Tổn thương viêm rải rác hai phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, bệnh tiến triển nặng và dễ gây tử vong.. đường hô hấp: virus hô hấp hợp bào RSV, á cúm, cúm có thể gây dịch;
Trang 1BỆNH VIÊM PHÔI VÀ CHƯƠNG TRÌNH A.R.I
1 ĐỊNH NGHĨA, DỊCH TỄ HỌC VÀ PHÂN LOẠI
■ Định nghĩa
- Viêm phổi là viêm nhu mô phổi gồm viêm các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức xung quanh phế nang Tổn thương viêm rải rác hai phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, bệnh tiến triển nặng và dễ gây tử vong
- Viêm phế quản phổi là một thể lâm sàng của nhiễm trùng phổi được Tổ chức Y
tế thế giới xếp vào nhóm viêm phổi gồm: viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, abcès phổi
■ Dịch tễ học
- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất trong bệnh lý nhi khoa Tuy viêm phổi chỉ chiếm 10 -15% các trường hợp nhiêm khuẩn hô hấp cấp tính, nhưng lại gây một tỷ lệ tử vong đáng kể Theo UNICEF, hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 3 triệu trẻ chết vì viêm phổi Tuy đa số các trường hợp tử vong xảy ra ở những nước đang phát triển, nhưng viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây
tử vong chủ yếu ở những nước đã phát triển Trong các nghiên cứu ở cộng đồng,
tỉ lệ mắc viêm phổi hàng năm khoảng 4/100 trẻ trước tuổi đi học, 2/100 trẻ tuổi
từ 5-9và 1/100 trẻ tuổi từ 9-15 tuổi.
- Do tầm quan trọng của vấn đề, đầu năm 1983 Tổ chức Y tế thế giới đã có chương trình phòng chống NKHHCT ở trẻ em trong phạm vi toàn cầu và từ năm 1984 Việt Nam đã có chương trình quốc gia phòng chống bệnh này là một trong những nước đầu tiên triển khai chương trình này ở Châu Á Thái Bình Dương Chương trình nhằm hai mục tiêu: giảm tỉ lệ tử vong và sau đó giảm tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
• Phân loại Theo ARI
* Theo giải phẫu:
- Viêm phế quản phổi: là thể lâm sàng phổ biến, chiếm trên 80% tổng số viêm phổi, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 12 tháng, chiếm 65%
- Viêm phổi thùy hoặc tiểu thùy: thường gặp ở trẻ trên 3 tuổi
- Viêm phổi kẽ: gặp ở mọi tuổi
* Theo độ nặng:
- Trẻ < 2 tháng : Có 3 mức độ : Không viêm phổi, viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng
- Trẻ > 2 tháng : Có 4 mức độ : không viêm phổi, viêm phổi,viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng
2 NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI
2.1 Nguyên nhân
■ Do vi sinh
- Virus: đây là nguyên nhân ưu thế gây VPQP ở trẻ em Viêm phổi do virus xảy
ra với tần suất cao nhất ở lứa tuổi 2-3 tuổi, sau đó giảm dần Lây truyền có thể
do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các giọt chất tiết lớn hoặc các hạt khí dung Virus chiếm 80 - 85% nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em Mỹ, chủ yếu là virus
Trang 2đường hô hấp: virus hô hấp hợp bào (RSV), á cúm, cúm có thể gây dịch; Adenovirus và Picornavirus rải rác quanh năm
- Vi khuẩn: : Ở các nước đang phát triển, viêm phế quản phổi do vi khuẩn còn
phổ biến Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu (Streptococcuspneumoniae), Hemophilus influenzae Sau đó là các loại vi khuẩn khác: Tụ cầu, liên cầu, E, Coli, Klebsiella pneumococcus và các loại vi khuẩn khác
* Mycoplasma: thưòng gặp ở trẻ trên 3 tuổi
* Ký sinh trùng: Pneumocystic carinii thường gây viêm phế quản - phổi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng Theo các tài liệu của các nước thì viêm phế quản - phổi do Pneumocystic carinii gặp vào khoảng 1% các trường hợp
* Nấm: Thường gặp nhất là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản, phổi gây viêm phế quản phổi do nấm Các loại nấm khác như Aspegillus, Blastomyces, Coccidioimyces, Histoplasmosis đều có thể gây viêm phế quản phổi tuy ít gặp hơn
* Không do vi sinh:
- Hít, sặc: thức ăn, dịch vị, dị vật, dầu hôi
- Quá mẫn
- Thuốc, chất phóng xạ
2.2 Yếu tố thuận lợi
- Tuổi: trẻ < 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh
- Dinh dưỡng: nuôi dưỡng kém, thiếu sữa mẹ, đẻ non yếu, ngạt, trẻ thấp cân lúc sinh < 2500g, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A
- Nhiễm khuẩn:
+ Bị các bệnh hô hấp mãn tính: viêm mũi họng, VA, hen phê quản
+ Sau sởi, ho gà, cúm, thủy đậu
- Khí hậu: lạnh, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi
- Môi trường: Vệ sinh môi trường ô nhiễm, nhà ở chật chội ẩm thấp, khói bếp, khói thuốc lá, bụi và các ô nhiễm khác
- Cơ địa: Trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch, dị tật bẩm sinh
3 CƠ CHẾ BỆNH SINH
Phức tạp nhưng chú ý mấy điểm sau:
3.1 Đường xâm nhập của vi khuẩn:
Do có sẵn các vi khuẩn ở đường hô hấp (mũi, họng), lan tràn theo đường phế quản xuống và gây tổn thương nhu mô phổi Cũng có the xâm nhập vào phôi theo đường máu và bạch huyết
3.2 Sự lan tràn của tổn thương:
Vi khuẩn xâm nhập vào phổi đầu tiên là ởchỗ chuyển từ viphế quản cuối sang vi phế quản — phế nang, vì ở đó lòng phế quản được mở rộng nên luồng không khí đi chậm lại Mặt khác ở đó có sự thay đổi từ liên bào lông sang liên bào hình khối của phế nang
Từ chỗ xâm nhập, vi khuẩn gây tổn thương viêm đầu tiên ở túi phổi (chùm nang)
Trang 3Từ ổ viêm sẽ lan tràn tổ chức xung quanh bằng:
+ Đường phế quản: khi ho hoặc thở, các chất tiết có vi khuẩn sẽ bật ra và rơi vào phế quản bên cạnh gây nên những ổ viêm mới
+ Đường bạch huyết: xung quanh phế quản phế nang làm tổ chức viêm lan tràn đến chỗ khác
+ Đường máu
3.3 Vai trò của vi khuẩn và phản ứng của cơ thể:
Vai trò của vi khuẩn phụ thuộc vào tính chất đặc biệt của từng loại vi khuẩn mà gây tổn thương khác nhau
Ví dụ:
I Tụ cầu vàng: có độc lực cao, có khả năng sản xuất các loại men và các chất làm hoại tử tổ chức phổi vì vậy gây nên những ổ abcès nhỏ rải rác hoại tử và có thể thành những bóng hơi
II Phế cầu: tổn thương cơ bản là những hình ảnh viêm hóc phổi nước, sau
đó chứa nhiều chất tiết tơ huyết tạo nên một ổ phù viêm - vi khuẩn
Nhưng không có nghĩa là vi khuẩn có độc lực cao sẽ gây tổn thương phổi nặng màcó khi ngược lại vì phụ thuộc vào đặc tính của cơ thể và vai trò phản ứng của
cơ thể ở từng đứa trẻ
4 NHỮNG RỐI LOẠN SINH LÝ BỆNH HỌC
Quá trình sinh lý bệnh học chủ yếu giống nhau nhưng khác nhau về mức độ 4.1 Rối loạn hô hấp (suy hô hấp)
■ Suy hô hấp cấp tính biểu hiện khi độ bão hòa oxy ở máu động mạch (S»02) giảm dưới 95%, PO2 giảm dưới 90mmHg Biểu hiện thiếu oxy trên lâm sàng bằng triệu chứng khó thở và tím tái
■ Cơ chế: là hiện tượng tắc nghẽn các phế quản — tiểu phế quản, hạn chế thông khí và rối loạn khuyếch tán khi qua màng phế nang mao mạch
■ Hậu quả của suy hô hấp: Hiện tượng thiếu oxy và tăng CƠ2 trong máu sẽ làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp Trẻ càng nhỏ mức độ suy hô hấp càng nặng
■ Suy hô hấp là quá trình sinh lý bệnh quan trọng nhất trong viêm phế quản phổi
vì nó chi phối tất cả những quá trình bệnh lý khác
4.2. Rối loạn tim mạch:
Thiếu O2 và tăng CO2 sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn làm co mạch trung tâm (phổi, thận) và giãn mạch ngoại vi (da, não ) cho nên càng làm tăng lượng máu qua tim, khiến tim phải làm việc nhiều Do đó, lúc đầu tim đập nhanh, sau đó sẽ chậm lại và có thể ngừng tim Và biểu hiện triệu chứng trụy tim mạch
4.3. Rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan
- Gặp trong trường hợp suy hô hấp nặng và trẻ nhỏ có rối loạn tiêu hóa
- Bình thường mất nước sinh lý qua hô hấp là lml/kg/giờ ở trẻ nhỏ (so với 0,5ml/kg/giờ ở người lớn) và chiếm 30 - 40% trong toàn bộ số lượng bài tiết sinh lý (so với 5 - 12% được bài tiết qua phân)
- Trường hợp sốt: tăng lên 1 °c nước mất đi 0,5ml/kg/giờ
- Thở nhanh: mất khoảng 300ml/ngày qua hô hấp (ở trẻ nhỏ)
- Biểu hiện qua rối loạn thăng bằng toan kiềm
Trang 45 LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng thay đổi theo tuổi, độ nặng của bệnh và tác nhân gây bệnh Viêm phổi trẻ em thường diễn tiến qua 2 giai đoạn:
5.1. Giai đoạn khởi phát: có các biểu hiện sau:
- Nhiễm siêu vi hô hấp trên: sốt nhẹ, sổ mũi, ho, hoặc:
- Triệu chúng nhiễm trùng: sốt, lạnh run, nhức đầu hoặc quấy khóc ở trẻ nhỏ
- Triệu chứng tiêu hóa: ói, ọc, biếng ăn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy thường nổi bật ở trẻ nhỏ
- Khám thực thể: chưa thấy triệu chứng đặc hiệu ở phổi
5.2. Giai đoạn toàn phát:
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt: sốt cao dao động 38 - 39°c(ở trẻ sơ sinh đẻnon, suy dinh dưỡng có thể không sốt, ngược lại có trường hợp hạ nhiệt độ) Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn
- Triệu chứng hô hấp:
+ Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm dãi
+ Nhịp thở nhanh:
Trẻ dưới 2 tháng: ≥ 601ần/phút Trẻ 2-12 tháng: ≥ 50 lần/phút Trẻ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
+ Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng ngực + Nặng hơn có thể có dấù hiệu tím tái (lưỡi, quanh môi, đầu chi) nhịp thở không đều, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở
- Triệu chứng thực thể:
+ Gõ thường khó phát hiện Trường hợp có ứ khí phế nang (emphysem) gõ trong hơn bình thường, có thể gõ đục từng vùng xen kẽ (khó phát hiện) Nghe phổi có tiêng ran ẩm nhỏ hạt rải rác 1 hoặc cả hai bên phổi Ngoài ra có thể có ran ẩm to hạt, ran rít, ran ngáy
- Triệu chúng khác: rối loạn tiêu hoá (nôn trớ, tiêu chảy, bụng chướng, gan to ) tim đập nhanh, mạch nhanh nhỏ, trường hợp suy hô hấp nặng có thể biểu hiện suy tim, trụy mạch
6 CẬN LÂM SÀNG
6.1 X quang phổi:
* Chụp X quang tim phổi: có đám mờ nhỏ không đều, rải rác hai phổi, chủ yếu tập trung ở vùng rốn phổi, cạnh tim Một số trường hợp có hình mờ tập trung tại một thùy hay một phân thùy phổi Có thể có hình ảnh các biến chứng như ít khí phổi, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi
* Cần lưu ý:
- X quang không tương xứng với biểu hiện lâm sàng nhất là ở nhũ nhi và trẻ nhỏ Thường thấy tổn thương nặng trên X quang trong khi không có dấu hiệu lâm sàng
- Viêm phổi đông đặc ở trẻ em đôi khi có dạng tròn như một khối u nhưng thường lớn, đơn độc và bờ không rõ nét
- Dấu hiệu trên X quang vẫn còn vài tuần sau cải thiện lâm sàng nên không cần thiết chụp phổi kiểm tra lúc xuất viện
Trang 5- Có thể làm thêm các xét nghiệm hình ảnh khác như siêu âm ngực (đánh giá dịch màng phổi và cử động cơ hoành), CT hoặc chụp cộng hưởng từ (xác địnhchính xác vị trí và độ nặng của các bất thường trong phổi: áp xe, bóng khí, khối u, )
6.2. Công thức máu
- Bạch cầu tăng > 15.000 với ưu thế đa nhân gợi ý viêm phổi do vi khuẩn
- Bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ với ưu thế lympho gợi ý viêm phổi do virus
- Tiểu cầu tăng trong trên 90% viêm phổi do vi khuẩn
6.3 VS, CRP là dấu chỉ điểm không đặc hiệu của tình trạng viêm, ít hữu ích trong điều trị
- VStăng trong viêm phổi mãn, kéo dài hoặc có biến chứng
- CRP tăng ≥ 20 mg/L trong viêm phổi cấp, gợi ý do vi khuẩn
6.3. Xét nghiệm đờm
- Cách lấy đờm:
+ Ho khạc: thực hiện ở trẻ ≥ 10 tuổi, dễ ngoại nhiễm vi trùng thường trú đường
hô hấp trên
+ Hút dịch khí quản (NTA: nasotracheal aspiration): đối với trẻ nhỏ, chất lượng tốt khi chứa > 25 bạch cầu đa nhân và < 10 tế bào lát trong một quang trường + Hút dịch dạ dày 3 ngày liên tiếp vào buổi sáng đối với trẻ không biết ho khạc
để xác định vi trùng lao khi nghi ngờ
- Xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh:
+ Nhuộm Gram và soi dưới kính hiển vi
+ Cấy và làm kháng sinh đồ
6.5 Cấy máu: là phương pháp đặc hiệu giúp xác định tác nhân gây bệnh Tỉ lệ dương tính:
3 — 11% ở bệnh nhi cấp cứu viêm phổi
25 — 95% ưong viêm phổi phế cầu hoặc H.influenzae type b
1/3 trẻ viêm phổi tụ cầu nguyên phát nhưng đến 89% trẻ bệnh toàn thân
2 — 5% viêm phổi mắc phải trong bệnh viện
6.6 Xét nghiệm xác định kháng nguyên vi khuẩn
* Phương pháp:
- Điện di miễn dịch đối lưu
- Ngưng kết hạt Latex
* Dùng để phát hiện kháng nguyên phế cầu hoặc Haemophilus trong huyết thanh và nước tiểu bệnh nhi nhưng độ nhạy cảm và độ đặc hiệu thấp Đối với Hemophilus, tỉ lệ dương tính cao hơn phế cầu
* Phản ứng ngưng kết hạt Latex trong nước tiểu bệnh nhân cho kết quả dương tính cao hơn trong huyết thanh
6.7 Các xét nghiệm khác
* Dịch màng phổi: ở bệnh nhân tràn dịch lượng nhiều, chọc hút hoặc dẫn lưu là cách hữu ích để chẩn đoán và làm giảm triệu chứng
Trang 6* Nội soi: là phương pháp khá an toàn và hiệu quả trong chẩn đoán bệnh nhu
mô phổi
* Sinh thiết phổi mù hoặc chọc hút qua da: cho phép xác định tác nhân gây bệnh nhưng ít làm và nhiều biến chứng
* Trường hợp viêm phổi nặng có suy hô hấp cần có xét nghiệm đo các chất khí trong máu PaO2 PaCCO2, pH máu, dự trữ kiềm để có cơ sở chỉ định điều trị hợp lí
- Suy tim: thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ có kèm tim bẩm sinh
- Sốc, trụy mạch do thiếu oxy kéo dài hoặc do nhiễm trùng nặng, làm cho tình trạng thiếu oxy tổ chức càng trầm trọng
- Nhiễm trùng huyết
- Xẹp phổi: cần chú ý ớ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vì đường thở của trẻ này rất nhỏ, dễ
bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch trong lòng phế quản
- ứ khí phổi (emphysem): ứ khí phế nang làm cản trở nghiêm trọng quá trình trao đổi khí, nhanh chóng đưa đến suy hô hấp nặng
- Tràn khí, tràn dịch màng phổi
8.1 Chẩn đoán xác định
8.1.1 Tại tuyến y tế cơ sở
- Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: phân loại là viêm phổi nặng khi có dấu hiệu thở
nhanh (nhịp thở ≥ 60 1/phút) hoặc co lõm ngực nặng
Nguyên tắc:
* Chống suy hô hấp: tùy theo mức độ suy hô hấp (có bài riêng)
* Chống nhiễm trùng: tùy thuộc:
- Độ nặng cùa viêm phổi
- Tác nhân gây viêm phổi (xem các thể lâm sàng viêm phổi)
* Điều trị các rối loạn đi kèm:
- Hạ sốt
- Dãn phế quản khi có khò khè
- Giảm ho
- Dịch và điện giải
* Điều trị biến chứng:
- Màng phổi: chọc dò, dẫn lưu màng phổi
- Rối loạn thăng bằng kiềm toan: điều chinh rối loạn
- Suy tim: dãn mạch, trợ tim
Bảng 2: Chọn lựa kháng sinh cho viêm phổi cộng đồng khi xác định được tác nhân
s pneumoniae kháng Cephalosporin 2,3 neu
Penicillin (MIC nhạy; Vancomycin
Trang 7>2jxg/mL) Methicillin/Oxacillin V ancomycin/Teicoplanin
Bảng 3: Chọn lựa kháng sinh cho viêm phổi cộng đồng dựa theo tuổi
ngày
Nội trú 10 —'14
Sơ sinh Streptococcus B
E.coli
Trực khuẩn Gr (
-j
H.influenzae (B,0
type)
s.pneumoniae
Ampi Cefo/Aminoside(
± kháng tụ cầunếu nghi S.aureus
1 - 3
tháng
Có sốt RSV, PIV,
Influenza, Adeno
S.pneumoniae H
influenzae B, 0 type
Không khuyến cáo
Cefu/cefo/cef + Naf/oxa
Không
Sốt
C trachomatis M
hominis
Ureaplasma
urealyticum
Cytomegalovirus
Macrolides Macrolides Macrolides +
Cefo/cefo+
Naf/oxa
3-12
tháng
RSV, PIV,
Influenza, Adeno
S.pneuoniae
H.influenzae B,0
type
C.trachomatis
M.pneumoniae
Strep A
Amox/
Macrolides
Ampi/Cefu Cefu/Cef u+ Ma
crolides
1 - 5 tuổi PIV, Influenza,
Adeno
S pneumoniae
H.influenzae B, 0
Amox/
Macrolides Ampi/Cefu Cefu/Cef + macrolides
Trang 8Đối vớitrẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: phân lọai là viêm phổi nặng nếu có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, phân loại là viêm phổi nếu có dấu hiệu thở nhanh (nhịp thở ≥
50 1/phút nếu trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng, ≥ 40 1/phút nếu trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi)
8.1.2 Tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh
* Chẩn đoán viêm phổi dựa vào khám lâm sàng (thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran, hội chứng đông đặc, hội chúng 3 giảm ) và xét nghiệm: công thức máu, X quang
8.1.3 Tại bệnh viện thành phố, trung ương
* Chẩn đoán viêm phổi dựa vào khám lâm sàng và các xét nghiệm thông thường: công thức máu, X quang phổi
8.2 Chẩn đoán nguyên nhân
* Chẩn đoán nguyên nhân viêm phổi dựa vào các xét nghiệm chuyên sâu: soi cấy đàm, cấy máu, tìm kháng nguyên vi khuẩn, xét nghiệm dịch màng phổi, nội soi phế quản
* Nét đặc hiệu của viêm phổi do vi khuẩn, virus và Mycoplasma
- D.hiệu LS Đông đặc, ít ran nổ Thay đổi Ran nổ, khò khè
8.3 Chẩn đoán phân biệt
Đa số viêm phổi trẻ em không xác định được tác nhân gây bệnh Dựa vào bệnh
sử thời gian và độ nặng của triệu chứng, tuổi, mùa trong năm có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa viêm phổi do vi khuẩn và không do vi khuẩn
* Ởsơ sinh, viêm phổi là hậu quả của nhiễm trùng bẩm sinh hoặc chu sinh do
Toxoplasma, Cytomegalovirus, Herpes, thủy đậu — Zona, giang mai hoặc Chlamydia trachomatic Những tình huống vô trùng có thể kích thích gây viêm
phổi bao gồm: bệnh màng trong, viêm phổi hít, phù phổi, xẹp phổi, xuất huyết phổi và những bệnh lý bẩm sinh của chủ mô phổi
Trang 9* Ở trẻ lớn, đa số viêm phổi do virus hô hấp Mycoplasma pneumoniaevà Chlamydia pneumoniaelà nguyên nhân quan trọng của viêm phổi tuổi học
đường và thanh thiếu niên
9 TIÊN TRIỀN
- Nếu được phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng sốt, ho, khó thở giảm dần sau 1-2 ngày Toàn trạng khá hơn, trẻ ăn uống trở lại bình thường Điều trị tiếp tục trong thời gian 5-7 ngày, bệnh sẽ khỏi và không gây ra những biến chứng nặng
- Trường hợp viêm phế quản - phổi nhất là ở trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, còi xương hoặc viêm phế quản -phổi do các loại vi khuẩn kháng lại kháng sinh, có độc lực cao (tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, và một số vi khuẩn Gram âm khác ) tiên lượng nặng, trẻ có thể sốt cao kéo dài, khó thở tăng lên, trẻ li bì, mệt mỏi,
da xanh tái, mạch nhanh nhỏ, khó thở tăng dần, dễ tử vong do suy hô hấp và trụy tim mạch
10 ĐIỀU TRỊ
10.1. Tại tuyến y tế cơ sở
* Viêm phổi nặng: chích kháng sinh liều đầu và chuyển viện Điều trị hạ sốt, khò khè nếu có
* Viêm phổi: kháng sinh trong 5 ngày, điều trị hạ sốt, khò khè nếu có
10.2. Tại bệnh viện huyện, tỉnh
- Thở oxy nếu có tím tái và không uống được
- Kháng sinh benzyl peniciiin và gentamycin
- Bù dịch cẩn thận
- Xử trí khò khè hoặc thớ rít
10.3. Tại bệnh viện thành phố, trung ương
M.pneumoniae
Chlamydophila
pneumoniae
S.aureus
Streptococcus A
5 - 1 8
tuổi M.pneumoniae S.pneumoniae
C.pneumoniae
H.influenzae B, 0 type
Influenza, Adeno
Cefu/Ampi
Cefu/Cef + Macrolides
Trên 18
tuổi
M.pneumoniae,
S.pneumoniae,
C.pneumoniae,
H.influenzae B, 0 type,
Influenza, Adeno,
Legionella
pneumophila
Macrolides /Doxycilin/
Fluoroquinolo n
Fluoroquinolon / Macrolides ± Cefo/Cef/Ampi
— Sulbactam
Cefo/Cef/Ampi
— Sulbactam + Macrolides / Fluoroquinolon
Trang 10Macrolides: erythromycine, azithromycine, Clarithromycine
Cephalosporines thế hệ 2 (CG2): cefuroxime, cefaclor
Cephalosporines thếhệ 3 (CG3): cefotaxim, ceftriaxone
Fluoroquinolon: moxifloxacin, gatifloxacin, levofloxacin, gemifloxacin Methicilin: Naftacilin, Oxacilin
Bảng 4: Liều kháng sinh cho viêm phổi cộng đồng
400.000đv/kg/ngày mỗi 4 — 6g
7-10 ngày
100mg/kg/ngày
7-10 ngày
Clavulanate
Oxacillin/Nafcillin 150mg/kg/ngày mỗi 6g, max:
12g/ngày
14-21 ngày
TM: 150mg/kg/ngàymỗi 8g
5-7 ngày 7-10 ngày
max:lg/ngày
7-10 ngày
Cefpodoxim
proxetil 10mg/kg/ngày mỗi 12g, max: 400mg/ ngày 7-10 ngày
lg/ngày
5-7 ngày
21ngày)
11 HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CÁCH CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI TRẺ BỊ VIÊM PHỔI TẠI NHÀ
* Chỉ cho bà mẹ những triệu chứng bệnh của trẻ
* Nói cho bà mẹ biết tên bệnh trẻ mắc