- Các công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm: 1 Công trình thuộc bí mật Nhà nước;
1.2.6. Hồ sơ cấp phép xây dựng
a. Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
1. Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) khi có nhu cầu xây dựng công trình, nhà ở thì liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân các cấp để được hướng dẫn lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
2. Tùy theo loại công trình, chủ đầu tư phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành. Hồ sơ được nộp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
3. Trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng chưa phù hợp với quy định, phải chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải hoàn thiện hồ sơ trong thời gian tối đa là 180 ngày làm việc kể từ ngày phát hành văn bản yêu cầu. Quá thời hạn trên nếu chủ đầu tư vẫn có nhu cầu xây dựng công trình thì phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới.
b. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ và công trình tôn giáo
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Trong trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình, không yêu cầu bồi thường chi phí xây dựng và phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
Bản sao được chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất kèm theo Trích lục bản đồ do cơ quan có thẩm quyền cấp, trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không có Trích lục bản đồ đi kèm thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ đầu tư cần xuất trình bản gốc để đối chiếu khi nộp hồ sơ, trường hợp giấy tờ đã thế chấp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
3. Hai bộ hồ sơ thiết kế.
4. Tuỳ theo tính chất công trình, chủ đầu tư bổ sung thêm thành phần hồ sơ.
c. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng các công trình của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Trước khi lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng của Luật Xây dựng; Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ và các quy định của Nhà nước và Thành phố có liên quan. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm các thành phần sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Trong trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình, không yêu cầu bồi thường chi phí xây dựng và tháo dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng theo Mẫu 2 tại Phụ lục số II kèm theo bài.
2. Bản sao được chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất kèm theo Trích lục bản đồ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất không có Trích lục bản đồ đi kèm thì thực hiện theo quy định của Nhà nước, đồng thời chủ đầu tư phải nộp các văn bản xác định các nghĩa vụ tài chính phải nộp vào ngân sách (nếu có) của Sở Tài chính, Cục thuế Thành phố và các hoá đơn, biên lai nộp tiền tương ứng.
Chủ đầu tư cần xuất trình bản gốc để đối chiếu khi nộp hồ sơ, trường hợp giấy tờ đã thế chấp thực hiện theo quy định hiện hành;
3. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của chủ đầu tư (đối với trường hợp công trình của doanh nghiệp, tổ chức);
4. Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của người quyết định đầu tư (nếu có);
5. Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở của chủ đầu tư và văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu có) đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng.
6. Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật của chủ đầu tư kèm theo văn bản thẩm định thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
7. Hai bộ hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo quy định của Nhà nước;
8. Tuỳ theo tính chất công trình, chủ đầu tư bổ sung thêm thành phần hồ sơ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
d. Hồ sơ thiết kế xin cấp giấy phép xây dựng
1. Hồ sơ thiết kế xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị gồm các bản vẽ:
- Mặt bằng định vị công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/500 – 1/200 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100 – 1/200;
- Mặt bằng móng, tỷ lệ 1/100 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/00 – 1/200;
2. Hồ sơ thiết kế xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm các bản vẽ:
- Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách đến các công trình xung quanh, các công trình liền kề và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó.
3. Hồ sơ thiết kế xin cấp giấy phép xây dựng các công trình của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế cơ sở đã được điều chỉnh theo Văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu có) đã được Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đã được chủ đầu tư phê duyệt theo quy định, gồm các bản vẽ:
- Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/500 -1/200 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100 – 1/200;
- Mặt bằng móng, tỷ lệ 1/100 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 – 1/200;
4. Hồ sơ thiết kế xin cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật như: đường xá, đường dây tải điện, các tuyến cấp thoát nước, dẫn khí, gồm các bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000; - Các mặt cắt ngang chủ yếu tỷ lệ 1/20 – 1/50.
5. Hồ sơ thiết kế xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, tượng đài, tranh hoành tráng… gồm các bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí công trình;
- Tổng mặt bằng công trình tỷ lệ 1/200 – 1/500;
- Các mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/100 (đối với công trình tôn giáo phải thể hiện từng hạng mục xây dựng nơi thờ tự, nơi đặt tượng thờ và các đồ dùng thờ cúng khác);
- Mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50.