Các biện pháp kinh tế:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Huyện Từ Liêm – Hà Nội (Trang 38 - 41)

- Các công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm: 1 Công trình thuộc bí mật Nhà nước;

2. Các biện pháp kinh tế:

2.1 Lệ phí cấp quyền phát triển

Đây là lệ phí do các nhà phát triển bất động sản trả để bồi hoàn cho chính quyền địa phương về gánh nặng tài chính của phát triển mới lên các công trình hạn tầng hiện có bên ngoài. Lệ phí tác động này thường được đánh giá khi chính quyền địa phương cấp giấy phép xây dựng.

Mục đích của lệ phí này mục đích để hoang lại chi phí quy kết của phát triển mới với hạn tầng hiện tại /tương lai của cộng đồng.

Yêu cầu áp dụng là phải có một mô hình toán học được cập nhật thường xuyên để tính toán ảnh hưởng của mỗi loại phát triển mới gây ra tác động. Lệ phí tác động phát triển có thể được nhập vào một quỹ đặc biệt để tài chính cho hoặc mở rộng tương lai hoặc để trả nợ. Lệ phí cần bao gồm cả phần để hoàn lại chi phí kết quả tác động của phát triển vào cơ sở nguồn lực địa phương.

2.2 Đổi đất lấy hạ tầng

Đây là một biện pháp tài chính hạ tầng gián tiếp mà bao gồm việc cấp đất của Nhà Nước cho một nhà phát triển (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân) vì mục đích phát triển hạ tầng. Nhà phát triển đồng ý xây dựng hạ tầng theo yêu cầu như một điều kiện để nhận được quyền phát triển các lô đất nhất định ( có thể liền kề hoặc ở một khu vực nhất định).

Việc được cấp quyền sử dụng đất công có thể được dùng rất đa dạng như xây dựng cầu, cống, các tuyến đường, các công trình công cộng, kể cả nhà máy cấp nước, xử lý nước thải, công viên…Đổi lại, các nhà phát triển sẽ có

đất, có quyền phát triển các khu đất để bán, các trung tâm thương mại tư nhân như vui chơi giải trí hay cơ sở công nghiệp.

Nhà nước thông qua biện pháp này kiểm soát được quá trình phát triển mà không cần đầu tư tài chính công để xây dựng kết cấu hạ tầng. Hơn nữa, các khu vực sẽ phát triển cũng đã có ràng buộc cụ thể phù hợp với quy hoạch.

2.3 Ưu đãi thuế và đảm bảo vốn vay

Đây là biện pháp về chính sách tài chính, trong đó Nhà nước ( thường là chính quyền đô thị) áp dụng mức thuế suất ưu đãi và đảm bảo vốn vay đối với các khoản vay có liên quan tới dự án được dùng để khuyến khích đầu tư trong hạ tầng công cộng. Thông qua đó, nhà nước kích thích các doanh nghiệp phát triển vào các khu vực, ngành nghề ít sinh lời, hay có độ rủi ro cao của hạ tầng đô thị.

Biện pháp này giúp cung cấp một “nhánh” tài chính cho các dự án hạ tầng mà không gây áp lực cho kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, ưu đãi đầu tư cho cá dự án hạ tầng phải dựa trên các kế hoạch ưu tiên đầu tư bởi nếu không sẽ trở thành bảo hộ tràn lan gây thất thuế và không tập trung được nguồn lực phát triển.

Việt Nam hiện đang sử dụng nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích xây dựng nhà ở chung cư, phát triển khu đô thị mới, xây dựng công trình giao thông, thoát nước, cấp nước…..bằng các ưu đãi thuế như miễn giảm tiền chuyển quyền sử dụng đất, không thu lệ phí trước bạ, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp….và các biện pháp bảo lãnh cho vay từ các quỹ tài chính như quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ đầu tư phát triển đô thị…..

2.4 Tái phân lô đất

Tái phân lô đất là một biện pháp tài chính – hành chính do Nhà nước hỗ trợ cho các nhà đầu tư hoặc cộng đồng tái phát triển đô thị thông qua việc chia lại ranh giới thửa đất, hiến một số miếng đất có giá trị cho chỉ giới đường hay để bán thu tiền công và dùng tiền đó tài trợ cho các chi phí trước mắt của xây

dựng hạ tầng. Giá trị gia tăng cho các lô đất thường lớn hơn là chi phí tái phân lô đất và diện tích mất đất cộng lại.

Mục đích của tái phân lô đất là khuyến khích phát triển hợp lý đất trồng và cung cấp các lô đất có dịch vụ cho phát triển nhà ở. Tài chính hạ tầng thông qua việc bán các miếng đất kết hợp tái phân lô đất cho phát triển thương mại có thể là một tiếp cận sáng tạo để tài trợ cho giao thông công cộng đô thị.

Biện pháp trên được thực hiện thông qua các giai đoạn: - Xác định khu vực chín muồi để tái phân lô đất;

- Đàm phán với các chủ đất và đạt được thỏa thuận nhất trí;

- “tái phân thửa” khu này sao cho các chủ đất sẽ chấp thuận cách tiếp cận chung và đồng ý cho không một phần đất đô thị giá trị cao để bán

- Tạo điều kiện và giám sát việc bán đất.

Tái phân lô đất có thể được dùng trong một số vùng thương mại nằm ven hạ tầng đô thị như đường giao thông để có được đất từ những chủ đất cho các mục đích hạ tầng. Đây là biện pháp mang tính khuyến khích việc cải thiện hạ tầng đô thị, thu hút doanh nghiệp thương mại và làm cho giá trị đất tăng. Thông qua đó, Nhà nước thu thuế đất đai, thuế xây dựng cơ bản là thuế sản xuất kinh doanh sau này khi khi các chủ thể có thu nhập trên địa bàn.

Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định về biện pháp này, song biện pháp trên đã và đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu để đưa ra trong thời gian tới.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Huyện Từ Liêm – Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w