Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường.
Các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài do điều kiện đi lại xa xôi, chi phí tốn kém nên vấn đề tìm hiểu và nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà Chính phủ thường đứng ra hỗ trợ một phần vì các doanh nghiệp trong nước còn nghèo. Cụ thể các công việc cần phái làm:
- Tập trung xây dựng các văn bản pháp quy về xúc tiến thương mại; tiếp tục thực hiện cải cách trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đi đôi với kiểm tra, giám sát các hoạt động về khuyến mại và hội chợ triển lãm; áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo tinh thần đổi mới.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp như: Hội chợ triển lãm và kết nối giao thương, tuyên truyền về xuất khẩu, thông tin thương mại và nghiên cứu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài…
- Hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới hay tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế để quảng bá hình ảnh của mình.
Tuy Bộ Công Thương đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho ngành hàng, các doanh nghiệp, tuy nhiên, các chương trình đó vẫn chưa xứng với tầm vóc. Vì vậy, Bộ cần phải xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại quy mô lớn, tầm cỡ hơn cho ngành giầy dép và giao cho Cục xúc tiến thương mại chủ trì
thực hiện bởi các doanh nghiệp kinh doanh giầy dép không thể chấp nhận những chương trình xúc tiến thương mại nhỏ bé mà cần những chương trình lớn.
Đẩy mạnh vai trò, hoạt động của Hiệp hội da giầy Việt Nam.
Vai trò của các Hiệp hội ngành hàng ngày càng bị xem nhẹ. Vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động của các hiệp hội nói chung và Hiệp hội da giầy nói riêng, để đây thực sự là chỗ dựa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh là một việc cần làm. Hiệp hội sẽ là nơi tổ chức, phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kiến thức và nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, có vai trò là tổ chức xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp thành viên, có chức năng điều phối để nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, hiệp hội còn là đại diện bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên trong các tranh chấp thương mại, bởi thường trong các vụ kiện thương mại thì người ta chỉ kiện doanh nghiệp chứ không phải kiện Chính Phủ, do vậy Chính phủ khó có thể can thiệp trực tiếp mà phải là hiệp hội. Khi đó, hiệp hội sẽ là tổ chức đại diện hợp pháp về mặt quyền lợi, giúp doanh nghiệp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong buôn bán quốc tế. Bên cạnh đó, hiệp hội còn là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tình hình tài chính... trong và ngoài nước, cũng như tư vấn để doanh nghiệp có thể hoạt động được một cách tốt nhất. Để hoạt động của hiệp hội bắt kịp với thực tiễn và đạt hiệu quả, các hiệp hội doanh nghiệp cần xúc tiến và tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các Bộ ngành, đồng thời hoạt động của hiệp hội cũng không thể không tính đến việc liên kết với các chủ thể nước ngoài để thông qua đó sẽ có thêm những thông tin cần thiết giúp hoạt động của hiệp hội trở nên vững mạnh. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần sớm ban hành chính sách tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các hiệp hội mà cụ thể là Nghị định về quyền và nghĩa vụ của hiệp hội để hiệp hội hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
Có thể nói Hiệp hội da giầy Việt Nam thực sự là một điểm sáng trong việc phát huy vai trò của một hiệp hội. Ông Trần Mạnh Thư – Chủ tịch Hiệp hội da giầy Việt Nam khẳng định: một nhiệm vụ ngày càng trở nên quan trọng của
Hiệp hội là bảo về quyền lợi của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam trong tranh chấp thương mại quốc tế. Và minh chứng cho thấy là vụ kiện với Canada đã thu được thành công, tuy nhiên đó vẫn chưa phải là mục đích cuối cùng của hiệp hội. Mục đích cuối cùng của hiệp hội đó là phải xác định được phương thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu về thông tin, về xúc tiến thương mại, xứng đáng là đầu mối quan hệ hợp tác quốc tế… nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành. Bên cạnh đó, Hiệp hội da giầy cũng có dự định xây dựng, phát triển những hiệp hội thuộc những địa phương có hoạt động mạnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… trở thành những trung tâm dịch vụ, thị trường giao dịch của ngành với quy mô tương xứng, tiến tới hình thành một hình thức giao dịch, mua bán bằng sàn giao dịch trực tiếp. Trong thời gian tới, Hiệp hội da giầy Việt Nam sẽ tăng cường liên kết, khớp nối với Viện nghiên cứu da giầy Việt Nam để mở rộng chức năng hoạt động của Viện so với trước đây, không chỉ là một đơn vị nghiên cứu đơn thuần mà sẽ trở thành một trung tâm tiếp thu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu thập thông tin, đào tạo…
Tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi cho ngành da giầy.
Một môi trường pháp lý ổn định và đồng nhất có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các công ty nói chung và các công ty thuộc ngành da giầy nói riêng. Cụ thể:
- Đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty. Hiện nay có hiện tượng công chức hải quan sách nhiễu doanh nghiệp, gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục hải quan cũng như trong công tác hoàn thuế, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty. Tuy hiện nay Nhà nước ta đã áp dụng hải quan điện tử song việc phổ biến rộng rãi cách thức tiến hành thủ tục cho các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, đồng thời hệ thống hải quan điện tử còn mang tính thủ công vì vậy việc hoàn thiện hệ thống hải quan điện tử là một việc làm cấp thiết.
- Các văn bản, chính sách, quy định của Nhà nước đối với ngành da giầy chưa thực sự mang tính thực tiễn. Theo đó có không ít văn bản quy phạm pháp luật được soạn thảo theo lối “khép kín” giữa cơ quan Nhà nước với nhau, nếu có tổ chức hội thảo với đại diện doanh nghiệp thì cũng chỉ là mang tính hình thức. Kết quả là luật ban hành ra không có “hơi thở” của cuộc sống, không có tiếng nói của doanh nghiệp và không có tính khả thi. Giải pháp cho vấn đề này là chính phủ cần coi trọng hơn vai trò của các Hiệp hội – bởi tiếng nói của Hiệp hội chính là mong muốn của các doanh nghiệp, thực sự coi trọng các đề xuất cũng như ý kiến góp ý của Hiệp hội với Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách.
- Việc nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp cũng hoàn toàn cần thiết. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo.
- Xây dựng chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu công nghệ, thiết bị dây chuyền sản xuất như giảm thuế, hỗ trợ một phần kinh phí… Việc làm này sẽ tránh được tình trạng các doanh nghiệp vì tham rẻ mà nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu gây tổn thất cho cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước.
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP...3
1.1 Vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu...3
1.1.1 Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu...3
1.1.2 Thị trường xuất khẩu...4
1.1.3 Vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp...9
1.2 Nội dung của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu...10
1.2.1 Nghiên cứu thị trường...10
1.2.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu...13
1.2.3 Các phương thức thâm nhập phát triển thị trường...14
1.2.3.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp...14
1.2.3.2 Gia công thuê cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công...15
1.2.3.3 Phương thức thâm nhập thị trường qua hợp đồng Licensing...16
1.2.3.4 Franchising...16
1.2.3.5 Phương thức thâm nhập thị trường thông qua liên doanh...17
1.2.3.6 Đầu tư sản xuất...17
1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh sự phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp...17
1.2.4.1 Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm...17
1.2.4.2 Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân...18
1.2.4.3 Tốc độ tăng số lượng sản phẩm bình quân...19
1.2.4.4 Tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân...19
1.2.4.5 Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân...20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp...21
1.3.1 Nhân tố khách quan...21
1.3.1.1 Hệ thống các quy định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu. 21 1.3.1.2 Tiềm năng của thị trường và sự chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu...22
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp...24
1.3.2.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp...24
1.3.2.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...25
1.4 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước về phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu...26
1.4.1 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Singapore...26
1.4.2 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản...28
1.4.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc...30
1.4.4 Kinh nghiệm của công ty Bitis Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc...32
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH...35
2.1 Khái quát về công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình...35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...35
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thượng Đình...41
2.1.2.1. Chức năng của công ty:...41
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty:...42
2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Giày Thượng Đình...43
2.1.3.1. Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị công ty...43
2.1.3.2. Đại diện của lãnh đạo về chất lượng (QMR)...44
2.1.3.3. Các phó giám đốc...44
2.1.3.3.1. Phó giám đốc xuất nhập khẩu...44
2.1.3.3.2. Phó giám đốc sản xuất...45
2.1.3.3.3. Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ và chất lượng...45
2.1.3.3.4. Phó giám đốc thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn lao động. 45 2.1.3.4. Các phòng ban...46 NHIỆM VỤ:...46 2.1.3.4.1. Phòng hành chính tổ chức và bộ phận ISO...46 2.1.3.4.2. Phòng xuất nhập khẩu...46 2.1.3.4.3. Phòng kế hoạch – vật tư...47
2.1.3.4.4. Phòng sản xuất và gia công...47
2.1.3.4.6. Phòng tiêu thụ sản phẩm...47
2.1.3.4.7. Phòng chế thử mẫu...48
2.1.3.4.8. Phòng kỹ thuật công nghệ...48
2.1.3.5. Các xưởng và phân xưởng...48
2.1.3.5.1. Xưởng cơ năng...48
2.1.3.5.2. Xưởng sản xuất giày vải và Xưởng sản xuất giày thể thao...49
2.1.3.5.3. Các phân xưởng...49
2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty...49
2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh...49
2.1.4.2. Đặc điểm về thị trường...53
2.1.4.2.1. Thị trường nội địa...53
2.1.4.2.2. Thị trường xuất khẩu...53
2.1.4.3. Đặc điểm về công nghệ...54
2.1.4.4. Đặc điểm quy trình sản xuất giầy của công ty...55
2.1.4.4.1. Quy trình sản xuất giầy vải...56
2.1.4.4.2. Quy trình sản xuất giầy thể thao...57
2.1.4.5. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty...57
2.1.4.6. Đặc điểm về lao động của công ty. ...58
2.1.4.7. Đặc điểm về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty...60
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây...61
2.2. Khái quát về tình hình xuất khẩu của công ty Giầy Thượng Đình...64
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu...64
2.2.3. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu...66
2.2.3.1. Giầy vải...66
2.2.3.2. Giầy thể thao...67
2.2.4. Chất lượng và mẫu mã của sản phẩm giầy xuất khẩu...68
2.3. Thực trạng phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình...69
2.3.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu của công ty...69
2.3.2.1. Thị trường Châu Âu...69
2.3.2.2. Thị trường Châu Mỹ...73
2.3.2.3. Các thị trường khác...74
2.3.3. Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty...77
2.3.3.1. Nghiên cứu thị trường...77
2.3.3.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu...78
2.3.4. Đánh giá hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty trong thời gian qua...80
2.3.4.1. Những ưu điểm trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty...80 2.3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty...84 2.3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty...86
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH...88 3.1. Dự báo về thị trường xuất khẩu của ngành giầy dép Việt Nam...88
3.1.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm giầy dép thế giới...88 3.1.2. Triển vọng về thị trường xuất khẩu của ngành giầy dép Việt Nam.. .89
3.2. Phương hướng phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình trong thời gian tới...92
3.2.1. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu xuất khẩu của công ty năm 2008...92 3.2.2. Định hướng thị trường xuất khẩu của công ty...94
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty...96
3.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp...96 3.3.2. Giải pháp về phía Nhà nước...104
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP...3
1.1.1 Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu...3
1.1.2 Thị trường xuất khẩu...4
1.1.3 Vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp...9
1.2 Nội dung của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu...10
1.2.1 Nghiên cứu thị trường...10
1.2.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu...13
1.2.3 Các phương thức thâm nhập phát triển thị trường...14
1.2.3.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp...14
1.2.3.2 Gia công thuê cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công...15
1.2.3.3 Phương thức thâm nhập thị trường qua hợp đồng Licensing...16
1.2.3.4 Franchising...16
1.2.3.5 Phương thức thâm nhập thị trường thông qua liên doanh...17
1.2.3.6 Đầu tư sản xuất...17
1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh sự phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp...17
1.2.4.1 Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm...17
1.2.4.2 Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân...18
1.2.4.3 Tốc độ tăng số lượng sản phẩm bình quân...19
1.2.4.4 Tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân...19
1.2.4.5 Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân...20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp...21
1.3.1 Nhân tố khách quan...21
1.3.1.1 Hệ thống các quy định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu. 21 1.3.1.2 Tiềm năng của thị trường và sự chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu...22
1.3.2 Nhân tố chủ quan...24
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp...24
1.3.2.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của