến hành tự học không có thầy, không phương tiện, thiếu thời gian Cần họcchữ nào Người viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, đến cuối ngày chữ mờ dầncũng là lúc Người đã nhớ được hết Đêm khuya, khi những người khác nghỉngơi, thư giãn thì Người lại tranh thủ ngồi học Người đến với cách mạng vàcoi đó như là một phần trong cuộc sống của mình, cả cuộc đời hi sinh cho sựnghiệp cách mạng của dân tộc, hoạt động cách mạng vừa là công việc, vừa làtình yêu, vừa là nghĩa vụ của người con yêu nước

Theo Hồ Chí Minh, làm việc phải có tính mục đích rõ ràng, phù hợpvới năng lực bản thân và những người thi hành công việc; bảo đảm tính tậptrung cao vì mục tiêu nhiệm vụ đã xác định Người kịch liệt phê phán bệnh

“hữu danh vô thực” bệnh hình thức Và người cũng chỉ rõ những biểu hiệncăn bệnh ấy trong nhiều mặt hoạt động, trong việc chỉ ra các chỉ thị, nghịquyết không gắn với điều kiện thực tế, không gắn với quần chúng và cơ sở.Trong chỉ đạo không có kế hoạch cụ thể, biện pháp cụ thể, không hướng dẫn

cụ thể, không kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm nên không thực hiện được Đểsửa chữa bệnh hình thức, Người chỉ rõ khi ra quyết định tổ chức thực hiện

Trang 21

phải căn cứ vào tình hình thực tế về mọi mặt, không được chủ quan tưởng

tượng mà không đi sâu sát thực tế tận nơi, xem tận chỗ

Làm việc phải có chương trình, kế hoạch phù hợp, quyết tâm cao vàbiện pháp phong phú linh hoạt để “tổ chức sự thi hành cho đúng” [34, tr.285] Mỗi khi làm bất cứ công việc gì, người cán bộ phải nắm bắt thật chặtchẽ vấn đề, phải lên kế hoạch cụ thể, chương trình, nội dung thực hiện Khithực hiện các nhiệm vụ, hay chủ trương công tác phải gắn bó chặt chẽ vớiquần chúng và phải tổ chức chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm rồi mở rộng ra

Người nói “… bất cứ việc gì, chúng ta phải bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ

ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc”[37, tr 148] Người cho rằng, bất kì ai, dù ở vị trí nào khi tiến hành bất cứcông việc gì đều phải giải quyết một cách thiết thực, đặc biệt phải biết tổngkết kinh nghiệm bản thân, mỗi khi hoàn thành công việc, dù thành công haythất bại, phải “nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận” [37,

tr 147] để làm “khuôn phép” cho những công việc khác và đó là “chìa khóaphát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”

Ở Hồ Chí Minh, “làm việc phải đi sâu, đi sát, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể” [34, tr 299] Người luôn xem xét, đối chiếu những ý

kiến khác nhau để lựa chọn những ý kiến đúng, sàng lọc những thông tin sailệch để từ đó đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp Trong công táclãnh đạo, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổng kết thực tiễn để rút kinhnghiệm cho từng việc, từ đó Người bổ sung kịp thời những chủ trương chưađúng, chưa đủ và quan trọng hơn là rút ra những kết luận để bổ sung cho lýluận Đối với người cán bộ, đảng viên, Người thường nhắc nhở: Kế hoạchmột, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi, muốn lãnh đạo đúng thì

“phải tổ chức sự thi hành cho đúng” [34, tr 285]

Tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vôcùng trong sáng và cao thượng, tượng trưng cho tinh hoa văn hóa Việt Nam

Trang 22

Người không chỉ là một nhà tư tưởng lỗi lạc về văn hóa, sáng tạo ra một nền vănhóa mới, văn hóa cách mạng Việt Nam, kiến tạo ra một thời đại mới trong lịch

sử phát triển của nền văn hóa dân tộc, mà chính bản thân Người, cuộc sống củaNgười, những việc làm bình thường hàng ngày của Người là hiện thân của nềnvăn hóa Việt Nam, là mẫu mực của con người Việt Nam Người đã để lại chochúng ta một tấm lòng nhân hậu, một tình cảm chan chứa yêu thương vì nước, vìdân, vì Đảng; một trí tuệ anh minh, mẫn tiệp; một tầm nhìn xa rộng, sâu sắc

1.1.2 Quan niệm học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chức năng đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xãhội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng thuộc các lĩnh vực khoahọc tự nhiên, xã hội và nhân văn, giáo dục đạt trình độ tiên tiến; cung cấpdịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Với đội ngũ giảng viên đa số là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,

thạc sĩ có uy tín đào tạo chất lượng và chuyên môn cao, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội hiện nay đang là trung tâm giáo dục tiềm năng và có nhiều ưu

thế phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, với đội ngũ nhà giáo yêu nghề, say mê vớinghiệp trồng người, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiệnnay đang từng bước làm đẹp thêm hình ảnh của người giáo viên, để nghề giáoluôn xứng đáng là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, xứng đáng

với những áng văn thơ ngợi ca “nghiệp trồng người”

“Có một nghề bụi phấn đầy tayNgười ta bảo đó là nghề đẹp nhất

Có một nghề không trồng cây trên đất

Mà cho đời những đóa hoa thơm”

[53, tr 75]

Trang 23

Mỗi môi trường giáo dục khác nhau là cơ sở quy định những đặc thùtrong giảng dạy của người giảng viên khác nhau Với vị thế là cánh chim đầuđàn trong ngành giáo dục, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiệnnay có những nét đặc thù trong giảng dạy đó là :

Thứ nhất, giảng dạy trong môi trường sư phạm giàu truyền thống là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Mỗi trường đại học khác nhau quy định và yêu cầu hoạt động giảng dạycủa người giảng viên khác nhau Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay làmôi trường giáo dục hướng đến sự mô phạm cho tất cả sinh viên ngay từ khingồi trên ghế nhà trường, bởi thế trong hoạt động giảng dạy của người giảngviên có nét đặc thù đó là, giảng dạy ngoài việc tập trung truyền thụ tri thức,hướng cho người học chuyên môn thì trong tất cả các quá trình giảng dạy đềuphải tập trung vấn đề phương pháp và nghiệp vụ sư phạm

Môi trường giáo dục lành mạnh và nghiêm khắc với tính kỷ luật cao đãđào tạo nên đội ngũ giảng viên trình độ, tác phong chuẩn mực, khoa học Mỗithầy cô giáo trong nhà trường luôn luôn tự rèn cho mình lối sống bình dị, gần gũivới học trò, đem tình yêu và nhiệt huyết của nghề trao cho các thế hệ học trò, bảnthân mỗi thầy cô tự hình thành với chính mình ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm khắc

Tác phong nghiêm túc, đúng mực, khoa học là đặc thù trong hoạt độnggiảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nayđồng thời cũng là phương châm dạy và học của đội ngũ giảng viên nhàtrường Sự nghiêm túc, đúng mực được thể hiện trong tất cả các mặt, hoạtđộng thường ngày, từ hình thức bên ngoài khi lên lớp đến hình thức ở nhà, từngôn ngữ đời thường trong giao tiếp đến ngôn ngữ trên giảng đường, tất cảđều toát lên sự mẫu mực của người làm Thầy Người giảng viên Trường Đạihọc Sư phạm hiện nay luôn giữ được phong cách truyền thống và hiện đại,

Trang 24

không chạy theo lối “Tây hóa” , là hình ảnh lịch sự, nghiêm túc trong mắtsinh viên, là tấm gương cho sinh viên học tập và noi theo.

Mỗi giảng viên của trường đều là sản phẩm của một nền giáo dục có uytín, được đào tạo trong môi trường sư phạm hết sức nghiêm khắc, là nhữngngười có trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu Mỗi thầy

cô đều rèn cho mình cái “Tâm” đối với nghề giáo, đó là một yêu cầu quantrọng không thể thiếu được Đội ngũ giảng viên trong trường có tâm huyết vớinghề, luôn có hứng thú, say mê, đầu tư từng bài giảng, từng tiết giảng; thườngxuyên tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung và phương pháp giảngdạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho sinh viên L.N.Tônxtôi đã nói: Để đạtđược thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất - đó làtình yêu Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thànhngười giáo viên tốt

Thứ hai, truyền thụ tri thức theo chương trình, mục tiêu xác định

Hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nộihiện nay đó là hoạt động giảng dạy, đồng thời là hoạt động dạy học Giảngdạy là sự truyền thụ tri thức còn dạy học là dạy theo chương trình, mục tiêuxác định Công tác giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm HàNội vừa bao gồm sự truyền đạt tri thức của người thầy cho sinh viên, bêncạnh đó là quá trình dạy học, dạy học theo chương trình giáo dục riêng củangành sư phạm, mục tiêu dạy học đó là “dạy người làm thầy”, bởi vậy, ngoài

sự truyền đạt tri thức cơ bản, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nộihiện nay còn phải dạy sinh viên làm thầy giáo, cô giáo, dạy kiến thức, dạynhân cách và phẩm chất của một người thầy chân chính

Chương trình giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mangnhững nét khá riêng biệt, yêu cầu nặng về mặt phương pháp và phong thái sưphạm Trong giảng dạy, ngoài việc truyền đạt đủ dung lượng tri thức yêu cầu của

Trang 25

từng môn học thì phải đạt đến mục đích đó là truyền đạt được phương pháp sưphạm cho sinh viên Đây là yêu cầu cơ bản đối với hoạt động giảng dạy củangười giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay Trong chươngtrình dạy học của nhà trường, những môn học có giá trị cho hoạt động sư phạmnhư môn tâm lý giáo dục, môn lý luận dạy học, giáo dục học… được chú trọng

và trở thành những môn lý luận cơ bản, bắt buộc đối với sinh viên Tuần lễnghiệp vụ sư phạm và các hoạt động ngoại khóa về giáo dục phương pháp dạyhọc theo những chương trình bắt buộc tham gia đối với sinh viên sư phạm toàntrường

Mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khác vớinhững trường đại học khác Nếu như, trường Đại học xây dựng đào tạo nênnhững kĩ sư xây dựng; trường Đại học Y với sản phẩm giáo dục là những bác

sỹ, thì Đại học Sư phạm Hà Nội nổi bật với vai trò đào tạo nên những “kĩ sưcủa tâm hồn”, với vai trò đào tạo nên “nghề cao quý nhất trong những nghề

cao quý” - nghề dạy học Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời không có

nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” [54, tr 120] Mang trong mình sứ mệnhtrồng người, mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cónhững nét đặc thù riêng, đó là hướng đến sản phẩm là đội ngũ giáo viên trẻ cơ

sở ở các nhà trường Đặc thù về chương trình, mục tiêu giáo dục, tạo nên sựkhác biệt trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vàcác cơ sở đào tạo khác

Thứ ba, đặc thù giảng dạy gắn với chủ thể trực tiếp là đội ngũ các thầy

cô được tuyển dụng từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu từ các trường sư phạm, đội ngũ này là tấm gương sáng về nhân cách đạo đức, trình độ tri thức.

Một trong những điểm khác biệt của người giảng viên sư phạm, đó làngoài lòng yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc còn phải có trình độnghiệp vụ sư phạm cao Trình độ nghiệp vụ sư phạm là nhân tố tạo nên nét

Trang 26

riêng biệt trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.Vốn được đào tạo từ những trường đại học Sư phạm có uy tín, giảng viên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những cán bộ giảng dạy ở

nhiều độ tuổi khác nhau, song đều có một điểm chung nhất đó là nghiệp vụ

sư phạm vững vàng, luôn luôn được bồi dưỡng và phát huy hiệu quả nhất.Mỗi giảng viên nguồn của trường hiện nay dù ở trình độ nào, cử nhân, thạc

sỹ hay tiến sĩ đều được chọn lọc kỹ và quan trọng nhất là phải có tác phong

sư phạm và phương pháp giảng dạy chuẩn, đáp ứng nhu cầu học và nắm bắtkiến thức của sinh viên

Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những

giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có lòng yêu nghề và hăng say trongcông việc Là đội ngũ giảng viên có cái “tâm” đối với nghiệp trồng người, đặc

biệt hơn cả, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành và có năng lực giảng dạy cao, chương

trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm chất lượng, được chuẩn hóa phù hợp với sự

phát triển và xu thế hội nhập của đất nước Trong hoạt động giảng dạy củangười giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngoài việc yêu cầu khắtkhe về chuyên môn trình độ, về nghiệp vụ giảng dạy, còn yêu cầu gương mẫu

về nhân cách, phong cách giảng dạy chuẩn mực

Theo Uxinki “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời

thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thếđược” [53, tr 120] Mỗi giảng viên là tấm gương không ngừng học tập nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạođức để làm tấm gương sáng cho học trò noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thờiđại mới trên mọi phương diện Gương mẫu trong học tập, trau dồi trình độ

chuyên môn, tri thức khoa học, phải là tấm gương tự học với quan niệm “Sự học không bao giờ cùng” để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại,

Trang 27

trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trước tình hình mới Đặc biệt

là trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì tấmgương tự học của người giảng viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Các giảng viên luôn tự rèn luyện và trở thành tấm gương sáng về đạo đức chosinh viên nói riêng và mọi người nói chung noi theo Hình ảnh của ngườigiảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn được xã hội tôntrọng, được coi như là chuẩn mực về nhân cách và văn minh của thời đại

Không ngừng nâng cao và học hỏi, mỗi giảng viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội hiện nay đã hòa chung không khí hội nhập công nghệ, tiếp thuchọn lọc những thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao tri thức bản thân,theo kịp với xu thế phát triển của thời đại Hiện nay, phương pháp giảng dạy củagiảng viên đã được đổi mới rất nhiều, công nghệ thông tin đã được các thầy côkhai thác và vận dụng tối đa trong các giờ giảng của mình, làm phong phú vàhiện đại hóa bài giảng, thu hút sự tìm tòi, sức khám phá cho sinh viên

Thứ tư, đối tượng giảng dạy của giảng viên là sinh viên có xu hướng nghề nghiệp sư phạm.

Đối tượng giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nộihiện nay là những sinh viên sư phạm, hay nói cách khác là những giáo viên tươnglai, đây là những sinh viên có nhân cách đạo đức tốt và là những sinh viên yêunghề sư phạm Sau khi tốt nghiệp ra trường họ sẽ là những cử nhân sư phạm, lànhững người thầy giáo, cô giáo đi đến khắp mọi miền Tổ quốc, truyền thụ nhữngtri thức văn hóa đến những thế hệ học trò của mình, tiếp bước Thầy Cô trong vai

“người lái đò” Chính bởi thế công tác giảng dạy của người giảng viên TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội hiện nay hết sức quan trọng, bởi họ trực tiếp giảng dạy

và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách cũng như ảnh hưởng đến chấtlượng giáo dục của chính những thầy cô giáo trong tương lai

Với mục tiêu xác định là đội ngũ giảng viên trẻ cơ sở nên hoạt độnggiảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Trang 28

đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản đó là dạy học tri thức và dạy cáchlàm Thầy Đây cũng là nét đặc thù cơ bản trong giảng dạy của người giảngviên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.

Qua tìm hiểu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh, những đặc thùgiảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay,cùng với việc xác định “Học tập là học tập và rèn luyện cho có tri thức, cho

giỏi tay nghề” [54, tr 727] bước đầu có thể quan niệm: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội là quá trình lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng sáng tạo

những cách thức, tác phong, biện pháp làm việc sâu sát, nêu gương quần chúng, dân chủ, tập thể, có kế hoạch khoa học, sát thực tiễn trong các hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm đem lại kết quả thiết thực.

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập phong cách làm việccủa Người là một việc làm hết sức thiết thực đối với mỗi cán bộ, công dân nói

chung, với giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng Trong hoạt

động thực tiễn cũng như trong công tác giảng dạy, trong sinh hoạt đời thườngnếu như có sự soi đường của ánh sáng nhân cách và phong cách của Hồ Chủtịch thì việc nào cũng dễ dàng thực hiện, khó khăn nào cũng có thể vượt qua,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành Phong cách làm việc khoa học của Người đãtrở thành ngọn đuốc sáng, là tấm gương sáng ngời cho mỗi thế hệ cán bộ,

giảng viên nói chung, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng

học tập và noi theo

Biểu hiện của việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong

giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay phải kể

đến các chủ thể, các nội dung cơ bản và phương thức học tập.

Một là, chủ thể tham gia vào quá trình học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 29

hiện nay là tất cả những giảng viên hiện đang giảng dạy trực tiếp tại Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội; Chủ thể lãnh đạo quản lý bao gồm cấp ủy, lãnh đạoTrường Đại học Sư phạm Hà Nội và lãnh đạo các khoa chuyên ngành, tổ chuyênmôn; Chủ thể là các tổ chức đoàn thể bao gồm tổ chức công đoàn trường, côngđoàn các khoa cơ sở, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các chi bộ Đảng

Hai là, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay được biểu hiện trong các nội dung cơ bản:

Sâu sát tình hình thực tế, bám nắm và thực hiện tốt nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên

Học tập phong cách làm việc này của Người, mỗi cán bộ giảng viênTrường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn luôn gần gũi với sinh viên,khoảng cách thầy trò được kéo lại gần hơn Giảng viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội hiện nay thật sự gần gũi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinhviên, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên về mọi mặt trong khả năng cho phép Bêncạnh đó, giảng viên học hỏi thêm từ sinh viên để điều chỉnh giáo án và bàigiảng phù hợp hơn, khiến cho sinh viên có thái độ yêu thích môn học

Các giảng viên thường xuyên tới lớp trong những buổi nghỉ giải lao,những buổi ngoại khóa để nắm rõ tình hình học tập cũng như cuộc sống củatừng sinh viên, từ đó có những định hướng giảng dạy và giúp đỡ những cácnhân có hoàn cảnh đặc biệt Việc sâu sát tình hình, nắm bắt những đặc điểmtâm sinh lí sinh viên giúp người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nộihiện nay có những cách giải quyết đúng mực, những phương pháp giảng dạyphu hợp mang lại hiệu quả dạy và học tối ưu nhất

Nêu gương trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáodục con người, sự nghiệp trồng người Trong giáo dục, Người rất coi trọngphương thức “nêu gương” Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương

Trang 30

thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trước hếtphải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dụcbằng lời nói) Người quan niệm, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàndân Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạođức Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức

và phong cách làm việc

Nêu gương đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên

và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể

xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương đạo đức của cán bộ,đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao Người thường xuyên nhắcnhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúpđược người khác chính” [34, tr 644] Ngược lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng,đặc biệt là sự thoái hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên

sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức, lối sống ý thức kỷ luật, pháp luậtcủa quần chúng Người chỉ rõ, người Việt Nam cũng như các dân tộc phươngĐông khác vốn rất “giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn cógiá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [30, tr 263]

Bởi thế, học tập phong cách làm việc nêu gương của Người, mỗi cán bộgiảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn cố gắng trở thànhtấm gương sáng ngời về đạo đức nhân cách, về lối sống, về vốn tri thức vàtrình độ để sinh viên noi theo

Hiện nay, lối thuyết trình, giáo huấn giản đơn những nguyên tắc họctập và đạo đức của giảng viên cho sinh viên không còn hiệu quả cao nữa,giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay dạy sinh viên bằngnhững hành động thiết thực, mang ý nghĩa giáo dục cao, giúp sinh viên tự họctập và rút ra những bài học về đạo đức, về nguyên tắc kỉ luật của nhà trường.Mỗi giảng viên trong bất cứ hoạt động nào, dù trong giờ giảng hay nhữngbuổi ngoại khoá, tọa đàm, trong nghiên cứu khoa học đều lấy bản thân làm

Trang 31

mẫu cho sinh viên học tập và làm theo Mỗi cán bộ, giảng viên Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn làm tốt nhiệm vụ, chức trách bản thân,luôn phát huy tốt năng lực cá nhân trong công tác và giảng dạy.

Phát huy năng lực tập thể, thực hiện dân chủ trong từng giờ giảng, dân chủ trong lớp học

Hiện nay, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội học tập

tác phong làm việc tập thể dân chủ của Bác tiến hành dân chủ trong trườnghọc, dân chủ trong từng giờ giảng Mỗi giờ lên lớp, sinh viên được chủ độngtham gia vào bài giảng, giảng viên tích cực phát huy tính tập thể sáng tạo củasinh viên, tìm ra phương pháp học tập đem lại kết quả cao nhất

Tại các tổ chuyên môn, các lớp học có biểu hiện dân chủ như công khaiđánh giá điểm học tập của sinh viên Sinh viên có quyền kiến nghị, đề xuấtnhững ý kiến cá nhân trong quá trình học Việc đánh giá, xếp loại giảng viên

và sinh viên được thực hiện khách quan, công bằng

Môi trường giáo dục công khai, minh bạch tạo cơ sở dân chủ đượcnâng cao Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có cơ chế khuyến khích

sự phản biện của đông đảo giáo viên, học sinh và người dân đối với các quiđịnh, chính sách giáo dục của trường, xây dựng môi trường giáo dục “lấy họcsinh làm trung tâm” với nguyên lí “tất cả vì học sinh”

Thực hiện quyền dân chủ của học sinh trong nhà trường, đảm bảo cáchoạt động của nhà trường diễn ra theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra", phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ củahọc sinh theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷcương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực

và tệ nạn xã hội, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân, thựchiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường

Nhiệt tình, hăng say trong giảng dạy, yêu nghề và hi sinh cho công việc.

Trang 32

Biểu hiện của việc học tập phong cách làm việc khoa học, hăng saycủa Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nộihiện nay luôn nỗ lực học hỏi không ngừng, tự rèn luyện và nâng cao tri thứccủa bản thân, hoàn thiện vốn tri thức để có thể truyền tải đến sinh viên khốilượng tri thức hoàn chỉnh nhất Mỗi giảng viên nhà trường đều cảm thấy vinh

dự và tự hào khi gánh trên vai sứ mệnh trồng người mà Đảng và Nhà nước đãgiao, sứ mệnh thiêng liêng của nghề giáo Quyết tâm hoàn thiện, hoàn thiệnbản thân hơn nữa để xứng đáng với tiếng gọi “người thầy”

Trong mọi thời gian, mọi lúc mọi nơi, tinh thần tự học không bao giờ là

đủ, cụ thể, các cán bộ giảng viên trong nhà trường thường xuyên tổ chức cáccuộc hội thảo khoa học, những buổi tọa đàm về vấn đề phương pháp giảngdạy nhằm bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng dạy của cán bộ giảng viên

Luôn tổng kết kinh nghiệm, rút ra những bài học, đánh giá tình hình thực tế để áp dụng những phương pháp giảng dạy hay và hoạt động nghiên cứu khoa học một cách tốt nhất.

Tổng kết rút kinh nghiệm là một trong những nội dung trong phongcách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh Vận dụng phương pháp này, mỗigiảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, ngoài việc tự nâng caotrình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, bên cạnh đó mỗi cán bộ giảngviên luôn biết tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy và nghiên cứukhoa học để từ đó tìm ra những cái hiệu quả và chưa hiệu quả trong côngviệc, tìm ra hường giải quyết phù hợp, mang lại chất lượng cao trong giảngdạy và nghiên cứu Việc vận dụng phong cách làm việc này của Hồ ChíMinh trong tập thể giảng viên nhà trường đã được biểu hiện cụ thể bằngnhững hành động thiết thực như, thường xuyên tổ chức họp tổng kết rútkinh nghiệm từ cơ sở (cấp tổ bộ môn, khoa chuyên ngành), đến cấp trường.Lãnh đạo khoa, nhà trường thường xuyên bám sát tình hình giảng dạy vànghiên cứu của đội ngũ giảng viên, trên cơ sở những thành tích đạt được

Trang 33

của trường, đánh giá và đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy tốtvai trò và năng lực của cán bộ giảng viên.

Sau mỗi giờ lên lớp, người giảng viên sư phạm lại kịp thời rút kinhnghiệm những kiến thức đã truyền đạt được, xem phản hồi từ phía sinh viên

từ đó có sự chỉnh lý phương pháp, nội dung cho phù hợp với sự lĩnh hội kiếnthức trong sinh viên

Đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ cán bộ cơ sở, biết học tập và tiếp thu những cái mới, vận dụng linh hoạt, thống nhất giữa phương pháp truyền thống với hiện đại, giữa lý thuyết và thực hành để có những bài giảng hay và hiệu quả nhất, những công trình khoa học mang ý nghĩa lý luận sâu sắc và tính ứng dụng thực tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng và tìm racon đường cứu nước, người luôn luôn đề cao những ý kiến, con đường củanhững thế hệ trước, biết chọn lọc, kế thừa những tinh hoa tư tưởng trước đó.Phong cách làm việc nhanh nhẹn, vận dụng linh hoạt và mềm dẻo, trí tuệ vànăng lực toàn vẹn của Người đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng, học tậptấm gương đạo đức và phong cách làm việc của Người cho giảng viên TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội hiện nay Đội ngũ giảng viên của nhà trường luôn luônhọc hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, kế thừa những kinh nghiệm quýbáu, làm giàu vốn tri thức bản thân Vận dụng những phương pháp truyền thống

và hiện đại tạo ra những giờ giảng hay và hiệu quả nhất Trong các khoa, luônđoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau cùng phát triển theo tinh thần của Bác “Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”

Như vậy, dù biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, trực tiếp haygián tiếp, nhưng những biểu hiện trên đây của đội ngũ giảng viên Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội hiện nay đã thể hiện một cách khá rõ nét việc học tậpphong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong hoạt động giảng dạy và công tác

Trang 34

Ba là, phương thức học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong

giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập phong cách làm việckhoa học của Người luôn là vấn đề được Đảng ta đề ra Đối với giảng viênTrường Đại học Sư phạm Hà Nội, vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng hơnbao giờ hết, đó chính là hành trang và sức mạnh tổng hợp để người giảng viên

có thể tự tin và vững vàng trên giảng đường, chắp cánh ước mơ cho thế hệhọc trò của mình Song một yêu cầu đặt ra, đó là phải học tập như thế nào?Phương thức học tập ra sao?

Để việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh đạt được kết quảcao nhất trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, cần phải có những phương thức học tập phù hợp

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội.

Ở mỗi vị trí công tác khác nhau, các chủ thể đều phát huy năng lực củabản thân, đồng thời giữa các chủ thể có sự phối kết hợp trong các hoạt độngchặt chẽ tạo nên sự liên kết bền vững, thúc đẩy phong trào học tập phong cáchlàm việc Hồ Chí Minh được lan rộng và thu được kết quả cao

Nâng cao nhận thức về tư tưởng và phong cách làm việc của Hồ ChíMinh, gắn liền với tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh" Mọi cán bộ giảng viên của nhà trường cầnnhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung yêu cầu của học tập vàlàm theo phong cách làm việc của Hồ Chi Minh Từ đó, tuỳ theo vị trí côngtác giảng dạy của mỗi giảng viên, yêu cầu nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa vàxác định những yêu cầu cơ bản về phong cách làm việc của giảng viên cáckhoa sao cho phù hợp, phát huy tối đa năng lực của cán bộ giảng viên

Khắc phục kịp thời những biểu hiện nhận thức hời hợt, phiến diện, chỉthấy phong cách làm việc là do cá tính riêng của từng người và môi trường

Trang 35

làm việc quy định; không thấy được mối quan hệ giữa phong cách làm việcvới năng lực giảng dạy và phẩm chất chính trị đạo đức, giá trị nhân văn củangười giảng viên Phải khắc phục nhận thức chỉ thấy phong cách làm việc của

Hồ Chí Minh là phong cách làm việc của một "nhà chính trị chuyên nghiệp" màkhông thấy phong cách làm việc của một nhà khoa học chân chính, luôn thốngnhất giữa tính đảng, tính chính trị với tính khoa học trong mỗi lời nói, việc làm

và quan hệ công tác Phong cách làm việc của người giảng viên không hìnhthành một cách tự nhiên mà đòi hỏi phải có sự rèn luyện nghiêm túc

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh.

Phương thức này được thể hiện ở tinh thần tự học, chủ động, sáng tạotrong học tập của người giảng viên trong học tập phong cách làm việc Hồ ChíMinh một cách sâu sắc nhất Để tiếp cận được phong cách làm việc củaNgười, mỗi giảng viên cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quanđến phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo những gì học được vào quátrình giảng dạy của bản thân

Giảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng caonăng lực chuyên môn và trình độ giảng day Trong mọi hoạt động đặc biệt làtrong giảng dạy, người giảng viên phải nêu gương, thể hiện sự chủ động về trithức truyền đạt, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệmtrước bài giảng và công trình nghiên cứu khoa học của mình, biết tự phê bìnhkiểm điểm bản thân để tiến bộ

Bằng sự chủ động sáng tạo của bản thân, người giảng viên luôn tiếp cận

và lĩnh hội tri thức mới một cách sâu sắc, từ đó vận dụng theo phong cách HồChí Minh vào hoạt động giảng dạy của bản thân

Đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý của nhà trường trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh

Trang 36

Bằng việc đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với lãnhđạo khoa chuyên ngành, tổ bộ môn sẽ tạo nên hệ thống quản lý sâu sát tớiviệc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh của cán bộ giảng viên Từ đó,tiến hành thực hiện tốt chế độ kiểm tra báo cáo, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm,sớm phát hiện yếu kém, lệch lạc trong tác phong giảng dạy, công tác củagiảng viên để uốn nắn, khắc phục kịp thời

Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc học tập phong cách làm việc

Hồ Chí Minh.

Để việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy củagiảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội diễn ra một cách hiệu quả, cầntạo ra môi trường học tập và nghiên cứu lành mạnh, đầy đủ điều kiện cơ sởvật chất, nguồn tài liệu liên quan tới Hồ Chí Minh phong phú, tạo thuận lợicho cán bộ giảng viên học tập và noi theo Xây dựng môi trường ở đây baogồm cả vấn đề con người, tính tự giác của mỗi người, môi trường văn hóa …trở thành phương thức trong quá trình học tập của giảng viên

Như vậy, bằng nhiều phương thức học tập khác nhau, cán bộ giảngviên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đã từng bước thấm nhuần vàhọc tập một cách có hiệu quả phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong hoạt động giảng dạy của mình Không chỉ đối với riêng mỗi cá nhângiảng viên mà bên cạnh đó lãnh đạo trường, khoa cơ sở cũng tạo điều kiện và

đề ra những giải pháp phù hợp, giúp người giảng viên có thể dễ dàng tiếp cậntới phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh

1.2 Những nhân tố quy định học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.2.1 Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ thuộc vào vai trò của chủ thể tham gia vào quá trình học tập.

Trang 37

Chủ thể trực tiếp học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh ởđây là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay Tuy nhiên, ởmỗi cá nhân giảng viên tham gia trong quá trình học tập khác nhau sẽ cónhững kết quả học tập khác nhau Nếu người giảng viên thực sự muốn tìmhiểu và học tập phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh trong họatđộng giảng dạy của mình, thì chất lượng của quá trình tiếp thu, học tậpphong cách của Người sẽ có hiệu quả Ngược lại, nếu người giảng viênkhông tự giác học tập và rèn luyện bản thân thì quá trình học tập phongcách làm việc của Người sẽ không có kết quả

Hơn nữa, kết quả học tập phong cách Hồ Chí Minh trong hoạt độnggiảng dạy của mỗi cán bộ, giảng viên còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ tiếpthu của bản thân mỗi giảng viên Nếu giảng viên tích cực, sâu sắc thì việc họctập sẽ đạt kết quả cao và ngược lại Quá trình học tập của giảng viên vừa làngười được đào tạo đồng thời là quá trình tự đào tạo của bản thân

Bên cạnh chủ thể trực tiếp là đội ngũ giảng viên, việc học tập phongcách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội hiện nay còn chịu sự quy định của nhân tố chủ thể là lãnh đạo, quản

lý Đây là lực lượng cơ bản tham gia vào quá trình học tập của giảng viên, họ

là những người định hướng những chủ trương, hình thức và phương pháp họctập cho giảng viên đồng thời là những người trực tiếp làm công tác tổ chức,quản lý cho quá trình này

Chủ thể lãnh đạo quản lý quy định động lực thúc đẩy việc học tậpphong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học SưPhạm Hà Nội, đây chính là nhân tố quan trọng, có vai trò lớn trong quá trìnhhọc tập của giảng viên Bởi, nếu như đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, từ nhàtrường đến khoa cơ sở, tổ chuyên môn có những chủ trương, đường lối,những định hướng phương pháp học tập sâu sắc, cụ thể và thiết thực thì thúcđẩy quá trình nhận thức và tiếp thu học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh

Trang 38

diễn ra mạnh mẽ và ngược lại, nếu như những chủ trương, phướng hướngkhông phù hợp sẽ kìm hãm sự tiếp thu học tập của giảng viên.

Thực tế cho thấy, không có đội ngũ lãnh đạo quản lý sâu sát, tổ chứcquá trình học tập, theo dõi và thúc đẩy thường xuyên thì dù giảng viên có tựgiác học tập, tự giác rèn luyện cũng không mang lại kết quả cao nhất Đồngthời, lãnh đạo, quản lý còn là những người trực tiếp tạo ra môi trường khoahọc, nhân văn sống động, tạo điều kiện cho giảng viên tiếp xúc và học tập phongcách làm việc Hồ Chí Minh được thuận lợi nhất Người giảng viên có trình độnhận thức, sâu sắc, chủ động học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh tronghọat động giảng dạy của mình và được sự định hướng, quan tâm sâu sát của cán

bộ quản lý sẽ đạt kết quả trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học

Cùng các chủ thể trên đây, các tổ chức đoàn thể là chủ thể góp phầnquan trọng thúc đẩy hiệu quả việc học tập phong cách Hồ Chí Minh tronggiảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nôi hiện nay

Các tổ chức đoàn thể ở đây đề cập tới đó là các đoàn thanh niên, côngđoàn khoa, trường, chi bộ Đảng… Đây là những tổ chức chịu trách nhiệmtrong việc tuyên truyền và phát động phong trào cho quá trình học tập, tuykhông phải là chủ thể trực tiếp tham gia quá trình học tập phong cách làmviệc Hồ Chí Minh nhưng giữ vị trí vô cùng quan trọng trong suốt quá trìnhhọc tập Các tổ chức đoàn thể quy định hiệu quả việc thực hiện phong trào,nếu như công tác tuyên truyền, phát động của các tổ chức mạnh mẽ thì chấtlượng thực hiện phong trào tốt và ngược lại Chính sách biểu dương, khenthưởng và kỷ luật nghiêm túc của các tổ chức cũng là một trong những quyđịnh việc học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên

Như vậy, nhân tố chủ thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tậpphong cách Hồ Chí Minh của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 39

hiện nay, chủ thể giảng viên là nhân tố trực tiếp của quá trình học tập, chủ thểlãnh đạo, quản lý là nhân tố tổ chức thúc đẩy kết quả quá trình học tập.

1.2.2 Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ thuộc vào điều kiện

cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố quan trọng bảo đảm yêu cầunâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học Đồng thời,đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần quy định việc học tập phong cách

Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm HàNội đạt kết quả cao nhất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học, hệ thống thư viện, phòng đọc,phòng phương pháp sẽ cung cấp tài liệu phục vụ cho việc học tập phongcách Hồ Chí Minh Nguồn tài liệu càng phong phú bao nhiêu thì giảng viêncàng có cơ hội tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn bấy nhiêu Hệ thống tài liệucủa nhà trường sẽ là nguồn tài liệu mở, gián tiếp quy định việc học tập củangười giảng viên

Phương tiện truyền thông, cổng thông tin của các khoa, các chuyênngành giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập, đó là cơ sở đưa những tưtưởng và phong cách làm việc của Người đến gần với cán bộ giảng viên hơn,giúp họ có điều kiện nắm bắt một cách đầy đủ hơn phong cách làm việc củaNgười Hàng tuần, theo lịch trình cụ thể, trên các trang website của nhàtrường, của từng khoa cơ sở, những tài liệu viết về tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, về phong cách làm việc khoa học của Người sẽ được đăng tải đầy đủ,nội dung phong phú, giúp cán bộ, giảng viên có điều kiện đọc, học hỏi và từ

đó rút ra những vấn đề cần thiết phải học tập phong cách làm việc của Ngườitrong hoạt động giảng dạy của bản thân

Trang 40

Đồng thời, với việc đăng tải đầy đủ tài liệu trên mạng điện tử, nhữngnguồn tài liệu phong phú, sách, báo viết về Hồ Chí Minh của Nhà trườngcũng góp phần khai thác tối đa sự đam mê, ham học hỏi của cán bộ giảngviên Những thước phim tài liệu về Bác được công chiếu thường xuyên trênphòng thông tin khoa học của trường, tạo điều kiện trực tiếp cho giảng viênchủ động tiếp cận và học hỏi phong cách làm việc khoa học của Người, từ đó,lấy tấm gương làm việc của Người làm chuẩn mực để bản thân tự cố gắng, nỗlực, hoàn thiện mình và đề ra những biện pháp cụ thể trong hoạt động giảngdạy để đạt kết quả tốt nhất.

1.2.3 Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ thuộc vào chương trình, nội dung giảng dạy của trường

Chương trình, nội dung giảng dạy giữ vai trò là nhân tố quan trọng, gópphần quy định hiệu quả việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảngdạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Công tác giảng dạy vàhọc tập những môn học có liên quan đến tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh được thực hiện một cách nghiêm túc thông qua các môn học Tư tưởng

Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng… sẽ giúp cán bộ giảng viên có nhận thức đầy đủhơn về giá trị to lớn của phong cách Hồ Chí Minh, góp phần định hướng vàthúc đẩy việc học tập phong cách làm việc của Người phát triển mạnh mẽ.Việc đưa những môn học này trở thành môn cơ bản trong chương trình học sẽgóp phần tiếp thu và tuyên truyền rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh Trong quátrình giảng dạy, tìm hiểu những môn học, những chuyên đề có liên quan đến

tư tưởng của Hồ Chí Minh, người giảng viên đồng thời vừa là người dạy, vừa

là người học, bởi mỗi lần giảng là mỗi lần được học và tìm hiểu về tấm gương

Hồ Chí Minh, trong đó ẩn chứa phong cách của Người; mỗi lần soạn giáo ánlên giảng đường cũng là mỗi lần trăn trở tìm hiểu, khai thác những nội dung

Ngày đăng: 17/12/2016, 23:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Anh (2010), “Phát triển đội ngũ giảng viên trẻ - nguồn lực lớn nền giáo dục” , Tạp chí Khoa học, số 08 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Phát triển đội ngũ giảng viên trẻ - nguồn lựclớn nền giáo dục” ", Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Minh Anh
Năm: 2010
2. Hoàng Chí Bảo (2002), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị quốc gia
Năm: 2002
3. Đặng Quốc Bảo (2001), Nhận diện một số vấn đề dạy học, giáo dục từ bài của Bác Hồ “về công tác huấn luyện và học tập”, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện một số vấn đề dạy học, giáo dục từ bàicủa Bác Hồ “về công tác huấn luyện và học tập”
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2001
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Chỉ thị của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chỉ thị củaBộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
6. Nguyễn Đình Bắc (2011), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tác phong, lề lối làmviệc của cán bộ lãnh đạo, quản lý”, "Tạp chí Quản lý Nhà nước
Tác giả: Nguyễn Đình Bắc
Năm: 2011
7. Phạm Văn Bính (2003), Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ củaHồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam
Tác giả: Phạm Văn Bính
Năm: 2003
8. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việcxây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Dung
Nhà XB: Nhàxuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2010
9. Nguyễn Văn Đản (2007), Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện Chính trị quân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp Học viện KX-HV 03-02, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa họccủa Học viện Chính trị quân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giaiđoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Đản
Năm: 2007
10. Nguyễn Đức Đạt (2005), Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đức Đạt
Nhà XB: Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia
Năm: 2005
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đến năm 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BanChấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược pháttriển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đến năm 2000
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1996
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trungương Đảng lần thứ 7
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 29 Hội nghị Ban chấp hànhTrung ương Đảng lần thứ 8" (khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục - đào tạo
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2013
15. Bùi Văn Điềm (2009), Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Dichúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Bùi Văn Điềm
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2009
16. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một sự nghiệp, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, mộtsự nghiệp
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1990
17. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ ChíMinh
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1998
18. Vũ Văn Gầu, Nguyễn Anh Quốc (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sựnghiệp phát triển giáo dục
Tác giả: Vũ Văn Gầu, Nguyễn Anh Quốc
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2005
19. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cáchmạng Việt Nam
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1997
20. Nguyễn Ánh Hồng, Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ trường Đại học Sư phạm THái nguyên, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ giảngviên trẻ trường Đại học Sư phạm THái nguyên
21. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản
Tác giả: Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản" Từ điển bách khoa
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w