1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho chi nhánh mobifone

48 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 401 KB
File đính kèm Xây dựng chương trình truyền thông.rar (132 KB)

Nội dung

Hiện nay với xu thế hội nhập nền kinh tế, Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách mở cửa thị trường, kể cả những lĩnh vực như viễn thông, di động, hàng không… Sự đổi mới về chủ trương ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG

CỔ ĐỘNG CHO CHI NHÁNH MOBIFONE HUYỆN

CƯM’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên: Lê Hoài Nam Nguyễn Thị Hồng Nhung Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Giáo viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Thị Nga

Ths Lê Thanh Hà

Khóa học: 2013 - 2017

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn ThS Huỳnh Thị Nga và ThS Lê Thanh Hà

đã tân tình hướng dẫn, chăm lo, chỉ bảo chúng em để chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nghề nghiệp Một lần nữa em xin cảm ơn.

Đồng thời qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trưởng vùng, các anh chị trong ban quản lý công ty Mobifone chi nhanh huyện Cư'Mgar đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập Những trải nghiệm vô cùng phong phú đó là nền tảng giúp chúng em có những bài học kinh nghiệm thực tế vô cùng bổ ích.

Bài thu hoạch này của em, bước đầu còn nhiều bỡ ngờ và hạn chế về nhiều mặt do vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và bổ sung của thầy cô để cho bài báo cáo thu hoạch của em được hoàn thiện và hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện:

Lê Hoài Nam Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.3.3: Nội dung bảng thể hiện thị phần của các nhà mạng tại

Việt Nam hiện nay 24

Sơ đồ 3.3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Mobifone huyện Cư'Mgar 27

Bảng 4.1.1: Sản phẩm chính của Chi nhánh cung cấp cho khách hàng 33

Bảng 4.1.2: Kết quả hoạt động SXKD qua 3 năm 2014-2016 36

Bảng 4.1.3 Doanh thu cụ thể của từng sản phẩm dịch vụ 36

Trang 5

MỤC LỤC

Trang PHẦN THỨ NHẤT 6

MỞ ĐẦU 7

1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

PHẦN THỨ HAI 8

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 8

2.1 Cơ sở lý luận 8

2.1.1 Một số vấn đề lý luận 8

2.1.2 Đặc điểm của ngành DVVT và sự cần thiết của chính sách Truyền thông cổ động 15

2.2 Cơ sở thực tiễn 11

2.2.1 Sự phát triển của dịch vụ di động thế giới 18

2.2.2 Sự phát triển của dịch vụ di động ở Việt Nam 21

2.2.3 Sự Cạnh tranh giữa các nhà mạng tại Việt Nam 22

PHẦN THỨ BA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 24

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24

3.2 Nội dung nghiên cứu 24

3.3 Đặc điểm địa bàn huyện CưMgar ….25

3.3.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cư'Mgar……25

3.3.2 Khái quát ra đời và phát triển của Mobifone tỉnh Đăk Lặk… 26

3.3.3 Tình hình hoạt động của công ty Mobifone tại huyện CưMgar 26 3.3.4 Cơ cấu tổ chức ….27

Trang 6

3.3.5 Chức năng nhiệm vụ 27

3.3.6 Các nguồn lực 29

3.3.7 Nhận xét chung 30

3.4 Phương pháp nghiên cứu 31

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 31

3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin 31

PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Thực trạng chính sách truyền thông cổ động tại huyện Cư'Mgar 32

4.1.1 Khái quát tình hình hoạt động KD của Mobifone Cư'Mgar 32

4.1.2 Tình hình khách hàng 37

4.1.3.Chính sách truyền thông cổ động của Mobifone Cư'Mgar 39

4.2 Các nguyên tố ảnh hưởng và các yếu tố tác động đến hoạt động truyền thông cổ động tại chi nhánh Mobifone Cư'Mgar 41

4.2.1.Nguyên nhân khách quan 41

4.2.2.Nguyên nhân chủ quan 41

4.3 Giải pháp 42

4.3.1.Giải pháp Marketing trực tiếp 42

4.3.2.Giải pháp quảng cáo trên internet 42

4.3.3; Thực hiện các chương trình quảng cáo ngoài trời, road show 43

PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN 44

Trang 7

Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài:

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh do vậy nhu cầu sử dụng thông tin di động trong liên lạc truyền thông và trao đổi thông tin cá nhân, thực hiện liên lạc và giao dịch hàng ngày ngày càng trở nên cấp thiết Chính những nhu cầu cần thiết đó đã dẫn đến

sự ra đời của hàng loạt các công ty thông tin di động trong thời gian qua và không tránh khỏi quy luật của nền kinh tế khi nhiều công ty cùng tham gia vào một thị trường tất yếu

sẽ dẫn đến cạnh tranh

Hiện nay với xu thế hội nhập nền kinh tế, Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách

mở cửa thị trường, kể cả những lĩnh vực như viễn thông, di động, hàng không… Sự đổi mới về chủ trương chính sách của Nhà nước đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường ở mọi lĩnh vực đặc biệt là những lĩnh vực nhạy cảm như công nghệ thông tin, viễn thông, di động… Năm 2010 được các chuyên gia đánh giá là năm có sự biến động lớn trong ngành thông tin di động Đặc biệt sau khi Bộ thông tin và truyền thông (TT&TT) ban hành Quyết định số 11/2010/TT-BTTTT quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch

vụ thông tin di động Quyết định được ban hành nhằm cụ thể hóa và làm rõ hơn một số quy định dành riêng cho các dịch vụ thông tin di động trong Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động xúc tiến thương mại Dẫn đến việc cạnh tranh trên thị trường viễn thông vốn đã nóng nay càng trở nên gay gắt hơn

Cạnh tranh chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và các nhà khai thác, nhưng chuẩn bị thế nào là cạnh tranh có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả riêng của mình Thị trường hiện nay đã có nhiều thay đổi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động cần phải có cái nhìn và định hướng mới cho doanh nghiệp của mình

Bên cạnh việc phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước như Viettel, Vinaphone hayVietnammobile nay với chính sách mở cửa công ty thông tin di động MobiFone còn tiếp tục cạnh tranh với các công ty thông tin khác đã làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn và MobiFone trên địa bàn huyện Cư M’gar cũng không ngoại lệ

Trang 8

Chính vì thế việc hoạch định cho công ty MobiFone Cư M’gar một chiến lược truyềnthông có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển quảng bá thương hiệu cũng như nâng cao hình ảnh công ty trong mắt khách hàng Làm cho khách hàng ngày càng có cái nhìn thiện cảm đối với công ty, tin tưởng, ưa chuộng, sử dụng dịch vụ của công ty nhiều hơn Để hiểu rõ hơn vai trò của truyền thông trên thị trường hiện nay nhóm em đã chọn đề

tài: “Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho chi nhánh MobiFone huyện Cư M’Gar thuộc công ti thông tin di động VMS - MobiFone ĐăkLăk”.

1.2.Mục tiêu nghiên cứu:

-Phân tích thực trạng chính sách truyền thông của Mobifone tại địa bàn huyện Cư M’gar-Đăk Lăk

-Đề xuất những giải pháp để góp phần hoàn thiện hoạt động chính sách truyền thông của Mobifone tại địa bàn huyện Cư M’gar-Đăk Lăk

Trang 9

Phần thứ 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số vấn đề lý luận về chính sách truyền thông cổ động

2.1.1.1 Các khái niệm cơ bản

a) Truyền thông cổ động

Hệ thống truyền thông cổ động hay truyền thông marketing là việc sử dụng các công

cụ marketing chủ yếu nhằm truyền đạt những thông tin cần thiết về hình ảnh, sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu Để việc này đạt được hiệu quả doanh nghiệp cần có một hệt thống truyền thông marketting

Truyền thông cổ động là những hoạt động nhằm thay đổi lượng cầu trên những tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên tâm lý và thị hiếu của khách hàng

Hệ thống truyền thông cổ động bao gồm các công cụ sau:

- Quảng cáo: Là những hình thức truyền thông không trực tiếp thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí

- Marketing trực tiếp: Là việc sử dụng các hình thức như thư tín, điện thoại hay những công cụ liên lạc khác để thông tin cho những khách hàng hiện có , khách hàng tiềm năng hay yêu cầu họ đáp lại

- Khuyến mãi: là hình thức khích lệ ngắn hạn nhằm giới thiệu hay khuyến khích mua thử, dùng thử sản phẩm hay dịch vụ nào đó

- Bán hàng trực tiếp: Là việc giới thiệu trực tiếp về sản phẩm hay dịch vụ bằng hình thức nói chuyện trực tiếp với một hay nhiều người mua tiềm ẩn với mục đích bán được hàng

- Quan hệ công chúng: Là bao gồm các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm

đề cao hay bảo vệ hình ảnh của công ty, dịch vụ, hay sản phẩm nhất định nào đó

b) Chính sách

- Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào đường lối, nhiệm vụ chính trị, vănhóa,…

-Ngoài ra, chính sách còn là một quá trình hành động có mục đích cụ thể theo đuổi một hay nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm

-Như vậy , chính sách hướng tới khách hàng bao gồm những hành động cụ thể mà doanh nghiệp hướng tới những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp- những khách hàng,làm sao đề có thể phục vụ một cách tốt nhất có thể và làm hài lòng những người đến với doanh nghiệp hay công ty của mình , bất kể đó là ai hay họ cần gì

Trang 10

2.1.1.2 Vai trò của hoạt động truyền thông cổ động.

- Là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

- Cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi

để tiếp tục phục vụ khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh

- Tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong suy nghĩ của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó mà không ngừng tăng lên

2.1.1.3 Mục tiêu của hoạt động truyền thông cổ động.

Mục tiêu chung của hoạt động truyền thông cổ động là giúp cho các doanh nghiệp đẩymạnh khâu bán hàng, giải quyết tốt thị trường đầu ra và đưa thông tin hàng hóa dịch vụ củadoanh nghiệp đến với người tiêu dùng Để tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa trong kinh doanh, người ta đã và đang tìm kiếm những công cụ truyền thông khác nhau vớimối liên hệ tương tác lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng

2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông cổ động

Môi trường vĩ mô

- Các yếu tố kinh tế:

Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng Thị trường cần có sức mua cũng như người mua Tổng sức mua tuỳ thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng Những người làm marketing phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các thay đổi động thái tiêu dùng của khách hàng Các thay đổi trong biến số kinh tế chủ yếu như thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành riêng cho người tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm hay vay mượn có tác động rất lớn trên thị trường Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng những xu hướng biến động của nền kinh tế chủ động để có những điều chỉnh phù hợp

- Các yếu tố chính trị - pháp luật:

Hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp ngày càng gia tăng Việc điều tiết đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật là :

+ Bảo vệ giữa các doanh nghiệp với nhau

+ Bảo vệ người tiêu dùng tránh các giao dịch không công bằng

+ Bảo vệ các lợi ích xã hội, ngăn cản các hành vi kinh doanh trái pháp luật

-Sự phát triển của các nhóm bảo vệ lợi ích công cộng Chẳng hạn, các hội bảo vệ người tiêu dùng, hội bảo vệ sức khoẻ buộc các hoạt động Marketing ngày càng quan tâm

Trang 11

hơn và có trách nhiệm hơn đối với an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hoá…

- Các yếu tố văn hoá xã hội:

Những đặc điểm văn hoá xã hội sau đây có thể ảnh hưởng đến các quyết định

Marketing

+ Tính bền vững của những giá trị cốt lõi

Dân chúng trong một xã hội nào đó đều giữ gìn một số giá trị và niềm tin cốt lõi có tính bền vững Niềm tin ấy khuôn định và lý giải cho thái độ và cách thức ứng sử đặc thù, diễn ra trong cuộc sống thường ngày của họ Những niềm tin và giá trị cốt lõi được truyền

từ đời này sang đời khác và cũng được củng cố thêm qua các định chế quan trọng của xã hội như công sở, trường học, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp

+ Các văn hoá đặc thù

Ngoài những giá trị văn hoá chung, trong mỗi xã hội đều có những văn hoá đặc thù, tức những nhóm dân chúng cùng chia sẽ các hệ thống giá trị nảy sinh từ hoàn cảnh và kinh nghiệm sống trong cộng đồng của họ Những người cùng một tầng lớp xã hội, cùng một lứa tuổi, tất cả đều tiêu biểu cho những văn hoá riêng biệt mà các thành viên của nó đều cùng chia sẽ niềm tin, sở thích, cách cư xử với nhau Những người làm marketing cần nhậnthức được những xu hướng thay đổi trong văn hoá và văn hoá đặc thù để nhận dạng được các cơ hội và đe doạ mới

- Các yếu tố tự nhiên.

Các điều kiện xấu đi của môi trường tự nhiên là một trong các vấn đề chủ yếu mà các doanh nghiệp phải đối phó Các nhà làm Marketing cần xem xét các cơ hội và đe doạ

có liên quan đến các xu hướng chính trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên Cụ thể là :

- Sự khan hiếm các nguồn nguyên liệu

- Mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng

- Chi phí về năng lượng ngày càng gia tăng

- Sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường công nghệ

Trang 12

Môi trường công nghệ tác động đến quản trị Marketing rất đa dạng, tuỳ thuộc khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây

ra các mối đe doạ đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm, chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cụ thể là :

- Sự thay đổi theo nhịp gia tốc của công nghệ

- Các cơ hội để phát minh, cải tiến là vô hạn

- Chi phí cho việc nghiên cứu phát triển ngày càng gia tăng

- Xu hướng tập trung vào những cải tiến hơn là những phát minh

- Sự điều tiết của chính quyền ngày càng gia tăng

Môi trường vi mô:

- Các đối thủ cạnh tranh.

Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở hoạch định chiến lược Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định:

- Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu?

Quan điểm để hiểu được thực chất của cạnh tranh là cách phân tích đối thủ trong mối quan hệ với khách hàng Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu, ước muốn, đặc tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong giới hạn về khả năng mua sắm của họ

Điểm mạnh, yếu của đối thủ là cái gì?

Sản phẩm, hệ thống phân phối, giá bán, quảng cáo…

- Đặc điểm của thị trường cạnh tranh

Để cạnh tranh có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đặc tính của người tiêu dùng, các hệ thống và việc cạnh tranh cả đặc điểm riêng của việc định vị thị trường

Trang 13

Bộ phận Marketing có nhiệm vụ và trách nhiệm hoạch định, triển khai thực hiện chiếnlược, các kế hoạch, chính sách và chương trình Marketing thông qua các hoạt động quản trịnhư nghiên cứu Marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán hàng…

Ngoài ra còn phải đánh giá khả năng Marketing, những điểm mạnh, yếu của hoạt động Marketing của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược

Marketing cạnh tranh và thiết kế chính sách marketing phù hợp

Những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp Các nhà quản trị Marketing cần phải theo dõi những thay đổi

về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình để doanh nghiệp hạn chế thấp nhấtnhững thiệt thòi từ những nhà cung cấp, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra tốt đẹp

- Nhà phân phối và tiêu thụ sản phẩm

Các trung gian marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng Họ baogồm:

- Các trung gian phân phối sản phẩm : Các nhà buôn bán sĩ và lẻ đại lý, môi giới Cáctrung gian phân phối tạo nên sự thuận lợi về địa điểm ( tồn trữ sản phẩm gần nơi kách hàng

cư trú tạo thuận lợi cho việc mua bán ), tiện lợi về thời gian ( mở cửa nhiều giờ hơn để khách mua thuận tiện ), tiện lợi về sở hữu (chuyển sản phẩm đến khách hàng theo các hình thức thanh toán dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng, trả góp)

- Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối : bao gồm hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và bảo quản, các cơ sở vận chuyển giúp doanh nghiệp tồn trữ và vận chuyểnsản phẩm từ điểm gốc đến nơi tiêu thụ

Trang 14

- Các cơ sở dịch vụ Marketing như các cơ quan nghiên cứu Marketing, các công ty quảng cáo, các hãng truyền thông và các hãng tư vấn về Marketing hỗ trợ cho doanh

nghiệp trong việc hoạch định và cổ động sản phẩm đến đúng ngay thi trường

- Các trung gian tài chính : ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác có góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính, bảo hiểm cho các rủi ro

- Thị trường người bán lại: gồm những tổ chức mua hàng hoá dịch vụ để bán kiếm lời

- Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận: ghồm các cơ quan nhà nước vàcác tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hoá dịch vụ để tạo các dịch vụ công ích, hoặc để

chuyển nhượng các hàng hoá dịch vụ này đến những người cần chúng

- Thị trường quốc tế : là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ngoài

- Công chúng

Doanh nghiệp không chỉ cần hiểu các đối thủ và tìm cách cạnh tranh thành công với

họ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường mục tiêu mà còn phải nhận thức hàng loạt các vấn đề

về lợi ích công cộng liên quan đến công chúng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các kế hoạch Marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với thị trường mục tiêu Mỗi doanh nghiệp thường có các giới công chúng sau : -Công chúng tài chính : các tổ chức tài chính, ngân hàng, các nhà đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm… ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp

- Công luận : doanh nghiệp phải gieo được lòng tin trong các tổ chức công luận, đặc biệt là báo chí, tạp chí, truyền hình, truyền thanh

Trang 15

- Công chúng chính quyền : các doanh nghiệp cần chú ý đến những ý kiến của chính quyền khi hình thành kế hoạch Marketing như quảng cáo đúng sự thật, sản xuất an toàn, các luật lệ chống cạnh tranh

- Giới hoạt động xã hội : các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể bị các tổ chức người tiêu dùng, tổ chức môi trường và các tổ chức khác chất vấnCông chúng địa phương : mọi doanh nghiệp đều phải giao tiếp với giới công chúng địa phương như các tổ chức địa phương, những người láng giềng

- Công chúng tổng quát : các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thái độ của công chúng đối với hoạt động và sản phẩm của mình

- Công chúng nội bộ : công chúng nội bộ của một doanh nghiệp bao gồm số công nhân lao động và làm việc trí óc, các nhà quản trị và hội đồng quản trị Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với doanh nghiệp của họ, thì thái độ tích cực này sẽ lan sang cả các giới bên ngoài doanh nghiệp

2.1.2 Đặc điểm của ngành dịch vụ viễn thông và sự cần thiết của chính sách truyền thông cổ động

2.1.2.1 Đặc điểm của ngành dịch vụ viễn thông

a) Khái niệm dịch vụ viễn thông :

Sản phẩm dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú nó bao gồm cả sản phẩm hữu hình là các thiết bị viễn thông và sản phẩm vô hình là các dịch vụ Viễn thông Trong đó dịch vụ viễn thông có một đặc điểm chung nhất đó là kết quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức Kết quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tạo nên bởi 3 tính chất cơ bản sau: Tin tức cần được chuyển giao chính xác đến người nhận tin Nội dung truyền đưa tin tức phải được đảm bảo nguyên vẹn Tin tức cần phải được đưa kịp thời đến người nhận tin Trong dịch vụ Viễn thông tồn tại hai khái niệm về sản phẩm dịch vụ đó là: Sản phẩm hoàn chỉnh là kết quả cuối cùng trong hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị viễn thông

về việc truyền đưa một loại tin tức hoàn chỉnh nào đó từ người gửi đến người nhận Ví dụ: Truyền số liệu, điện thoại… từ người gửi đến người nhận Theo qui định tại điều 37 – Nghịđịnh CP số 109, dịch vụ viễn thông được hiểu là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát thu những ký hiệu tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm

Trang 16

thanh hình ảnh thông qua mạng lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ viễn thông cung cấp Khi nói đến viễn thông là nói đến một hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm các yếu tố cấu thành nên mạng lưới cung cấp: Khách hàng, nhà cung ứng, môi trường trao đổi thông tin và các dịch vụ viễn thông do nhà cung ứng cung

cấp.Trong đó, khách hàng là người có nhu cầu trao đổi thông tin và là người sử dụng dịch

vụ Viễn thông đó có thể là những cá nhân, tập thể, các tổ chức doanh nghiệp hay Chính phủ Nhà cung ứng là các doanh nghiệp cung cấp một số hay phần lớn dịch vụ viễn thông Môi trường vật chất cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ Viễn thông bao gồm hệ thống tổngđài, thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, hệ thống mạng cáp, hệ thống nhà trạm, quầy giao dịch… và con ngườii trong doanh nghiệp

b) Đặc điểm của ngành dịch vụ viễn thông

- Dịch vụ viễn thông Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi,chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Việc thực hiện tạo ra các sản phẩm dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản xuất vật chất Do đó dịch vụ viễn thông mang đầy đủ tính chất của một loại hình dịch vụ và nó còn có những đặc điểm riêng của ngành viễn thông

Thứ nhất với các sản phẩm dịch vụ viễn thông, khi nhận được yêu cầu sử dụng dịch

vụ từ phía khách hàng, các thông tin thoại hoặc phi thoại được mã hoá sau đó được truyền đưa qua mạng viễn thông công cộng rồi được giải mã sau đó chuyển đến cho người nhận Nội dung và hình thức của thông tin được người gửi đi ra sao thì người nhận nhận được như vậy, không hề có sự thay đổi Trong quá trình này có tồn tại sự thay đổi chỉ là về vị trí không gian Hơn nữa, trong quá trình này, nội dung thông tin phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để mắc một sai lệch thông tin hay để lộ thông tin Ngày nay, với việc hội

tụ giữa tin học

Thứ hai, dịch vụ Viễn thông có tính vô hình Sản phẩm Viễn thông không phải là vật phẩm được chế tạo mới, không phải là vật thể cụ thể, mà là nó là kết quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận và được thể hiện dưới dạng dịch vụ Đặc điểm này làm cho chất lượng của dịch vụ viễn thông phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng, và do đó nó không đồng nhất vì các khách hàng luôn có nhu cầu, có sở thích

Trang 17

khác nhau hoặc có sự thoải mãn về dịch vụ khác nhau Cũng do dịch vụ viễn thông viễn thông không phải là vật chất cụ thể tồn tại ngoài quá trình sản xuất nên không thể đưa vào cất giữ được trong kho, không thể thay thế được Chính vì vậy phải có những yêu cầu cao đối với chất lượng sản phẩm viễn thông

Thứ ba, quá trình sản xuất dịch vụ viễn thông mang tính dây chuyền Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía Điểm đầu và điểm cuối của một quá trình truyềnđưa tin tức có thể ở các xã khác nhau, các huyện khác nhau, các tỉnh khác nhau, và các quốc gia khác nhau

-Viễn thông là ngành công nghệ thay đổi nhanh chóng

Với tiến bộ vệ mọi phương diện, công nghệ thông tin/Internet và Viễn thông không tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ ,công nghệ mới mà còn “thu nhỏ” quá đất xoá đi cách biệt

về biên giới và thay đổi nếp sống, cách suy nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội nó làm tăng tính cạnh trang và sự minh bạch của nền kinh tế giúp cho quá trình trao đổihàng hoá, dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn

Những thay đổi của công nghệ Viễn thông thế giới: Công nghệ Viễn thông hiện nay

đã tiến bộ vượt bậc trong hai lĩnh vực là công nghệ băng rộng (ADSL) và Viễn thông di động và một số công nghệ khác nữa So với trước đây chưa có công nghệ băng rộng việc truy cập Internet mất rất nhiều thời gian muốn liên lạc bằng điện thoại cố định không liên được, hiện nay việc truy cập Internet đã tiết kiệm thời gian rất nhiều so với trước đây.Các công nghệ Viễn thông kết nối Internet trong thời gian qua trên thế giới triển khai công nghệ mới WAP giúp máy điện thoại và vô tuyến có thể truy cập Internet làm thay đổi các công nghệ cũ trước đây

Điện thoại di động: Số lượng điện thoại di động áp dụng công nghệ mới trên thế giới

có xu hướng sử dụng rất nhiêu Điện thoại mới đó là điện thoại di động vô tuyến, theo dự báo của các nhà nghiên cứu thì trong tương lai nó sẽ trở thành phương tiện quan trọng để truy cập Internet và thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử cho người sử dụng

Đó là một số xu hướng phát triển của thế giới, còn ở Việt Nam thì Viễn thông thay đổi một cách nhanh chóng bắt đầu từ năm 1994 khi mạng điện thoại di động đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác cho đến nay thì thị trường điện thoại di động đã phát

Trang 18

triển một cách nhanh chóng Năm 2004 được coi là năm bùng nổ của thị trường điện thoại

Những thay đổi của công nghệ Viễn thông thế giới: Công nghệ Viễn thông hiện nay

đã tiến bộ vượt bậc trong hai lĩnh vực là công nghệ băng rộng (ADSL) và Viễn thông di động và một số công nghệ khác nữa So với trước đây chưa có công nghệ băng rộng việc truy cập Internet mất rất nhiều thời gian muốn liên lạc bằng điện thoại cố định không liên được, hiện nay việc truy cập Internet đã tiết kiệm thời gian rất nhiều so với trước đây

– Viễn thông đã tạo ra điều kiện cho ngành viễn thông có thể truyền đưa nhiều loại tintức khác nhau thông qua việc sử dụng nhiều thiết bị, nhiều công nghệ khác nhau thì đặc điểm này càng được thể hiện rõ nét hơn Đặc biệt là ảnh hưởng của đặc điểm này đến chỉ tiêu tốc độ ngày càng được nâng cao

2.1.2.2 Sự cần thiết của chính sách truyền thông cổ động

Ngày nay môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khắc nghiệt, với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, vì vậy các doanh nghiệp cần có chiến lược giúp doanh nghiệp mình có chỗ đứng, gây dựng hình ảnh trên thị trường Chính vì thế nên việc xây dựng chính sách truyền thông cổ động có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phất triển và quảng bá thương hiệu của công ty Làm cho sản phẩm và dịch vụ của công ty được nhiểu khách hàng biết đến và sử dụng nâng cao sức cạnh tranh với đối thủ và vị thế của công ty trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Sự phát triển của dịch vụ di động trên thế giới

Trong ngành dịch vụ di động bắt nguồn từ những cuộc nói chuyện không cần dây quasóng radio vào những năm 1890 của thế kỷ 19, điện thoại di động ra đời, kéo theo một

Trang 19

nguồn lợi nhuận béo bở cho các nhà cung cấp dịch vụ ăn theo Cho đến giữa những năm

1990, dịch vụ di động chủ yếu được điều khiển bởi các dịch vụ cuộc gọi và mở rộng ra vớidịch vụ nhắn tin Nhưng ngày nay, với những công nghệ mới về truyền dữ liệu tốc độ cao,

di động đa phương tiện, các dịch vụ di động có thể được chia thành 4 nhóm: cuộc gọi,

internet, tin nhắn, dịch vụ nội dung

+ Cuộc gọi truyền hình

+ Cuộc gọi hội nghị Internet

+ MMS: Sự phát triển của MMS bắt nguồn từ SMS: Tin nhắn văn bản (SMS), Tinnhắn hình, Tin nhắn đa phương tiện (MMS), Đa phương tiện di động (các kiểu nội dungmới)

+ Mobile presence: Trong thời kỳ quá độ từ dịch vụ thoại sang dịch vụ dữ liệu, điệnthoại di động đang trở thành thiết bị di động hỗ trợ cá nhân cao cấp Giới trẻ bắt đầu sửdụng di động như một công cụ thể hiện và xây dựng hình ảnh bản thân Đó là các ứng dụngkết hợp của di động và các dịch vụ thu hút giới trẻ Life Blogging của Nokia là một ví dụđiển hình Đây là sự kết hợp giữa máy tính cá nhân và phần mềm của Nokia Nhật ký này

Trang 20

tự động bố trí ảnh chụp, tin nhắn dạng văn bản và tin nhắn đa phương tiện giúp người sửdụng dễ dàng duyệt, tìm kiếm, sửa chữa và lưu lại.

+ Tin nhắn tức thời di động (Mobile instant messaging): Ứng dụng này mở rộng khảnăng của tin nhắn Mới đây Yahoo! đã kết hợp dịch vụ tin nhắn với ứng dụng Yahoo!Messenger tại Việt Nam là ví dụ điển hình nhất cho dịch vụ này

+ Các dịch vụ định vị (LBS location based services) bao gồm: Định vị cá nhân điểnhình và tìm đường, các dịch vụ kết nối cộng đồng khác Ở loại hình dịch vụ này có 3 yếu tốtiên quyết thu hút khách hàng: sự riêng tư, an ninh và dễ sử dụng

- Cung cấp thông tin: Cập nhật tin thời sự, thông tin về thời tiết, thể thao

- Giải trí: Bao gồm các hình thức: tải nội dung (nhạc chuông, logo, hình nền…),games, truyền hình và phát thanh

Cuối thập kỷ 90, hình thức dịch vụ này chủ yếu được sử dụng bởi các thanh niên cóhọc và hiểu biết tại Mỹ Trong năm 2003, tổng doanh thu của thế giới trong lĩnh vực nhạcchuông tăng 40% (đạt 3,5 tỷ USD), doanh thu này được chia cho 3 bên: hãng đĩa, nghệ sĩ,

và nhà cung cấp dịch vụ Giá trung bình của một bản nhạc chuông là 0,6 USD Doanh sốcủa ngành kinh doanh này ước tính đến năm 2008 sẽ đạt 5,2 tỷ USD Tuy nhiên, nhạcchuông và trò chơi trên di động vẫn thua rất xa tin nhắn, dịch vụ này đạt đến con số khổng

lồ 40 tỷ USD năm 2003 Với sự phát triển của SMS và MMS dịch vụ này còn hứa hẹn pháttriển mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần Những bản nhạc chuông hay, những bài hát hay sẽkhông còn được gửi tặng qua nhà cung cấp thứ 3 mà sẽ được gửi trực tiếp qua MMS

Các dịch vụ video, truyền hình cho mobile cũng được hình thành và hứa hẹn nhữngkhoản thu béo bở từ phí cung cấp nội dung Hiện vẫn chưa có con số dự đoán nào khả thikhi các thiết bị di động hỗ trợ cho dịch vụ này còn ít, nội dung còn nghèo nàn Nhưng, một

Trang 21

điều không thể phủ nhận là nhu cầu cho dịch vụ này rất lớn, đó là nhu cầu thông tin, giải trí

Chức năng của thương mại điện tử di động là hỗ trợ cho giao dịch đơn giản hoặc cótính đặc thù cao Hiện nay, mua bán các nội dung số đang chiếm ưu thế trong thị trườngthương mại di động Đó là các hình thức thanh toán bằng tin nhắn

+ Cơ sở dữ liệu: Các dịch vụ thông tin về giải trí, thông tin kinh tế các thông tin cầnthiết cho người sử dụng

Cổng thông tin di động (internet)

Người dùng có thể nghĩ rằng cổng thông tin di động cũng tương tự như cổng thông tinInternet Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng cổng thông tin di động trước hết phảiđược thiết kế riêng cho phù hợp với các thiết bị nhỏ như điện thoại, và phải được chuyểnđến người dùng di động

Cổng thông tin di động được định nghĩa là: cổng vào (điểm khởi đầu) cho một khốilượng lớn các thông tin và dịch vụ gia tăng Cũng tương tự như các dịch vụ di động, cổngthông tin di động cũng có thể chia thành 4 loại chính:

+ Cổng thông tin

+ Cổng dịch vụ thông tin

+ Cổng dịch vụ tin nhắn

+ Cổng dịch vụ cuộc gọi

Những công ty đi đầu trong lĩnh vực cung cấp cổng thông tin di động cho người dùng

có NTT Docomo (Nhật), SK Telecom (Hàn Quốc), Vodafone (châu Âu), Verizon Wireless(Mỹ) Các dịch vụ cho điện thoại ngày một phát triển đi theo sự tiến hóa của công nghệ Vànhững dịch vụ này không nằm ngoài yếu tố phục vụ nhu cầu của con người Thật không

Trang 22

thể tưởng tượng được khi người ta dùng điện thoại mà thiếu đi các dịch vụ tiện ích vốn đãquá quen thuộc như: tin nhắn, nhạc chuông, trò chơi hay xa hơn là các dịch vụ truyềnthông, dịch vụ truyền hình qua di động.

2.2.2 Sự phát triển của dịch vụ di động ở Việt Nam

Hiếm có một kỷ nguyên nào trong lịch sử loài người lại chứng kiến nhiều thay đổinhanh chóng trong hình thức thông tin và giao tiếp của xã hội như thời điểm hiện nay Nhờtiến bộ về mặt công nghệ, dịch vụ viễn thông di động hiện nay đã trở nên phổ biến vàkhông thể thiếu đối với mọi người trong cuộc sống hàng ngày Theo đánh giá của Liênminh Viễn thông Quốc tế (ITU), với tốc độ tăng trưởng 70% trong những năm vừa qua, thịtrường viễn thông của Việt Nam đứng thứ hai Thế Giới về tăng trưởng, tuy mật độ di độngcủa Việt Nam chỉ đạt 2,02/100 dân cho thấy đang còn thấp và còn rất nhiều khoảng trống

về nhu cầu để ngành này phát triển và đáp ứng Cạnh tranh trong ngành viễn thông nước ta

đã gia tăng đáng kể từ năm 1993 Mặc dù đã có nhiều thay đổi cho đến nay, nhưng ngànhviễn thông vẫn do doanh nghiệp nhà nước VNPT chi phối, nắm giữ 94% thị trường

Việc ký kết thỏa thuận thương mại song phương với Hoa Kỳ và trở thành thành viênchính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và sẽ làm thay đổi đáng kể môitrường cạnh tranh trong dịch vụ viễn thông di động của nước ta Theo thỏa thuận này thìViệt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông di động trong đó cho phép các nhà cung cấp chủyếu nước ngoài tham gia trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử Việt nam đồng thờicũng phải chấp nhận tuân thủ bộ tham chiếu về viễn thông cơ bản ủng hộ cạnh tranh củaWTO Bộ tham chiếu này sẽ là nền tảng để ngăn cản các hành vi chống độc quyền tronglĩnh vực truyền thông di động của những nhà cung cấp Đối với những quốc gia đang pháttriển như Việt Nam, cạnh tranh mang theo nó một giá trị gia tăng quan trọng nhằm tăng sứchấp dẫn đối với đầu tư, mà đầu tư đang chính là điều tối cần thiết cho Việt Nam Trong 10năm qua, Việt Nam đã chín lần giảm cước viễn thông di động và cho đến nay cước viễnthông quốc tế của Việt Nam đã rẻ thứ ba trong ASEAN

Việt Nam đã đạt được mốc 24 triệu thuê bao trong quý 4/2015 và doanh thu khoảng15,57 tỷ USD vào năm ngoái Trong năm 2015 vừa qua, Viettel đang ở vị trí số 1 với tổngdoanh thu đạt ngưỡng 9.94 tỷ USD, tăng hơn 13% so với năm 2014, đem lại lợi nhuận cho

Trang 23

công ty tăng 8.5% so với năm trước, đạt 2.04 tỷ USD Bên cạnh đó, MobiFone đã doanhthu 1.8 tỷ USD, đem lại lợi nhuận 370 triệu USD, lợi nhuận trên vốn ROE (Return OnEquity) vượt qua mục tiêu đề ra trước đó gần 50%.

Hiện nay nước ta đang có 5 nhà cung cấp chủ yếu trên thị trường viễn thông di động

và họ đang là mục tiêu hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Bức tranh về thị phần cũngthể hiện khá rõ với VinaPhone nắm giữ 12% MobiFone nắm 27%; Viettel nắm 57% thịphần viễn thông di động Hiện tại các nhà mạng đang cạnh tranh gay gắt để đáp ứng kháchhàng một cách tốt nhất, và dự đoán là thị trường sẽ sẽ ngày càng trở nên sôi động và thịphần sẽ có một sự thay đổi lớn bằng các nổ lực của nhà mạng

2.2.3 Sự cạnh tranh giữa các nhà mạng tại Việt Nam

Thị trường di động Việt nam đang trên đà cạnh tranh gay gắt Theo số liệu gần nhất từ

bộ TTTT, tính đến cuối tháng 10/2010, tổng số thuê bao di động trên toàn quốc đã đạt143,7 triệu thuê bao, đạt tỷ lệ thuê bao/tổng dân số trên 160%

Dù các nhà mạng đã bung ra đến hàng trăm dịch vụ giá trị gia tăng nhưng nguồn thumang lại cho họ, đến nay, vẫn nhờ hai dịch vụ cơ bản là thoại và tin nhắn SMS, chiếm từ80%-90% doanh thu của mỗi nhà mạng Năm 2010, tổng doanh thu của các mạng di độngkhoảng 110.000 tỉ đồng

Với 7 nhà mạng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động, sự cạnh tranh của các mạng

di động ngày càng trở nên gay gắt Tuy nhiên, sự cạnh tranh vẫn tập trung chính giữa 3mạng di động lớn nhất Việt Nam là MobiFone, Vinaphone và Viettel với tổng thị phần tới94% thị trường Với xu hướng đi xuống của ARPU và sự cạnh tranh của các công ty diđộng, nguy cơ về việc giảm doanh thu và lợi nhuận cho các nhà cung cấp mạng nói chung

và VMS nói riêng là điều tất yếu Điều này thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ thông tin diđộng, trong đó có VMS không ngừng cố gắng nỗ lực thúc đẩy tăng APRU thông qua việc

áp dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và các sản phẩm, hình thức phân phối mới

Biểu đồ 2.2.3 Thị phần của các mạng TBDĐ tại Việt Nam

Ngày đăng: 17/12/2016, 21:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Minh Đạo (2013), Giáo trình Marketing căn bản, Tải liệu giảng dạy, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Minh Đạo (2013), "Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: Trần Minh Đạo
Năm: 2013
4. Trần Đăng Thịnh(2016), Giáo trình quản trị học căn bản, Tài liệu giảng dạy, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đăng Thịnh(2016), "Giáo trình quản trị học căn bản
Tác giả: Trần Đăng Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2016
1.Philip Kotler (2003), Quản Trị marketing, Nhà xuất bản Thống Kê Khác
2.Lê Thế Phiệt (2009), Bài giảng Quản Trị Chất Lượng, Tài liệu giảng dạy, Đại học Tây Nguyên Khác
6. Https://vi.wikipedia.org/7. www.tailieu.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w