1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điểm hòa vốn và các quyết định trong quản trị

41 633 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 634,5 KB

Nội dung

Định phí Định phí là những chi phí về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt độngthay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độhoạt động.. lượn

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN I 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4

I M T S KHÁI NI MỘ Ố Ệ 4

1 Chi phí và phân lo i chi phí ạ 4

1.1 Khái ni m chi phí trong doanh nghi pệ ệ 4

1.2 Phân lo i chi phí theo cách ng xạ ứ ử 4

2 S n l ả ượ ng và l i nhu n c a doanh nghi p ợ ậ ủ ệ 7

2.1 S n l ngả ượ 7

2.2 L i nhu nợ ậ 7

3 S d ố ư đả m phí (SD P) Đ 7

4 T l s d ỷ ệ ố ư đả m phí 8

5 òn b y kinh doanh Đ ẩ 8

II PHÂN TÍCH I M HOÀ V NĐ Ể Ố 9

1 Khái ni m và ý ngh a i m hoà v n ệ ĩ đ ể ố 9

1.1 Khái ni mệ 9

1.2 Ý ngh aĩ 10

2 Ph ươ ng pháp xác nh i m hoà v n đị đ ể ố 10

2.1 Ph ng pháp xác đ nh đi m hòa v n trong tr ng h p s n xu t kinh doanh m t ươ ị ể ố ườ ợ ả ấ ộ lo i s n ph mạ ả ẩ 10

2.2 Xác đ nh đi m hòa v n trong kinh doanh nhi u lo i m t hàngị ể ố ề ạ ặ 12

2.3 Doanh thu an toàn và th i gian hoà v nờ ố 12

3 u i m và h n ch c a phân tích i m hoà v n Ư đ ể ạ ế ủ đ ể ố 13

3.1 u đi mƯ ể 13

3.2 Nh ng h n chữ ạ ế 14

III NG D NG PHÂN TÍCH I M HÒA V NỨ Ụ Đ Ể Ố 14

1 nh giá bán hoà v n Đị ố 14

2 Phân tích i m hoà v n trong m i quan h v i đ ể ố ố ệ ớ đơ n giá bán 15

3 Phân tích i m hoà v n trong m i quan h v i k t c u hàng bán đ ể ố ố ệ ớ ế ấ 15

4 Phân tích i m hoà v n trong s gia t ng đ ể ố ự ă đầ ư 16 u t IV PHÂN TÍCH I M HÒA V N VÀ RA CÁC QUY T NHĐ Ể Ố Ế ĐỊ 16

1 Thay đổ i chi phí 17

2 Thay đổ i giá bán 17

3 Thay đổ ế ấ i k t c u hàng bán 17

PHẦN II 18

MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ 18

Trang 2

PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 18

I.NH N D NG CHI PHÍ VÀ CÁC NHÓM S N PH M T I CÔNG TYẬ Ạ Ả Ẩ Ạ 18

T p h p và nh n d ng chi phí ậ ợ ậ ạ 18

19

1 Bi n phí ế 19

2 nh phí Đị 28

3 Nh n d ng chi phí h n h pậ ạ ỗ ợ 30

II PHÂN TÍCH I M HOÀ V NĐ Ể Ố 30

1 Phân tích k t c u các m t hàng ế ấ ặ 30

2 S d ố ư đả m phí, t l s d ỷ ệ ố ư đả m phí các m t hàng ặ 31

3 Phân tích hoà v n ố 33

3.1 Phân tích hoà v n chung c a công tyố ủ 33

3.2 Phân tích doanh thu hoà v n t ng m t hàngố ừ ặ 33

III NG D NG PHÂN TÍCH I M HÒA V N TRONG VI C RA QUY T NHỨ Ụ Đ Ể Ố Ệ Ế ĐỊ 34

1 ng d ng phân tích i m hòa v n trong vi c ra quy t nh khung giá bán s n Ứ ụ đ ể ố ệ ế đị ả ph m: ẩ 34

2 L p báo cáo k t qu kinh doanh theo s d ậ ế ả ố ư đả m phí 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 40

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá, kế toán doanhnghiệp cũng phát triển để phù hợp với nền kinh tế mới và doanh nghiệp thực hiện đúngchế độ của nhà nước, kinh doanh có hiệu quả Yêu cầu quản lý kinh doanh trong cơchế thị trường đòi hỏi thông tin phải đa dạng, phải phản ánh được cả quá khứ, hiện tại,tương lai của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải quan tâm đếncác thông tin của kế toán quản trị để có cái nhìn trực diện về những vấn đề cần quản lýtác nghiệp

Thật vậy, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng làlợi nhuận Mà lợi nhuận chỉ được tạo ra khi doanh nghiệp biết quan tâm đầu tư đúnghướng Mục tiêu lợi nhuận phải tương xứng với chi phí có thể bỏ ra và khả năng sảnxuất của doanh nghiệp Nhà quản trị phải luôn nắm bắt được thông tin về chi phí, sảnlượng, lợi nhuận có thể đạt được để trên cơ sở đó mà ra quyết định lựa chọn phương

án kinh doanh có hiệu quả tốt nhất Và trong kế toán quản trị một nội dung quan trọngkhông thể thiếu đó là Phân tích điểm hòa vốn là một trong những công cụ hữu ích cho

nhà quản trị trong việc lựa chọn ra quyết định Từ tầm quan trọng của đề tài: “Điểm

hòa vốn và các quyết định trong quản trị” nên nhóm chúng em chọn đề tài để phân

tích Đề tài này gồm ba phần:

Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích điểm hòa vốn doanh nghiệp sản xuất

Phần II: Một số ví dụ thực tiễn về phân tích điểm hòa vốn, lấy ví dụ công ty dệtmay 29-3

Với thời gian hạn chế cho nên những nội dung đề cập trong đề tài không tránhkhỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy để

đề tài được hoàn chỉnh hơn

Đà Nẵng, tháng 07 năm 2015

Nhóm thực hiện

Trương Thị Kim Cương

Nguyễn Thị Thu Hoài Trần Thị Thanh Tùng Nguyễn Thị Yến

Trang 4

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1 Chi phí và phân loại chi phí

1.1 Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp

Theo kế toán tài chính thì chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp phải chi ra cho quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định

1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử

Có nhiều phương pháp phân loại chi phí: Theo chức năng hoạt động kết hợpcông dụng, theo cách ứng xử, theo mối quan hệ với báo cáo tài chính Trong khuônkhổ phân tích điểm hòa vốn, nhóm sẽ sử dụng phương pháp phân loại chi phí theocách ứng xử

Mục đích của cách phân loại này trong kế toán quản trị là cung cấp thông tin choviệc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp Nghĩa là căn cứvào các thông tin do kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị sẽ thấy được sự biếnđộng của chi phí có phù hợp hay không với sự biến động của mức độ hoạt động và từ

đó có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý tốt các chi phí

Theo đó, chi phí được chia thành biến phí (chi phí khả biến), định phí (chi phí bấtbiến) và chi phí hỗn hợp

Mô hình phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Tổng chi phí

Biến phí

Địn

h phí

Chi phí hỗn

Trang 5

1.2.1 Biến phí

Biến phí là khoản chi phí về mặt tổng số sẽ thay đổi với sự thay đổi của mức độhoạt động của doanh nghiệp Biến phi khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, khôngthay đổi

Biến phí thường gồm các khoản chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển…

Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm hai loại: Biến phí tỷ lệ và biến phícấp bậc

+ Biến phí tỷ lệ (Biến phí thực thụ)

Biến phí tỷ lệ là những chi phí biến đổi tuyến tính (có quan hệ tỷ lệ thuận trựctiếp) với sự biến đổi của mức độ hoạt động Ví dụ như: Chi phí NVL trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp biến đổi tuyến tính với số lượng sản phẩm được sản xuất ra

+ Biến phí cấp bậc

Biến phí cấp bậc là những chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều

và rõ ràng, nó sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít Nói cách khác, biếnphí loại này cũng có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính

Biến phí cấp bậc bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nhân công gián tiếp, chiphí bảo trì …

1.2.2 Định phí

Định phí là những chi phí về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt độngthay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độhoạt động Ví dụ như: tiền lương cán bộ quản lý, khấu hao TSCĐ (theo phương phápđường thẳng), tiền thuê nhà xưởng theo thời gian thuê…

Định phí được xem là không thay đổi theo mức độ hoạt động khi mức độ hoạtđộng nằm trong giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp mởrộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thì định phí sẽ tăng lên đếnmột phạm vi hoạt động mới

Sự khác nhau cơ bản giữa biến phí cấp bậc và định phí là: Biến phí cấp bậc cóthể điều chỉnh rất nhanh khi các điều kiện thay đổi còn định phí thường bị ràng buộc ítnhất là đến hết kỳ kế hoạch mới thay đổi

Căn cứ vào mức độ cần thiết của định phí thì định phí được chia thành hai loại làđịnh phí bắt buộc và định phí tùy ý

Trang 6

cán bộ quản lý…Định phí bắt buộc có bản chất lâu dài và rất khó thay đổi Do vậy, khi

ra những quyết dịnh có liên quan đến định phí bắt buộc nhà quản lý phải cân nhắc rất

kỹ Chẳng hạn như có mua mới nhà xưởng hay không? Có trang bị hay không một dâychuyền sản xuất mới?

+ Định phí tuỳ ý

Định phí tùy ý là những chi phí có thể dễ dàng thay đổi tuỳ theo điều kiện thực tếcủa mức độ hoạt động và do nhà quản trị doanh nghiệp quyết định chẳng hạn như chiphí quảng cáo, chi phí đào tạo bồi dưỡng nghiên cứu…

Điểm khác nhau giữa định phí bắt buộc và định phí tùy ý là:

- Định phí tùy ý được lập kế hoạch trong thời kỳ ngắn, định phí bắt buộc có liênquan đến kế hoạch dài hạn và bao hàm nhiều năm

- Trong những trường hợp cần thiết thì có thể cắt giảm bớt các định phí tùy ý.Còn đối với định phí bắt buộc thì nhà quản lý không thể cắt giảm

 Bảng tóm tắt cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ vớimức hoạt động:

Loại chi phí Chi phí tính cho 1 sản phẩm Chi phí tính cho tổng số

a Biến phí

b Định phí

Cố địnhThay đổi

- Dạng 1: Ở dạng này biến phí chỉ xuất hiện khi mức hoạt động vượt quá mức

hoạt động căn bản

- Dạng 2: Ở dạng này biến phí phát sinh ngay khi bắt đầu hoạt động.

Chi phí hỗn hợp rất quan trọng vì chúng rất phổ biến ở các doanh nghiệp Đểphục vụ cho mục đích lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động kinh doanh và chú trọngtrong quản lý chi phí thì vấn đề đặt ra với những chi phí hỗn hợp là việc xác địnhthành phần của nó như thế nào? Vì vậy cần phân tích để lượng hoá và tách riêng yếu tốbiến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp sau đó đưa về dạng công thức để thuận tiệncho việc sử dụng trong phân tích và quản lý kinh doanh

Phương trình lượng hoá chi phí hỗn hợp có dạng: Y=a + bx

Trong đó: Y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích

a: Tổng định phí cho mức độ hoạt độngt rong kỳ

Trang 7

b: Biến phí cho 1 đơn vị hoạt độngx:Số lượng đơn vị hoạt động

2 Sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp

2.1 Sản lượng

Sản lượng là chỉ tiêu phản ánh mức bán hàng tại doanh nghiệp, là số lượng sảnphẩm tiêu thụ của doanh nghiệp

Sản lượng bao gồm :

- Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch, theo thực tế

- Doanh thu tiêu thụ

2.2 Lợi nhuận

Lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào Lợinhuận là phần thưởng cho nhà doanh nghiệp, có lợi nhuận nhà doanh nghiệp mới giatăng đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận là phần giá trị dôi ra sau khi lấy doanh thu bù đắp tất cả các khoản chiphí kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 8

lượng đơn vị sản phẩm được bán trên điểm hòa vốn nhân với số dư đảm phí cho mộtđơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận = Số lượng sản

-Số lượng sảnphẩm hòa vốn x

Tỷ lệ số dư đảm phí biểu thị mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Tỷ lệ số

dư đảm phí rất có ích vì nó phản ánh SDĐP sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi có sựbiến động trong doanh thu Các nhà quản lý có xu hướng sử dụng tỷ lệ để dự tính lợinhuận hơn là sử dụng SDĐP theo số tuyệt đối Vì sử dụng số tỷ lệ sẽ thuận tiện hơntrong việc so sánh giữa nhiều sản phẩm khác nhau

Trong những điều kiện sản xuất như nhau thì nguời quản lý sẽ thích thú vớinhững sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao, vì nếu tỷ lệ SDĐP của sản phẩm này cao hơn sảnphẩm khác thì SDĐP của nó sẽ cao hơn sản phẩm khác khi có cùng 1 đồng tăng thêmtrong doanh thu

5 Đòn bẩy kinh doanh

- Đòn bẩy kinh doanh là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ thay đổi lợi

nhuận với tốc độ thay đổi doanh thu

Trang 9

- Đòn bẩy kinh doanh là một thuật ngữ phản ánh mức độ sử dụng định phí trongdoanh nghiệp Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn thìdoanh nghiệp đó được gọi là có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngược lại Nói cáchkhác doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớnhơn biến phí, do đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động

và ngược lại

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh luôn lớn hơn 1

- Công thức xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định,khi có 1 % thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận Hay nóicách khác, khi doanh thu thay đổi 1 % thì lợi nhuận thay đổi bao nhiêu

Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp một công

cụ để dự kiến lợi nhuận Nếu doanh thu tăng lên và doanh thu dã vượt qua điểm hòavốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu có thể dự kiến tăng lên một tỷ lệ lớnhơn về lợi nhuận

II PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN

Bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác địnhmức doanh thu tối thiểu hoặc mức thu nhập nhất định để bù đắp chi phí của quá trìnhhoạt động đó Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khốilượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp hết chi phí bỏ ra, tức là đạt hòavốn

1 Khái niệm và ý nghĩa điểm hoà vốn

1.1 Khái niệm

Điểm hoà vốn là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc làmột điểm tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng chi phí bất biến (định phí) Điểm hoàvốn có thể xác định bằng doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn Ở vào thời điểmnày có ba yếu tố được xác định:

- Số lượng sản phẩm sản xuất được (đơn vị sản phẩm)

- Doanh số tiêu thụ (bằng tiền)

- Thời gian đạt hòa vốn trong năm (thời gian)

Trang 10

1.2 Ý nghĩa

Quá trình phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện

về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp Đó chính là việc chỉ rõ:

- Sản lượng, doanh thu ở mức nào để đạt được điểm hòa vốn

- Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ,doanh thu

- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mongmuốn

Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanhmột cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng mức sản lượng và doanh thu bằng baonhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh Từ đó xác định được vùng lãi, lỗ của doanhnghiệp để người quản lý có những biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanhđạt hiệu quả cao

2 Phương pháp xác định điểm hoà vốn

2.1 Phương pháp xác định điểm hòa vốn trong trường hợp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm

2.1.1 Phương pháp xác định điểm hòa vốn

a Phương pháp phương trình (đồ thị)

Doanh thu hoà vốn là doanh thu ở mức sản lượng hoà vốn

Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận

Tại điểm hoà vốn thì : Lợi nhuận = 0

Qhv * p = v * Qhv + F

Trong đó: p- đơn giá bán F :Tổng định phí

Qhv-số lượng sản phẩm hoà vốn v :Biến phí đơn vị

Trang 11

b Phương pháp số dư đảm phí

Phương pháp này dựa trên quan điểm :cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một số

dư số đảm phí (p-v) để trang trải Vì vậy khi biết được định phí và số dư đảm phí củamột đơn vị sản phẩm thì:

a Đồ thị chi phí – sản lượng – lợi nhuận

Đồ thị tổng quát: Đồ thị tổng quát biểu thị toàn bộ mối quan hệ chi phí – sản

lượng – lợi nhuận và làm nổi bật diểm hòa vốn

Chi phí

Lãi Tổng chi phí (y = a+bx)

Lỗ

Mức hoạt độngTại điểm mà hai đường doanh thu và chi phí gặp nhau là điểm hòa vốn, phía bêntrái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi

Đồ thị dạng phân biệt: Đồ thị này phản ánh rõ ràng từng phần một các khái niệm

của mối quan hệ C-V-P là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận thuần

Chi phí lãi thuần

Trang 12

b Đồ thị lợi nhuận

Đồ thị lợi nhuận là một dạng đồ thị khác đồ thị khác đồ thị C-V-P, nó nhấn mạnhmột cách trực tiếp đến sự thay đổi của lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi

*Đồ thị lợi nhuận

Chi phí

Lãi Đường DT hoà vốn

Lỗ

Định phí

Mức độ hoạt động

2.2 Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều loại mặt hàng

Trong trường hợp kinh doanh nhiều loại mặt hàng, mỗi mặt hàng sẽ có giá bánkhác nhau Do đó việc xác định điểm hòa vốn trong trường hợp này sẽ mang tínhtương đối theo chỉ tiêu bình quân

Các bước để xác định doanh thu hoà vốn chung trong trường hợp này:

- Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu mặt hàng tiêu thụ

2.3 Doanh thu an toàn và thời gian hoà vốn

2.3.1 Doanh thu an toàn

Tỷ lệ của mặt hàng i = Doanh thu của từng mặt hàng i

Tổng doanh thu * 100%

Qhv(i) = DTHV(i)

P i

Trang 13

Là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện được trong kỳ và doanh thu hoàvốn Chỉ tiêu doanh thu an toàn thể hiện theo số tương đối và số tuyệt đối.

Mức doanh

thu an toàn =

Mức doanh thuthực hiện được -

Mức doanhthu hoà vốn

-Mức doanhthu hoà vốnmặt hàng i

Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn

Mức doanh thu thực hiện được

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mứcdoanh thu hoà vốn như thế nào, phần doanh thu đó bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanhnghiệp và đặc biệt khi ấy doanh thu chỉ còn trang trải cho biến phí mà thôi, vì định phí

đã được bù đắp tại doanh thu hoà vốn Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiệntính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc rủi ro trong kinh doanh càngthấp và ngược lại

2.3.2 Thời gian hoà vốn

Thời gian hoà vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một

kỳ kinh doanh Và cách xác định này sẽ định hướng cho nhà quản lý biết được khi nàodoanh nghiệp sẽ được hoà vốn, để từ đó nhà quản lý đưa ra các biện pháp bằng cácsách lược bán hàng cụ thể để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nhằm rút ngắn thời gian hoàvốn

Công thức xác định:

Thời gian hoà vốn = Doanh thu hoà vốn

Doanh thu bình quân một ngày

Doanh thu bình quân một ngày = Doanh thu trong kỳ

Trang 14

+ Dùng để đánh giá lợi nhuận, chi phí của một dự án, một doanh nghiệp.

+ Được sử dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất đầu tư

+ Có thể sử dụng trong sự phân tích rủi ro của doanh nghiệp hay dự án đầu tư

3.2 Những hạn chế

Qua việc phân tích điểm hoà vốn, ta thấy để việc phân tích chi phí trong mốiquan hệ với sản lượng, lợi nhuận thực hiện được thì các điều kiện sau phải được thoảmãn:

+ Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính

+ Hầu hết các kết cấu của chi phí đều rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mụckhông thể phân chia một cách chính xác và cụ thể thành định phí và biến phí Bởi vậyrất khó khăn khi phân tích điểm hoà vốn với kết cấu chi phí phức tạp và việc phân chiachỉ là tương đối

+ Trong thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuấtnhiều loại Do đó muốn phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loạisản phẩm chuẩn duy nhất mà việc này thì rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối.+ Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kếtquả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao

Như vậy ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phíthì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại Điều này cũng có nghĩa doanhnghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biếnphí, do đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sựbiến động nhỏ nào của doanh thu cũng tạo ra sự biến động lớn về lợi nhuận Do vậykhi doanh thu vượt qua điểm hoà vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu sẽ cótác động làm tăng tỷ lệ lớn về lợi nhuận

III ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

1 Định giá bán hoà vốn

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì sản lượng tiêu thụ của mỗimặt hàng luôn thay đổi, mỗi khi đặt hàng với số lượng nhiều hơn thì khách hàng luônđòi hỏi giá bán phải ở mức thấp hơn trước đây Còn với doanh nghiệp giá bán phảimang lại được lợi nhuận hay ít nhất cũng để hoà vốn đối với mọi doanh nghiệp luônluôn rất quan trọng

Từ phương trình lợi nhuận ta có thể xác định giá bán hoà vốn ứng với mức sảnlượng bằng công thức:

Trang 15

Giá bán hoà vốn = Biến phí đơn vị + Định phí

Sản lượngSau khi xác định được giá bán hoà vốn thì doanh nghiệp có thể xác định được giábán để có lãi bằng cách:

Giá bán có lãi = Giá bán hoà

Tổng lợi nhuận mong muốn Sản lượng

2 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với đơn giá bán

Điểm hoà vốn trong điều kiện giá thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọngđối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến khi giá thay đổi, cần xácđịnh mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hoà vốn với đơn giá tương ứng đó

Giá bán tăng, giả định biến phí không đổi sẽ làm cho số dư đảm phí tăng lên vìvậy sản lượng hoà vốn sẽ giảm xuống

Khi giá bán tăng lên làm cho điểm hoà vốn trở nên gần hơn Trên đồ thị, khi giábán tăng tức độ dốc của phương trình doanh thu lớn, đường biểu diễn của doanh thutrở nên đứng hơn

Doanh thu, chi phí

Doanh thu mới

Doanh thu cũ Tổng Chi phí

Định phí Q1 Q2 Sản lượngSản lượng hoà vốn dịch chuyển từ Q1 về Q2

3 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán

Kết cấu hàng bán là mối quan hệ kết hợp giữa các loại sản phẩm của một Công

ty Người quản lý cố gắng đạt được kết cấu có thể thu được lợi nhuận cao nhất Đa sốcác Công ty có nhiều loại sản phẩm và những loại sản phẩm này thường mang lại lợinhuận nhu nhau Như vậy lợi nhuận trong một chừng mực nào đó phụ thuộc vào kếtcấu hàng bán mà người quản lý có khă năng đạt được Lợi nhuận sẽ nhiều hơn nếu cácloại sản phẩm có SDĐP cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số và ngược lại Kết cấuhàng bán là thước đo hiệu quả của bộ phận thương mại và bộ phận này định ra kết cấu

đó

Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dư đảm phí khácnhau Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng mà tỷ trọng các mặt hàng đó biến động

Trang 16

giữa các kỳ phân tích, thì điểm hoà vốn cũng thay đổi Cho nên nếu biết kết hợp hợp lýgiữa các mặt hàng bán sẽ mang lại lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng đến lợinhuận.

4 Phân tích điểm hoà vốn trong sự gia tăng đầu tư

Trong quá trình hoạt động nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chấtlượng sản phẩm là công việc cần thiết và luôn được sự quan tâm của các doanhnghiệp Gia tăng đầu tư có thể hạ thấp biến phí cho sản phẩm, tuy nhiên chi phí bấtbiến sẽ tăng lên do chi phí khấu hao tăng

Năng lực hoạt động của doanh nghiệp tăng cao- tức sản lượng tối đa mà với chiphí bất biến mới có thể đảm đương cũng sẽ tăng lên Tuy nhiên, điểm hoà vốn bấy giờcũng sẽ thay đổi và trở nên “xa hơn” Vùng lãi trước đây với chi phí bất biến cũ trởthành vùng lỗ với chi phí bất biến mới Vì vậy sự đầu tư phải dựa trên cơ sở dự báo thịtrường và phải cân nhắc thận trọng

Đồ thị biểu diễn:

Chi phí,doanh thu Đường doanh thu

Tổng chi phí( mới) Tổng chi phí(cũ) Định phí (mới) Định phí(cũ)

Q1 Q2 Sản lượng

Q1: Sản lượng hoà vốn khi chưa gia tăng đầu tư

Q2: Sản lượng hoà vốn khi gia tăng đầu tư

IV PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ RA CÁC QUYẾT ĐỊNH

Việc phân tích điểm hòa vốn phải luôn thoả mãn một số điều kiện nhất địnhnhưng trên thực tế thì thị trường luôn có biến động Vì vậy các nhà quản lý luôn vận

Doanh thu hoà vốn = Định phí

Tỷ lệ SDĐP bình quân

Trang 17

dụng việc phân tích một cách triệt để để đưa ra quyết định Dưới đây là một số ứngdụng:

1 Thay đổi chi phí

+ Thay đổi biến phí : Sự thay đổi biến phí ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, biến

phí thay đổi trong các trường hợp: cải tổ sản xuất, thay đổi các yếu tố đầu vào…Nếuviệc giảm biến phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm thì doanhnghiệp sẽ có lợi Và khi có sự thay đổi của biến phí thì hướng giải quyết của nhà quản

lý là phải tập trung vào việc tăng doanh thu để độ tăng doanh thu lớn hơn độ tăng củabiến phí đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp

+ Thay đổi định phí: Thông thường muốn thay đổi định phí thì có thể tác động

vào phần định phí mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được Khi có sự thay đổI về địnhphí và số lượng sản phẩm sản xuất ra thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo Nếu doanh nghiệpmuốn thay đổi định phí trong thời kỳ kinh doanh thì ứng dụng khái niệm số dư đảmphí hay đòn bẩy kinh doanh để xem lợi nhuận tăng hay giảm

+ Thay đổi biến phí và định phí: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nhà

quản trị luôn mong muốn có kết cấu chi phí tương đối Giả sử muốn tăng cường máymóc (tăng định phí) với hy vọng làm cho mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm (biến phígiảm), nếu tăng định phí mà biến phí giảm với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ tăng của định phí thì

số dư đảm phí tăng một lượng lớn hơn định phí, từ đó làm cho sản lượng hoà vốn giảmchắc chắn doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao

2 Thay đổi giá bán

Việc thay đổi giá bán sẽ làm cho lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi theo điều nàylàm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận Khi giảm giá bán làm cho số dư đảm phígiảm dẫn đến lợi nhuận giảm, sản lượng hoà vốn tăng Vấn đề đặt ra là giảm giá bánđến mức nào để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp Từ đó đưa ra đối sách hợp lý đểđảm bảo mục tiêu lợi nhuận và đạt được chiến lược kinh doanh đã đặt ra

3 Thay đổi kết cấu hàng bán

Việc thay đổi này sẽ làm cho số dư đảm phí bình quân và tỷ lệ SDĐP bình quânthay đổi theo, làm ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu hoà vốn Từ đó có thể thấythay đổi kết cấu hàng bán có thể gây ra lãi, lỗ trong doanh nghiệp, với sản phẩm có số

dư đảm phí cao thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh khi sản lượng tiêu thụ tăng

Trang 18

PHẦN II MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

( Số liệu sử dụng trong bài được trích từ Phòng kế toán

để có cơ sở số liệu tiến hành phân tích

BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ

1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+Chi phí nguyên vật liệu chính

+Chi phí nguyên vật liệu phụ

2.Chi phí nhân công trực tiếp

+Tiền lương CNTT sản xuất

+Phụ cấp,BHXH,BHYT

+KPCĐ

3.Chi phí sản xuất chung

+Chi phí nhân viên phân xưởng

+Chi phí dịch vụ mua ngoài

-Chi phí điện nước

621

622

627

XXX

X

X

X

Trang 19

-Sửa chữa thường xuyên

+Chi phí bằng tiền khác

+Chi phí ca 3,độc hại

4.Chi phí bán hàng

+Chi phí nhân viên bán hàng

+Chi phí khấu hao

+Chi phí dụng cụ

+Hoa hồng bán hàng

+Chi phí vật liệu bao bì

+Chi phí dịch vụ mua ngoài

+Chi phí bằng tiền khác

5.Chi phí quản lý doanh nghiệp

+Phí chuyển tiền

+Chi phí nhân viên quản lý

+Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng

+Chi phí khấu hao

X

XX

XXX

XX

XXXXXXX

1 Biến phí

1.1 Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệuphụ dùng trực tiếp cho việc chế biến sản phẩm Chúng chiếm tỷ trọng lớn trong tổngchi phí

Dựa vào định mức tiêu hao do phòng kỹ thuật cung cấp và đơn giá vật liệu chính

ta tính được biến phí đơn vị một khăn thành phẩm sản xuất của từng mặt hàng

Nguyên vật liệu chính tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm được xác định theocông thức sau:

Tổng biến phí NVLC = Biến phí đơn vị NVLC x Số lượng sản phẩm sản xuất

Ta có đơn giá bình quân nguyên vật liệu chính năm 2013=35143.3( đ/kg)

X

Đơn giá bìnhquân nguyên vậtliệu chính

Trang 20

BẢNG BIẾN PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH NĂM 2013

ĐVT: Đồng

Tên sản

phẩm

Sản lượng thực tế (chiếc)

ĐMức sợi(kg/c)

Đơn giá sợi bquân(đ/kg)

Bphí đơn

vị NVLC

Tổng biến phí NVLC 1.Khăn 28x40 96,000 0.025 35,143.30 878.58 84,343,680.00 2.Khăn 28x41 730,200 0.048 35,143.30 1,686.88 1,231,758,607.68 3.Khăn 30x60 501,200 0.045 35,143.30 1,581.45 792,621,988.20 4.Khăn 35x70 66,340 0.110 35,143.30 3,865.76 256,454,717.42 5.Khăn 48x80 88,600 0.085 35,143.30 2,987.18 264,664,192.30 6.Khăn 65x130 175,120 0.120 35,143.30 4,217.20 738,515,363.52 7.Khăn 50x100 92,500 0.170 35,143.30 5,974.36 552,628,392.50 8.Khăn 34x75 530,100 0.090 35,143.30 3,162.90 1,676,651,699.70 9.Áo choàng tắm 450 1.000 35,143.30 35,143.30 15,814,485.00 10.Các loại khác 11,109,800 35,143.30 1,581.45 17,569,593,210.00

Các khoản biến phí vật liệu phụ và các khoản biến phí sản xuất chung được phân

bổ dựa vào biến phí đơn vị một sản phẩm chuẩn và hệ số của từng mặt hàng

(1) Tổng số lượng sản phẩm quy đổi về sản phẩm chuẩn= ∑ (Số lượng sản phẩm

i x hệ số sản phẩm i)

(2) Biến phí đơn vị một

Tổng biến phí vật liêu phụTổng sản phẩm chuẩn (3) Biến phí đơn vị vật liệu phụ một sản phẩm = Biến phí đơn vị một sản phẩmchuẩn * Hệ số từng sản phẩm

(4) Tổng biến phí vật liệu phụ = Biến phí đơn vị VLP * Số lượng sản phẩm sảnxuất

Tổng chi phí nguyên vật liệu phụ năm 2013 = 3,228,765,571 Đ

Biến phí NVL phụ một đơn vị sản phẩm chuẩn =

600,100,26

571,765,228,3

Hệ số

Số lượng sản phẩm quy đổi

Bphí đơn

vị NVL phụ

Tổng biến phí NVL phụ

1 2 3 4=3*2 5=3*(123.7) 6=2*5

1.Khăn 28x40 96,000 1.00 96,000 123.70 11,875,200.00

Ngày đăng: 28/11/2016, 20:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w