1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây

100 854 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 279,23 KB

Nội dung

Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển củanền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI CAM ĐOAN v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ vi

Bảng vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 5

1.1.3 Vai trò của ngân hàn thương mại 6

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 8

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp 8

1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp 9

1.2.3 Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 9

1.2.4.Đặc điểm cho vay doanh nghiệp 11

1.2.5 Phân loại cho vay doanh nghiệp 13

1.2.6 Vai trò cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 18

1.3 PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19

1.3.1 Khái niệm phát triển cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 19

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay doanh nghiệp 20

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 23

1.4.1 Nhân tố chủ quan 23

vi University

i

Trang 2

1.4.2 Nhân tố khách quan 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNCHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 28

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 28

2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Sơn Tây 28

2.1.2.năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây 30

2.1.3.Khái quát hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây 33

2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 38

2.2.1 Cơ sở pháp lý 38

2.2.2 Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp 39

2.2.3 Thực trạng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây 40

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 57

2.4.1 Những kết quả đạt được 57

2.4.2 Hạn chế 58

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 59

Trang 3

ẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 66

3.1 DỰ BÁO NHU CẦU VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRIÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY 66

3.1.1 Dự báo phát triển kinh tế của Thị xã Sơn Tây trong thời gian tới 66

3.1.2 Dự báo nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn 67

3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH BIDV SƠN TÂY 68

3.2.1.Định hướng mục tiêu phát triển của BIDV Sơn Tây 68

3.2.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp của BIDV Sơn Tây 69

3.3 GIẢI PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY 70

3.3.1.Tăng cường thực hiện các giải pháp Marketing 70

3.3.2 Cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục vay vốn 72

3.3.3 Đa dạng hóa phương thức vay và tài sản đảm bảo 73

3.3.4 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định 76

3.3.5 Phân tán rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 77

3.3.6.Đầu tư nâng cao hệ thống công nghệ thông tin 79

3.3.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 80

3.4.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 81

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ 81

3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 82 K

iii University

iii

Trang 4

3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Những số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các kếtquả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viênhướng dẫn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn ThịQuy, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại họcThăng Long, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và Ngân hàng Thương mại Cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây đã hỗ trợ tôi trongviệc sưu tầm tài liệu, các phương tiện kỹ thuật để tôi hoàn thành bản luận vănthạc sỹ này

vUniversity

v

Trang 6

Sơ đồ

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức BIDV – Chi nhánh Sơn Tây 32

Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp tại

Trang 7

Bảng 2.1

Số lượng sản phẩm cho vay doanh nghiệp của một số

Bảng 2.2

Số lượng khách hàng có số dư tiền vay tại BIDV Sơn

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay doanh

B

viiiUniversity

vii

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã cóchuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp đã phát triểnvượt bậc về quy mô vàhiệu quả Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng Các doanh nghiệp giữvai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là đối tượng sử dụng vốn chủ yếutrong nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội,thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước tanhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Trong những nămgần đây, với tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanhnghiệp Nhà nước và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ngành vàĐịa phương đã tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanhnghiệp có cơ hội phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó vẫncòn nhiều doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức donhững hạn chế xuất phát từ quy mô nhỏ, những yếu kém về năng lực sản xuất,kinh doanh, năng lực cạnh tranh,…mà chủ yếu do thiếu vốn đầu tư.Vì thế vấn

đề cho vay đối với các doanh nghiệp này càng trở nên cấp thiết hơn đối vớiviệc duy trì, đổi mới, phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế

Hiện nay, hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây (Chi nhánh BIDV SơnTây), vẫn còn hạn chế về quy mô, chưa đa dạng về đối tượng, chưa đáp ứngđầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, chưa đáp ứng được sự phát triển cuả cácdoanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn hoạt động

Chi nhánh BIDV Sơn Tây là chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV ViệtNam – là một trong các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam hiện nay.Tuy nhiên, trong mấy năm qua, hoạt động cho vay của BIDV Sơn Tây chưa

có được sự bứt phávề quy mô, hiệu quả so với các NHTM khác trên địa bàn

9University

9

Trang 10

trú đóng, khả năng cạnh tranh, thị phần và mức tăng trưởng chưa đạt theo kỳvọng của BIDV đặc biệt trong hoạt động cho vay các khách hàng doanhnghiệp.

Để có sự phát triển bền vững, Chi nhánh BIDV Sơn Tâycần có nhữngthay đổi toàn diện về hoạt động cho vay đặc biệt là đối với khách hàng doanhnghiệp Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng đểtìm ra các giải pháp để phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chinhánh BIDV Sơn Tâylà vấn đề cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển cho vay

khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Sơn Tây” làm đề tài nghiên cứu của luận

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánhBIDV Sơn Tây

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thựctiễn liên quan đến việc phát triển cho vay Doanh nghiệp tại ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay Doanh nghiệptại Chi nhánh BIDV Sơn Tây, giai đoạn 2011 - 2014 và định hướng, giảiphápphát triển cho vay doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2018

Trang 11

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn sẽ sử dụng kếthợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, đối chiếu và sosánh từ các nguồn dữ liệu thu thập được

Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng chủ yếu các dữ liệuthứ cấp từ các nguồn:

- Giáo trình, tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học có liênquan;

- Các thông tin được thu thập từ sách, báo điện tử;

- Các dữ liệu, thông tin và các báo cáo tài chính, phỏng vấn lãnh đạo vànhân viên làm công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh BIDV Sơn Tây

Phương pháp xử lý số liệu: Luận văn sử dụng các phương pháp và kỹthuật thống kê: phân tích và đánh giá; sử dụng bảng dữ liệu, các biểu mẫutrong nghiên cứu để xử lý, phân tích và đánh giá các dữ liệu thu được

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM

Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

4.

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển củanền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng[4, tr13]

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngânhàng gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông của hàng hoá Tuy vậy,phương thức hoạt động của các NHTM khác với các doanh nghiệp khác.Nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra không thay đổi hình thái vậtchất mà chỉ thay đổi giá trị, chất liệu để kinh doanh chủ yếu là quyền sử dụngcác khoản tiền tệ Bản chất của hoạt động kinh doanh này là huy động tiềngửi nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để cho vay đáp ứng nhu cầu vốncủa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh và tiêudùng

Theo luật tổ chức tính dụng, khái niệm ngân hàng như sau: “Ngân hàng

là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch

vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này

để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán, và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” [2]

NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tíndụng nhằm mục tiêu lợi nhuận

Trang 13

Xét về bản chất, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợinhuận - lợi nhuận tối đa.

Khác hẳn với các doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh trong các lĩnhvực công nghiệp, thương nghiệp, trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc kinh doanhhàng hoá, còn NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngânhàng

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có các chức năng như sau :

- Chức năng trung gian tín dụng: Khi thực hiện chức năng trung gian tín

dụng, NHTM đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người cónhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhànrỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tíndụng cho nền kinh tế Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đivay vừa đóng vai trò là người cho vay Với chức năng trung gian tín dụng,NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền,ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiệnliên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chức năng này, NHTM đã biếnvốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luânchuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Chức năng trung gian tíndụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bảnchất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.[13]

- Chức năng trung gian thanh toán: NHTM làm trung gian thanh toán khi nó

thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài

Trang 14

khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tàikhoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theolệnh của họ Ở đây NHTM đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanhnghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ Với chứcnăng này, các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toánthuận lợi Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thờigian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanhtoán an toàn Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanhtốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm đượclượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặtnhư chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền Chức năng này cũng chính là cơ

sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM [4, tr15]

- Chức năng tạo tiền: Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian

thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiệntrên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM Đây chính làmột bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch Với chức năng

"tạo tiền", hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nềnkinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội [10]

Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợcho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất,tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau Đồng thời khi ngân hàng thựchiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phầnlàm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng

1.1.3 Vai trò của ngân hàn thương mại

Một là, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất.

Trang 15

Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanhnghiệp và Nhà nước trong nền kinh tế Vì vậy muốn có nhiều vốn phải tăngthu nhập quốc dân và có mức độ tiêu dùng hợp lý Mặt khác, khi nền kinh tếcàng phát triển sẽ càng tạo ra nhiều nguồn vốn, điều đó sẽ có tác động tíchcực đến hoạt động của ngân hàng.

Hai là, NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD

NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông qua hoạtđộng tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thịtrường hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của cácquy luật kinh tế khách quan và sản xuất dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thịtrường Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là cầu nối giữa các doanhnghiệp với thị trường [13] Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng chodoanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọimặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đótạo cho doang nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh

Ba là, NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Thông qua hoạt động của NHTM, NHTW thực hiện chính sách tiền tệphục vụ các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của Chính phủ Trong sự vậnhành của nền kinh tế thị trường, NHTM hoạt động có hiệu quả thông qua cácnghiệp vụ kinh doanh của mình và thực sự là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ

mô nền kinh tế [4] Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTMtrong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứngtrong lưu thông Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nềnkinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chiavốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai tròđiều tiết gián tiếp vĩ mô: “Nhà nước dẫn dắt ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thịtrường”

Trang 16

Bốn là, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trườg khi các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngàycàng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các nước trên thếgiới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Do vậy nền tài chính của mỗinước cũng phải hòa nhập với nền Tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạtđộng kinhdoanh của mình đã giữ vai trò quan trọng trong sự hòa nhập này.Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanhtoán, NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng.Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụngvới các ngân hàng nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiếtnền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp

Trước khi làm rõ khái niệm khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là

gì chúng ta sẽ phải tìm hiểu về thế nào là Doanh nghiệp? Theo điều 4 Luật

Doanh nghiệp 2014 “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,

có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Các doanh nghiệp

sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, nghĩa là nó đã đã là một phápnhân, được thừa nhận về mặt pháp lý, và đi vào hoạt động Trong quá trìnhkinh doanh, các doanh nghiệp với rất nhiều những nhu cầu về vốn, dịch vụthanh toán… để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình Và giảipháp hiệu quả nhất là họ sẽ tìm tới ngân hàng để thõa mãn những nhu cầu đó

Như vậy có thể hiểu “Khách hàng doanh nghiệp của NHTM là những

doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

Trang 17

ho mục đích sản xuất kinh doanh của họ” [10] Hay nói cách khác, các

doanh nghiệp chính là đối tượng phục vụ của ngân hàng

1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp

Theo luật Doanh nghiệp 2014, có các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp nhà nước: Là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều

lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công tynhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

- Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lênxây dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng nhưtài sản của doanh nghiệp

- Hợp tác xã: Là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, phápnhân có nhu cầu góp vốn xây dưng góp sức lập ra theo điều 1 của bộ luật hợptác xã năm 2003

- Công ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp Vốn điều lệ được chia thànhnhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Theo điều 77 Luật doanh nghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nayđây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1thành viên

-Công ty hợp danh: Là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong

đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dướimột hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty

- Công ty liên doanh: Là loại hình doanh nghiệp công ty do hai hay nhiều bênhợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp địnhgiữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài nhằm tiến hành hoạtđộng kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam Đây là loạihình doanh nghiệp do các bên tổ chức hợp thành

1.2.3 Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

c

Trang 18

Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM.Cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớnnhất và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất Có nhiều khái niệm về chovay của NHTM, trong đó có một số khái niệm điển hình như sau.

Theo Rose, cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, đểtài trợ chi tiêu của các doanh nghiệp, các cá nhân và các cơ quan chính phủ[15, tr615] Cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hìnhphát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ Hơn nữa, thông qua cáckhoản vay của Ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tíndụng của từng khách hàng, giúp họ có khả năng nhận thêm các khoản chovay mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn

Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa các chủ thể kinh tế cóngân hàng làm trung tâm Dưới hình thức này, các quan hệ tín dụng đượcthực hiện thông qua hoạt động của ngân hàng Theo đà phát triển của nềnkinh tế, hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành hình thức chủ yếukhông chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế

Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử

dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam

kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác địnhtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi Nói cách khác, nếu xem xét tín dụng ngân hàng như một quá trình,

có thể phát biểu tín dụng ngân hàng là sự vận động của giá trị vốn lần lượtqua ba giai đoạn:

Trang 19

− Giai đoạn cho vay: chuyển giao cho bên đi vay một lượng giá trịnhất định biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật.

− Giai đoạn sử dụng vốn: Bên đi vay sử dụng tạm thời tài sản trên trong mộtthời gian nhất định, hết thời gian thoả thuận, bên đi vay phải hoàn trả lại chobên cho vay

− Giai đoạn hoàn trả: Sau thời gian sử dụng vốn vay bên đi vay phải hoàn trảcho bên cho vay một giá trị vốn lớn hơn giá trị lúc cho vay Phần chênh lệch

đó có thể xem là lợi tức của bên cho vay

Tóm lại, tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên chovay và bên đi vay, trong đó các các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa làbên đi vay vừa là bên cho vay Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sửdụng tài sản cho bên đi vay trong thời gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụhoàn trả lại vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạnthanh toán

Từ khái niệm cho vay và khái niệm về khách hàng doanh nghiệp ta cókhái niệm về cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp như sau:

“Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là hình thức cấp tín dụng

mà trong đó NHTM giao cho khách hàng là doanh nghiệp một khoản tiền

để sử dụng trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc

và lãi với mục đích đáp ứng nhu cầu vay vốn để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.” [20]

Cho vay khách hàngdoanh nghiệp đóng góp lớn đến sự lưu thông cácnguồn vốn trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu,từ nơi hiệuquả thấp đến nơi hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh của cácdoanh nghiệp

1.2.4 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp

Trang 20

Cho vay đối với doanh nghiệp là một trong những mục tiêu mở rộng tíndụng của các ngân hàng hiện nay Không chỉ ở các nước đang phát triển như

ở nước ta mà ở các nước phát triển thì khách hàng doanh nghiệp cũng là mộtđối tượng khách hàng cần chú ý vì đây là một thị trường rất tiềm năngvì cácdoanh nghiệp ngày càng gia tăng trên khắp cả nước và nhu cầu vay của khốidoanh nghiệp rất lớn

Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay doanh nghiệp có đầy

đủ các phương thức cho vay, tuy nhiên nó có phần nào chặt chẽ hơn về quytrình nghiệp vụ và giám sát Có thể liệt kê một số đặc điểm cơ bản cho vaydoanh nghiệp như sau:

Thứ nhất,cho vay doanh nghiệp có chứa đựng nhiều rủi ro vì hoạt động

của các doanh nghiệp chịu nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sự biến động củakinh tế thị trường, đồng thời các hầu hết doanh nghiệp thiếu các tài sản thếchấp Chính vì vậy nên các ngân hàng chưa thực sự mặn mà với đối tượngkhách hàng này, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà xu hướng ngân hàngbán lẻ đang phát triển, rất nhiều ngân hàng đã chuyển đổi mô hình từ ngânhàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ, theo đó, khách hàng mũi nhọn củangân hàng là khai thác khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanhnghiệp vừa và nhỏ, khi đó, các doanh nghiệp lớn sẽ ít được ngân hàng tậptrung khai thác hơn

Thứ hai, số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NH chiếm tỷ

trọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NH.Trong nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp thấp

hơn nhiều so với số lượng cá nhân Do đó, số lượng khách hàng doanh nghiệpvay vốn tại ngân hàng cũng thấp hơn nhiều so với số lượng khách hàng cánhân Tuy nhiên, nếu như các món vay của khách hàng cá nhân thường cóquy mô nhỏ thì món vay của doanh nghiệp lại khá lớn Chính bởi vậy dư nợ

Trang 21

o vay khách hàng doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Thứ ba,thông tin khách hàng có độ tin cậy hơn khách hàng cá nhân, hộ

gia đình Các doanh nghiệp cần phải công khai thông tin, đăng ký thông tin

với Sở kế hoạch và đầu tư các địa phương, mặt khác lại chịu sự quản lý của

cơ quan thuế Các doanh nghiệp hằng năm đều phải tuân thủ các quy định vềchế độ báo cáo, kiểm toán, Do vậy thông tin mà doanh nghiệp đã được kiểmchứng qua cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán nên có sự tin cậy hơn

Thứ tư, đối tượng cho vay doanh nghiệp của NH rất đa dạng vì DN

hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Các doanh nghiệp vay vốn của

ngân hàng có thể tới từ các địa bàn khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau,ngành nghề kinh doanh khác nhau

Thứ năm, nhu cầu vay của doanh nghiệp thường rất lớn trong khi khả

năng đáp ứng về tài sản bảo đảm nợ vay của DN có giới hạn Thông thường

để bổ sung nhu cầu thiếu hụt vốn kinh doanh, nhu cầu vay vốn của doanhnghiệp khá nhiều Tuy nhiên, trong các loại tài sản mà doanh nghiệp nắm giữthì chỉ có một số loại tài sản nhất định có thể đảm bảo điều kiện đảm bảo nợvay

Thứ sáu, chi phí tổ chức cho vay doanh nghiệp thường cao hơn cho vay

cá nhân, hộ gia đình Các khoản vay của doanh nghiệp thường lớn nên tiềm

ẩn nhiều rủi ro hơn Trong khi đó, vốn vay của doanh nghiệp được sử dụngcho mục đích kinh doanh nên nguồn trả nợ thường là dự tính không chắc chắntrong tương lai Chính vì vậy, khâu thẩm định khách hàng, giải ngân cũng nhưtheo dõi khoản vay thường phức tại và tốn kém chi phí hơn

1.2.5 Phân loại cho vay doanh nghiệp

Có nhiều cách để phân loại cho vay tại NHTM, một số cách phân loạicho vay doanh nghiệp chủ yếu tại NHTM bao gồm các cách sau:

ch

Trang 22

*Căn cứ và o thờ i haṇ

- Cho vay ngắn hạn: Là hình thứ c cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở

xuống Cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho các tài sản lưu động hoặc nhucầu sử dụng vốn ngắn hạn của các tổ chứ c kinh tế, doanh nghiệp.Cho vay ngắn

han chủ yếu dù ng để bổ sung nguồ n vố n kinh doanh ngắn

han

cho các doanh

nghiêp p

- Cho vay trung hạn: Là hình thứ c cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60

tháng Cho vay trung hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm trang thiết bị,xây dựng nhà xưở ng với qui mô vừ a, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ hay đểđầu tư cho các dự án trung hạn có thờ i gian tương ứ ng

- Cho vay dài hạn: Là hình thứ c cho vay có thời hạn trên 60 tháng Loại cho

vay này được sử dụng nhằm cấp vốn cho các dự án lớn, đầu tư xây dựng

cơ bản, cải tiến khoa học công nghệ, xây dưn

án có thờ i gian thu hồ i vố n dài trên 60

tháng

* Căn cứ vào loại tiền cho vay

g nhà máy sản xuất… những dư

- Cho vay bằng nội tệ: là loại cho vay mà đồng tiền nhận nợ được tính bằng

đồng tiền nước sở tại

- Cho vay bằng ngoại tệ: là loại cho vay mà đồng tiền nhận nợ được tính bằng

ngoại tệ

*Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố

hay bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của người vay đểthanh lý nhằm thu hồi khoản vay khi có vi phạm hợp đồng mà thay vào đó lànhững điều kiện: phương án kinh doanh được ngân hàng đánh giá có tính khả

Trang 23

thi, có khả năng đem lại lợi nhuận cao; doanh nghiệp phải kinh doanh có lãitrong hai năm liền kề thời điểm vay vốn Khách hàng là những

Trang 24

hách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lành mạnh,quản trị có hiệu quả, khi đó ngân hàng dựa vào uy tín của khách hàng màkhông cần nguồn thu nợ bổ sung.

- Cho vay có bảo đảm: là hình thức cho vay dựa trên cơ sở ngân hàng

nắm giữ các tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của người đi vay hoặc thuộc sở hữucủa người bảo lãnh Các hình thức bảo đảm thường gặp là: thế chấp, cầm cố,hoặc bảo lãnh Mục đích của việc này là khi có sự vi phạm hợp đồng tín dụngngân hàng có quyền xử lý các tài sản đó để thu hồi tiền cho vay Sự bảo đảmnày là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung chonguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn Các tài sản bảo đảm ở đây thường làcác bất động sản, động sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay, được phépgiao dịch, không có tranh chấp, tài sản được bảo hiểm theo quy định của phápluật

*Căn cứ vào hình thái giá trị

– Cho vay bằng tiền: là loại hình cho vay được cung cấp bằng tiền Đây

là hình thức cấp cho vay chủ yếu của ngân hàng và được thực hiện bằng các

kỹ thuật khác nhau như: cho vay ứng trước, thấu chi, cho vay thời vụ, cho vaytrả góp

- Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa

dạng, mà điển hình nhất là tài trợ thuê mua Theo phương thức này ngân hànghoặc công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sảncho khách hàng và theo định kỳ khách hàng hoàn trả nợ vay gồm cả gốc vàlãi

*Căn cứ vào xuất xứ

- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có nhu

cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc

k

Trang 25

mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạnthanh toán Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bánhàng, nghiệp vụ thanh lý.

*Căn cứ vào phương thức cho vay

Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành ngày31/12/2001, ngân hàng tiến hàng cho vay theo các phương thức như sau:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực

hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Phươngthức này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thườngxuyên, sản xuất không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ

- Cho vay theo hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thoả

thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theochu kỳ sản xuất, kinh doanh

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện

đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụđời sống

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án

vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó có một tổ chứctín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Ngoài

ra cho vay hợp vốn còn phải thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của các tổchức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Cho vay hợp vốn

có ưu điểm là san sẻ được rủi ro song nhược điểm là nới lỏng việc kiểm soáttiền vay khách hàng

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thoả

thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chưa được chia ra để trả nợtheo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

- Cho vay theo hạn mức: Khách hàng và ngân hàng xác định và thoả

Trang 26

uận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.Việc cho vay và thu nợ đan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm

cụ thể lúc nào cho vay, lúc nào thu nợ Phương thức này áp dụng đối với cáckhách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ổn định,vòng quay vốn nhanh và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín

dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tạimáy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng.Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và kháchhàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ViệtNam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định

Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tíndụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ vàNgân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán

Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp vớiquy định tại Quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chứctín dụng và đặc điểm của khách hàng vay

* Căn cứ vào mục đích cho vay

- Cho vay bất động sản: bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải

phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho

th

Trang 27

việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nướcngoài Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm bằng chính tàisản thực: đất đai, toà nhà và các công trình khác.

- Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành cho

ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác

- Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu

hoạch và bảo quản sản phẩm

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí

như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên

- Cho vay đối với các cá nhân: giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang thiết

bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trảicác khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác

- Cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp ở trên và các khoản

cho vay kinh doanh chứng khoán

- Tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho

khách hàng thuê

1.2.6 Vai trò cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

- Đối với Ngân hàng

Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và thúc đẩycác hoạt động khác của Ngân hàng Hoạt động cho vay là một trong nhữnghoạt động lớn của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này thường chiếm gần80% doanh thu Hoạt động cho vay mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng (baogồm cả lợi ích kinh tế, lợi ích từ mối quan hệ, lợi ích về thương hiệu …),đồng thời tạo được sự phát triển bền vững cho ngân hàng Trong đó cho vay

Trang 28

HDN chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng trên 70% dư cho vay (Ngân hàng Nhà nước, 2013).

- Đối với doanh nghiệp

Hiệu quả từ việc nhận vốn cho vay từ các NHTM thể hiện ở việc đápứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và cácthủ tục vay đơn giản, tận dụng được cơ hội của doanh nghiệp, cách thức thanhtoán phù hợp với doanh nghiệp và luật pháp hiện hành Qua đó tạo cho doanhnghiệp khả năng duy trì, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh tănghiệu quả kinh doanh

- Đối với nền kinh tế

Thông qua hoạt động cho vay, phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụnghiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy quả trình tích tụ tậptrung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăngtrưởng, phát triển kinh tế đất nước Hơn nữa, cho vay doanh nghiệp còn có vaitrò điều tiết nền kinh tế vĩ mô Thông qua các chính sách ưu đai củ a Ngânhàng trung ương, các ngân hàng thương mai điêùtiêt́ các nguồ n vố n vào các

lin h vưc khác nhau đảm bảo đin h hướ ng củ a Chính phủ Các doanh nghiêpcăn cứ vào thông tin, thi p trườ ng, khả năng, tiềm lưc củ a mình để phát triên̉

hoatp đônp g sản xuất kinh doanh ở

1.3 PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm phát triển cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

K

Trang 29

Khái niệm phát triển được hiểu một cách đơn giản nhất là việc làm chotăng cả chiều sâu và chiều rộng Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng khácnhau, trong các lĩnh vực khác nhau thì khái niệm phát triển sẽ khác nhau.

Chính vì vậy, xét trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển cho vay doanhnghiệp về chiều rộng có thể hiểu là việc tăng tỷ trọng các khoản cho vaydoanh nghiệptrong tài sản của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa khách hàng về quy mô các khoản vay Bên cạnh đó, cùng với sự cạnhtranh gay gắt của các NHTM hiện nay, việc phát triển cho vay có thể bao gồmnhiều tiêu chí khác nhau như: mở rộng quy mô, hình thức, phạm vi hay đốitượng cho vay, địa bàn hoạt động Song song với phát triển về chiều rộng làviệc phát triển về chiều sâu Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp, pháttriển về chiều sâu như đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng tín dụngdoanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong hoạt động chovay doanh nghiệp…

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay doanh nghiệp

- - Số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giámức độ phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp, số lượng khách hàng cóthể tính theo một khoảng thời gian nhất định (quý, năm), nếu số lượng kháchhàng tìm đến ngân hàng để vay ngày càng tăng thì chứng tỏ hoạt động chovay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, uy tín trong phân khúc cho vaydoanh nghiệp, uy tínngày càng được nâng cao và ngân hàng đã tập trungnhiều hơn vào lĩnh vực này

- Quy mô, thị phần cho vay doanh nghiệp

Mức độ tăng trưởng thị phần là mức tăng thị phần của NH qua thời gian.Chỉ tiêu này đánh giá năng lực chiếm lĩnh thị phần về cho vay doanh nghiệptrên thị trường Đối với thị trường cho vay doanh nghiệp, thị phần của một

Trang 30

gân hàng có thể biểu hiện thông qua số lượng khách hàng doanh nghiệp màngân hàng đó cung cấp tín dụng Thị phần này một mặt thể hiện sức cạnhtranh của ngân hàng vì thị phần lớn chứng tỏ năng lực cho vay doanh nghiệp

và vị trí thống lĩnh của ngân hàng trên thị trường cao Mặt khác nó đánh giáchất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vì chất lượng cao thu hút nhiềukhách hàng, tạo doanh thu cao hơn so với ngân hàng khác

- Mạng lưới, kênh phân phối:

Đây là yếu tố quan trọng đến ngân hàng chiếm lĩnh thị phần, đưa sảnphẩm dịch vụ đến gần với khách hàng hơn Khả năng của một ngân hàng mởrộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch đến những nơi được dự báo là cónhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng sẽ tạo cho ngân hàng đó thếmạnh trong việc chiếm lĩnh thị phần Những hệ thống phân phối này có vaitrò quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị nắm bắt được nhu cầu kháchhàng để ngân hàng có thể chủ động cải tiến hoàn thiện dịch vụ của mình Đểthực hiện điều này, lãnh đạo ngân hàng phải có tầm nhìn chiến lược, ngânhàng phải đủ năng lực tài chính và nhân sự cho việc mở rộng quy mô này Nóphải phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàng tức là tùy thụôc vào thịtrường mục tiêu đối tượng khách hàng, đặc điểm của địa bàn mà Ngân hànghọat động

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp

Tất cả các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trước hết phải xuất phát từ lợiích của khách hàng nhưng cuối cùng cũng nhằm mục đích chính là phải đemlại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng, Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh

vì mục tiêu lợi nhuận Tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vaydoanh nghiệp vào tổng lợi nhuận trong hoạtt động Ngân hàng cũng giống nhưchỉ tiêu số lượng khách hàng doanh nghiệp, nó cho thấy sự chuyên môn hóa,chuyên nghiệp và thế mạnh trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng doanhn

Trang 31

nghiệp, thể hiện sự phát triển của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phong phú và

đa dạng

- Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp là tổng số tiền mà ngân hàng đãcho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.Doanh số cho vay ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khảnăng mở rộng cho đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Doanh số cho vay kỳ này Tốc độ tăng doanh số = x100

Doanh số cho vay kỳ trước

Ngoài ra cần phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanhnghiệp trên tổng doanh số cho vay của cả ngân hàng mới thấy được sự giatăng tương đối của cho vay doanh nghiệp so với các loại cho vay khác Tỷtrọng cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng chứng tỏ quy mô cho vay kháchhàng doanh nghiệp càng được mở rộng, phản ảnh sự phát triển về mặt lượngcho vay khách hàng doanh nghiệp

- Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Dư nợ cho vay doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng còn dư nợ ngânhàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thuhồi được Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm được xác định theocông thức:

Dư nợ cho vay kỳ này Tốc độ tăng dư nợ cho vay = x100

Dư nợ cho vay kỳ trước

Các chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng cho vay doanh nghiệptăng Ngoài ra để đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp cũngcần xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay của cả ngânhàng tại một thời điểm nhất định

- Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay doanh nghiệp

Trang 32

có tỷ lệ nợ xấu cao trên 3% thì không được cho vay chứng khoán Nguyênnhân của các khoản nợ trong cho vay doanh nghiệp có thể là do doanh nghiệpgặp những trường hợp không mong muốn, không đảm bảo được nguồn thunhập để trả nợ cho ngân hàng, hay cũng có thể doanh nghiệp chây ỳ trongviệc trả nợ cho ngân hàng, hoặc do sự thay đổi chính sách của Nhànước, gây nên tình trạng thất thoát vốn của ngân hàng, giảm hiệu quả hoạtđộng, có thể mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

1.4.1 Nhân tố chủ quan

- Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng:

Quy mô của một ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấutrúc danh mục cho vay của ngân hàng Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn làbiểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa trênmột khách hàng Vốn tự có lớn thì ngân hàng càng có điều kiện hoạt động chovay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng Ngoài ra khách

Trang 33

hàng cũng thường tìm đến những ngân hàng có uy tín với chất lượng dịch vụ, những tiện ích và sự an toàn mà những ngân hàng này mang lại.

- Chính sách tín dụng

Các yếu tố của chính sách tín dụng như: hạn mức tín dụng, lãi suất, kỳhạn, mức phí, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, hướng giải quyết nợ khóđòi, đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng.Với chính sách hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, đa dạng sẽ thu hút được nhiềukhách hàng đến xin vay Và ngược lại với chính sách tín dụng cứng nhắc, kémlinh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế việc đi vay

và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng

- Chất lượng thẩm định khách hàng

Thẩm định là giai đoạn khởi đầu và có ý nghĩa quan trọng trongđảmbảo an toàn vốn vay Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định về tư cách phápnhân hoặc thể nhân, đánh giá tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo củadoanh nghiệp đi vay Trên cơ sở thẩm định đầy đủ các yếu tố ngân hàng sẽquyết định có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức cho vay là bao nhiêu,điều này phụ thuộc vào vốn của ngân hàng có tại thời điểm vay và giá trị tàisản đảm bảo Quá trình thẩm định phải chặt chẽ mới giúp ngân hàng đảm bảo

an toàn cho khoản vay, tuy nhiên nếu nó quá nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà

sẽ làm cho doanh nghiệp đi vay mất quá nhiều thời gian và công sức và họ sẽthấy nản lòng Để hạn chế điều này việc thẩm định phải dựa trên các thủ tục

cơ sở khoa học hợp lý và song song với nó thì việc thực hiện phải nghiêmchỉnh, nó là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và chất lượng khoản tíndụng

- Chất lượng cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp

Chất lượng cán bộ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt độngngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nói riêng Chất

Trang 34

ợng cán bộ được thể hiện ở: trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghềnghiệp, khả năng giao tiếp, nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng, Chấtlượng cán bộ có cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc, mới thực hiệnđược tốt việc thẩm định, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng Mặt khác, cán

bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp phải có đạo đức nghề nghiệp tốt nếukhông sẽ đưa lại những tổn hại cho ngân hàng Sự thân thiện và cởi mở củacán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp sẽ làm cho khách hàng hài lòng vàtin tưởng hơn vào ngân hàng, từ đó dễ trở thành khách hàng quen thuộc củangân hàng

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sứcmạnh mẽ thì việc trang bị đầy đủ các công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp vớinhu cầu xã hội, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng là yếu tố để giúpngân hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều kháchhàng hơn Với thiết bị hiện đại hoạt động của ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ,khả năng nắm bắt diễn biến thị trường sẽ nhanh hơn, quy trình cho vay sẽdiễn ra một cách nhanh gọn, hiện đại giúp ngân hàng đưa ra được nhữngchiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng nói chung vàkhách hàng vay doanh nghiệp nói riêng

1.4.2 Nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạtđộng cho vay doanh nghiệp mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soátđược

- Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của

sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đếnkhả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trường, lư

Trang 35

ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thươngmại Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì tạo điều kiện nền tảng chodoanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên đi vay doanh nghiệpnhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư sản xuất từ đócho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại sẽ được mở rộng Ngược lạikhi nền kinh tế bị hoặc dự kiến là khủng hoảng, trì trệ thì doanh nghiệp làm

ăn khó khăn nên thu hẹp quy mô, từ đó dẫn đến hoạt động cho vay doanhnghiệp của ngân hàng hạn chế hơn

- Môi trường pháp lý:

Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽcủa các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước Khi hoạt động của ngânhàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảmbảo, hoạt động cho vay doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chếnhững thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng Một môi trường pháp

lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản

sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp.Tuy nhiên nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vaydoanh nghiệp nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hayquá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, không có cơ sởpháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho người đi vay khôngđáp ứng điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạnchế trong việc cho vay

- Các chính sách của nhà nước

Các chính sách mang tầm vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động chovay doanh nghiệp Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từngnăm hay thờikỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triểnmột cách bền vững, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng tăng lên

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụngcủa ngân hàng thương mại và phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tạicác ngân hàng thương mại Theo đó, tác giả đã đưa ra các khái niệm chínhnhư ngân hàng thương mại là gì, khái niệm tín dụng, khái niệm cho vay kháchhàng doanh nghiệp, đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp, đồng thời,tác giả cũng đưa ra những nhân tố tác động đến phát triển hoạt động cho vaykhách hàng doanh nghiệp.Tác giả cũng đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá sựphát triển của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM

Dựa trên cơ sở lý luận, đồng thời bám sát vào hệ thống các chỉ tiêu ởchương 1, tác giả tiến hành phân tích thực trạng cho vay khách hàng tạiTMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây ở chương 2

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNCHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

SƠN TÂY

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY

2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là ngânhàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiếnthiết cơ bản” với quy mô ban đầu gồm 11 chi nhánh, khoảng 200 nhân viênvới nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồnngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội Trong thời kỳ này, ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không phải là một ngân hàng thương mạinên không thực hiện các hoạt động của một ngân hàng thương mại như huyđộng tiền gửi tiết kiệm, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước

mà chủ yếu là giữ tiền gửi cho các doanh nghiệp đang trong quá trình xâydựng, hoạt động cho vay rất nhỏ, chỉ bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệpnhận thầu quốc doanh Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trong thời kỳ này làkiểm soát, theo dõi và thanh toán theo tiến độ hoặc theo kế hoạch của cáccông trình xây dựng cơ bản

Giai đoạn 1981-1989, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tênthành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 259/CPngày 24/06/1981 và trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ

Trang 38

ủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Giai đoạn 1990 - 1994, cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế

kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, sau khi hai Pháp lệnh về ngânhàng ra đời thì ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thànhngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Quyết định số 401/CPngày 14/10/1990 với nhiệm vụ được thay đổi về cơ bản: ngoài việc tiếp tụcnhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nướcthì BIDV đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung hạn để cho vay đầu tưphát triển; Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu tronglĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển

Giai đoạn 1995- 2000, BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợpnhư một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đấtnước Đây là thời kỳ BIDV đã khẳng định được vị trí, vai trò là ngân hàngthương mại hàng đầu tại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước với danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới

Giai đoạn 2001- nay, BIDV đã triển khai đồng bộ đề án cơ cấu lại đượcChính phủ phê duyệt và dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

do ngân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển thành một ngân hàng đa nănghàng đầu tại Việt Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng khu vực.Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2124/QĐ-TTgphê duyệt phương án cổ phần hóa ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Trên cơ sở đó, BIDV đã chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO) vào ngày 28/12/2011 Ngày 23/4/2012 thống đốc ngân hàng nhà nước

ký quyết định số 84, ngân hàng BIDV chính thức trở thành Ngân hàng thươngmại cổ phần Đây là sự kiến lớn đánh dấu bước ngoặt quan trọng của BIDV.ch

Trang 39

Với truyền thống 58 năm trưởng thành và phát triển, BIDV là một trong

04 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với 128 Chi nhánh, hơn 551 điểmgiao dịch và 18.000 cán bộ nhân viên Trải qua thời kỳ hoạt động với sự đónggóp của mình, BIDV đã vinh dự được nhận nhiều huân, huy chương của Nhànước, Chính Phủ và của nhiều tổ chức Năm 2011, BIDV được bình chọn

“ngân hàng có dịch vụ huy động vốn tốt nhất” và “ngân hàng có dịch vụ tíndụng doanh nghiệp tốt nhất” của báo Vietnamnet; Năm 2012 BIDV được bìnhchọn “ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất ViệtNam” theo Euromoney

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây(sau đây goi tắt là – BIDV Sơn Tây) có tru p sở chính taip 191 Lê Lơip , thi pxã SơnTây, Hà Nôị , tiền thân là phò ng chuyên quản Sơn Tây thuôc

Thiết Hà Nôị

ngân hàng KiếnNăm 1965, ngân hàng đươc

hàng Kiến thiết Hà Nôị

nâng cấp lên thành chi điểm số 6 củ a Ngân

Năm 1982, ngân hàng sáp

đươc p

nâng cấp lên thành chi nhánh cấp môṭ ,

triển Viêt Nam Đến ngày 27 tháng 04 năm 2012 với việc chuyển đổi thànhNgân hàng Thương mại cổ phần, BIDV Sơn Tây chuyển thành ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Viêṭ Nam chi nhánh Sơn Tây

2.1.2.Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

Trang 40

Là một chi nhánh trực thuộc NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam,BIDV Chi nhánh Sơn Tây có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọithành phần kinh tế dưới nhiều hình thức

- Cho vay ngắn hạn trung và dài hạn bằng VNĐ và đồng ngoại tệ

- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hồ trợ phát triển chính thức củaChính phủ, các nước và tố chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với cácdoanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam

- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tố chức kinh tế,TCTD trong và ngoài nước

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vitính và thanh toán Quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT

- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng Quốc tế: VISA, Master Card, JCP Card,cung cap Séc du lịch, ATM

- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đối ngoại tệ, thu đối ngân phiếu thanhtoán, chi trả kiều hổi, cung ứng tiền mặt đến tận nhà

- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh

Ngoài ra, tùy theo từng thời kỳ và chiến lược phát triển của hệ thốngtoàn BIDV mà Chi nhánh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác do Hội sởchính BIDV giao

Về mô hình tổ chức, BIDV hoạt động theo sơ đồ 2.1:

Ngày đăng: 25/11/2016, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh (2004),“Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam” của NSC Nguyễn Kim Anh Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàngthương mại Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2004
3. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Cúc
Nhà XB: nhà xuất bản ThốngKê
Năm: 2008
4. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2006
5. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị rủi ro tíndụng Ngân hàng thương mại
Tác giả: Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2012
6. Nguyễn Hiếu (2012), Các chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp FDI, Học viện tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp FDI
Tác giả: Nguyễn Hiếu
Năm: 2012
7. Đào Văn Hùng (2000), “Giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay” của NSC Đào Văn Hùng, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Namhiện nay”
Tác giả: Đào Văn Hùng
Năm: 2000
8. Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương
Nhà XB: nhà xuất bảnThống kê
Năm: 2003
9. Minh Kiều (2008), Các vấn đề về ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề về ngân hàng thương mại
Tác giả: Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2008
12. Phan Thị Bích Lương, 2006, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động của các NHTM nhà nước Việt Nam hiện nay, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giải pháp nâng cao hiệu qủahoạt động của các NHTM nhà nước Việt Nam hiện nay
13. Phạm Hồng Quang “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
14. Vũ Phương (2011), Doanh nghiệp – thực trạng và giải pháp, tạp chí Tài Chính, số 93/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thực trạng và giải pháp
Tác giả: Vũ Phương
Năm: 2011
15. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giảo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ
Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: nhà xuất bảnThống kê. Hà Nội
Năm: 2002
16. Nguyễn Xuân Thành (2010), Cho vay với doanh nghiệp FDI – Dễ hay khó, báo Đầu tư, số 13/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho vay với doanh nghiệp FDI – Dễ hay khó
Tác giả: Nguyễn Xuân Thành
Năm: 2010
17. Lê Quốc Tuấn (2000), “Tín dụng Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của NCS Lê Quốc Tuấn, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tín dụng Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nônghộ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
Tác giả: Lê Quốc Tuấn
Năm: 2000
18. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Lê Văn Tư
Nhà XB: nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2005
19. Frederic s. Mishkin (1995), Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chỉnh, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chỉnh
Tác giả: Frederic s. Mishkin
Nhà XB: nhàxuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1995
20. PeterS.Rose, 1999, Quản trị NHTM, xuất bản lần thứ tư, bản dịch của Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển, Phạm Long – Hiệu đính: PGS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị NHTM
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật tổ chức tín dụng Khác
10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012-2014), Báo cáo thường niên Khác
11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông cáo báo chí Ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức BIDV – Chi nhánh Sơn Tây 32 - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức BIDV – Chi nhánh Sơn Tây 32 (Trang 6)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức BIDV – Chi nhánh Sơn Tây - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức BIDV – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 41)
Bảng 2.1. Số lượng sản phẩm tín dụng doanh nghiệp của một số NHTM trên địa bàn Sơn Tây năm 2014 - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Bảng 2.1. Số lượng sản phẩm tín dụng doanh nghiệp của một số NHTM trên địa bàn Sơn Tây năm 2014 (Trang 53)
Bảng 2.2. Số lượng KHDN có số dư tiền vay tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2011– 2014 - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Bảng 2.2. Số lượng KHDN có số dư tiền vay tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2011– 2014 (Trang 55)
Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo số dư giai đoạn 2011 - 2014 - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo số dư giai đoạn 2011 - 2014 (Trang 59)
Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2011 - 2014 - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay KHDN tại BIDV Sơn Tây theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2011 - 2014 (Trang 60)
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn giai đoạn 2011 2014 - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn giai đoạn 2011 2014 (Trang 62)
Bảng 2.6: Thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa  bàn thị xã Sơn Tây - Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam   chi nhánh sơn tây
Bảng 2.6 Thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w