1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận văn chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

35 833 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 162 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chủ nghĩa MácLênin luôn xem triết học, cũng như các bộ môn của khoa học tự nhiên (KHTN) là những hình thái đặc thù của sự nhận thức của con người về thế giới. Sự ra đời, phát triển của triết học, nhất là sự ra đời và phát triển của triết học duy vật luôn gắn bó khăng khít với sự ra đời, phát triển của KHTN và ngược lại. Ngay từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, giữa triết học duy vật và KHTN đã hình thành nên một liên minh vững chắc: liên minh triết học duy vật khoa học tự nhiên. Trong liên minh ấy, triết học duy vật được KHTN cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên. Còn KHTN thì ngay từ đầu đã được xây dựng trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học, đặc biệt là triết học duy vật. Như vậy liên minh triết học duy vật khoa học tự nhiên thì có tính tự nhiên, tất yếu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Triết học MácLênin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX đã là “sản phẩm” của mối quan hệ mật thiết giữa triết học duy vật với KHTN lúc bấy giờ. Trong nhiều tác phẩm của mình, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh nhiều lần rằng một trong những tiền đề để hai ông xây dựng nên hệ thống lý luận của mình chính là những phát minh khoa học vĩ đại trong KHTN ở thế kỉ XIX. Ngược lại, kể từ khi ra đời cho đến nay, triết học MácLênin đã luôn là “kim chỉ nam” cho toàn bộ nền KHTN, trong đó có vật lý học hiện đại. Ngày nay, KHTN đã và đang lớn mạnh theo nhịp phát triển của triết học duy vật biện chứng (DVBC). Trong quá trình lớn lên của mình, KHTN không thể tránh khỏi những cuộc ốm đau và bệnh tật ngắn ngủi. Đó không phải là một lời cảnh báo suông của những nhà tương lai học bi quan. Hãy nhìn vào quá khứ của ngành vật lý học thì sẽ rõ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, vật lý học đã phải chứng kiến một cuộc “khủng hoảng” về thế giới quan bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa duy tâm “vật lý học”. Cuộc “khủng hoảng” đó được Lênin coi như một bước giật lùi, một “trận ốm” ngắn ngủi trong sự trưởng thành của ngành vật lý học. Song, nếu nó không được nhanh chóng dập tắt thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, vì cuộc khủng hoảng đó không chỉ có tác hại xấu đến sự tiến triển của bản thân ngành vật lý học nói riêng, KHTN nói chung mà còn có nguy cơ làm sụp đổ cả hệ thống triết học duy vật, trong đó có cả triết học DVBC của Mác. Vì vậy, đẩy lùi cuộc khủng hoảng đó là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết trong thời điểm lịch sử bấy giờ. Để đẩy lùi cuộc khủng hoảng thế giới quan của những nhà vật lý học lúc đó Lênin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. Tác phẩm này được Lênin viết năm 1908, xuất bản lần đầu ở Nga năm 1909. Do ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy cho nên tác phẩm này có đầy đủ tính chất của một tác phẩm luận chiến kinh điển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về tính chất mẫu mực trong việc bảo vệ và phát triển triết học Mác lẫn KHTN trên hai phương diện: nội dung và phương pháp. Ngày nay, khi nhân loại đã bước vào một thiên niên kỉ mới (thiên niên kỉ thứ III) với một nền văn minh mới (nền “văn minh trí tuệ”, “văn minh tri thức”) thì KHTN càng có điều kiện để phát triển một cách vũ bão với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” hoặc lớn hơn nữa. Cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của những kẻ thù “cũ” của chủ nghĩa MácLênin, chúng đang ra sức hoạt động rốt ráo và tấn công vào thành lũy lý luận của Chủ nghĩa Cộng sản, tức là chủ nghĩa MácLênin. Từ hiện thực đó, một cuộc “khủng hoảng” về thế giới quan như đã từng xảy ra trong ngành vật lý học trong thời kì của Lênin thì hoàn toàn có cơ hội để quay trở lại. Mặt khác, hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang kiên định với con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, mà trước mắt là phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, muốn vậy chúng ta càng cần phải hiểu đúng và nắm vững chủ nghĩa MácLênin hơn gấp nhiều lần trước đây. Khi sinh thời Bác Hồ vẫn thường nhắc nhở: “Học tập chủ nghĩa MácLênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc,.. là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa MácLênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta…”21; 292. Đến đây chúng ta chợt nhớ lời người xưa: “Ôn cố, tri tân”, nghĩa là: học mới nhưng phải ôn cũ. Thiết nghĩ học chủ nghĩa MácLênin là học cái tinh thần xử trí mọi việc một cách sáng tạo, song muốn sáng tạo cái mới thì phải biết cách của người xưa đã làm ra “cái cũ” để mà rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Trên tinh thần “ôn cố tri tân” và sự cảm phục Lênin một cách sâu sắc, tác giả đã ôm ấp ước vọng muốn học được cái tinh thần “xử trí” và “xử lý” công việc của Người nên đã chọn đề tài: “Lênin đã đẩy lùi cuộc khủng hoảng về thế giới quan của các nhà khoa học vật lý học như thế nào qua tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. Đây chưa hẳn là một đề tài quá cấp bách hiện nay, song theo tác giả thì việc nghiên cứu đề tài này vẫn có nhiều giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn xem triết học, cũng như các bộ môn củakhoa học tự nhiên (KHTN) là những hình thái đặc thù của sự nhận thức củacon người về thế giới Sự ra đời, phát triển của triết học, nhất là sự ra đời vàphát triển của triết học duy vật luôn gắn bó khăng khít với sự ra đời, pháttriển của KHTN và ngược lại Ngay từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, giữatriết học duy vật và KHTN đã hình thành nên một liên minh vững chắc: liênminh triết học duy vật - khoa học tự nhiên

Trong liên minh ấy, triết học duy vật được KHTN cung cấp chonhững tài liệu nhận thức về tự nhiên Còn KHTN thì ngay từ đầu đã đượcxây dựng trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học, đặcbiệt là triết học duy vật Như vậy liên minh triết học duy vật - khoa học tựnhiên thì có tính tự nhiên, tất yếu trong lịch sử nhận thức của nhân loại Triếthọc Mác-Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX đã là “sản phẩm”của mối quan hệ mật thiết giữa triết học duy vật với KHTN lúc bấy giờ.Trong nhiều tác phẩm của mình, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnhnhiều lần rằng một trong những tiền đề để hai ông xây dựng nên hệ thống lýluận của mình chính là những phát minh khoa học vĩ đại trong KHTN ở thế

kỉ XIX Ngược lại, kể từ khi ra đời cho đến nay, triết học Mác-Lênin đã luôn

là “kim chỉ nam” cho toàn bộ nền KHTN, trong đó có vật lý học hiện đại.Ngày nay, KHTN đã và đang lớn mạnh theo nhịp phát triển của triết học duyvật biện chứng (DVBC)

Trong quá trình lớn lên của mình, KHTN không thể tránh khỏi nhữngcuộc ốm đau và bệnh tật ngắn ngủi Đó không phải là một lời cảnh báosuông của những nhà tương lai học bi quan Hãy nhìn vào quá khứ củangành vật lý học thì sẽ rõ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề Vào cuối thế

Trang 2

kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, vật lý học đã phải chứng kiến một cuộc “khủnghoảng” về thế giới quan bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa duy tâm “vật

lý học” Cuộc “khủng hoảng” đó được Lênin coi như một bước giật lùi, một

“trận ốm” ngắn ngủi trong sự trưởng thành của ngành vật lý học Song, nếu

nó không được nhanh chóng dập tắt thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, vì cuộckhủng hoảng đó không chỉ có tác hại xấu đến sự tiến triển của bản thânngành vật lý học nói riêng, KHTN nói chung mà còn có nguy cơ làm sụp đổ

cả hệ thống triết học duy vật, trong đó có cả triết học DVBC của Mác Vìvậy, đẩy lùi cuộc khủng hoảng đó là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết trongthời điểm lịch sử bấy giờ Để đẩy lùi cuộc khủng hoảng thế giới quan của

những nhà vật lý học lúc đó Lênin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Tác phẩm này được Lênin viết năm

1908, xuất bản lần đầu ở Nga năm 1909 Do ra đời trong một hoàn cảnh đặcbiệt như vậy cho nên tác phẩm này có đầy đủ tính chất của một tác phẩmluận chiến kinh điển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về tính chất mẫu mựctrong việc bảo vệ và phát triển triết học Mác lẫn KHTN trên hai phươngdiện: nội dung và phương pháp

Ngày nay, khi nhân loại đã bước vào một thiên niên kỉ mới (thiên niên

kỉ thứ III) với một nền văn minh mới (nền “văn minh trí tuệ”, “văn minh trithức”) thì KHTN càng có điều kiện để phát triển một cách vũ bão với tốc độ

“một ngày bằng hai mươi năm” hoặc lớn hơn nữa Cùng với đó là sự trỗi dậymạnh mẽ của những kẻ thù “cũ” của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng đang rasức hoạt động rốt ráo và tấn công vào thành lũy lý luận của Chủ nghĩa Cộngsản, tức là chủ nghĩa Mác-Lênin Từ hiện thực đó, một cuộc “khủng hoảng”

về thế giới quan như đã từng xảy ra trong ngành vật lý học trong thời kì củaLênin thì hoàn toàn có cơ hội để quay trở lại

Trang 3

Mặt khác, hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,đất nước ta đang kiên định với con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, mà trướcmắt là phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh”, muốn vậy chúng ta càng cần phải hiểu đúng và nắm vữngchủ nghĩa Mác-Lênin hơn gấp nhiều lần trước đây Khi sinh thời Bác Hồ vẫnthường nhắc nhở: “Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xửtrí mọi việc, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin

để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta…”[21;292] Đến đây chúng ta chợt nhớ lời người xưa: “Ôn cố, tri tân”, nghĩa là:học mới nhưng phải ôn cũ Thiết nghĩ học chủ nghĩa Mác-Lênin là học cái tinh thần xử trí mọi việc một cách sáng tạo, song muốn sáng tạo cái mới thìphải biết cách của người xưa đã làm ra “cái cũ” để mà rút ra những kinhnghiệm cho bản thân Trên tinh thần “ôn cố tri tân” và sự cảm phục Lêninmột cách sâu sắc, tác giả đã ôm ấp ước vọng muốn học được cái tinh thần

“xử trí” và “xử lý” công việc của Người nên đã chọn đề tài: “Lênin đã đẩylùi cuộc khủng hoảng về thế giới quan của các nhà khoa học vật lý học như

thế nào qua tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình Đây chưa hẳn là

một đề tài quá cấp bách hiện nay, song theo tác giả thì việc nghiên cứu đề tàinày vẫn có nhiều giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

2 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề:

Đã có không ít bài viết và công trình nghiên cứu bàn đến tác phẩmnày trên nhiều bình diện và góc độ khác nhau, trong đó phải kể đến một số

bài viết và công trình tiêu biểu như: C.Mác, F.Engen, V.I.Lênin: Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, Nxb KHXH, HN, 1973; E.Côn- man: Lênin và vật lý học hiện đại, Nxb ST, HN, 1960; PGS.TS Doãn Chính, PGS.TS Đinh Ngọc Thạch: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác -

Trang 4

Ph.Ăng-ghen - Lênin, Nxb CTQG, HN, 2008; GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên): Sức sống của một tác phẩm triết học, Nxb CTQG, HN, 2000 Trong đó, quyển sách “C.Mác, F.Engen, V.I.Lênin:

Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên” là quyển sách trích dẫn

lại những đoạn văn hay có liên quan đến từng chủ đề của triết học và KHTNnên đã giúp tác giả khóa luận tiết kiệm nhiều thời gian trong việc tìm kiếmcác văn bản gốc trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cóliên quan tới đề tài Còn cuốn sách của E.côn-man cũng là quyển sách cónhiều giá trị sử dụng, vì qua đó có thể tìm thấy một tầm nhìn khái quát vềmối quan hệ của từng luận điểm triết học mà Lênin đã trình bày trong tác

phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” với những

luận cứ và luận chứng đến từ những thành tựu của vật lý học hiện đại.PGS.TS Doãn Chính và PGS.TS Đinh Ngọc Thạch trong phần bàn về tác

phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã phân tích

cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học và khả năng khắc phục

cuộc khủng hoảng đó Song đặc biệt nhất vẫn là tác phẩm “Sức sống của một tác phẩm triết học” do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PTS Đặng Hữu Toàn đồng chủ biên, vì toàn bộ những vấn đề của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đều có thể tìm thấy ở đây Trong

tác phẩm lớn này, tác giả khóa luận đặc biệt chú ý tới bài viết của PTS

Nguyễn Cảnh Hồ với tựa đề “V.I.Lênin và cuộc khủng hoảng của vật lý học cuối thế kỉ XIX”.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:

- Mục tiêu của khóa luận là xác định đúng thực chất và nguyênnhân gây nên cuộc khủng hoảng trong ngành vật lý học đầu thế kỉ XX vàcon đường, cách thức mà Lênin đã sử dụng để đẩy lùi cuộc khủng hoảng đó

Từ đó đi đến kết luận: Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn

Trang 5

xứng đáng là triết học tiên phong, là đỉnh cao tinh thần của thời đại, là công

cụ nhận thức vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân loại Đồng thời thôngqua đó góp phần khẳng định công lao của Lênin đối với sự phát triển củatriết học Mác và KHTN

- Nhiệm vụ của khóa luận là đi vào phân tích các mặt của cuộckhủng hoảng trong ngành vật lý học và cuộc đấu tranh mà Lênin đã tiếnhành nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đó

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận:

Khóa luận này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác-Lênin, đặc biệt là các tác phẩm kinh điển của Ph.Ăngghen và

V.I.Lênin, trong đó phải kể đến “Biện chứng của tự nhiên” và “Chống rinh” của Ph.Ăngghen và “Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin Mặt khác, khóa luận này cũng là kết quả của sự khái quát

Đuy-nhiều kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan

Để hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ tự đặt ra cho bản thân, thìtrong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng một tổ hợp các phương phápnhư: phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, lôgich - lịch sử, thống kê,…Những phương pháp đó luôn được sử dụng trên nền tảng của một thế giớiquan và nhận thức luận duy vật triệt để

5 Ý nghĩa của khóa luận:

Đề tài này được tác giả lựa chọn theo đúng sở thích của bản thân vớimột mong muốn nhỏ là góp phần nào công sức của mình nhằm làm rõ mộtvấn đề đã đi vào lịch sử của ngành vật lý học - cuộc khủng hoảng về thế giớiquan của các nhà vật lý học hồi đầu thế kỉ XX Mặc dù cuộc khủng hoảng đó

đã lùi vào lịch sử khá xa, song theo nhận định của tác giả thì nó hoàn toàn có

cơ hội để lại bùng phát trong tương lai và lần này có thể là với một cường độcòn lớn hơn trước nhiều lần Vì vậy, tác giả rất muốn nắm vững cách thức

Trang 6

mà những nhà kinh điển của triết học mác-xít đã tiến hành để đẩy lùi nótrong lịch sử, để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trongviệc nhìn nhận, đánh giá các thành tựu mới nhất của ngành vật lý học hiệnđại nói riêng và KHTN ngày nay nói chung.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tác giả thực hiện một công trìnhnghiên cứu khoa học, song đây là một đề tài không dễ vì mang tính lý luậncao và có liên quan nhiều tới kiến thức của các ngành KHTN, đặc biệt làkhoa học vật lý học Hơn nữa việc đi sâu nghiên cứu một tác phẩm kinh điểnluôn luôn là một vấn đề khó vì nó luôn đòi hỏi tính tích cực, cần cù, chămchỉ, sáng tạo và một thời gian đủ dài để đọc và hiểu tác phẩm, cho nên dù đã

cố gắng hết sức song chắc chắn khóa luận này không tránh khỏi những saisót và hạn chế Với sự cầu tiến cao nhất để ngày càng hoàn thiện đề tài này,bản thân tác giả mong nhận được từ quý thầy cô và các bạn những sự cảmthông và nhiều sự góp ý, giúp đỡ Tác giả xin chân thành cảm ơn

6 Kết cấu của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danhmục các từ viết tắt, khóa luận này gồm có 2 chương và 5 tiết

NỘI DUNG

Chương 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG THẾ GIỚI

Trang 7

QUAN TRONG VẬT LÝ HỌC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

03 thời kì lớn, và trong mỗi thời kì như vậy lại bao gồm một số giai đoạnkhác nhau:

- Thời kì hình thành khoa học vật lý: Kéo dài suốt từ thời cổ Hy Lạpđến gần cuối thế kỉ XVII, khi xuất hiện các công trình của Newtơn

- Thời kì vật lý cổ điển: Kéo dài từ cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉXIX

- Thời kì vật lý học hiện đại: Bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ

XX cho đến nay

Nhưng dù trong giai đoạn nào đi chăng nữa thì vật lý học vẫn phảiluôn “sánh bước” cùng triết học Song mối quan hệ giữa triết học và vật lýhọc không phải là bất biến, ngược lại nó luôn biến đổi trong quá trình pháttriển của mỗi ngành Cụ thể:

Ở thời kì Cổ đại, những tư tưởng về vật lý học chỉ tồn tại ở dạng mầmmống, vì trong nền “triết học tự nhiên” tri thức triết học sẽ chiếm ưu thế chứkhông phải là tri thức của vật lý học hay của bất kì một bộ môn khoa họcnào khác Trong thời kì này cũng đã xuất hiện một số luận điểm cơ bản làmnền tảng cho sự phát triển về sau của ngành vật lý, trong đó tiêu biểu nhất lànhững luận điểm của Đêmôcrit với học thuyết nguyên tử luận

Trang 8

Sang thời Trung cổ - một thời kì đen tối nhất trong lịch sử phươngTây - khi mà những tư tưởng của Platôn và sau đó là của Arixtôt được xemnhư những giáo điều bất khả xâm phạm, thì những tác phẩm của Đêmôcrit

và của các nhà duy vật khác bị cấm ngặt, bị đốt bỏ hoặc chôn vùi trong cácthư viện và ngay cả những tư tưởng ủng hộ thuyết nguyên tử luận hay mộtđiều gì đó tương tự đều bị thẳng tay trừng trị Trong thời kì này, KHTN chỉcòn là một cái xác không hồn, cho nên trải qua 2000 năm trong đêm trườngTrung cổ mà vật lý học chẳng tiến được là bao nhiêu

Mãi cho đến thế kỉ XV-XVI, nhờ có Côpecnic, rồi Brunô, Galilê,trước đó nữa là Lêôna Đơ Vinci,…mà những xiềng xích của triết học kinhviện áp đặt lên KHTN mới bắt đầu được tháo tung để báo hiệu cho một sựtrỗi dậy không gì có thể ngăn cản nổi của khoa học Trong giai đoạn này,chúng ta thấy nổi lên vai trò đặc biệt của nhà bác học Galilê, ông đã đánh đổArixtốt ở dưới đất bằng thí nghiệm Pida, và ở trên trời bằng kính thiên văn

Tới thế kỉ XVII vật lý học nói riêng và KHTN nói chung mới thực sựtách khỏi triết học thông qua một cuộc cách mạng chưa từng có, nhất là ởhai ngành: thiên văn học và cơ học Sự lớn mạnh nhanh chóng của KHTNtrong hai thế kỉ này đi liền với sự xuất hiện và trưởng thành của giai cấp tưsản đang lên Đặc biệt, ảnh hưởng của nhà bác học vật lý Newtơn trong giaiđoạn này là quá lớn, cái bóng của ông trùm lên mọi lĩnh vực của khoa học vàtrở thành khuôn mẫu cho ngành vật lý học cổ điển (kéo dài gần 300 năm chomãi đến cuối thế kỉ XIX) Cuối thời kì này nhiều nhà khoa học vật lý chỉ còn

là những “tiến sĩ nhai lại”, họ không dám vượt qua cái bóng của nhữngngười đi trước, vì tư duy của họ đã bị cái phương pháp siêu hình, máy móclàm cho tê liệt

Tới thế kỉ XVIII, tương ứng với trình độ của KHTN lúc này là mộthình thức triết học mới – CNDV Pháp (những nhà nghiên cứu KHTN của

Trang 9

Pháp cuối thế kỉ XVIII đều là những người duy vật và vô thần, đồng thời họcũng tin vào khả năng vô hạn của con người có thể nhận thức tự nhiên, do

đó họ không công nhận chủ nghĩa bất khả tri) Song hình thức triết học mớinày vẫn tự coi mình là môn khoa học duy nhất nắm được chân lý tuyệt đối,

có quyền nói lên tiếng nói cuối cùng về chân lý khoa học, do đó nó tự nhậnmình là “khoa học của mọi khoa học”

Sang nửa đầu thế kỉ XIX, những thành tựu mới nhất của vật lý học,hóa học, sinh vật học,…đã chứng minh cho một quá trình phát triển biệnchứng của thế giới Thế là CNDV Pháp mất dần ảnh hưởng, thay vào đó làtriết học cổ điển Đức Song ảnh hưởng của thứ triết học đó đối với vật lý học

ở đầu thế kỉ XIX là khá mâu thuẫn, trong đó nó đem lại kết quả xấu thì nhiềuhơn Phải chờ đến Mác và Ăngghen thì phép biện chứng mới phát huy đượctính tích cực của nó Song do một số nguyên nhân khách quan mà từ khi rađời cho đến cuối thế kỉ XIX, triết học DVBC vẫn chưa được phổ biến sâurộng trong đông đảo các nhà KHTN, hơn nữa trong thời kì này vật lý học cơgiới vẫn còn gặt hái được nhiều thắng lợi nên đây vẫn là thời kì mà tư duysiêu hình vẫn còn chiếm ưu thế trong vật lý học Do chỉ nhìn thấy cây màchẳng thấy rừng, nên vật lý học vào cuối thế kỉ XIX đã tự coi mình là hìnhthức “hoàn bị” cuối cùng Sự ngạo mạn đó đã được thể hiện đầy đủ trong lờinói của nhà vật lý học lão thành Kenvin

Mặc dù trong lịch sử đã qua không phải không có những lần giữa triếthọc và vật lý học nổ ra những cuộc tranh cãi với nhau, song đó chẳng quachỉ là sự phủ định thuộc về sự phát triển của sự vật Còn xét một cách tổngthể thì mỗi giai đoạn phát triển của ngành vật lý học đều bị chi phối mạnh

mẽ bởi một hình thức triết học tương ứng Cho nên mới nói, tóm tắt lịch sửcủa ngành vật lý học cũng đồng nghĩa với việc tóm tắt toàn bộ lịch sử củatriết học là như vậy

Trang 10

1.1.2 Cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học bùng nổ:

Bắt đầu từ những năm cuối cùng của thế kỉ XIX và những năm đầuthế kỉ XX cho đến nay, đối tượng nghiên cứu của ngành vật lý đã có nhiềuthay đổi, nó đã chuyển hướng nghiên cứu sang các đối tượng thuộc thế giới

vi mô, tức là từ nguyên tử trở xuống, người ta gọi nó là nền vật lý học hiệnđại

Vào năm 1895 nhà bác học Đức Rơn-ghen đã tình cờ tìm ra tia X (haycòn gọi là tia Rơn-ghen) Chính phát hiện này đã gợi ý rằng nguyên tử thìkhông phải là cái gì đó giản đơn như người ta thường nghĩ, phát hiện nàycòn cho phép một sự suy luận lôgich về sự tồn tại của một thế giới có kíchthước với không gian và thời gian vô cùng nhỏ bé, song nó vẫn có khốilượng, điện tích và vận tốc có thể xác định được

Một năm sau phát hiện của Rơnghen, nhà bác học Pháp Béccơren đãkhám phá ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Uranium Phát minh này có

ý nghĩa to lớn về mặt triết học vì nó đã chứng minh được nguyên tố hóa họckhông phải là bất biến và tồn tại vĩnh viễn như người ta vẫn nghĩ mà nó cóthể chuyển hóa lẫn nhau, nghĩa là nguyên tử của nguyên tố này hoàn toàn cóthể biến đổi thành nguyên tử của các nguyên tố khác

Năm 1897, những nghi ngờ về sự tồn tại của một thế giới hạt vi môphong phú và đa dạng đã được chứng minh một cách chắc chắn bằng pháthiện của nhà vật lý học người Anh tên là Tôm-xơn khi ông phát hiện ra điện

tử và chứng minh được điện tử đúng là một trong những thành phần cấu tạonên nguyên tử Điều đó đã hoàn toàn xác nhận rằng nguyên tử thì có thể bịphân chia chứ không phải là một khối vững chắc “bé nhất, không phân chia,không xuyên thấu, không bị phá vỡ” Nguyên tử giờ đây không còn là “viêngạch cuối cùng” của tòa lâu đài vật chất, dưới nguyên tử vẫn còn có nhữnghạt bé hơn nữa

Trang 11

Bẵng đi một thời gian cực kì ngắn ngủi, ngành vật lý học lại rungchuyển với phát minh của nhà vật lý học Đức Kaufman vào năm 1901 Vớiphát minh của mình, ông đã chứng minh được khối lượng của điện tử khôngphải là bất biến mà nó cũng biến đổi tùy theo vận tốc chuyển động của điện

tử, rằng trong quá trình vận động của điện tử thì khối lượng của điện tử sẽtăng lên khi vận tốc chuyển động tăng lên Phát kiến này đã bác bỏ quanđiểm siêu hình coi khối lượng là bất biến và đồng nhất với vật chất

Đến năm 1905, Anh-xtanh đề ra thuyết tương đối hẹp, trong đó cócông thức nổi tiếng “E= mc2”, từ đó chứng tỏ khối lượng và năng lượngkhông phải là hai thực thể tách biệt nhau hoàn toàn mà khối lượng cũng lànăng lượng, ngược lại, năng lượng cũng là khối lượng Một hệ quả quantrọng nữa được rút ra từ thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh là: không gian

và thời gian không phải là những hình thức tuyệt đối và tách rời nhau, màkhông gian và thời gian chỉ là tương đối, nó phụ thuộc vào vận động, trongvận động của các vật thể thì chúng luôn gắn chặt với nhau tạo nên mộtkhông - thời gian thống nhất 4 chiều

Tất cả những phát minh ấy đã đưa lại cho con người những hiểu biếtmới sâu sắc hơn về cấu trúc bên trong của nguyên tử, rằng nguyên tử thì vôcùng phức tạp, nó chưa phải là đơn vị nhỏ nhất như những gì người ta đã

“tưởng tượng” về nó trong hàng ngàn năm đã qua, nó hoàn toàn có thể bịphân rã và chuyển hóa Điều đó đã làm cho nhiều nhà bác học “giỏi khoahọc nhưng kém cỏi về triết học” rơi vào sự hụt hẫng về thế giới quan Sựmất phương hướng về thế giới quan của các nhà vật lý học trong việc sửdụng các thành quả của vật lý học hiện đại để phân tích bản chất của thế giớihiện thực sẽ là ngòi nổ của một cuộc “khủng hoảng” về thế giới quan trongngành vật lý

Trang 12

Bàn về bối cảnh lịch sử mà cuộc khủng hoảng thế giới quan của cácnhà vật lý học đã bùng nổ, chúng ta còn phải lưu ý tới cả hoàn cảnh chính trị

- xã hội vô cùng phức tạp và nhạy cảm hồi đầu thế kỉ XX Trên thế giới thìchủ nghĩa tư bản đã chuyển mình trở thành chủ nghĩa đế quốc với bộ mặtcực kì phản động Không gắn cuộc khủng hoảng vật lý học cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX với những biến động dữ dội về chính trị - xã hội lúc ấy thìkhông thể hiểu trọn vẹn thực chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ấy

là gì

1.2 Thực chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học

1.2.1 Thực chất của cuộc khủng hoảng:

Những ai quan tâm đến cuộc khủng hoảng của ngành vật lý đã từngxảy ra ở đầu thế kỉ XX thì luôn tự đặt câu hỏi: cái gì là sự thật ẩn giấu đằngsau cuộc khủng hoảng ấy? Phải chăng nó đúng như lời của những học giả

“giỏi khoa học nhưng kém cỏi về triết học” đã hô hoán lên rằng “vật chất

tiêu tan”, “chủ nghĩa duy vật sụp đổ”? Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật

và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin chỉ rõ “thực chất của cuộc

khủng hoảng của vật lý học hiện đại là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ

và của những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài

ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủnghĩa bất khả tri “Vật chất đã tiêu tan mất”,- người ta có thể dùng câu nói

đó để diễn đạt cái khó khăn cơ bản và điển hình đối với nhiều vấn đề riêngbiệt, khó khăn đã gây ra cuộc khủng hoảng ấy”[13; 259]

Quan điểm đó của Lênin đã vạch rõ thực chất của cuộc khủng hoảng

từ cả hai phía: vật lý học và triết học Như vậy về hình thức thì cuộc khủnghoảng đó là một cuộc khủng hoảng “kép” Cụ thể:

a Thực chất của cuộc khủng hoảng xét về mặt vật lý học:

Trang 13

Nếu xét riêng các sự biến của bản thân ngành vật lý học thì rõ ràng lúc

ấy trong ngành này đang diễn ra những “sự đảo lộn của những quy luật cũ vànhững nguyên lý cơ bản” Thêm vào đó, các quan niệm cũ về cấu tạonguyên tử như “là cái bé nhất, là đơn vị cuối cùng không thể phân chia, làbản nguyên đại diện cho thế giới” cũng đã tan tành theo mây khói, “khốilượng tiêu tan mất Nền tảng của cơ học sụp đổ Nguyên lý Niu-tơn về sựngang bằng giữa tác động và phản tác động,…cũng sụp đổ nốt”[13; 254]

Sự thật là cho mãi đến cuối thế kỉ XIX, các nhà vật lý học vẫn còn tintưởng tuyệt đối vào những quy luật và nguyên lý của cơ học cổ điển vàkhẳng định một cách chắc chắn rằng thế giới vật chất này đã bị đóng khuôntrong những quy luật đó mà không cần có thêm bất kì một quy luật nào nữa.Cho nên một khi các nhà vật lý được tiếp xúc với hàng loạt các phát minhmới và thấy chúng cứ “bướng bỉnh” không chịu ăn khớp với những gì có sẵn

từ trước thì họ hết sức hoang mang từ đó có sự xáo động lớn về tư tưởng,vốn dĩ họ là những người duy vật - mặc dù là duy vật siêu hình - thì nay họsẵn sàng chấp nhận CNDT và bất khả tri như một sự cứu cánh Họ khônghiểu vật lý học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đang trải qua một “bướctrưởng thành”, một “cuộc cách mạng” chứ không phải là một cuộc khủnghoảng như người ta tưởng tượng về nó Cuộc cách mạng trong vật lý họccũng chính là sự đảo lộn những qui luật cũ, những khái niệm cũ, nhữngnguyên lý cơ bản của vật lý học cổ điển, sự đảo lộn đó được thực hiện thôngqua những phát minh vĩ đại trong vật lý học

Có phải “cuộc cách mạng” của vật lý học đến từ một sự ngẫu nhiên?Như đã tìm hiểu trong mục 1.1 thì lịch sử vật lý học là một quá trình pháttriển luân phiên giữa những thời kì tiến hóa yên tĩnh và những thời kì biếnđổi cách mạng Đầu thế kỉ XX, một cuộc cách mạng như vậy đã bùng nổtrong lòng vật lý học

Trang 14

Như vậy cuộc “khủng hoảng” của vật lý học không phải là cuộckhủng hoảng do sự phát triển của khoa học đem lại mà chính là do có một sốnhà vật lý học khi lý giải những phát minh mới đã không đứng trên quanđiểm DVBC mà lại rút ra những kết luận sai lầm mang tính duy tâm, đi tớichỗ gạt bỏ thực tại khách quan tồn tại ngoài ý thức và đi tới chỗ thay thếCNDV bằng chủ nghĩa bất khả tri

b Thực chất cuộc khủng hoảng xét về mặt triết học:

Vì giữa triết học và KHTN có mối quan hệ hỗ tương cho nên trongcuộc “khủng hoảng” về vật lý học không thể “thiếu” sự tác động đến từ phíatriết học Để hiểu trọn vẹn vấn đề ta cần gắn cuộc khủng hoảng về thế giớiquan của các nhà vật lý học với cuộc đấu tranh triết học giữa CNDV vớiCNDT trong giai đoạn này

Sự đảo lộn những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản thì đâu phải

là lần đầu mới thấy trong lịch sử vật lý học, cách đó mấy trăm năm Côpecnic

đã làm rồi khi ông đưa ra thuyết nhật tâm để đánh đổ thuyết địa tâm tồn tạitrong hơn hai ngàn năm, song nó đã không đưa lại bất kì một cuộc khủnghoảng nào về mặt thế giới quan Vậy sự khác nhau giữa hai thời điểm lịch sửnày là gì? Đó là giờ đây có quá nhiều nhà bác học giỏi chuyên môn nhưngkhông phải là những nhà duy vật, rõ ràng hồi đó tuy cũng là lý thuyết mớiđánh đổ lý thuyết cũ nhưng cái thế giới quan và nhận thức luận duy vậtthông qua đó mà được củng cố, đó là quá trình thay thế CNDT bằng CNDV,còn giờ đây thì sự việc lại diễn biến theo hướng hoàn toàn ngược lại, tức làCNDV bị thay thế bởi CNDT và chủ nghĩa bất khả tri Những phần tử phảnđộng nhất trong triết học đã lợi dụng và đã làm cho cuộc khủng hoảng nàytrở nên nghiêm trọng bằng cách “từ cuộc “khủng hoảng của vật lý học hiệnđại”, người ta đã vội rút ra những kết luận hoài nghi luận”[13; 255] Vậy làmọi vấn đề có thể coi như được sáng tỏ

Trang 15

Tóm lại, theo Lênin thì thực chất sâu xa hơn của toàn bộ cuộc khủnghoảng phải nằm ở mặt triết học chứ không phải ở mặt vật lý học; chính mặttriết học sẽ nói lên bản chất của cuộc khủng hoảng vật lý học, còn mặt vật lýhọc chẳng qua chỉ là cái cớ; không thể hiểu được thực chất của cuộc khủnghoảng từ việc xem xét các phát minh khoa học, mà việc mất phương hướng

về thế giới quan của nhiều nhà vật lý phải bắt đầu khi họ bước sang lĩnh vựccủa triết học Như vậy, mặc dù được gọi là cuộc “khủng hoảng” vật lý họcsong thật ra chẳng có một cuộc khủng hoảng nào hết về mặt vật lý mà chỉ cómột cuộc khủng hoảng về mặt thế giới quan và nhận thức luận triết họctrong bản thân các nhà vật lý học

1.2.2 Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng:

Một câu hỏi cần làm sáng tỏ ở mục này là: Cái gì đã làm nảy sinh racuộc khủng hoảng trong vật lý học hồi đầu thế kỉ XX?

Đầu tiên, chúng ta đều đồng ý với Lênin về nguồn gốc sâu xa củacuộc khủng hoảng thế giới quan trong ngành vật lý nằm ở ngay cách đặt vấn

đề về vật chất như là “viên gạch đầu tiên” của thế giới Lênin viết: ““Vậtchất đã tiêu tan mất”, - người ta có thể dùng câu nói đó để diễn đạt cái khókhăn cơ bản và điển hình đối với nhiều vấn đề riêng biệt, khó khăn đã gây racuộc khủng hoảng ấy”[13; 259]

Tiếp theo, trong cùng tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin cũng đã chỉ rõ: cuộc khủng hoảng của vật lý học

hiện đại mà xét về mặt thế giới quan thì gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩaduy tâm “vật lý học” nên những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời củachủ nghĩa duy tâm “vật lý học” thì cũng chính là các nguyên nhân dẫn đếncuộc khủng hoảng thế giới quan của các nhà vật lý học Theo Lênin thì cóhai nguyên nhân chính “đẻ” ra chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” :

Trang 16

- Nguyên nhân thứ nhất: “Cuộc khủng hoảng của vật lý học là ở chỗtinh thần toán học đã chinh phục vật lý học” [13; 311].

Trong vấn đề này, Lênin đặc biệt lưu ý việc toán học đã được ứngdụng rộng rãi vào trong vật lý học và làm cho vật lý học “lý thuyết” trởthành vật lý học “toán học” Lênin nhận định: “Cuộc khủng hoảng của vật lýhọc là ở chỗ tinh thần toán học đã chinh phục vật lý học”[13; 311], ““vậtchất tiêu tan mất” chỉ còn lại những phương trình”[13; 312], hay có thể nóimột cách hình tượng đơn giản: Vì các nhà vật lý học mải vùi đầu tính toánnên đã dần mất đi thói quen suy nghĩ!

- Nguyên nhân thứ hai: Theo Lênin thì “một nguyên nhân khác sinh rachủ nghĩa duy tâm “vật lý” là nguyên lý của chủ nghĩa tương đối, tức lànguyên lý về tính tương đối của tri thức của chúng ta Trong thời kì các lýluận cũ sụp đổ đột ngột, nguyên lý này có một sức mạnh đặc biệt buộc các

nhà vật lý học phải tuân theo, - và trong tình trạng không hiểu biết phép biện chứng, nguyên lý này, tất nhiên dẫn đến chủ nghĩa duy tâm ”[13; 313]

Ngoài các nguyên nhân nhận thức luận, sự khủng hoảng của vật lýhọc còn có nguyên nhân chính trị - xã hội và tín ngưỡng, đây là nhữngnguyên nhân gián tiếp

Tóm lại: Chừng nào CNDT, chủ nghĩa kinh nghiệm và phương pháp

tư duy siêu hình còn thống trị trong KHTN thì chừng ấy chưa thể tránh khỏiviệc có những cuộc khủng hoảng bùng nổ trong KHTN nói chung và vật lýhọc nói riêng

Chương 2: LÊNIN ĐẨY LÙI CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ THẾ GIỚI QUAN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC VẬT LÝ

2.1 Lênin đấu tranh chống lại các trào lưu triết học phi mac-xit ở Nga vào năm 1908

Trang 17

Như đã phân tích thì cuộc khủng hoảng vật lý học thực ra là một cuộckhủng hoảng “kép”, nên muốn giải quyết nó triệt để thì phải giải quyết đồngthời trên cả hai mặt: vật lý học và triết học, song trọng tâm vẫn là trên địahạt của triết học Hơn nữa Lênin ngay từ đầu đã giới hạn công việc của mìnhchỉ trong lĩnh vực triết học chứ không có ý định “lấn sân” sang lĩnh vực củavật lý học

Như chúng ta đã biết, cuối thế kỉ XIX, về mặt triết học, CNDT đã mở

ra một cuộc đấu tranh mới chống CNDV một cách toàn diện với những “vũkhí” mới, mà một trong những vũ khí mới được sử dụng lúc này chính làtriết học kinh nghiệm hay chủ nghĩa Makhơ - một thứ triết học về thực chất

là CNDT chủ quan, một biến dạng của chủ nghĩa thực chứng, nhưng ngoàimặt lại làm ra vẻ như một thứ triết học “tối tân”, “hiện đại” đã khắc phụcđược sự phiến diện của cả CNDV lẫn CNDT Tại Nga, lợi dụng tình hình rốiren, phái Makhơ ở Nga tiến hành sự xét lại công khai triết học Mác nhằmkhôi phục triết học duy tâm bằng cách làm giả nhận thức luận DVBC mộtcách tinh vi thông qua việc dùng các thuật ngữ tựa hồ như là duy vật để cheđậy CNDT, nhưng thực tế là họ đã hoàn toàn rời bỏ CNDV rồi

Lúc bấy giờ cũng có khá nhiều người thực tâm muốn bảo vệ chủnghĩa Mác nên đã đứng ra phê phán chủ nghĩa Makhơ, song vì sự phê phánkhông quyết liệt lại phạm phải nhiều sai lầm trong khi trình bày triết họcDVBC nên hiệu quả đạt được thấp và còn gây ra một số tổn hại khác chotriết học Mác nói chung

Đứng trước tình hình đó, Lênin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật

và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” để tiến hành cuộc đấu tranh toàn diện

chống lại các trào lưu triết học phản động, mà cụ thể ở đây là chủ nghĩa kinhnghiệm phê phán hay còn được biết dưới cái tên chủ nghĩa Makhơ Cuộcđấu tranh này bao gồm hai khía cạnh: nội dung và phương pháp

Ngày đăng: 11/12/2016, 17:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện chứng của tự nhiên
Nhà XB: Nxb Sự Thật
2. Ph.Ăngghen, Chống Đuy-rinh, Nxb CTQG, HN, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuy-rin
Nhà XB: Nxb CTQG
3. Nguyễn Tường Bách, Lưới trời ai dệt ?, Nxb Trẻ, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưới trời ai dệt
Nhà XB: Nxb Trẻ
4. Phùng Văn Bộ (chủ biên), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, Nxb GD, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học
Nhà XB: Nxb GD
5. PGS,TS Doãn Chính- PGS,TS Đinh Ngọc Thạch, Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác- Ph.Ăng-ghen- V.I.Lê-nin, Nxb CTQG, HN, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác- Ph.Ăng-ghen- V.I.Lê-nin
Nhà XB: Nxb CTQG
6. GS, PTS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Đặng Hữu Toàn, Sức sống của một tác phẩm triết học, Nxb CTQG, HN, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống của một tác phẩm triết học
Nhà XB: Nxb CTQG
7. E.Côn-man, Lê-nin và vật lý học hiện đại, Nxb ST, HN,1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê-nin và vật lý học hiện đại
Nhà XB: Nxb ST
8. PGS Lê Cảnh Đại, Một số vấn đề triết học trong vật lý học, Khoa Triết, trường Đại học KHXH & NV,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề triết học trong vật lý học
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triết học, Nxb CTQG, HN, 1993, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học", Nxb CTQG, HN, 1993
Nhà XB: Nxb CTQG
10.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triết học, Nxb CTQG, HN, 1995, tập 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học", Nxb CTQG, HN, 1995
Nhà XB: Nxb CTQG
11.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Nxb CTQG, HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác- Lênin
Nhà XB: Nxb CTQG
12.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học , Nxb CT-HC, HN, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Nhà XB: Nxb CT-HC
13.V.I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Bút ký phê phán một triết học phản động, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Bút ký phê phán một triết học phản động
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
14.V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tập 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
15.V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, tập 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
16.V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
17.V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
18.C.Mác-Ph.Ăng-ghen, Tuyển tập, Nxb ST, HN,1962, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập", Nxb ST, HN,1962
Nhà XB: Nxb ST
19.C.Mác-Ph.Ăng-ghen-V.I.Lênin, Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, Nxb KHXH, HN, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
Nhà XB: Nxb KHXH
20.Đại học Huế - Trường Đại học Khoa học - Khoa Mác-Lênin, Triết học trong khoa học tự nhiên, Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học trong khoa học tự nhiên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w