Đổi mới cách ra đề ngữ văn THPT theo hướng tiếp cận đời sống, khiến đề văn trở nên hấp dẫn hơn, khơi gợi hứng thú cho học sinh, đòi hỏi ở học sinh sự quan tâm tới đời sống xung quanh, sự biến động của xã hội.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
ĐỀ TÀI:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỜI
SỐNG THỰC TẾ
Hải Phòng, ngày 21 tháng 11 năm 2015
Trang 2SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
ĐỜI SỐNG THỰC TẾ
Hải Phòng, ngày 21 tháng 11 năm 2015
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm học 2015-2016
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
Họ và tên: Đặng Phương Thảo
Sinh ngày: 26/01/1981
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hồng Bàng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học Ngữ văn
Tên sáng kiến:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG THỰC TẾ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giờ học Ngữ văn trong trường học phổ thông.
1.Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:
Trong những năm gần đây, việc đánh giá học sinh dựa theo chuẩn kiến thức
kĩ năng và được cụ thể hoá ở các phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ Đối với môn Ngữ văn, chuẩn đánh giá được xây dựng trên cơ sở sau:
- Bám sát mục tiêu môn học với đặc trưng tính hình tượng
- Bám sát nội dung đổi mới trong chương trình sách giáo khoa
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra
Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống như sau:
- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài tập đóng
- Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống
- Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn
- Tính tích luỹ của việc học không được chú ý một cách đầy đủ
- Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa vấn đề đã biết và vấn
đề mới
Như vậy, việc đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ quan tâm đến kết quả chưa quan tâm đến quá trình giải quyết các vấn đề, chỉ đánh giá được mức độ đạt chuẩn, chưa đánh giá được năng lực của học sinh, đặc biệt không gắn liền với các tình huống thực tiễn, do đó không chú trọng tới việc hình thành năng lực để giải quyết những vấn đề của cuộc sống
Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2015 – 2016 của Bộ GDĐT, công văn số 951 của Sở GDĐT Hải Phòng hướng dẫn thực hiện đổi mới
Trang 4kiểm tra, đánh giá nhấn mạnh: đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hình thành năng lực học sinh
Vì vậy việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời sống thực tế là biện pháp đánh giá và hình thành các năng lực cụ thể cho học sinh
2 Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo:
+ Về nội dung, đề kiểm tra Ngữ văn cần bám sát những vấn đề thiết thực của cuộc sống hôm nay Đề kiểm tra cần gắn với những vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội hiện nay, tăng cường các câu hỏi mở, gắn liền với tình hình thực tế tại địa
phương, đề cập tới những vấn đề liên quan đến cuộc sống của giới trẻ
+ Về hình thức, cần đổi mới cách ra đề theo hướng khai thác hiệu quả của kênh hình, kênh tiếng trong đề kiểm tra Đối với việc khai thác kênh hình trong
đề kiểm tra, giáo viên lựa chọn những hình ảnh thích hợp với đề bài, chú ý những hình ảnh phải được lựa chọn từ những nguồn đang tin cậy, đảm bảo tính chính xác
về thông tin, không gây sự nhiễu loạn Đối với việc khai thác cả kênh hình và kênh tiếng qua thiết bị hỗ trợ, cần lựa chọn những đoạn phim ngắn, dung lượng
khoảng 2-3 phút, bám sát nội dung đề kiểm tra, hiệu ứng âm thanh và hình ảnh tốt, gắn với thực tiễn cuộc sống hôm nay Giáo viên có thể sử dụng những đoạn phim tình huống để học sinh phân tích, giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn, giúp các em có thể ứng dụng trong cuộc sống của chính mình
- Khả năng áp dụng, nhân rộng: Các tiết học ngữ văn và các tiết kiểm tra ngữ văn trong nhà trường phổ thông đều có thể áp dụng giải pháp này
- Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp: Sự đổi mới này giúp học sinh hình
thành và phát triển những năng lực sau: Năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực đối phó với các vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân…năng lực sử dụng công nghệ, Năng lực giao tiếp,
năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực tạo lập văn bản Các em sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học như mục đích học tập
do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình
CƠ QUAN ĐƠN VỊ Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2015
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn
………
………
………
(Kí tên, đóng dấu)
Trang 5THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1/Tên sáng kiến:
ĐỔI MỚI CÁCH RA ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG THỰC TẾ 2/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giờ Ngữ văn trong trường trung học phổ thông 3/Tác giả: Đặng Phương Thảo
4/Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trường THPT Hồng Bàng
I Mô tả giải pháp đã biết
Trong dạy học tích cực đánh giá là một yếu tố vô cùng quan trọng, gắn liền với hoạt động dạy và học, có tác dụng điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy
và học Theo quan niệm truyền thống, đánh giá chỉ là đánh giá một chiều: giáo viên đánh giá học sinh và việc đánh giá thường chỉ được thực hiện chủ yếu dựa vào điểm số của các bài kiểm tra cuối kì hoặc điểm số của các bài kiểm tra một tiết Theo quan điểm dạy học tích cực thì việc đánh giá phải diễn ra đa chiều: kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánh giá lẫn nhau giữa trò và trò Việc đánh giá nên được diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học chứ không chỉ mang tính chất định kì như kiểm tra học kì hoặc giữa kì Ở một mức độ cao hơn, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá không chỉ bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáo viên những nỗ lực, quá trình phấn đấu và kết quả mà mình đạt được
Một yêu cầu tất yếu là khi chúng ta chuyển mục đích dạy học sang phát triển năng lực của người học thì việc đánh giá cũng phải là đánh giá theo năng lực của người học Bước đầu làm rõ khái niệm đánh giá theo năng lực chúng ta có thể xem xét nó trong mối quan hệ với đánh giá theo kĩ năng Đánh giá trên cơ sở kĩ năng là đánh giá một kĩ năng độc lập nào đó của học sinh, có thể là kĩ năng tổng
hợp (nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp, thuyết trình…) hoặc kĩ năng của từng lĩnh vực
cụ thể như (kĩ năng lí luận, kĩ năng giải toán…)
Trong khi đó năng lực là một thể thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng và
thái độ không tách biệt lẫn nhau Do đó, đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó”
Như vậy, so với việc đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, việc đánh giá theo năng lực là bước phát triển cao hơn, chú trọng hơn đến khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống thực tiễn, làm phong phú hơn vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh, kết nối kiến thức, kĩ năng trong nhà trường với thực tiễn đời sống, phát triển tư duy sáng tạo, độc lập của học sinh
Trang 6Môn Ngữ văn là bộ môn có những đặc thù riêng, vì vậy việc đánh giá theo hướng phát triển năng lực góp phần hình thành những năng lực chuyên biệt của bộ
môn: Năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản (năng lực đọc văn), năng lực tạo lập văn bản (năng lực làm văn) Những năng lực đó đều rất cần
thiết cho học sinh trong cuộc sống
Vì vậy yêu cầu đặt ra với một đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo
hướng phát triển năng lực của học sinh cần phải chú trọng nhiều đến tính thử thách, tính ứng dụng, tính hấp dẫn, tính thời sự, tính thẩm mĩ, ngoài những yêu
cầu cơ bản, truyền thống: tính khoa học, tính giáo dục
Thực tế hiện nay, phần lớn những bộ đề kiểm tra đánh giá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới theo hướng phát triển năng lực học sinh Các câu hỏi chú trọng tới tính khoa học, tính giáo dục nhưng nặng tính hàn lâm, kinh viện, cách đặt vấn đề mòn cũ, đóng băng, không phát huy được cá tính sáng tạo của học sinh Vì vậy việc đổi mới cách ra đề kiểm tra Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời sống là một giải pháp tích cực bám sát định hướng đổi mới giáo dục tiếp cận năng lực học sinh
II Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
II.1 Tính mới, tính sáng tạo:
Đổi mới cách ra đề kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời sống là một giải pháp giúp hình thành những năng lực cụ thể cho học sinh Sự đổi mới đó khiến cho học sinh có cảm giác môn học trở nên gần gũi, thiết thực, hữu ích, từ đó các em sẽ chủ động hơn trong việc học của mình
II.1.1.Về nội dung, đề kiểm tra Ngữ văn cần bám sát những vấn đề thiết thực của cuộc sống hôm nay
- Đề kiểm tra cần gắn với những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.
Mục đích là để tạo cho các em thói quen quan tâm đến những biến động trong cuộc sống của chính mình Học sinh THPT chính là chủ nhân tương lai của đất nước, bởi vậy các em cần phải có những nhận thức đầy đủ, khách quan về những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đang diễn ra xung quanh Đề kiểm tra môn Ngữ văn khai thác những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội để các em có cơ hội thể hiện những hiểu biết, bày tỏ quan điểm của mình và từ đó thấy cần có trách nhiệm trong việc dựng xây quê hương, tổ quốc
Trang 7Ví dụ:
Đề đọc hiểu văn bản
Đọc bài thơ sau của nhà thơ Thanh Thảo
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
(Báo thanh niên chủ nhật,
17/11/2013)
1/ Những thông tin sau đây đúng hay sai:
a/ Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào thơ Mới 32 – 45
b/ Bài thơ được viết theo thể tự do c/ Bài thơ gieo vần chân
d/ Bài thơ về đề tài tình yêu 2/ Xác định chủ đề của bài thơ? Chủ đề của bài thơ được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật nào?
3/ Thủ pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để khắc hoạ hình tượng nghệ thuật của bài thơ?
4/ Câu thơ: trong siêu bão một bông súng nở gợi
nhắc đến một tứ thơ, một câu chuyện hay một câu tục ngữ, ca dao nào cùng một ý nghĩa? 5/ Hai câu kết gợi cho em xúc cảm, suy ngẫm gì?
Đề nghị luận xã hội
Em bé xấu số đó là Aylan Kurdi, 3 tuổi, đến
từ thị trấn Kobahi phía bắc Syria, gần biên
giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang là điểm nóng chiến
tranh giữa IS và lực lượng người Kurd Em nằm
trên bãi biển, tay xuôi theo thân, úp mặt xuống cát.
Nhìn Aylan giống như một thiên thần nhỏ đang say
ngủ Nhưng thiên thần nhỏ sẽ không bao giờ tỉnh
lại
(Dẫn theo báo Dân trí)
Hãy viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ quan
điểm của anh/chị về những thông điệp trong bức
ảnh Em bé Syria trên bờ biển
- Tăng cường các câu hỏi mở, tức là cách hỏi phải có hướng để cho người làm phải
tự tư duy theo cách hiểu biết của bản thân qua “kiến thức nền” đã chiếm lĩnh, và
làm theo suy nghĩ của riêng mình Mỗi một cá nhân có một khả năng tư duy nhất định theo trình độ nhận thức Cách xử lý đề mở sẽ phân hóa rõ trình độ của người làm
Trang 8Ví dụ:
Đề nghị luận văn học
Mỗi nhân vật văn học được xây dựng đều thể hiện mục đích sáng tác của
nhà văn Mục đích của Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình) là gì?
- Đề kiểm tra cần khai thác những vấn đề mang tính địa phương Những vấn đề liên
quan đến quê hương, đến địa bàn sinh sống và học tập sẽ khiến học sinh thấy gần gũi với bản thân, từ đó tạo nên sự hứng thú cho các em khi làm bài Những tên đất, tên người quen thuộc với các em giúp các em huy động được những hiểu biết ngoài sách vở vào để giải quyết vấn đề
Ví dụ:
Đề kiểm tra đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
Nhờ có ông Nguyễn Văn Xá tình nguyện ra “canh” đoạn đường ngang giao cắt với đường sắt cạnh trạm thu phí đường bộ QL5, mà 5 năm nay đường ngang
Dụ Nghĩa (thuộc xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng) đã không xảy ra
vụ tai nạn đáng tiếc nào Tuổi đã cao, sức đã yếu, việc đi lại phải nhờ cả vào đôi nạng, song ông bảo, còn sống ngày nào là ông còn làm việc nghĩa ngày đó.
(…) Là người gác tàu không công duy nhất của Hải Phòng, song ông luôn làm việc rất cẩn trọng, tất cả đều được ghi chép chi tiết, cụ thể Ông kể: “Năm
2010, mặc dù đã ra hiệu dừng xe, nhưng do lái xe bất cẩn, một chiếc taxi chở khách phi qua đường tàu, đến giữa đường ray thì chết máy, lúc này đã đến giờ tàu sắp chạy qua Hoảng hốt, tôi vội vã gọi điện thoại lên ga Dụ Nghĩa, báo với lái tàu để giảm tốc Gọi xong là ra ngoài hò hét người dân dồn sức để đẩy xe taxi,
xe vừa thoát khỏi đường ray thì tàu cũng chạy qua.”
(Thụy Nguyên - Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô ngày 23/6/2014)
1/ Xác định nội dung của văn bản trên? Đặt tiêu đề cho văn bản
2/ Văn bản trên đề cập đến nét đẹp truyền thống nào của con người Việt Nam? 3/ Trong cuộc sống ngày hôm nay, truyền thống đó đã và đang được thể hiện như thế nào?
Trang 9Đề nghị luận xã hội
Nhằm phục vụ cho việc thi công cầu Niệm
Nghĩa (quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) các
phương tiện giao thông phải di chuyển trên 2 cầu
phao tạm, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông
Tuy nhiên việc treo biển xin lỗi người đi đường đã
tạo được sự thông cảm của người dân Một chiến
sĩ CSGT đội 1 (Lê Chân) chia sẻ: “Việc các nhà
thầu căng biển xin lỗi người đi đường là một việc
làm rất hay, phần nào được lòng người dân, làm
giảm áp lực, sự tức giận vì phải đi trong cảnh ùn
tắc”
(Báo Tuổi trẻ)
Từ những thông tin trên, anh/chị hãy viết bài
văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình
- Đề kiểm tra lựa chọn những chủ đề liên quan đến nhịp sống giới trẻ trong thời đại mới Những vấn đề của chính thế hệ các em sẽ được các em quan tâm, tìm tòi,
lý giải Quá trình tiếp cận và giải quyết yêu cầu của đề cũng chính là quá trình tìm tòi, khám phá về chính cuộc sống của các em Sau khi hoàn thành bài kiểm tra các
em cũng đồng thời hoàn thành một quá trình tự nhận thức về bản thân
Ví dụ:
Đề đọc hiểu văn bản
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?
Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy.”…
(Gần mặt…cách lòng - Lê Thị Ngọc Vi - Tuổi trẻ Online 04/05/2014)
a/ Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay?
Trang 10b/ Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì? Điều đó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao?
c/ Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo? Em hiểu nhan đề đó như thế nào?
Tóm lại:
Với việc ra đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời sống thực tế, để có những bài viết thuyết phục, học sinh căn cứ vào khả năng phát hiện vấn đề, khả năng huy động những kiến thức đã học (bao gồm kiến thức tiếng Việt, đọc văn, làm văn, kiến thức liên môn), khả năng vận dụng ngôn ngữ để trình bày, lý giải vấn đề theo chính kiến của mình Như vậy, ngoài những kiến thức đã học trong chương trình, sách giáo khoa, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức - kỹ năng - thái độ, giáo viên cần khuyến khích học sinh tích lũy những hiểu biết mang tính xã hội, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự
Tuy nhiên, những vấn đề thực tiễn được lựa chọn phải theo hướng tích cực, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, phù hợp với thuần phong,
mỹ tục của người Việt Nam, phù hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuổi của học sinh, đảm bảo tính thẩm mỹ
II.1.2 Về hình thức, cần đổi mới cách ra đề theo hướng khai thác hiệu quả của kênh hình, kênh tiếng trong đề kiểm tra.
Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, thông tin bùng nổ theo từng phút, việc sử dụng kênh hình, kênh tiếng trong đề kiểm tra, thu hút sự chú ý của các em, phát huy tính tích cực, tăng tính hấp dẫn, tính thẩm mỹ cho đề thi Hiện nay, tại phòng học của nhiều trường THPT trong thành phố đều được trang
bị thiết bị phục vụ tốt cho việc khai thác kênh hình, kênh tiếng trong kiểm tra đánh giá vì vậy giải pháp này hoàn toàn có tính khả thi
- Đối với việc khai thác kênh hình trong đề kiểm tra: giáo viên lựa chọn
những hình ảnh thích hợp với đề bài, chú ý những hình ảnh phải được lựa chọn từ những nguồn đang tin cậy, đảm bảo tính chính xác về thông tin, không gây sự nhiễu loạn
Ví dụ :