1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2

92 816 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI N

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

SỞ GIAO DỊCH 2

Giảng viên hướng dẫn: Th.s HỒ THANH TÙNG

Sinh viên thực hiện : HỒ THỊ BÍCH PHƯƠNG

MSSV: 082601Q

Khóa: 12

TP HCM, THÁNG 6 NĂM 2012

Trang 2

Lời Cảm Ơn

    Trong những năm học ở trường Đại học Tơn Đức Thắng TPHCM, được sự dạy bảo tận tình của Thầy Cơ đã giúp em cĩ kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực

Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của Thầy Hồ Thanh Tùng khoa Tài chính Ngân hàng, người đã tư vấn đưa ra những ý cịn thiếu, nhận xét từng phần, từng mục nhỏ để bài khĩa luận của em chặt chẽ hơn

Em xin kính chuyển đến tồn thể quý Thầy, Cơ trường Đại học Tơn Đức Thắng lịng biết ơn sâu sắc nhất Cảm ơn quý thầy cơ đã hết lịng dìu dắt, dạy dỗ trong suốt khoảng thời gian em theo học tại trường

Bên cạnh đĩ, nhờ sự quan tâm của Ban Lãnh đạo và hướng dẫn tận tình của tập thể đội ngũ nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trong từng thao tác thực hiên nghiệp vụ Ngân hàng mà em tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cĩ ích cho nghề nghiệp tương lai Tuy khoảng thời gian gần ba tháng khơng phải là khoảng thời gian dài nhưng em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cảm ơn tồn thể nhân viên Ngân hàng, đặc biệt

là các anh chị ở phịng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp 2 đã tiếp nhận, chỉ bảo tận tình bằng tất cả chuyên mơn và nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, giúp em hồn thành khĩa luận này Cuối cùng em xin kính chúc sức khỏe và gửi đến Ban Lãnh đạo, gửi đến tập thể Ngân hàng lời chúc tốt đẹp nhất

Do kiến thức cịn hạn chế, bài khĩa luận của em khĩ tránh khỏi những thiếu sĩt

và khuyết điểm

Kính mong sự đĩng gĩp ý kiến của quý Thầy Cơ khoa Tài chính Ngân hàng và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trang 3

Nhận xét của cơ quan

thực tập

Trang 4

Nhận xét của giáo viên

hướng dẫn

Trang 5

Nhận xét của giáo viên

phản biện

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



CAD : Cash against documents (Phương thức trả tiền lấy chứng từ) CIF : Customer Information File (Hồ sơ thông tin khách hàng) CNTT : Công nghệ thông tin

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

TNHH SXKD : Trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh

TTQT : Thanh toán quốc tế

T/T : Telegraphie transfer (Chuyển tiền bằng điện)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



Bảng 2.1 : MẠNG LƯỚI CỦA CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 ĐẾN 28/12/2011 trang 18 Bảng 2.2 : TỔNG TÀI SẢN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH SGD 2 - BIDV (2009 – 2011) trang 25 Bảng 2.3 : TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI ĐƠN VỊ 2009 – 2011 trang 27 Bảng 3.1 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN PHÂN THEO CƠ CẤU trang 50 Bảng 3.2 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN PHÂN THEO THỜI GIAN TẠI

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 (2009 – 2011) trang 52 Bảng 3.3 : TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 trang 54 Bảng 3.4 : TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN CUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP TRONG CÁC NĂM VỪA QUA trang 58 Bảng 3.5 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 trang 59

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ



Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức của Hội sở BIDV trang 16 Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 20 Hình 3.1 : Sơ đồ tổ chức của Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp trang 30 Hình 3.2 : Bước 1 Tiếp thị khách hàng và lập đề xuất tín dụng (Tại chi nhánh) trang 43 Hình 3.3 : Bước 2 Thẩm định rủi ro (Tại chi nhánh) trang 44 Hình 3.4 : Bước 3 Phê duyệt cấp tín dụng tại chi nhánh (Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm B– Khoản 2 – Điều 2) trang 44 Hình 3.5 : Bước 3 Phê duyệt cấp tín dụng tại chi nhánh (Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách QLRR) trang 44 Hình 3.6 : Bước 3 Phê duyệt cấp tín dụng tại chi nhánh (Trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐTD chi nhánh) trang 45 Hình 3.7 : Bước 3 Phê duyệt cấp tín dụng tại chi nhánh (Trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh) trang 45 Hình 3.8 : Bước 4 Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt trang 46 Hình 3.9 : Bước 5 Giải ngân / Phát hành thư bảo lãnh trang 46 Hình 3.10 : Bước 6 Giám sát và kiểm soát trang 47 Hình 3.11 : Bước 7 Điều chỉnh tín dụng trang 47 Hình 3.12 : Bước 8 Thu Nợ, lãi, phí trang 47 Hình 3.13 : Bước 9 Xử lý, thu hồi nợ quá hạn trang 48 Hình 3.14 : Bước 10 Thanh lý hợp đồng trang 48 Biểu đồ 2.1 : Tổng tài sản và huy động vốn trang 25 Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn theo cơ cấu trang 50 Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn trang 52 Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo thời gian (2009-2011) trang 55 Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo nhóm khách hàng trang 56 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn của CVDN 2009 – 2011 trang 58

Trang 9

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng trang 1

1.1.1 Khái niệm trang 1 1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng ngân hàng trang 1 1.1.2.1 Bản chất tín dụng ngân hàng trang 1 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng trang 2 1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng trang 3 1.2.1 Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển trang 3 1.2.2 Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả trang 3 1.2.3 Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội trang 4 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại trang 4 1.3.1 Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn trang 4 1.3.2 Chỉ tiêu về thu nợ trang 4 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn trang 4 1.3.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn trang 5 1.3.3.2 Tỷ lệ nợ xấu trang 5 1.4 Rủi ro tín dụng trang 5 1.4.1 Khái niệm trang 5 1.4.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng trang 5 1.4.3 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng trang 6 1.4.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng trang 6 1.4.3.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng trang 7 1.4.3.3 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh trang 7 1.5 Cho vay doanh nghiệp trang 7 1.5.1 Khái niệm trang 7 1.5.2 Đặc điểm của cho vay doanh nghiệp trang 7 1.5.3 Phân loại tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trang 8 1.5.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay trang 8 1.5.3.2 Căn cứ vào phương thức cho vay trang 8

Trang 10

1.5.3.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng trang 9 1.5.3.4 Căn cứ vào đối tượng thực hiện vốn tín dụng trang 9 1.5.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trang 9 1.5.4.1 Các yếu tố về Ngân hàng trang 9

 Chính sách tín dụng, về vốn huy động của ngân hàng trang 9

 Công tác tổ chức của Ngân hàng trang 10

 Quy trình tín dụng trang 10

 Cơ sở vật chất và trang thiết bị, công nghệ thông tin trang 11 1.5.4.2 Yếu tố về khách hàng trang 11 1.5.4.3 Yếu tố khác trang 12 1.5.5 Sự cần thiết của cho vay doanh nghiệp trang 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 trang 14 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 trang 15

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trang 15 2.2 Giới thiệu về NHĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 16 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 16 2.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 18 2.2.2.1 Thuận lợi trang 19 2.2.2.2 Khó khăn trang 19 2.2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động trang 19 2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức trang 19 2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trang 20 2.2.4 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV-Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 23 2.2.5 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của BIDV – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trong thời gian qua trang 24 2.2.6 Định hướng phát triển của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trong tương lai trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 trang 29

Trang 11

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 trang 30

3.1 Giới thiệu sơ lược về phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp trang 30 3.1.1 Sơ đồ tổ chức trang 30 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp trang 30 3.2 Một số sản phẩm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 31 3.2.1 Cho vay thi công xây lắp trang 31 3.2.2 Cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu trang 32 3.2.2.1 Cho vay hỗ trợ xuất khẩu trang 32 3.2.2.2 Cho vay tài trợ nhập khẩu trang 33 3.2.3 Thấu chi doanh nghiệp trang 34 3.3 Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 35 3.3.1 Quy trình cho vay tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 35 3.3.1.1 Điểm mạnh của quy trình trang 48 3.3.1.2 Điểm yếu của quy trình trang 49 3.3.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 49 3.3.2.1 Tình hình huy động vốn trang 49

 Tình hình huy động vốn phân theo cơ cấu trang 49

 Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn trang 52 3.3.2.2 Công tác sử dụng vốn trang 53 3.3.2.3 Dư nợ cho vay trang 55 3.3.2.4 Tình hình nợ quá hạn trang 57 3.3.2.5 Một số chỉ tiên đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Chi

nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 59

 Tỷ lệ nợ quá hạn trang 60

 Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp/Tổng nguồn vốn huy động trang 60

Trang 12

3.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 60 3.3.3.1 Các yếu tố về Ngân hàng trang 60

 Chính sách tín dụng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trang 60

 Công tác tổ chức của Ngân hàng trang 61

 Quy trình cho vay doanh nghiệp trang 62

 Cơ sở vật chất và trang thiết bị, công nghệ thông tin trang 62 3.3.3.2 Các yếu tố về khách hàng trang 63 3.3.3.3 Yếu tố khác trang 63 3.3.4 Những kết quả đạt được tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 trang 65 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 trang 66

4.1 Phương hướng phát triển của BIDV - Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 năm 2012 trang 66 4.1.1 Định hướng chung trang 66 4.1.2 Chiến lược phát triển đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 66 4.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 67 4.2.1 Giải pháp nâng cao về chính sách tín dụng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trang 67 4.2.1.1 Về chính sách tín dụng trang 67 4.2.1.2 Tăng cường công tác huy động vốn trang 68 4.2.2 Hoàn thiện quy trình cho vay doanh nghiệp trang 69 4.2.2.1 Xem xét thẩm định trước khi cho vay trang 69 4.2.2.2 Xét duyệt khoản vay trang 70 4.2.2.3 Kiểm tra giám sát sau khi cho vay, thu nợ và thanh lý hợp đồng trang 70

Trang 13

4.2.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị, công nghệ thông tin trang 71 4.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 trang 71 4.3.1 Trong công tác huy động vốn trang 71 4.3.2 Trong công tác cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trang 72 4.3.3 Trong các hoạt động khác trang 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 trang 74

 

     

 

 

 

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU



1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay trên địa bàn thành phố, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch

vụ diễn ra sôi nổi, nhu cầu về vốn không thể thiếu đối với cá nhân, doanh nghiệp Thêm vào đó, các Ngân hàng thương mại ra đời hàng loạt, điều này làm cho khách hàng lúng túng trong việc chọn Ngân hàng làm nhà tài trợ để đáp ứng nhu cầu của mình

Về phía Ngân hàng, để đảm bảo hoạt động kinh doanh, Ngân hàng muốn tồn tại

và phát triển thì chính bản thân Ngân hàng phải đưa ra chiến lược kinh doanh vừa tạo

ra doanh thu vừa cạnh tranh lành mạnh với Ngân hàng khác Giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa khách hàng tốt và khách hàng kém uy tín

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa

ra cùng với đó là lãi suất ngày càng tăng cao khiến cho khách hàng khó tiếp cận với nguồn vốn Trước tình hình đó, các Ngân hàng đã đưa ra các quy định hỗ trợ về lãi suất đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,… Tuy nhiên, đối với các khách hàng doanh nghiệp không hưởng lãi suất ưu đãi thì rất khó tiếp cận với nguồn vốn, dẫn đến kinh doanh ngày càng trì trệ Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức có được trong quá trình nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển – Chi nhánh SGD 2, em quyết định chọn tên đề tài “Thực trạng và giải

pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2” để từ đó có

nhận thức rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu về cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hoạt động tín dụng tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua việc quản lý tín dụng

và quản lý danh mục cho vay thận trọng và xác đáng Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có quan hệ mật thiết đến rủi ro trong hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này, nó ảnh hưởng quyết định đến tài sản có của ngân hàng

Trang 15

Chất lượng tín dụng kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phá sản của ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng

Câu hỏi đặt ra là chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào và nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay đối với nhóm khách hàng này là gì ? Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và tìm các giải pháp nâng cao chất lượng nhằm phòng ngừa rủi ro

3 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong những năm gần đây tại Ngân hàng; qua đó sử dụng phương pháp so sánh để có nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay và mức độ rủi ro khi cho khách hàng doanh nghiệp vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 thông qua các chỉ số như: dư nợ, nợ quá hạn, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, dư nợ trên tổng vốn huy động,…

- Từ thực trạng về hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2, tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để có những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

4 Phạm vi nghiên cứu

Khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đó nội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Do vậy, trong một số trường hợp khi nói đến chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp; người ta có thể chỉ nêu lên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; nếu tỷ lệ này càng cao, có nghĩa chất

lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, nhưng vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là trình độ, kiến thức còn ít nhiều bị hạn chế, nên ở phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp Do đó tôi sẽ chỉ nghiên cứu các vấn đề sau:

Trang 16

- Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

- Thực trạng về dư nợ tín dụng, nợ quá hạn của cho vay doanh nghiệp trong những năm gần đây tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 (2009 - 2011)

5 Kết cấu nội dung nghiên cứu

Đề tài của em được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng Ngân hàng

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 Chương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

Trang 17

Trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm:

Tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh là creditium có nghĩa là sự chuyển

nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một khoảng thời gian xác định trả lại với một lượng lớn hơn Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong ba đặc điểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa:

Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác

Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng

Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng ngân hàng

1.1.2.1 Bản chất của tín dụng ngân hàng

Trong điều kiện kinh tế hiện nay tồn tại nhiều phương thức sản xuất Do vậy các chủ thể trong quan hệ tín dụng của mỗi phương thức cũng khác nhau Nhìn chung quá trình vận động của tín dụng luôn gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh và được biểu hiện thông qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay

Lúc này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay Đây là điểm cơ bản khác với việc mua bán thông

Trang 18

Trang 2

thường, vì chỉ có một bên nhận giá trị này, vốn vay được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo hình thái giá trị của nó

Giai đoạn 2: Sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất

Sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay chuyển quyền sử dụng vốn vào mục đích sử dụng nhất định Có thể trực tiếp sử dụng nếu vốn dưới dạng hàng hóa, nếu vay bằng tiền thì để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dung của người đi vay Tuy nhiên, quyền sử dụng chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định chứ không có quyền sở hữu giá trị đó

Giai đoạn 3: Sự hoàn trả của tín dụng

Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Khi vốn tín dụng đã hoàn tất một chu kì sản xuất để trở thành hình thái tiền tệ Và nó được hoàn lại cho người cho vay

1.1.2.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng

 Tập trung và phân phối lại tiền tệ

Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng Với chức năng này, tín dụng đã điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho các doanh nghiệp, các cá nhân đang gặp thiếu hụt về vốn Như vậy tín dụng vừa góp phần cung ứng vốn cho doanh nghiệp, vừa là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, làm tăng hiệu suất sử dụng vốn của nền kinh tế

 Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của bút tệ, mở rộng các nghiệp vụ thanh toán và các phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt Từ đó, giảm nhu cầu tiền mặt trong lưu thông, giảm áp lực lạm phát, giảm bớt các chi phí có liên quan như in, đúc tiền,….Đồng thời, tín dụng ngân hàng

đã mở ra khả năng lớn trong việc mở tài khoản và dịch vu thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau

 Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế

Chức năng này được phát huy tác dụng phụ thuộc vào sự phát triển của chức năng trên, cụ thể là:

Trang 19

Trang 3

 Thông qua việc huy động vốn và cho vay của ngân hàng sẽ phản ánh được mức độ phát triển nền kinh tế về các mặt: khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn của nền kinh tế

 Mặt khác qua nghiệp vụ cho vay, ngân hàng có điều kiện nhìn tổng quát vào cấu trúc tài chính của từng đơn vị vay vốn, từ đó phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý của nhà nước

 Thông qua nghiệp vụ trung gian thanh toán hộ, Ngân hàng có khả năng tăng cường vai trò kiểm soát các dòng luân chuyển tiền tệ của các đơn vị kinh tế, vì mọi quá trình hình thành sử dụng vốn của doanh nghiệp đều được phản ánh qua số liệu trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng

1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng

1.2.1 Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển

Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp Vì vậy, tín dụng động viên hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào trong quá trình sản xuất

1.2.2 Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

Qua chức năng tập trung, tín dụng đã tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong

xã hội, góp phần trực tiếp làm giảm lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông Nhờ huy động kịp thời những nguồn vốn này sẽ ngăn chặn những ảnh hưởng xấu gây mất cân đối trong quan hệ tiền – hàng và những biến động có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống tiền tệ

Mặt khác, tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt Đây là nhân tố tích cực giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế

là một bộ phận mà nhà nước khó quản lí và dễ bị tác động của quy luật lưu thông tiền tệ

Trang 20

Trang 4

Trong chức năng phân phối, tín dụng được cấp đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế nhưng có sự lựa chọn những khách hàng có khả năng làm ăn hiệu quả nhằm ổn định kinh tế, tiền tệ

Từ những phân tích trên cho thấy tín dụng đã góp phần rất lơn trong việc ổn định tiền tệ, tạo điều kiện để ổn định giá cả, và là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sản xuất

và lưu thông hàng hóa phát triển

1.2.3 Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội

Hoat động tín dụng còn đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống vật chất cho dân cư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định việc kinh doanh Đối với loại hình cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp, những nhà sản xuất, kinh doanh được ngân hàng tài trợ vốn, hỗ trợ trong việc thanh toán cho các đối tác nước ngoài,… để đáp ứng kịp thời nguyên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất, tiến độ thi công của dự án, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho công nhân

Ngoài ra, Chính phủ còn sử dụng tín dụng như một công cụ tài chính để thực hiện vai trò quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội: cho vay xóa đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm,… Các chương trình này đã mang lại những hiệu quả rất lớn, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, một số vấn đề xã hội phát sinh trong kinh tế thị trường được giải quyết

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.3.1 Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn vay (Tổng dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động):

Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của đồng vốn huy động Nếu tỷ lệ này quá cao gần bằng 100% thì rủi ro hoạt động của ngân hàng cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu như không có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng

1.3.2 Chỉ tiêu về thu nợ (Doanh số thu nợ/Tổng dư nợ bình quân):

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ qua các thời kỳ Tốc độ tăng doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng được tiến hành rất tốt Ngược lại thì cho thấy hiệu quả tín dụng của ngân hàng chưa tốt

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn

Trang 21

Trang 5

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn

1.3.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn (Dƣ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ cho vay)

Dư nợ quá hạn được xác định theo phân loại nợ do NHNN quy định, ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quyết định của Chính phủ và nợ tồn đọng cũ được

xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ

Tỷ lệ nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao Trong kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng nhỏ hơn 5% thì rất tốt Nếu tỷ lệ này quá lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mất vốn rất cao, làm mất khả năng thanh toán và thu nhập

1.3.3.2 Tỷ lệ nợ xấu (Dƣ nợ xấu/Tổng dƣ nợ cho vay)

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam : tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng Trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo quy định tại điều 6

và 7 theo quy định này

1.4 Rủi ro tín dụng

1.4.1 Khái niệm:

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay nhưng không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân hàng, gây tổn thất cho Ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng

1.4.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng

 Đối với Ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, lợi nhuận của Ngân hàng Đôi khi Ngân hàng phải lấy vốn tự có của mình để bù đắp vào các khoản thiếu hụt do rủi ro tín dụng gây ra Lúc này, khả năng thanh toán của Ngân hàng kém đi và lòng tin của khách hàng không còn nữa, người gởi tiền muốn rút tiền về để tránh rủi ro cho bản thân họ và người vay không muốn vay ở Ngân hàng đó nữa

Trang 22

Trang 6

Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà tác động nhiều hay ít đến hoạt động của Ngân hàng Ở mức độ bình thường thì tác động chỉ ảnh hưởng đến việc giảm lợi nhuận của Ngân hàng Ở mức độ nghiêm trọng nguồn vốn tự có của Ngân hàng sẽ không đủ để bù đắp thiệt hại, tất yếu sẽ dẫn đến bờ vực phá sản

 Đối với nền kinh tế

Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng với tư cách là trung gian của đời sống kinh tế Vì vậy kinh doanh Ngân hàng gặp rủi ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế Rủi ro xảy ra làm lợi nhuận Ngân hàng giảm từ đó Ngân hàng không đủ khả năng cung cấp vốn cho khách hàng và chi trả chậm đối với người gửi tiền Do đó, xét trong nền kinh tế rủi ro tín dụng tác động làm cho sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hóa không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường

Mặt khác khi một ngân hàng gặp rủi ro có nguy cơ phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống Ngân hàng, gây mất ổn định trên thị trường tiền tệ

1.4.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

1.4.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nộp báo cáo tài chính không chính xác, cố ý đưa ra số liệu sai sự thật, phản ánh không đúng thực trạng SXKD và tình hình tài chính của đơn vị

Khách hàng có ý định lừa đảo, chiếm dụng vốn của Ngân hàng

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp kém, không nhạy bén trước sự biến động của nền kinh tế thị trường, không có tài ngoại giao

Do doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh, doanh nghiệp gặp thiên tai, bị trộm cắp những tài sản có giá trị cao, sức khỏe của người đi vay bị suy yếu làm cho khả năng lao động giảm hoặc không còn nữa từ đó thu nhập giảm Chính

Trang 23

Trang 7

những điều này làm cho khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm đi hoặc không thể trả nợ

1.4.3.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Do thông tin tín dụng không đầy đủ, Ngân hàng không có cái nhìn toàn diện

về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng

chi trả của khách hàng

Một số CBTD không có khả năng thẩm định dự án, kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhiều khi cho vay mà không biết rõ dự án đó có

khả thi hay không

Ngân hàng vì cạnh tranh mà đã bỏ qua một số bước thẩm định các khoản vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhằm lôi

Nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng hoạt động ổn định Nhưng ngược lại sẽ kiềm hãm sự phát triển của Ngân hàng lẫn doanh nghiệp

1.5 Cho vay doanh nghiệp

1.5.1 Khái niệm:

Cho vay doanh nghiệp là hình thức cấp tín dụng theo đó Ngân hàng chuyển nhượng cho khách hàng doanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

1.5.2 Đặc điểm của cho vay doanh nghiệp

Quy mô các món vay thường lớn nhưng số lượng các món vay ít

Trang 24

Trang 8

Số lượng khách hàng ít, không phân tán rộng

Ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí giao dịch dựa vào lợi thế về quy mô giao dịch Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô của các dự án đầu tư, chu kỳ sản xuất kinh doanh

Lượng thông tin tài chính thu thập được của khách hàng doanh nghiệp tương đối nhiều đặc biệt là các doanh nghiệp lớn

Nguồn trả nợ chủ yếu của các doanh nghiệp là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh

Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo, xét duyệt mức cho vay phức tạp hơn so với cho vay cá nhân

1.5.3 Phân loại tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

1.5.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

1.5.3.2 Căn cứ vào phương thức cho vay

Cho vay theo món: là loại tín dụng khi khách hàng có nhu cầu vay món nào thì phải làm hồ sơ vay món đó

Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại tín dụng khi khách hàng có nhu cầu chỉ cần lập một bộ hồ sơ vay vào đầu kỳ kế hoạch để có thể sử dụng cho nhiều món vay

Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện

dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống

Trang 25

Trang 9

Cho vay hợp vốn: Đây là phương thức Ngân hàng đứng ra cho vay đối với dự

án vay của khách hàng trong đó một Ngân hàng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các Ngân hàng khác

1.5.3.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay buộc khách hàng phải có tài sản thế chấp hay cầm cố, có thể đối nhân hoặc đối vật phải có người thứ ba

Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân doanh nghiệp

1.5.3.4 Căn cứ vào đối tượng thực hiện vốn tín dụng

Cho vay vốn lưu động: cho vay để bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế Trên thực tế, loại tín dụng này được thực hiện dưới các hình thức: cho vay để dự trữ hàng hóa, cho vay các khoản chi phí phát sinh trong các công đoạn của chu kỳ sản xuất

Cho vay vốn cố định: được sử dụng để bổ sung vốn cố định hình thành nên tài sản cố định; cải tiến kỹ thuật; mở rộng sản xuất; xây dựng các công trình mới Thời gian tín dụng thường là trung và dài hạn

1.5.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

1.5.4.1 Các yếu tố về Ngân hàng

 Chính sách về tín dụng, về vốn huy động của ngân hàng

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay,… tất cả các yếu tố trên có tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của từng ngân hàng Nếu như tất cả các yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với sự biến động của thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, đảm bảo được chất lượng tín dụng Ngược lại thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của Ngân hàng

Bên cạnh đó, lãi suất là một yếu tố rất quan trọng tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Vì vậy, bất cứ một sự thay đổi nào về lãi suất cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Lãi suất tăng cao để

Trang 26

Trang 10

thu hút tiền về, kiềm chế tăng trưởng nóng tín dụng là rất cần thiết Song cũng chính từ cuộc đua lãi suất của các NHTM đã tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính, nền kinh tế và môi trường kinh doanh của các Ngân hàng Đối với các NHTM: chi phí huy động vốn cao, làm giảm khả năng sinh lời, khiến ngân hàng phải tăng cường nới rộng tín dụng, làm tăng khả năng rủi

ro trong hoạt động Đối với nền kinh tế: lãi suất huy động và cho vay ở mức cao, đã làm giảm đầu tư tư nhân, làm tăng chi phí vay mượn, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Như vậy việc tăng hay giảm lãi suất không phải là quyết định một sớm một chiều mà phải phù hợp với sự biến động của nền kinh tế

 Công tác tổ chức của Ngân hàng

Tổ chức ở đây bao gồm tổ chức các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong Ngân hàng Một ngân hàng với cơ cấu tổ chức tốt, có sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động với nhau trong các khâu huy động vốn hay cho vay thì sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao Ngược lại, một cơ cấu tổ chức kém, nhiều thiếu sót thì cũng sẽ kéo theo hoạt động không tốt của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng và điều này sẽ dễ dẫn đến vấn đề hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả

 Quy trình tín dụng

Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính logic khoa học và việc thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính:

- Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và việc chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của ngân hàng

Trang 27

Trang 11

- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro: Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp kiểm tra sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng

- Thu nợ và thanh lý: Sự linh hoạt của ngân hàng trong khâu thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng

 Cơ sở vật chất và trang thiết bị , công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu thì các nghiệp vụ của Ngân hàng sẽ bị xử lý chậm chạp, làm hạn chế khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng Ngược lại nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, khang trang đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của khách hàng thì Ngân hàng sẽ tăng cường được khả năng cạnh tranh và góp phần giúp Ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề

Trình độ khả năng của cán bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa

ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh

và và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng Trình độ năng lực cán bộ của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng và được ngân hàng xem xét kỹ trước khi cấp tín dụng

Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh bó hẹp trong một phạm vi nhỏ, số lượng mặt hàng ít mà họ thường kinh doanh đa dạng

Trang 28

Trang 12

các mặt hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều khu vực lãnh thổ, từ các tỉnh thành phố trong nước ra các nước trong khu vực và thế giới Sự hình thành mạng lưới hoạt động phức tạp như thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự tổ chức sản xuất và tiêu thụ hợp lý Tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố giúp quá trình tái sản xuất diễn ra được thông suốt, nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là sự đảm bảo cho ngân hàng nâng cao chất lựơng tín dụng

Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau biểu hiện tình hình tài chính, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận Ngoài ra khi xem xét về tình hình tài chính ngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ… Khả năng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận lớn, hoạt động tốt là điều kiện để doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng

1.5.4.3 Yếu tố khác:

Ngoài các yếu tố từ Ngân hàng thì còn có các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng như: hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, những diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa, thị trường xuất nhập khẩu, vị trí của Ngân hàng, môi trường chính trị xã hội, môi

trường tự nhiên, …

1.5.5 Sự cần thiết của cho vay doanh nghiệp

Việc cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có tác động rất lớn đến nền kinh

tế, Ngân hàng cũng như với doanh nghiệp

 Đối với Ngân hàng: cho vay doanh nghiệp góp phần đa dạng hóa hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập Ngoài ra, thông qua cho vay doanh nghiệp các Ngân hàng có điều kiện thiết lập mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp cũng như các cá nhân đang làm việc tại doanh nghiệp, tạo thuận lợi mở rộng thị phần phát triển dịch vụ (thanh toán tiền lương qua thẻ,…) và khả năng huy động tiền gửi từ các cá nhân

Trang 29

Trang 13

 Đối với doanh nghiệp: nhờ được tiếp cận nguồn vốn nên doanh nghiệp duy trì được công việc sản xuất kinh doanh, nhiều dự án công trình được thực hiện đúng tiến độ, trang trải cho các chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất Bên cạnh đó, khi có cơ hội kinh doanh các doanh nghiệp có thể chủ động vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sản lượng để chiếm lĩnh thị trường

 Đối với nền kinh tế: các doanh nghiệp được tài trợ vốn thường xuyên sẽ tạo

ra nhiều sản phẩm mới thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, mang lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trật tự xã hội được đảm bảo Tín dụng doanh nghiệp trở thành một trong những phương tiện nối liền các doanh nghiệp các nước với nhau dưới các hình thức: tài trợ xuất nhập khẩu, …

Trang 30

Trang 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Khoá luận tốt nghiệp đề cập về cơ sở lý luận, làm tiền đề cho những nhận định và phân tích tình hình hoạt động tín dụng thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 ở những chương sau Nội dung của chương này chủ yếu khái quát sơ lược về tín dụng, rủi ro tín dụng

và các vấn đề có liên quan, nhằm giúp cho việc theo dõi Khóa luận tốt nghiệp được liền mạch và có hệ thống

Từ những khái niệm và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cùng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệp nói riêng, giúp ta đưa ra được thực trạng về cho vay doanh nghiệp cụ thể tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 ở chương 3 Để từ đó, đưa ra một

số giải pháp khắc phục nhược điểm, hạn chế rủi ro ở chương 4

Trang 31

Trang 15

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên giao dịch tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of VietNam, viết tắt là BIDV, được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ và được thành lập lại theo quyết định số 287/QĐ- NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN, trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được thay đổi các tên khác nhau phù hợp với từng thời kì xây dựng và phát triển đất nước:

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957

Ngân hàng Đầu tư và xây dựng từ năm 1981 đến năm 1989

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 1990 đến 26/04/2012 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ 27/04/2012

Từ trước ngày 27/04/2012 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là DNNN hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước Hiện nay mô hình của BIDV gồm 5 khối lớn: khối Ngân hàng Thương mại quốc doanh (113 Chi nhánh và 3 Sở giao dịch trên toàn quốc), khối Công ty, khối các đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, khối đầu tư

Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng, làm Ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu

tư và phát triển, huy động vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan

hệ đại lý với hơn 980 ngân hàng và quan hệ tài khoản với hơn 38 ngân hàng trên thế giới

Trang 32

Trang 16

Hiện nay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành loại hình Ngân hàng thương mại cổ phần Trong đó cơ cấu vốn điều lệ như sau:

Cổ phần Nhà nước nắm giữ: 2,203,607,796 cổ phần chiếm 95.76% vốn điều lệ

Cổ phần cán bộ công nhân viên nắm giữ: 12,808,600 cổ phần chiếm 0.56% vốn điều lệ

Cổ phần bán đấu giá qua Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội: Cổ phần là các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư cá nhân nắm giữ: 84.754.146 cổ phần chiếm 3,68% vốn điều lệ

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Hội sở BIDV

(Nguồn:Báo cáo thường niên 2010)

2.2 Giới thiệu về NHTMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

được thành lập theo quyết định số 78/QĐ_TCCB ngày 18/05/1996 của Tổng giám đốc NHTMCP ĐT&PT Việt Nam và theo văn bản chấp thuận số 330QĐ/NH5 ngày

Ban Kiểm soát

Ban Tổng Giám Đốc và Kế toán

Hội đồng tín dụng Hội đồng ALCO

Khối Tác nghiệp

Trang 33

Trang 17

27/11/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Ngày 25/03/1997 Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 chính thức đi vào hoạt động Trụ sở chính của Chi nhánh Sở giao dịch 2

đặt ở số 11 Bến Chương Dương, phường Nguyễn Thái Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Tên đầy đủ: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development

of Vietnam, Transaction Center No.2, Hochiminh City

Tên viết tắt: BIDV Transaction Center No.2

Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán nội bộ trong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển,

có con dấu riêng và bảng tổng kết tài sản riêng Những sự kiện và mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng với Chi nhánh Sở Giao Dịch 2:

Thời điểm được công nhận Chi nhánh cấp 1 hạng I: Quyết định số 192/QĐ_NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lê Đức Thúy V/v xếp hạng doanh nghiệp

Thời điểm Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 vượt qua cột mốc huy động vốn 3,200 tỷ (30/08/2004), dư nợ 3,000 tỷ (28/02/2003)

Thời điểm tách Chi nhánh BIDV Sài Gòn và thời điểm dự kiến tách BIDV Gia Định tháng 10/2002, tháng 09/2005

Vào tháng 1/2002, Sở Giao Dịch 2 được trao chứng chỉ ISO 9001 trong đợt trao đầu tiên của hệ thống BIDV

Trang 34

Trang 18

Bảng 2.1: MẠNG LƯỚI CỦA CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 ĐẾN 28/12/2011

PGD Thủ Thiêm 16/7E Lương Định Của, P An Khánh Quận 2

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV – Chi nhánh SGD 2)

Ra đời cách đây 15 năm trên một địa bàn được xem là nơi có nền kinh tế năng động nhất cả nước, TP.HCM đã tạo nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ - Tín dụng – Ngân hàng Tuy nhiên, năm đầu tiên thành lập lại rơi vào thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, nên Sở đã gặp không ít những khó khăn, thử thách trong mọi hoạt động kinh doanh của mình Hơn nữa, đây là thời kỳ mà hoạt động của ngành Ngân hàng đang co cụm, tập trung chủ yếu vào việc chấn chỉnh lại sau hàng loạt các vụ án kinh tế có liên quan đến ngành Tuy vậy, sau 15 năm xây dựng và phát triển, từ con số 0, Chi nhánh SGD 2 đã đạt được những kết quả đáng kể, dần khẳng định là một đơn vị mạnh của BIDV, một tổ chức tín dụng mang sức trẻ của Ngân hàng hiện đại

2.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

Trang 35

Trang 19

2.2.2.1 Thuận lợi

 Trên cơ sở các chương trình tín dụng được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện cho SGD 2 xác định được hướng đi đúng đắn giúp cho nền kinh tế phát triển

 Nguồn vốn tương đối dồi dào và vững chắc, hiện đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng, đầu tư và có thể khai thác để sử dụng hiệu quả

 Dưới sự lãnh đạo của chi bộ cùng sự phối hợp với chính quyền và đoàn thể

đã tạo được sự đoàn kết, nhất trí trong toàn thể cán bộ công nhân viên góp phần đưa hoạt động kinh doanh của SGD 2 ngày càng phát triển

 SGD 2 có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, làm việc nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm hết mình luôn tạo được mức hài lòng cao đối với mỗi khách hàng

 Chương trình cổ phần hóa đã được diễn ra nhanh chóng, hướng tới sự đổi mới căn bản trong quản trị điều hành, sự cải thiện về năng lực tài chính và năng lực hoạt động

2.2.2.2 Khó khăn

 Nhu cầu của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp hoặc tài sản không hợp lệ, hợp pháp đã làm hạn chế việc đầu tư vốn của SGD 2

 Việc định giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc làm cần thiết, trong khi đó trung tâm đấu giá và cơ quan thi hành án đang quá tải về khối lượng công việc từ số lượng lớn các ngân hàng đều có nhu cầu từ đó gây khó khăn cho Sở trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ

 Thời điểm nền kinh tế có nhiều biến động gây bất ổn cho nền kinh tế nên NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm rút bớt tiền ra khỏi lưu thông gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Sở

 Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động

2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức

Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 hiện nay theo Quyết định 054/QĐ – SGD 2 ngày

Trang 36

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV – Chi nhánh SGD 2)

2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

 Phòng quan hệ khách hàng (QHKH) – khởi tạo kinh doanh

 Tiếp thị khách hàng và bán sản phẩm

 Thẩm định, lập báo cáo đề xuất tín dụng, sọan thảo các hợp đồng

 Đầu mối giao nhận tài sản đảm bảo

 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân/ cấp bảo lãnh chuyển cho bộ phận Quản trị tín dụng

 Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng (trong trường hợp cần thiết), kiểm tra giám sát khách hàng và khoản vay

Phòng Tài chính – Kế toán

Phòng Tổ chức Nhân

sự

Phòng Kế hoạch TH

Văn phòng

Phòng Điện toán

P Giao dịch

Điểm giao dịch

Khối trực thuộc

Khối quan hệ

khách hàng

Ban giám đốc

Trang 37

Trang 21

 Phòng quản lý rủi ro (QLRR) – rà soát, phê duyệt/trình phê duyệt

 Rà soát đánh giá rủi ro các đề xuất tín dụng của Bộ phận QHKH, nhằm đảm bảo:

- Các khoản tín dụng lớn phải được rà soát độc lập

- Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng nằm trong định hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng

 Giám sát rủi ro trong quá trình quan hệ với khách hàng để phát hiện, ngăn ngừa kịp thời các rủi ro xấu nhất xảy ra

 Quản lý danh mục đầu tư tín dụng của Chi nhánh; định kì giám sát và đánh giá toàn diện danh mục đầu tư tín dụng

 Chịu trách nhiệm thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng

 Công tác kiểm soát nội bộ: tham mưu trong thực hiện chức năng tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra

 Đầu mối trình Ban lãnh đạo Chi nhánh, báo cáo trụ sở chính BIDV xử lý

và đôn đốc thu hồi sau xử lý đối với các khoản rủi ro

 Phòng quản trị tín dụng (QTTD) – thực hiện tác nghiệp

 Là bộ phận duy nhất có chức năng cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS

 Kiểm tra rà soát các hợp đồng tín dụng do bộ phận QHKH soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

 Kiểm tra đầy đủ tính hợp lệ, chính xác của hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh

và các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung đã ký trong hợp đồng tín dụng, lập tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh

 Chuyển các chứng từ cần thiết cho bộ phận DVKH, Thanh toán quốc tế

để thanh toán theo chỉ dẫn

 Thông báo nợ đến hạn để bộ phận QHKH đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, lưu giữ hồ sơ tín dụng (bản gốc)

 Thông báo yêu cầu bộ phận QHKH kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng

 Phòng dịch vụ khách hàng (Doanh nghiệp/cá nhân)

 Trực tiếp thực hiện, hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng về:

mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách

Trang 38

 Phòng thanh toán quốc tế

 Xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế trong hạn mức

 Phòng kế hoạch tổng hợp

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách Marketing, chính sách huy động vốn và lãi suất của Chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm

 Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan, quản lý trạng thái ngoại hối của Chi nhánh

 Phòng kế toán tài chính

 Công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp

 Công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh SGD 2, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính

 Tham mưu cho Giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính

kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức, quản lý tài chính

 Kiểm tra việc thực hiện chấp hành quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ, chi tiêu tài chính

 Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, kịp thời, hợp lý của số liệu kế toán, báo cáo KT – TC

 Phòng quản lý dịch vụ - Kho quỹ

 Thực hiện nhiệm vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ

Trang 39

 Tham mưu với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân

sự và phát triển nguồn nhân lực

 Hướng dẫn các Phòng thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động, quản lý Hồ sơ cán bộ

 Triển khai và quản lý công tác thi đua khen thưởng

 Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập và chấm dứt hoạt động của Phòng Giao dịch

 Tham mưu Giám đốc về kế hoạch ứng dụng CNTT và các vấn đề khác

2.2.4 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV- Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

Vay vốn của các TCTD, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu

Đầu tư cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã trở thành tài sản của BIDV Góp vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác

Kinh doanh vàng bạc trong nước và quốc tế, cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ Đầu mối thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ của BIDV

Thực hiện một số công việc theo ủy quyền của Tổng giám đốc

Thực hiện các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của BIDV - Chi nhánh SGD 2

Trang 40

Trang 24

2.2.5 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của BIDV - Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

Năm 2011 vừa qua là năm khó khăn và đầy biến động đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng Dù khủng hoảng kinh tế đã trôi qua nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu mạnh mẽ của sự phục hồi Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào cuối năm 2009 tại Hy Lạp đã lan sang các nước

sử dụng đồng tiền chung châu Âu và kéo dài cho đến tận bây giờ Tất cả những nguyên nhân trên đã tác động đa chiều lên nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành Tài chính - Ngân hàng Năm 2011 là năm chính sách tiền tệ có nhiều biến chuyển lớn tác động mạnh mẽ tới nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước, lãi suất Ngân hàng trở nên căng thẳng hơn, hơn thế nữa nó còn tạo ra cú sốc về tỷ giá mạnh nhất của NHNN từ trước đến nay

Trong năm này, tình hình lạm phát tiếp tục trở thành đề tài quan tâm của toàn xã hội Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hoạt động tiền tệ, Ngân hàng Ngoài ra do tọa lạc tại “phố tài chính” của TP.HCM, BIDV - Chi nhánh SGD 2 chịu sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống Ngân hàng nội địa và liên doanh ở đây Vì thế việc thu hút khách hàng gửi tiền và vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khách hàng có uy tín

và khả năng kinh doanh tốt

Chặng đường 15 năm xây dựng và trưởng thành chưa phải là quãng đường thật dài, nhưng là chặng đường phát triển đầu tiên của một Ngân hàng thương mại lớn, gắn liền với quá trình đổi mới của hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cơ hội nhiều nhưng cũng đầy những khó khăn thách thức

Đến nay, hình ảnh và thương hiệu BIDV - Chi nhánh SGD 2 được lưu lại trên

nhiều dự án lớn của Thành phố như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bệnh viện Việt Pháp, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Dự án Trung tâm Văn phòng - Thương mại - Dịch vụ tài chính (The Financial Tower) do Công ty TNHH SXKD XNK Bình Minh (Bitexco), Dự án Quốc lộ 1A, đoạn An Sương - An Lạc, theo hình thức Đầu tư Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)

Mặc dù đứng trước những khó khăn trên, nhưng với nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, BIDV - Chi nhánh SGD 2 đã đạt được những kết quả sau đây:

Ngày đăng: 06/04/2016, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w