Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển và mở rộng thị

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 84 - 86)

trường xuất khẩu giầy của công ty.

Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân còn thấp.

Sử dụng kết quả đã tính được ở bảng 2.15 kết hợp với công thức (2) ta tính được tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu: M = [(−5)+0+(−2)+(−1)+1]/5 = -1,4. M < 0 cho thấy hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng của công ty còn kém hiệu quả, công ty đang đánh mất đi những thị trường xuất khẩu hiện có của mình. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do công ty chưa có sự quan tâm đúng mức dành cho việc xây dựng một chiến lược hay một chương trình mở rộng thị trường, cũng như có các biện pháp đúng mức cần thiết trong việc duy trì số lượng thị trường xuất khẩu. Đây chính là lý do khiến số lượng thị trường xuất khẩu của công ty luôn biến động thất thường. Trước thực trạng này, công ty cần tìm ra những nguyên nhân yếu kém khiến thị trường xuất khẩu của mình bị thu hẹp cũng như có giải pháp về một chiến lược mở rộng thị trường thực sự hiệu quả.

Khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi công ty bởi họ chính là những người đem lại thu nhập cho công ty. Tuy nhận thức được vai trò của khách hàng song dường như công tác tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng mới chưa thực sự hiệu quả. Không những số khách hàng của công ty không tăng mà dường như ngày càng giảm.

Bảng 2.19: Tình hình số lượng khách hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 – 2007 STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Số khách hàng hiện tại 13 15 17 14 12 2 Số khách hàng mới 4 3 0 2 1 3 Số khách hàng mất đi 2 1 3 4 0 4 Số khách hàng thực mới=(3)-(2) 2 2 -3 -2 1 5 Số khách hàng khôi phục lại 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu).

Qua bảng trên ta nhận thấy trong cả giai đoạn 2003 – 2007, bên cạnh việc có thêm những khách hàng mới và mất đi những khách hàng cũ thi công ty không hề khôi phục lại được bất cứ khách hàng nào. Năm 2003 và 2004 là những năm đánh dấu sự thành công của công ty trong việc tìm kiếm các khách hàng mới. Cụ thể năm 2003 có thêm 4 khách hàng mới là: QS, AZOT, YANKANG và WS. Sang đến năm 2004, công ty lại tiếp tục tìm kiếm được thêm 3 khách hàng mới là: CENTRAL PARK, FOOTECH, SAMJI, IKE. Trong đó nổi lên là 2 khách hàng tiềm năng là CENTRAL PARK (Đài Loan) và FOOTECH (Hồng Kông), chỉ riêng việc đặt hàng của 2 khách hàng mới này đã chiếm hơn 40% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty và giá trị đặt hàng chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến năm 2006, với nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, công ty đã có thêm 2 khách hàng là TRD (Cuba) và KOVIC (Hàn Quốc). Bên cạnh việc có thêm những khách hàng mới thì hàng năm công ty cũng mất đi một lượng lớn khách hàng, đồng thời công ty cũng không khôi phục được lại mối quan hệ với bất cứ khách hàng nào. Vậy đâu là lý do khiến khách hàng ngày càng xa rời công ty. Lý do rất đơn giản là chính công ty đã quên mất khách hàng của mình trước. Sau khi hoàn thành hợp đồng, có được lợi nhuận, công ty đã không còn

quan tâm chú ý tới công tác marketing đối với khách hàng, lơ là khách hàng của mình sau mỗi thương vụ làm ăn mua bán thành công.

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w