1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỢP ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH DOANH VỚI CÁC ĐỐI TÁC HOA KỲ

84 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 594 KB

Nội dung

- Luật áp dụng vào việc xét xử - Ðịa điểm tiến hành xét xử - Phân định chi phí trọng tài 1.5 Các điều kiện cơ sở giao hàng Điều kiện cơ sở giao hàng là tập hợp những quy định có tính ngu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

Nhóm thực hiện : La Thị Tuyết Nhung

Văn Phú Phụng Trần Thị Hồng Oanh

Nguyễn Lê Kiều Tiên

Đề tài:

HỢP ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH DOANH VỚI CÁC ĐỐI TÁC HOA KỲ

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤCCHƯƠNG 1 HỢP ĐỒNG 3 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm 3

1.1.3 Phân loại 4

1.2 Điều kiện có hiệu lực và các phương pháp thành lập hợp đồng 5

1.2.1 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh doanh quốc tế5

1.2.2 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu 7

1.2.3 Các phương pháp thành lập hợp đồng 7

1.2.4 Kết cấu của hợp đồng kinh doanh quốc tế 8

1.2.5 Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh doanh quốc tế 9

1.3 Ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế 9

1.3.1 Chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế 9

1.3.2 Quá trình giao kết hợp đồng 12

1.4 Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng 15

1.4.1 Điều kiện về tên hàng 15

1.4.2 Điều kiện về phẩm chất 16

1.4.3 Điều kiện về số lượng 18

1.4.4 Điều khoản giao hàng 19

1.4.5 Điều khoản về giá cả 21

1.5 Các điều kiện cơ sở giao hàng 28

1.5.1 Vai trò của Incoterm 28

1.5.2 Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Incoterms: 28

Trang 3

1.5.3 Sự phát triển của các điều kiện cơ sở giao hàng 29

1.5.4 Cấu trúc Incoterms 2010 30

1.5.5 So sánh Incoterms 2000 và Incoterms 2010 40

CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 43 2.1 Khái quát về hệ thống luật trong hợp đồng 43

2.1.1 Hệ thống Luật dân sự (Civil Law) 43

2.1.2 Hệ thống Thông luật (Common Law) 44

2.1.3 So sánh hệ thống Luật dân sự và hệ thống Thông luật 44

2.2 Luật thương mại Hoa Kỳ 47

2.2.1 Luật thuế quan và hải quan 47

2.2.2 Luật bồi thường thương mại 50

2.2.3 Các luật khác quản lý hàng nhập khẩu 53

2.2.4 Các luật quản lý hoạt động xuất khẩu 55

2.3 Một số vấn đề lưu ý khi ký kết hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ 57

2.3.1 Hoạt động tại Việt Nam 57

2.3.2 Hoạt động tại Hoa Kỳ 58

CHƯƠNG 3 TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 60 3.1 Phân tích vụ kiện bán phá giá cá da trơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 603.1.1 Nguyên nhân vụ kiện 60

3.1.2 Diễn biến vụ kiện 63

3.1.3 Bài học từ vụ kiện 65

3.2 Phân tích hợp đồng xuất khẩu thủy sản 66

3.2.1 Giới thiệu công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung 66

3.2.2 Giới thiệu về công ty United States Seafoods 70

3.2.3 Phân tích hợp đồng xuất khẩu thủy sản 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 4

CHƯƠNG 1 HỢP ĐỒNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế

rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.Hợp đồng kinh doanh quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân có trụ

sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu (Bênbán) có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi làBên nhập khẩu (Bên mua) và nhận thanh toán; Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toáncho Bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận

Hợp đồng kinh doanhquốc tế là hợp đồng song vụ mà mỗi bên đều có nghĩa vụđối với nhau, theo đó mỗi bên ký kết hợp đồng đều phải gánh vác nghĩa vụ

Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng ước hẹn vì quyền và nghĩa vụ củacác bên phát sinh ngay khi ký hợp đồng Khác với hợp đồng thực tế: quyền và nghĩa

vụ của các bên chỉ phát sinh khi đối tượng được thực tế chuyển giao

1.1.2 Đặc điểm

- Chủ thể của hợp đồng - người mua và người bán - là các thương nhân có trụ

sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau Ở đây lưu ý rằng, quốc tịch khôngphải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưngnếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồngmua bán cũng không mang tính chất quốc tế

- Đối tượng hợp đồng là hàng hóa di chuyển qua biên giới hải quan của một

nước, nghĩa là hàng hóa phải được tiến hành các thủ tục hải quan cho phép chính thứcvào hoặc ra khỏi lãnh thổ quốc gia

- Khách thể hợp đồng là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hóa (chuyển chủ hàng

hóa) Đây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê mướn vì hợp đồng thuê mướn không có

sự chuyển chủ hàng hóa

Trang 5

- Đồng tiền dùng làm chức năng tính toán hoặc thanh toán không còn là đồng

nội tệ của một quốc gia mà là ngoại tệ của ít nhất một Bên ký kết

- Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách

nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng.Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một các bình đẳng và

tự nguyện giữa các bên

- Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng không chỉ là nguồn luật quốc gia mà còn gồm

cả điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài cũng như tập quán thương mại quốc tế

- Cơ quan xử lý tranh chấp là Toà án hay Trọng tài thương mại có thẩm quyền

giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại

1.1.3 Phân loại

 Xét về thời gian thực hiện hợp đồng

- Hợp đồng ngắn hạn: hợp đồng thường được ký kết trong một thời gian tươngđối ngắn và sau đó hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữahai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc

- Hợp đồng dài hạn: hợp đồng có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian

đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần

 Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng ngoại thương

Trang 6

1.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các phương pháp thành lập hợp đồng

1.2.1 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh doanh quốc tế

 Hợp đồng được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận ý chí giữa các Bên, đóchính là sự thuận mua vừa bán,(điều 122-138, điều 410-411 BLDS 2005) Theo đó,người bán nhất trí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trảtiền theo cam kết Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu được ký kết không vi phạmcác trường hợp pháp luật ngăn cấm như:

- Có sự cưỡng bức, đe dọa - Duress Khi một bên tham gia giao dịch dân sự bị

lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vôhiệu Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bênkia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,

uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình

- Có sự lừa dối - Fraud (điều 132 Bộ Luật dân sự) Lừa dối trong giao dịch là hành

vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể,tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó

- Có sự nhầm lẫn - Mistake (điều 131 Bộ Luật dân sự) Khi một bên có lỗi vô ý

làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầmlẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấpnhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

 Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp

Chủ thể của hợp đồng là các thương nhân (các pháp nhân hay thể nhân) có quốctịch khác nhau và có đủ tư cách pháp lý Tư cách pháp lý của các thương nhân nàyđược xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.Việc xác định tư cách pháp lý của các bên ký hợp đồng có ý nghĩa quan trọng ở chỗnếu các chủ thể có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự thì hợpđồng sau khi ký kết mới có giá trị hiệu lực và nếu có tranh chấp xảy ra thì mới đảmbảo việc khiếu nại hay tố tụng trước Toà án hay Trọng tài

Chủ thể của hợp đồng phải có đủ tư cách pháp lý, cụ thể là:

- Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998:

Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số kinh doanh xuấtnhập khẩu tại cục hải quan, tỉnh, thành phố

Trang 7

Doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng cấm xuấtnhập khẩu

Đối với những hàng hóa có hạn ngạch, doanh nghiệp phải xin hạn ngạch.Đối với những hàng hóa thuộc diện nhà nước quản lý thì doanh nghiệp phảixin giấy phép xuất nhập khẩu

- Theo điều 96 bộ luật dân sựViệt Nam quy định:

Chủ thể đó phải có tư cách pháp nhân: được thành lập hợp pháp; có vốn vàtài sản đủ để độc lập hoạt động kinh doanh; có quyền và nghĩa vụ trong hợpđồng dân sự, có thể trở thành bên nguyên hoặc bên bị trước tòa án dân sự, đượcđộc lập quyết định hoạt động của mình

Có đăng kí kinh doanh mới được tham gia xuất nhập khẩu

Có mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan thành phố, tỉnh nơi họhoạt động

 Người ký kết hợp đồng có đủ thẩm quyền ký kết Người ký kết là người đại diệncho thương nhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền (Chương VII Bộ Luật dân sự, điều140-142) Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu phápnhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữangười đại diện và người được đại diện Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lậptheo sự ủy quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện

Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người ủy quyền phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm về hành vi của người được ủy quyền trong phạm vi quy định của sự ủy quyền

Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp Tức là hàng hoá theo hợp đồng là hàng

hoá được phép mua bán theo qui định của pháp luật của nước bên mua và nước bênbán Doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng cấm xuất nhậpkhẩu Đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải xinđược hạn ngạch (trường hợp hàng thuộc diện nhà nước quản lý bằng hạn ngạch) hoặcđược giấy phép (trường hợp hàng thuộc diện nhà nước quản lý bằng giấy phép)

Theo quy định của Việt Nam, thương nhân được xuất nhập khẩu hàng hóa khôngphụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấmxuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theogiấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại

Trang 8

hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành (Phụ lục 01-03 Nghị Định 12/2006/ NĐ-CP ngày23/01/2006).

 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp

Nội dung phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Nguồn luật điều chỉnhhợp đồng được đưa ra trong hợp đồng (hiếm).Khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồngkhông được đưa ra trong hợp đồng thì áp dụng theo quy tắc luật xung đột: "luật nướcngười bán", "luật nơi xảy ra tranh chấp", "luật nơi ký kết hợp đồng", "luật nơi thựchiện nghĩa vụ" Điều khoản chủ yếu của một hợp đồng là những điều khoản bắt buộcphải có trong hợp đồng, nếu thiếu một trong các điều khoản đó thì hợp đồng coi nhưchưa được ký kết Các điều khoản đó là tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phươngthức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng

 Hình thức của hợp đồng hợp pháp

Hình thức của hợp đồng phải là hình thức văn bản, đó là bản hợp đồng hoặc bảnthoả thuận có hai bên cùng kí tên

1.2.2 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân

sự của các Bên kể từ thời điểm xác lập

Khi hợp đồng vô hiệu thì các Bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả chonhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằngtiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định củapháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường

1.2.3 Các phương pháp thành lập hợp đồng

- Hợp đồng một văn bản: Trong đó ghi rõ nội dung mua bán, mọi điều kiện giaodịch đã thỏa thuận và có chữ ký hai Bên ký kết Theo luật của đa số các nước,hợp hợp đồng bán hàng hóa được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên cómặt ký vào hợp đồng

- Hợp đồng nhiều văn bản (điều 390- 405 Bộ luật Dân sự): Chào hàng có hiệulực + chấp nhận có hiệu lực = hợp đồng được giao kết Theo Thuyết Tiếp Thu(những nước theo hệ thống Luật lục địa), thời hạn và địa điểm ký kết hợpđồng là thời hạn và địa điểm người chào hàng nhận được chấp nhận chàohàng

Trang 9

1.2.4 Kết cấu của hợp đồng kinh doanh quốc tế

Hereinafter called as the BUYER

The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy thecommodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:

Art 14: Other terms and conditions:

For the BUYER For the SELLER

Trang 10

Nội dung cơ bản của hợp đồng là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏathuận Ðể thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mạiquốc tế, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiệnthương mại là có thể có hại đối với các bên ký hợp đồng, dẫn đến những vụ tranhchấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh.

1.2.5 Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh doanh quốc tế

Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết,bởi khi hợp đồng đã ký rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn vàbất lợi cho bên yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi

Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giảiquyết những điểm hai bên không đề cập đến

Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ởnước người bán hoặc ở nước người mua và luật lựa chọn

Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phải phản ánh đượcnội dung đã thỏa thuận, tránh những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách.Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo Trước khi ký kết bên kia phảixem xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán,tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưađược thỏa thuận hoặc bỏ qua không ghi vào hợp đồng những điều đã được thống nhất.Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết

Ngôn ngữ thường dùng để xây dựng hợp đồng là ngôn ngữ mà hai bên cùngthông thạo

1.3 Ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế

1.3.1 Chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế

1.3.1.1 Nghiên cứu thị trường, mặt hàng, giá cả

Trước khi ký kết hợp đồng phải có chuẩn bị nhiều mặt:

a Nghiên cứu thị trường nước ngoài và mặt hàng

Nghiên cứu thị trường nước ngoài có thể bằng các nguồn tài liệu ( nghiên cứu tạibàn làm việc và nghiên cứu tại thị trường (khảo sát tình hình thực tế, ở hiện trườngtrong và ngoài nước Nội dung nghiên cứu: mặt hàng, dung lượng thị trường, hình thứcbiên pháp tiêu thụ, tình hình cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của ta Cần quan tâmnghiên cứu điều kiện chính trị thương mại (chính sách của nước đó nói chung và với ta

Trang 11

nói riêng…các vấn đề luật pháp, vận tải, các đòi hỏi đặc biệt của thị trường, các tuyếntiêu thụ hàng, các công ty cạnh tranh…)

b Nghiên cứu thị trường, các nhân tố ảnh hưởng

Trước khi nghiên cứu chi tiết về các điều kiện thị trường, người xuất khẩu phảinắm được tình hình chung ở nước có thể nhập khẩu hàng của mình, như diện tích, dân

số, chế độ chính trị xã hội, trình độ phát triển kinh tế, tài nguyên, tình hình tài chính –tiền tệ, ngoại hối, chế độ thuế quan của nước đó

Đối tượng chủ yếu nghiên cứu thị trường nước ngoài là hàng hóa, trong đó chú ýdung lượng thị trường, hình thức và phương thức tiêu thụ, các công ty, giá cả hàng hóa

và các biện pháp quảng cáo bán hàng, tổ chức mạng lưới thông tin về thị trường mặthàng đó

c Nghiên cứu về hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả

Cần nghiên cứu để giải đáp về vấn đề như đặc điểm của hàng hóa, nhu cầu củathị trường, khả năng và các nguồn lực cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh

Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của mình ở thị trường và nắm được các nhân

tố ảnh hưởng đến giá cả

Các điều kiện bán hàng: cần xem xét, đánh giá và so sánh giá cả của hàng bán sovới giá của các công ty cạnh tranh khác Chú ý phát hiện mức giảm giá thật ( nếu cóhợp đồng miệng nhưng trong thực tế loại hợp đồng này rất hiếm khi xảy ra), điều kiệnthanh toán và tín dụng… Thời hạn giao hàng (đúng lúc, kịp thời) Các dịch vụ, phục

vụ hàng hóa (bảo hành, cung cấp phụ tùng, sửa chữa thiết bị, hướng dẫn sử dụng…hình thành biện pháp cạnh tranh không bằng giá cả

d Nguyên cứu về dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa mà thị trường có thể tiêu thụ hoặcgiao dịch để nhập khẩu trong một thời gian nhất định (tháng, năm…) Dung lượng ảnhhưởng đến khối lượng hàng có thể tiêu thụ ở thị trường

Dung lượng không cố định mà thay đổi tùy tình hình, nhất là thay đổi quan hệgiữa cung và cầu Các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có nhiều loại, baogồm nhân tố có tính chu kỳ (thời vụ, mùa dùng hàng), các nhân tố tấc động liên tục,thường xuyên (thành tựu khoa học kỹ thuật, chính sách, biện pháp của chính quyền,của cá hãng lớn, tập quán, thị hiếu tiêu dùng…) và các yếu tố đột xuất (thiên tai, bãolụt,…,biến động xã hội như đình công, đầu cơ…)

Trang 12

e Nghiên cứu các hình thức và các biện pháp tiêu thụ hàng để biết các điều kiện

về chính trị - thương mại của nước đó

Các mối quan hệ và các điều kiện của hiệp định thương mại cấp chính phủ củanước đó với các nước khác, hệ thống luật pháp và biện pháp điều hòa xuất nhập khẩu,

hệ thống giấy phép hạn ngạch, biểu thuế quan hàng xuất, hàng nhập khẩu, việc thamgia các nước đó vào các khối chính trị, kinh tế thế giới, luật lệ ngoại hối, đầu tư, cácchế độ tín dụng và các biện pháp cơ chế xuất nhập khẩu

Sau khi nghiên cứu cần phân tích đánh giá đặc điểm và các biện pháp kinh doanhcủa thị trường và các công việc ta cần làm để thâm nhập thị trường, tìm chỗ đứng banđầu hay củng cố phát triển mối quan hệ đã có

f Nguyên cứu các điều kiện vận tải

Đường xe lửa, đường biển, giá cước vận tải, các cảng, kho, mức bốc dỡ Cướcphí vận tải và các phương tiện vận tải góp phần quan trọng vào khả năng cạnh tranh

Do đó tìm phương án vận tải tối ưu Nghiên cứu các công ty có khả năng ký kết hợpđồng: cần biết tình hình tài chính của họ, thái độ chính trị, kinh tế và các hoạt động,khả năng cấp tín dụng, các phương thức mua bán của họ…

g Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường thế giới người bán hàng từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau,cách sản xuất và chi phí sản xuất khác nhau, do đó việc cạnh tranh diễn ra liên tục,từng nơi, từng lúc rất đa dạng và phức tạp Cách cạnh tranh phổ biến nhất là dùng giá

cả Có khi người bán hàng bán với lãi suất rất thấp, có khi chỉ cần hòa vốn lúc đầu đểchiếm lĩnh được thị trường gây được tín nhiệm, từ đó tăng giá dần Nếu là máy và thiết

bị xuất khẩu người bán hàng có thể dùng cách bán máy với giá rẻ và thời gian saucung cấp phụ tùng với giá cao để thu lãi Có trường hợp người bán hàng chịu thua lỗban đầu khi mới vào thị trường, khi đã quen khách hàng và thị trường mới tăng giá để

bù lỗ và thu lãi

h Nghiên cứu về giá cả hàng hóa

Các loại giá cả trên thị trường thế giới:

- Giá tham khảo ( Ở các bảng báo giá, các tạp chí…);

- Giá yết bảng ở Sở Giao dịch hàng hóa quốc tế gồm giá hàng giao ngay( Spot price ); giá giao có kỳ hạn (Forward transaction price);

- Giá các hợp đồng đã ký;

Trang 13

- Giá bán đấu giá, đấu thầu;

- Giá ở các bản chào hàng;

Xem xét các loại giá trên đây để nắm được mức giá tối thiểu và tối đa, xu hướngdiễn biến, dự báo được tình hình để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất khi ký hợp đồng

1.3.1.2 Các hình thức tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài

Hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, có khối lượng hàng xuất khẩu và nhậpkhẩu lớn đều có bộ phận đặc biệt nghiên cứu thị trường nước ngoài (là phòng hay vụ).Các bộ phận nghiên cứu này thường xác định không những hướng đi chủ yếu, tínhchất của việc nghiên cứu, mà còn có quyết định ảnh hưởng tới hoạt động của doanhnghiệp nói chung

Ở các doanh nghiệp quản lý tập trung, phòng nghiên cứu này thường đặt ở bộmáy tiêu thụ sản phẩm trực thuộc người giám đốc hay người lãnh đạo phụ trách tiêuthụ Hướng nghiên cứu chủ yếu của phòng này là phân tích các nghiệp vụ tiêu thụ và

dự đoán nhu cầu ở thị trường nước ngoài, đề xuất cách tiêu thụ, giá cả mặt hàng để kýkết hợp đồng với nước ngoài Ở các doanh nghiệp quản lý phân tán, bộ phận nghiêncứu thị trường thường đặt ở các phòng sản xuất Các phòng này liên hệ chặt chẽ với thịtrường nước ngoài Tổ chức nhu vậy gắn nghiên cứu với sản xuất và công tác thịtrường ở nơi tiêu thụ

Ở các doanh nghiệp lớn mà hệ thống tổ chức quản lý phức tạp, yêu cầu kết hợp

cả kiểm tra tập trung, với phân tán lãnh đạo sản xuất và tiêu thụ thì bộ phận nghiên cứuthị trường có thể đặt ở bộ phận sản xuất hay tiêu thụ lớn nhất (ví dụ ở bộ phậnMarketing) nghiên cứu và soạn thảo các đề án sản xuất và tiêu thụ Bộ phận này khôngnhững nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các vấn đề sản xuất và bán ở thị trường, màcòn nghiên cứu cả các hàng mới mà thị trường có nhu cầu

Việc nghiên cứu thị trường và marketing ngày nay giữ vị trí quan trọng, nhất làtrong điều kiện cạnh tranh giành thị trường gay gắt Marketing được các doanh nghiệplớn quan tâm đặc biệt, coi đây là điều kiện quan trọng để thắng cuộc trong cạnh tranh

Trang 14

 Các bên không cùng có mặt để ký kết hợp đồng (ký kết thông qua cácphương tiện giao dịch (thư tín, giao dịch điện tử…)

Giao kết hợp đồng là một nội dung quan trọng trong các quy định pháp luật vềhợp đồng của luật quốc gia cũng như Luật thương mại quốc tế

 Công ước Viên 1980 (điều 14 – 24, phần 2)

 BLDS 2005 (Phần thứ 3, Mục 7, Điều 390 – 404)

1.3.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sựràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể

Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên

đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trảlời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợpđồng nếu có thiệt hại phát sinh

a Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

 Do bên đề nghị ấn định;

 Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệulực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó

 Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

 Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân;được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

 Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đềnghị;

 Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông quacác phương thức khác

b Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

 Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồngtrong các trường hợp sau đây:

 Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đềnghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

Trang 15

 Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đềnghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đóphát sinh.

 Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đềnghị mới

c Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đềnghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị vàthông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bênđược đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

d Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

 Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

 Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

 Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

 Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trongthời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

e Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất:

Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiệnhoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới

f Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối vớibên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị

g Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệulực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhậnđược trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới củabên chậm trả lời.Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm

vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thìthông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trảlời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị

Trang 16

Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhậnhoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.

h Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kếthợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhậnđược trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

i Địa điểm giao kết hợp đồng

Do các Bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng

là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợpđồng (chào hàng)

1.3.2.2 Thời điểm giao kết hợp đồng

- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị (bên chào hàng) nhận đượctrả lời chấp nhận giao kết

- Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhậnđược đề nghị (bên được chào hàng) vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lờichấp nhận giao kết

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận

về nội dung của hợp đồng

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vàovăn bản

1.3.2.3 Hiệu lực của hợp đồng dân sự

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

1.4 Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng

1.4.1 Điều kiện về tên hàng

Nhằm mục đích các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tảthật chính xác Ðể làm việc đó người ta dùng các cách ghi sau:

- Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (áp dụngcho các loại hóa chất, giống cây)

- Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm Ví dụ: nước mắm Phú Quốc

Trang 17

- Ghi tên hàng kèm với qui cách chính của hàng đó.

- Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó Hình thức này áp dụng với nhữngsản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín

- Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng Theo cách này người ta ghi thêm côngdụng chủ yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụngthì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá cả cao

Có nhiều phương pháp để xác định phẩm chất hàng hóa, dưới đây là một sốphương pháp chủ yếu:

1.4.2.1 Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng

Là phương pháp đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của một số íthàng hóa lấy ra làm đại diện cho lô hàng đó

Phương pháp này có nhược điểm là tính chính xác không cao nên chỉ áp dụngcho hàng hóa chưa có tiêu chuẩn hoặc khó xác định tiêu chuẩn

Cách thức tiến hành: người bán giao mẫu cho người mua để kiểm tra, nếu ngườimua đồng ý thì người bán lập ba mẫu: một mẫu giao cho người mua, một cho trunggian, một người bán giữ để đối chiếu, giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này

Cũng có thể mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sảnxuất một mẫu đối và ký kết hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối vì có khả năng mẫu đối khác

xa với mẫu do người mua đưa

Lưu ý:

Mẫu thông thường không tính tiền, chỉ tính trong trường hợp giá trị mẫu quá caohoặc số lượng mẫu quá lớn

Làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau:

- Trên mẫu ghi: Mẫu thuộc hợp đồng số… và ngược lại trên hợp đồng ghi mẫutheo mẫu số… đã được giao bên mua hoặc do người bán gửi ngày Mẫu là mộtphụ kiện không tách rời của hợp đồng

Trang 18

- Trên hợp đồng người ta quy định:

Tương ứng với mẫu hàng (correspond to sample)

Tương tự như mẫu (according to sample)

Thời gian giữ mẫu: mẫu được giữ kể từ khi đàm phán để ký hợp đồng cho đếnkhi hết hạn khiếu nại về phẩm chất thì có thể hủy mẫu (nếu không tranh chấp).Còn nếu có tranh chấp, thì chỉ hủy khi tranh chấp được giải quyết xong

1.4.2.2 Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn

Ðối với những sản phẩm đã có tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác địnhphẩm chất của sản phẩm

Lưu ý:

- Trước khi đưa vào hợp đồng cần hiểu rõ về nội dung của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn

có thể do nhà nước, ngành hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõngười, nơi, năm ban hành tiêu chuẩn)

- Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu cần thiết

- Ðã theo tiêu chuẩn nào thì cần ghi rõ không nên mập mờ

1.4.2.3 Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình chữ… để phân biệt hàng hóa của nơi sản xuấtnày với nơi sản xuất khác

Lưu ý:

- Nhãn hiệu đã đăng ký chưa?

- Ðược đăng ký ở thị trường nào? Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trườngmua sản phẩm chưa?

- Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm vì những sản phẩm được sảnxuất ở những thời điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau nên giá cảcũng khác nhau

- Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự

1.4.2.4 Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật

Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalog…

Phải biến các tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng tức gắn nó vớihợp đồng

1.4.2.5 Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm Chia làm hai loại hàm lượng của chất trong hàng hóa:

Trang 19

- Hàm lượng chất có ích: qui định hàm lượng (%)min

- Hàm lượng chất không có ích: qui định hàm lượng (%)max

1.4.2.6 Dựa vào xem hàng trước

Nếu áp dụng phương pháp này thì tùy hợp đồng đã ký nhưng phải có người muaxem hàng hóa và đồng ý, lúc đó hợp đồng mới có hiệu lực Nếu người mua không đếnxem trong thời gian qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý

1.4.3 Điều kiện về số lượng

Nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồmcác vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quyđịnh số lượng và phương pháp xác định trọng lượng

1.4.3.1 Ðơn vị tính số lượng

Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sửdụng hệ thống đo lường khác Ví dụ: Hệ thống đo lường của Anh, Mỹ… do đó đểtránh hiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương củachúng tính bằng mét

Một số đơn vị đo lường thông dụng:

1.4.3.2 Phương pháp quy định số lượng

Trong các hợp đồng ngoại thương, người ta sử dụng hai phương pháp qui định

số lượng hàng hóa

Trang 20

a Phương pháp qui định dứt khoát số lượng

Ví dụ: 1.000 cái máy kéo; 10.000 xe máy

Thường dùng trong buôn bán hàng công nghiệp, hàng bách hóa

b Phương pháp qui định phỏng chừng

Ví dụ: Khoảng 1.000.000 tấn than, xấp xỉ 5.000 tấn quặng thiếc

Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớnnhư: phân bón, quặng, ngũ cốc

Hoặc from 950 MT to 1.050 MT about 1.000 MT

Lưu ý: Khi dùng about hoặc approximately thì trong phương thức thanh toán

bằng L/C thường dung sai cho phép là 10%

1.4.3.3 Phương pháp qui định trọng lượng

- Trọng lượng cả bì (Gross weight): trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng trọnglượng mọi thứ bao bì

Gross weight = Net weight + tare

- Trọng lượng tịnh (Net Weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa

- Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trọng lượng của hàng hóa có độ

ẩm tiêu chuẩn

1.4.4 Điều khoản giao hàng

Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giaohàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng

1.4.4.1 Thời gian giao hàng

Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Trong buôn bánquốc tế, có 3 kiểu qui định thời hạn giao hàng:

 Thời hạn giao hàng có định kỳ

Xác định thời hạn giao hàng:

- Hoặc vào một ngày cố định: ví dụ: 31/12/1996

Trang 21

- Hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng:không chậm quángày 31/12/1996

- Hoặc bằng một khoảng thời gian: quý 3/ 1996

- Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của ngườimua Ví dụ: Tháng 1 ký hợp đồng, thời hạn giao hàng quy định từ tháng 2 đến tháng 7tùy người mua chọn

 Thời hạn giao hàng không định kỳ

Ðây là qui định chung, ít được dùng Theo cách này có thể thỏa thuận như sau:

- Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer)

- Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available)

- Giao hàng khi nhận được L/C (Subject to the openning of L/C)

- Giao hàng khi nào nhận được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence)

 Thời hạn giao hàng ngay

- Giao nhanh (prompt)

- Giao ngay lập tức (Immediately)

- Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible)

1.4.4.2 Ðịa điểm giao hàng

Các phương pháp qui định địa điểm giao hàng trong buôn bán quốc tế

- Qui định rõ cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua

- Qui định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)

- Giao nhận cuối cùng: xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

 Quy định việc giao nhận về số lượng và chất lượng

- Giao nhận về số lượng: xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao, bằngcác phương pháp cân, đo, đong, đếm

Trang 22

- Giao nhận về chất lượng: việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệusuất, kích thước, hình dáng…

- Tiến hành bằng phương pháp cảm quan hoặc phương pháp phân tích

- Có thể tiến hành kiểm tra trên toàn bộ hàng hóa hoặc chỉ kiểm tra điển hình

1.4.4.4 Thông báo giao hàng

Tùy điều kiện cơ sở giao hàng đã qui định, nhưng trong hợp đồng người ta vẫnquy định rõ thêm về lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo

- Thông thường trước khi giao hàng người bán thông báo: hàng sẵn sàng để giaohoặc ngày đem hàng ra cảng để giao Người mua thông báo cho người bán những điềucần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng

- Sau khi giao hàng người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quảgiao hàng

Nội dung thông báo do mục đích của chúng quyết định

1.4.4.5 Một số qui định khác về việc giao hàng

Ðối với hàng hóa có khối lượng lớn có thể qui định: cho phép giao từng đợt partial shipment allowed, hoặc giao một lần - total shipment

-Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyển, có thể qui định: cho phépchuyển tải - transhipment allowed

Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thì qui định "vận đơn đến chậm đượcchấp nhận" - Stale bill of lading acceptable

1.4.5 Điều khoản về giá cả

Trong điều kiện này cần xác định: Ðơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phươngpháp qui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng

1.4.5.1 Tiêu chuẩn tiền tệ giá cả

Giá cả của một hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó Nên khighi giá bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó Ðồng tiền ghi giá

có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể của nướcthứ ba

1.4.5.2 Xác định mức giá

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế

1.4.5.3 Phương pháp qui định giá

Trang 23

Thường dùng các phương pháp sau:

- Giá cố định(fixed): giá được khẳng định lúc ký kết hợp đồng và không thay

đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng

- Giá qui định sau: được xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm

phán, thỏa thuận trong một thời gian nào đó, hoặc bằng cách dựa vào giá thế giới ởmột ngày nào đó trước hay trong khi giao hàng

- Giá có thể xét lại(rivesable price): giá đã được xác định trong lúc ký hợp

đồng, nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường củahàng hóa đó có sự biến động với một mức nhất định

- Giá di động(sliding scale price): là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc

thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả qui định ban đầu, có đề cập tới những biến động

về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng Giá di động thường được vậndụng trong các giao dịch cho những mặt hàng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bịtoàn bộ tàu biển, các thiết bị lớn trong công nghiệp… Trong trường hợp này, khi kýkết hợp đồng người ta quy định một giá ban đầu (basis price) và qui định cơ cấu củagiá đó đồng thời qui định phương pháp tính toán giá di động sẽ vận dụng

1.4.5.4 Giảm giá (discount)

Trong thực tế mua bán hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều loại giảm giá(khoảng 20 loại giảm giá)

Xét về nguyên nhân giảm giá, có các loại:

- Giảm giá do mua với số lượng lớn

- Giảm giá thời vụ

Nếu xét về cách tính toán các loại giảm giá, có các loại:

- Giảm giá đơn: Thường được biểu thị bằng một mức % nhất định so với số hàng

- Giảm giá lũy tiến: Là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng đượcmua bán trong một đợt giao dịch nhất định

- Giảm giá tặng thưởng(bonus): là loại giảm giá mà người bán thưởng chongười mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (6 tháng, 1 năm) tổng sốtiền mua hàng đạt tới một mức nhất định

1.4.5.5 Ðiều kiện cơ sở giao hàng tương ứng

Trang 24

Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng cóliên quan đến giá cả đó Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũngđược ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định

Ví dụ: Hợp đồng mua bán gạo có thể ghi giá:

Unit price: USD 222/ MT FOB (Incoterms 2000) Saigon port, Hochiminh city,Viet Nam

Total amount: 2.220.000 USD

1.4.6 Thanh toán

Trong mục này của hợp đồng qui định đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền,hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền

1.4.6.1 Ðồng tiền thanh toán (currency of payment )

Việc thanh toán tiền hàng được tiến hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, củanước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba Ðôi khi trong hợp đồng còn cho quyền ngườinhập khẩu được thanh toán bằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo sự lựa chọn của mình Ðồng tiền dùng trong thanh toán hàng hóa được gọi là đồng tiền thanh toán Ðồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền ghigiá Nếu không trùng hợp thì phải qui định tỷ giá quy đổi

1.4.6.2 Thời hạn thanh toán (time of payment)

Có thể trả ngay, trả trước hay trả sau:

- Trả ngay: Trong buôn bán quốc tế: "trả ngay" có tính chất quy ước Ðó là việctrả tiền được thực hiện trong thời gian hợp lý cho phép người mua xem xét chứng từgiao hàng

- Trả trước: là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán dưới hình thứctiền hoặc ứng trước hiện vật (máy móc, nguyên vật liệu…) Trả trước cũng còn cónghĩa là người mua đặt cọc hoặc cam kết thực hiện hợp đồng

- Trả sau: là việc người bán cung cấp tín dụng cho người mua

Người ta có thể áp dụng kết hợp việc trả ngay, trả trước và trả sau trong một hợpđồng

1.4.6.3 Hình thức thanh toán

Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau

Trang 25

L/C, Clean collection, D/A, D/P,T/T, M/T, CAD, Tiền mặt, cheque… mỗiphương thức có những ưu nhược điểm khác nhau Cần nghiên cứu kỹ để chọn phươngthức thanh toán thích hợp.

1.4.6.4 Bộ chứng từ thanh toán

Bộ chứng từ thanh toán gồm: phương tiện thanh toán (thường gọi là hối phiếu) vàcác chứng từ gửi hàng (Shipping documents), cụ thể gồm:

- Hối phiếu thương mại

- Vận đơn đường biển sạch

- Ðơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán CIF)

- Hóa đơn thương mại

- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa

- Giấy chứng nhận trọng/ khối lượng

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Giấy chứng nhận đóng gói bao bì

- Giấy kiểm dịch động vật (nếu hàng bán phải kiểm dịch)

1.4.7 Bao bì và ký mã hiệu

1.4.7.1 Bao bì

Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về:

- Yêu cầu chất lượng bao bì

- Phương thức cung cấp bao bì

- Giá cả bao bì

a Phương pháp qui định chất lượng bao bì

Qui định chung:

Chất lượng bao bì phù hợp với một phương tiện vận tải nào đó

Ví dụ: Bao bì phù hợp với vận chuyển đường sắt

Bao bì phù hợp với vận chuyển đường biển

Bao bì phù hợp với vận chuyển đường hàng không

Phương pháp này có nhược điểm là có thể dẫn đến tranh chấp vì hai bên khônghiểu giống nhau

Qui định cụ thể:

- Yêu cầu vật liệu làm bao bì

Trang 26

- Yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp (case), bao (bales), thùng (drums), cuộn(rolls), bao tải (gunng bags)

- Yêu cầu về kích thước bao bì

- Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó

- Yêu cầu về đai nẹp bao bì…

b Phương pháp cung cấp bao bì

- Phương pháp phổ biến nhất: bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàngcho bên mua

- Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng bênmua phải trả lại bao bì Phương pháp này dùng với các loại bao bì có giá trị cao

- Bên mua gởi bao bì đến trước để đóng gói: Phương pháp này áp dụng khi bao

bì khan hiếm và thị trường thuộc về người bán

c Phương pháp xác định giá cả bao bì

- Ðược tính vào giá hàng (Packing charges included)

Yêu cầu của mã ký hiệu:

- Ðược viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe

- Phải dễ đọc, dễ thấy

- Có kích thước lớn hoặc bằng 2cm

- Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa

- Phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hóa thông thường, màu đỏ với hànghóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại Bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn

- Phải được viết theo thứ tự nhất định

- Ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau

1.4.8 Bảo hành

Trong điều khoản này, cần phải thể hiện được hai yếu tố:

- Thời gian bảo hành: cần phải qui định hết sức rõ ràng

Trang 27

- Nội dung bảo hành: người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa

sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợpđồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán

về sử dụng và bảo dưỡng Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tậtcủa hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế

1.4.9 Phạt và bồi thường thiệt hại

Ðiều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện(toàn bộ hay một phần) Ðiều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:

- Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợpđồng

- Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra

Các trường hợp phạt:

 Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Nếu người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt

sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt Tuần thứ hai đến tuần thứnăm phạt 1% tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2% tuần, nhưng tổng số tiền phạt giaochậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm

Một ví dụ khác: Trường hợp hàng giao chậm quá 30 ngày, hợp đồng này đượchủy bỏ hoàn toàn hợp pháp, bên bán sẽ phải trả cho bên mua tiền bồi thường thiệt hại

là 5% tổng giá trị hợp đồng

 Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng

Các biện pháp giải quyết:

- Hủy ngay đơn hàng, không thanh toán tiền bồi thường

- Yêu cầu thay thế ngay lô hàng bị từ chối

- Yêu cầu nhà cung cấp khác thay thế lô hàng, chi phí do nhà cung cấp vi phạmchịu

Các biện pháp trên áp dụng kèm theo tỷ lệ tiền phạt

Trang 28

tiền chưa trả được tính lãi Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàngcộng thêm 2%.

- Không thể lường trước được

- Không thể vượt qua

- Xảy ra từ bên ngoài

Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện

mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mấtđiện, chậm được cung cấp vật tư… Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đóchỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực

1.4.12 Khiếu nại

Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chấtlượng giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã đượcqui định trong hợp đồng

Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thểnộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơnkhiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại

Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, sốlượng, và xuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếuxót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại

Ðơn khiếu nại được gởi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bản giámđịnh, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết,giấy chứng nhận chất lượng

1.4.13 Trọng tài

Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau:

Trang 29

- Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài, trọng tàinào, thành lập ra sao? Ðể giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranhchấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng

- Luật áp dụng vào việc xét xử

- Ðịa điểm tiến hành xét xử

- Phân định chi phí trọng tài

1.5 Các điều kiện cơ sở giao hàng

Điều kiện cơ sở giao hàng là tập hợp những quy định có tính nguyên tắc của việcgiao nhận hàng hóa giữa các bên giao dịch về việc phân chia trách nhiệm, phân chiachi phí và di chuyển rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa, bao gồm:

- Trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng, như bốc, dỡ hàng, thuê phươngtiện vận tải, mua bảo hiểm, thông quan,…

- Chi phí về giao nhận hàng

- Điểm đánh dấu trách nhiệm chịu rủi ro tổn thất về hàng hóa (Điểm tới hạn):tới điểm nào thì rủi ro và tổn thất về hàng hóa, trong quá trình vận chuyển hàng hóachuyển từ người bán sang người mua, hoặc trách nhiệm thuộc về hai bên

1.5.1 Vai trò của Incoterm

- Hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế

- Là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận vận tải hàng hóa

- Là phương tiện đẩy nhanh tốc độ đàm phán và tổ chức thực hiện hợp đồngngoại thương

- Là cơ sở quan trọng để xác định giá cả hàng hóa mua bán

- Là căn cứ pháp lý quan trọng để khiếu nại và giải quyết tranh chấp giữa cácbên trong quá trình thực hiện hợp đồng

1.5.2 Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Incoterms:

- Các điều kiện cơ sở giao hàng có tính chất tự nguyện

- Hầu hết các điều kiện cơ sở giao hàng được xây dựng trên nguyên tắc tráchnhiệm tối thiểu của người bán

- Những điều kiện cơ sở giao hàng hoàn toàn mang tính chất kỹ thuật thương mại

- Áp dụng đối với những hàng hóa hữu hình

- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gắn với chuyển giao rủi ro

- Incoterms cho thấy cơ cấu giá hàng hóa xuất/nhập khẩu

Trang 30

- Đối với mỗi nghĩa vụ nếu người bán thực hiện thì người mua không thực hiệnhoặc thực hiện một nghĩa vụ đối ứng.

Thông thường thì trong mua bán hàng hóa với nước ngoài, điều kiện thương mạitrong Incoterms được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:

- Chủng loại hàng hóa, phương thức vận chuyển: đường bộ, đường thủy, đườnghàng không,…

- Yêu cầu về điều khoản giao hàng của khách hàng

- Thuận lợi/bất lợi trong việc thực hiện thủ tục hải quan

- Cơ sở hạ tầng: đường sá, cảng biển, sân bay,…

- Năng lực cạnh tranh của hãng tàu, công ty logistics và khả năng offer mức giátốt, ổn định hay không

- Năng lực về tính minh bạch, khả năng giải quyết bồi thường của công ty bảohiểm trong nước

- Thế mạnh giữa bên mua và bên bán trên bàn đàm phán

Phí THC (Terminal Handing Charge – Chi phí dịch vụ xếp dỡ container), kể từ01/06/2007 mỗi container chủ hàng phải trả theo quy định của IADA (Intra AsiaDiscussion Agreement – Hội hiệp thương các chủ tàu Châu Á): 60 USD-50 USD/20’hoặc 90 USD – 75 USD/40’ Thực chất THC là tách chi phí bốc dỡ ra khỏi cước phívận tải Nguyên nhân do người thuê tàu không muốn trả hai lần phí xếp dỡ containernơi đi và đến; nhằm chuyên môn hóa các nghiệp vụ giao nhận logistics và tạo tínhminh bạch và công khai cước phí của các hãng tàu

1.5.3 Sự phát triển của các điều kiện cơ sở giao hàng

Năm 1936, gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, FOR/FOT, FAS, FOB, C&F, CIF Năm 1953, Phòng thương mại quốc tế sửa đổi Bộ Incoterms trên gồm 9 điều kiện cơ sở giao hàng

Năm 1967, bổ sung thêm 2 điều kiện, trong đó gồm: DAF và DDP

Năm 1976, đưa vào điều kiện vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, gọi

là FOB sân bay FOB airport

Năm 1980, đưa thêm 3 điều kiện cơ sở giao hàng mới (FCA, CPT, CIP) Do đóIncoterms 1980 gồm 14 điều kiện

Năm 1990, sửa đổi, bổ sung làm thành 13 điều kiện cơ sở giao hàng Incoterms

1990 có hiệu lực từ ngày 1/7/1990

Trang 31

Năm 2000, có những thay đổi cơ bản so với Incoterms 1990 về: Thuật ngữ sửdụng, Quy định người bán không phải bốc hàng lên phương tiện do người mua đưa đếntheo điều kiện EXW, Chuyển nghĩa vụ thông quan xuất khẩu cho người bán đối với điềukiện FAS, nghĩa vụ thông quan nhập khẩu cho người mua đối với điều kiện DEQ.

Năm 2010, ra đời Incoterms 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011 Incoterms 2010 cómột số thay đổi đáng chú ý

1.5.4 Cấu trúc Incoterms 2010

1.5.4.1 Lý do ra đời của Incoterms 2010

Tồn tại trong sử dụng Incoterms 2000: một số điều kiện ít được áp dụng nhưDAF, DES, DEQ, DDU và một số quy định không rõ

Do ngăn ngừa khủng bố các container phải được soi chiếu

Để có sự phù hợp giữa Incoterms với Quy tắc thương mại của Mỹ (The 2004revision of the United States’ Uniform Commercial Code)

Quy tắc bảo hiểm hàng hóa mới có hiệu lực từ 01/01/2009

Sự thay thế nhanh chóng chứng từ giấy bằng chứng từ điện tử

1.5.4.2 Cấu trúc Incoterms 2010

a EXW (Ex-Works): giao tại xưởng

 Cách quy định: EXW tên địa điểm giao hàng Incoterms 2010

Ví dụ: EXW HuuNghi co, AnDon, DaNang city, VN, Incoterms 2010

 Định nghĩa

Ex-works: có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền địnhđoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ của người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từtương đương

- Đóng gói và ký mã hiệu cho hàng hóa theo hợp đồng (trừ khi hàng không cầnđóng gói)

- Giao hàng cho người mua hoặc đại diện người mua đúng thời gian, địa điểm quyđịnh

- Không chịu trách nhiệm và chi phí bốc hàng lên phương tiện của người mua

Trang 32

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua ngay sau khi hàng được giao chongười mua hoặc đại diện của họ

 Nghĩa vụ của người mua

- Thanh toán tiền hàng

- Nhận hàng khi hàng được giao như quy định nêu trên

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu cho hàng hóa

- Chịu mọi rủi ro, chí phí sau khi hàng giao cho người mua hoặc đại diện củangười mua

- Tự tổ chức các hoạt động cần thiết khác (vận chuyển, bảo hiểm, thông quannhập khẩu )

b FAS (Free Alongside Ship): Giao dọc mạn tàu

 Cách quy định: FAS cảng xuất khẩu quy định Incoterms 2010

Ví dụ: FAS TienSa port, DaNang city, VN, Incoterms 2010

 Định nghĩa

FAS - Giao dọc mạn tàu: người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạncon tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giaohàng chỉ định Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóađược đặt dọc mạn tàu và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ của người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từtương đương

- Đóng gói và ký mã hiệu cho hàng hóa theo hợp đồng(nếu cần)

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu, kiểm tra an ninh vàcác thủ tục khác

- Giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định đúng thời gian, địa điểm quyđịnh

- Không chịu rủi ro, chi phí bốc hàng lên tàu

- Thông báo giao hàng và cung cấp chứng từ vận tải theo thông lệ cho người mua

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua sau khi hàng được giao dọc mạn tàunhư quy định

 Nghĩa vụ của người mua

Trang 33

- Thanh toán tiền hàng.

- Ký kết hợp đồng vận tải đường biển và kịp thời chỉ định con tàu cho người bán

- Nhận hàng khi hàng được giao như quy định nêu trên

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng giao dọc mạn con tàu do người mua chỉ định

- Tự thực hiện các hoạt động cần thiết khác (bảo hiểm, thông quan nhập khẩu,bốc dỡ hàng )

Chú ý:Khi người bán không có ý định giao hàng qua lan can tàu có thể sử dụngFAS hoặc FCA

c FOB (Free On Board): Giao hàng lên tàu

 Cách xác định: FOB cảng xuất khẩu quy định Incoterms 2010

Ví dụ: FOB TienSa port, DaNang city, VN, Incoterms 2010

 Định nghĩa

FOB - Giao hàng trên tàu: người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉđịnh tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy.Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lêntàu và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ của người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từtương đương

- Đóng gói và ký mã hiệu cho hàng hóa theohợp đồng (nếu cần)

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu, kiểm tra an ninh vàcác thủ tục khác

- Xếp xong hàng lên con tàu do người mua chỉ định đúng thời gian, địa điểm quyđịnh Chịu mọi rủi ro, chi phí bốc hàng lên tàu

- Thông báo giao hàng và cung cấp chứng từ vận tải theo thông lệ và chứng từthường lệ cho người mua

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua sau khi hàng được xếp xong lên tàu

ở cảng xếp hàng (không còn lan can tàu)

Lưu ý: Về nghĩa vụ của người bán

 Xếp xong hàng lên tàu

- Giao cho thuyền trưởng để lấy vận đơn xác định hàng đã lên tàu

Trang 34

- Giao khi tàu đã đến

- Giao xong hàng lên tàu ở cảng xếp hàng

 Chứng từ vận tải theo thông lệ là vận đơn đường biển hoàn hảo

- Vận đơn sạch

- Vận đơn xác nhận hàng đã lên tàu

- Vận đơn có thể chuyển nhượng được

 Chứng từ thường lệ có thể là Chứng nhận xuất xứ hay Hoá đơn lãnh sự

 Nghĩa vụ của người mua

- Thanh toán tiền hàng

- Ký kết hợp đồng vận tải đường biển và kịp thời chỉ định con tàu cho người bán

- Nhận hàng khi hàng được giao như quy định nêu trên

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng được giao lên con tàu

- Tự thực hiện các hoạt động cần thiết khác (bảo hiểm, thông quan nhập khẩu,bốc dỡ hàng )

d FCA - Free Carrier: Giao cho người chuyên chở

 Cách quy định: FCA tên địa điểm giao hàng Incoterms 2010

Ví dụ: FCA 38 Cours Albert 1 er, Paris, France Incoterms 2010

FCA DaNang Airport, DaNang city, VN, Incoterms 2010

 Định nghĩa

FCA - Giao cho người chuyên chở: người bán giao hàng cho người chuyên chởhoặc cho một người khác do người mua chỉ định, tại cơ cở của người bán hoặc tại địađiểm chỉ định khác

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từtương đương

- Đóng gói và ký mã hiệu cho hàng hóa theo hợp đồng (nếu cần)

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu

- Giao hàng trên phương tiện chở tới cho người vận tải đầu tiên do người mua chỉđịnh đúng thời gian, địa điểm quy định Chịu mọi rủi ro, chi phí bốc hàng lênphương tiện nếu địa điểm giao hàng tại cơ sở của người xuất khẩu

- Thông báo giao hàng và cung cấp chứng từ vận tải theo thông lệ cho người mua

Trang 35

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua sau khi hàng đươc giao cho ngườivận tải công cộng đầu tiên.

 Nghĩa vụ người mua

- Ký kết hợp đồng vận tải và kịp thời chỉ định người vận tải cho người bán

- Nhận hàng khi hàng được giao như quy định nêu trên

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng giao cho người vận tải do người mua chỉ định

- Tự thực hiện các hoạt động cần thiết khác (bảo hiểm, thông quan nhập khẩu )

Chú ý:

- Giá FCA = Giá EXW + Lệ phí hải quan xuất khẩu + Thuế xuất khẩu + Chi phíbốc hàng (Nếu có) +

e CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí

 Cách quy định: CFR cảng nhập khẩu quy định Incoterms 2010

Ví dụ: CFR Hamburg port, Germany, Incoterms 2010

 Định nghĩa

CFR - Tiền hàng và cước phí: người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng

để giao hàng như vậy Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khihàng được giao lên tàu Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cầnthiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ của người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từđiện tử tương đương

- Đóng gói và ký mã hiệu cho hàng hóa theo hợp đồng (nếu cần)

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu

- Thuê tàu và trả cước phí

- Giao hàng lên hẳn con tàu đã thuê đúng thời gian, địa điểm quy định Chịu mọirủi ro, chi phí bốc hàng lên tàu, trách nhiệm dỡ hàng ở cảng đến

- Thông báo giao hàng và cung cấp chứng từ vận tải theo thông lệ cho người mua

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua sau khi hàng được giao hẳn lên tàu ởcảng xếp

 Nghĩa vụ thuê tàu theo điều kiện thông thường của người bán:

- Thuê tàu phù hợp với hàng hóa

Trang 36

- Thuê tàu có khả năng đi biển: Vỏ tàu phải chắc khỏe, biên chế phù hợp, trangthiết bị đầy đủ

- Thuê tàu theo hành trình thông thường

- Thuê tàu theo điều kiện người mua có thể bắt lỗi được người vận tải do lỗi anh

ta gây nên đối với hàng hóa

- Thuê tàu lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo: hàng đã lên tàu, cước phí đãtrả (Freight Prepaid), trong điều kiện hàng tốt

 Nghĩa vụ của người mua

- Nhận hàng khi nhận được chứng từ và khi hàng được chở đến địa điểm quy định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng được giao lên con tàu do người bán thuê

- Tự thực hiện các hoạt động cần thiết khác (bảo hiểm, thông quan nhập khẩu, dỡhàng (nếu không bao gồm trong tiền cước)

Chú ý: trước 2011:CFR còn được viết tắt là: C&F, CNF, CF với Giá CFR = GiáFOB + Cước phí (F)

CFR Liner terms Người bán không trả phí xếp hàng

(CFR dỡ hàng lên cầu cảng) Người bán chịu chi phí dỡ hàng lên cầu cảng

f CPT (Carriage Paid To): Cước trả đến

 Cách xác định: CPT địa điểm nhập khẩu quy định Incoterms 2010

Ví dụ: CPT Hamburg CY, Germany, Incoterms 2010

 Định nghĩa:

CPT – Cước trả đến: Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một ngườikhác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận và người bán phải ký hợp đồng vàtrả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ của người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từtương đương

- Đóng gói, ký mã hiệu cho hàng hóa (trừ khi không cần đóng gói)

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu

Trang 37

- Thuê phương tiện vận chuyển và trả cước phí

- Giao hàng cho người vận tải đã thuê

- Chịu mọi rủi ro, chi phí bốc hàng

- Thông báo giao hàng và cung cấp chứng từ vận tải theo thông lệ cho người mua

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua cho đến khi hàng được giao chongười vận tải đầu tiên

Nghĩa vụ của người bán trong việc cung cấp chứng từ vận tải theo thông lệ:

- Bằng máy bay: Airway Bill

- Bằng đường sắt: Railway Bill

- Bằng ô tô: Bill of Truck

- Bằng vận tải đa phương thức: FIATA B/L

 Nghĩa vụ của người mua

- Thanh toán tiền hàng

- Nhận hàng khi nhận được chứng từ và khi hàng được chở đến địa điểm quy định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng được giao cho người vận tải do người bán thuê

- Tự thực hiện các hoạt động cần thiết khác (Bảo hiểm, thông quan nhập khẩu, dỡhàng )

Chú ý:Giá CPT = Giá FCA + Cước phí (F)

g CIF (Cost, Insurance and Freight ): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

 Cách quy định: CIF cảng nhập khẩu quy định Incoterms 2010

Ví dụ: CIF Hamburg port, Germany, Incoterms 2010

 Định nghĩa:

CIF - Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí là người bán phải giao hàng lên tàuhoặc mua hàng đã giao như vậy Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa dichuyển khi hàng được giao lên tàu Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí vàcước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ của người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từtương đương và bằng chứng về việc đó nếu có yêu cầu

- Đóng gói và ký mã hiệu cho hàng hóa (nếu cần)

Trang 38

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu, kiểm tra an ninh vàcác thủ tục khác

- Thuê tàu và trả cước phí,

- Mua bảo hiểm và trả phí bảo hiểm

- Giao xong hàng lên tàu đã thuê đúng thời gian, địa điểm quy định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí bốc xong hàng lên tàu

- Thông báo giao hàng, cung cấp chứng từ vận tải, bảo hiểm theo thông lệ chongười mua

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua sau khi hàng được xếp xong lên tàutại cảng xếp hàng

 Nghĩa vụ mua bảo hiểm theo điều kiện thông thường của người bán:

- Mua bảo hiểm ở công ty bảo hiểm có uy tín

- Mua bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm tối thiểu Điều kiện bảo hiểm C (ICC2009) hoặc ĐKBH FPA (ICC 1963/ICC1982)

- Mua bảo hiểm với 110% trị giá CIF

- Mua bảo hiểm với đơn bảo hiểm chuyển nhượng được

- Mua bảo hiểm với ngày ghi trong đơn bảo hiểm trước ngày của vận đơn

- Mua bảo hiểm bằng đồng tiền của hợp đồng

 Nghĩa vụ của người mua

- Thanh toán tiền hàng

- Nhận hàng khi nhận được chứng từ và khi hàng được chở đến địa điểm quy định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng được giao lên con tàu do người bán thuê

- Tự thực hiện các hoạt động cần thiết khác (thông quan NK, dỡ hàng )

Chú ý:

- Được sử dụng phổ biến ở Việt Nam Giá CIF là cơ sở để định giá tính thuế nhậpkhẩu

- Giá CIF = Giá CFR + I = Giá FOB + F + I

Trước 2011 Điều kiện CIF được mở rộng thêm

h CIP (Carriage, Insurance Paid To): Cước phí, phí bảo hiểm trả đến

 Cách xác định: CIF cảng nhập khẩu quy định Incoterms 2010

CIP Hamburg CY, Germany, Incoterms 2010

 Định nghĩa:

Trang 39

Người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do người bánchỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận (nếu địa điểm đã được thỏa thuận giữa cácbên), ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tớinơi đến quy định

 Phân chia Nghĩa vụ - Rủi ro – Chi phí

 Nghĩa vụ của người bán

- Giao hàng đúng hợp đồng, cung cấp hóa đơn thương mại hoặc các chứng từtương đương

- Đóng gói, ký mã hiệu cho hàng hóa (trừ khi không cần đóng gói)

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu, kiểm tra an ninh vàcác thủ tục khác

- Thuê phượng tiện vận tải và trả cước phí

- Mua bảo hiểm và trả phí bảo hiểm đến nơi đến

- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên đúng thời gian, địa điểm quy định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí bốc hàng

- Thông báo giao hàng, cung cấp chứng từ vận tải, bảo hiểm theo thông lệ chongười mua

- Rủi ro, chi phí chuyển giao cho người mua sau khi hàng được giao cho ngườivận tải đầu tiên

 Nghĩa vụ của người mua

- Thanh toán tiền hàng

- Nhận hàng khi nhận được chứng từ và khi hàng được chở đến địa điểm quy định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên

- Tự thực hiện các hoạt động cần thiết khác (thông quan nhập khẩu, dỡ hàng )

Chú ý:Giá CIP = Giá CPT + I = Giá FCA + F + I

i DAT (Delivered At Terminal) (Named at … Terminal):

Giao tại ga đầu mối tại nơi tới (nơi tới xác định)

 Nghĩa vụ của người bán

- Chịu mọi rủi ro, chi phí và tổn thất trong thực hiện những công việc để giaohàng cho người mua tại ga đầu mối qui định (tự tổ chức thuê tàu, mua bảohiểm, hải quan xuất khẩu )

Trang 40

- Chịu mọi rủi ro, chi phí trong việc giao hàng bằng cách đặt hàng dưới quyềnđịnh đoạt của người mua ở nơi đến chỉ định.

- Rủi ro, chi phí chuyển giao sau khi hàng giao cho người mua tại bến chỉ định antoàn trên phương tiện vào ngày quy định

 Nghĩa vụ của người mua

- Nhận hàng khi hàng được giao tại nơi đến, chịu chi phí dỡ hàng

- Chịu rủi ro, chi phí sau khi nhận hàng tại nơi qui định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan nhập khẩu

j DAP (Delivered at Place)(Named place):Giao tại địa điểm đến (địa điểm xác định)

 Nghĩa vụ của người bán

- Chịu mọi rủi ro, chi phí và tổn thất trong thực hiện những công việc để có thể giaohàng cho người mua tại địa điểm qui định (tự tổ chức vận chuyển, bảo hiểm…)

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan xuất khẩu

- Rủi ro, chi phí chuyển giao sau khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt củangười mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đãthõa thuận

 Nghĩa vụ của người mua

- Nhận hàng khi hàng được giao tại địa điểm quy định

- Chịu mọi rủi ro, chi phí sau khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người muatrên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đã thõa thuận

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan nhập khẩu

- Tự thực hiện mọi công việc cần thiết để chuyên chở hàng về cơ sở

k DDP (Delivered Duty Paid)(Named place):Giao tại đích đã nộp thuế (địa điểm

xác định)

 Nghĩa vụ của người bán

- Chịu mọi rủi ro, chi phí và tổn thất thực hiện những công việc để giao hàng chongười mua tại địa điểm đến qui định, đúng thời gian quy định (vận tải, bảohiểm, hải quan xuất khẩu), hàng chưa dỡ xuống phương tiện

- Chịu mọi rủi ro, chi phí để thực hiện thông quan nhập khẩu cho hàng hóa (nộpthuế nhập khẩu, VAT)

- Rủi ro, chi phí chuyển giao sau khi hàng giao cho người mua tại địa điểm quy định

 Nghĩa vụ của người mua:

Ngày đăng: 11/08/2016, 18:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w