NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – CHÂU PHI 1.1. Tình hình thế giới và tình hình Việt Nam 1.1.1 Tình hình thế giới Tình hình thế giới từ năm 1986 đến nay diễn biến hết sức nhanh chóng và phức tạp: • Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia dân tộc. • Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước ngày càng bộc lộ rõ trình độ và tốc độ phát triển khác nhau. • Xu hướng liên kết khu vực và liên khu vực phát triển mạnh mẽ, ra đời các khối liên kết lớn ở tất cả các châu lục. • Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, thực hiện 4 hiện đại hóa, từ giữa những năm 1980, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu bắt đầu tiến hành cải tổ, cải cách, Việt Nam (1986) và Lào (1987) tiến hành đổi mới. • Cuối những năm 1980, do sai lầm trong cải và cải cách chính trị, kinh tế nên các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng khoảng sâu sắc. Đến đầu những năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, gây nên cơn chấn động chính trị toàn cầu. • Bước sang thế kỉ XXI, thế giới phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu và các vấn đề an ninh phi truyền thống: Dịch bênh, chênh lệch giàu nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, trái đất nóng lên, bùng nổ dân số… đòi hỏi một sự hợp tác trên toàn thế giới. • Khu vực Châu ÁThái Bình Dương tiếp tục khẳng định mạnh mẽ xu hướng trở thành trung tâm kinh tế chính trị của thế giới. 1.1.2. Tình hình trong nước • Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam trở thành một đất nước hòa bình , độc lập, thống nhất, xây dựng và phát triển đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. • Những năm 19751985, công cuộc hồi phục và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong những điều kiện hết sức khó khăn. Đồng thời, xảy ra 2 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. • Từ cuối những năm 1970, đất nước đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tếxã hội trầm trọng. • Tại Đại hội VI (tháng 121986), Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. 1.1.3. Tình hình châu Phi trong mấy năm gần đây, châu Phi có tình hình chính trị tương đối ổn định, tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 3% năm, riêng năm 1997 đạt khoảng 5%, trong khi tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm, các cuộc xung đột đi dần vào giải pháp hoặc bị thu hẹp, xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ngày càng được củng cố; một số nước thoát ra khỏi thảm cảnh nghèo đói bần cùng và xung đột bạo lực, bắt tay vào khôi phục nền kinh tế, xây dựng lại đất nước. Nhưng từ thập kỷ 60 trở về trước, châu lục này bị đế quốc, thực dân đô hộ và chia cắt. đến cuối những năm 70, khi những vết tích cuối cùng của chủ nghĩa thực dân bị xoá bỏ, thì hầu hết các nước Châu Phi dành được độc lập dân tộc ở mức độ khác nhau và lựa chọn mô hình phát triển đất nước dưới tác động của chiến tranh lạnh, sự tập hợp lực lượng và đấu tranh ý thức hệ giữa hai phe, hai khối. Là lục địa lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, châu Phi hiện nay có hơn 700 triệu người, giầu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và các khoáng sản chiến lược với trữ lượng lớn và mới khai thác. Do xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực liên tiếp xẩy ra trong thời gian dài nên các nước châu Phi phát triển chậm, kinh tế khó khăn, tình hình chính trị, xã hội diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Trong những năm đầu thập kỷ 80, cục diện tình hình thế giới có nhiều thay đổi, châu Phi không còn là khu vực tranh giành ảnh hưởng và tập hợp lực lượng của các nước lớn. Từ khi nguồn viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài bị cắt giảm, chính quyền Trung ương của nhiều nước châu Phi mất chỗ dựa cả về chính trị, kinh tế; mặt khác lại chưa kịp điều chỉnh chính sách nên không đủ khả năng điều hành, quản lý đất nước, do đó những mâu thuẫn bộc tộc, bộ lạc và tôn giáo tranh giành quyền lực vốn tồn tại âm ỉ, nay bùng nổ dẫn đến các cuộc xung đột đẫm máu xẩy ra.