BĐKH đã và đang tác động đến tỉnh Hà Giang với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít, cũng vỡ thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh
Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học” MỞ ĐẦU ĐDSH có vai trò vô cùng to lớn không có gì có thể thay thế được, trước hết là đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh học, trong đó có con người. Tiếp đến là về mặt văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Theo Gohn R. Mackinon: Giá trị ĐDSH ước tính hơn 40% nền kinh tế thế giới và 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào các tài nguyên ĐDSH. Tuy nhiên, BĐKH toàn cầu đã gây ra những hậu quả đó là sự ấm lên toàn cầu, mực nước biển dâng, sự thay đổi lượng mưa và những sự kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, hủy hoại sự ĐDSH,… BĐKH là một trong những mối đe dọa chính đối với ĐDSH của hành tinh, vì khoảng 20 – 30 % số loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Theo kịch bản biến đổi khí hậu trên toàn cầu, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, khoảng 700 loài đang bị đe dọa và con số này sẽ tiếp tục tăng khi mà các rạn san hô biển đang thu hẹp, những vùng đầm lầy và các cánh rừng ngập mặn bị giảm dần diện và diện tích rừng nhiệt đới ẩm đang bị xuống cấp. Chính vì vậy, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg về “Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, thực hiện công ước ĐDSH và Nghị định Cartagena về an toàn sinh học”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ĐDSH đối với cuộc sống của con người. Như vậy, BĐKH đã và đang tác động đến tỉnh Hà Giang với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít, cũng vỡ thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh. Do đó chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học” là cấp thiết nhằm đánh giá tình hình Công ty Xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường 37 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” và tác động của biến đổi khí hậu đến ĐDSH tại địa phương, xây dựng các biện pháp ứng phó với những tác động ảnh hưởng liên quan đến biến đổi khí hậu gây nên đối với ĐDSH, giống loài, nguồn gen quý của địa phương. Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 2 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ GIANG 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hà Giang nằm ở toạ độ 22 o 10’ đến 23 o 23’ độ vĩ Bắc và 104 o 20’ đến 105 o 34’ độ kinh Đông. - Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; - Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái; - Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; - Phía Bắc giáp Trung Quốc. 1.1.2.Đặc điểm địa hình Địa hình của tỉnh Hà Giang chủ yếu là đồi núi cao, chia cắt khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. - Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Độ cao trung bình từ 1.000 ÷ 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến Bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km 2 , dân số trên 20 vạn người, chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; cây ăn quả như mận, đào, lê, táo, . Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. - Vùng II: Là vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km 2 , dân số chiếm 15,9% dân số toàn tỉnh. Độ cao trung bình của vùng từ 900 ÷ 1.000 m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. - Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km 2 , dân số chiếm 49,8%. Độ cao trung bình từ 50 ÷ Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 3 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” 100 m. Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía Nam càng được mở rộng. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh, . Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, . 1.1.3. Đặc điểm khí hậu a) Nhiệt độ Hà Giang mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô hanh và lạnh. Nhưng do ảnh hưởng của đai cao và sự án ngữ sừng sững của các khối núi thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Đông, nên khí hậu của tỉnh có sự phân hoá phức tạp và mang nhiều sắc thái riêng biệt. Tại Hà Giang đặt 04 trạm quan trắc khí tượng. Theo số liệu quan trắc năm 2010, nhiệt độ không khí trung bình tại trạm Hà Giang là 23,8 o C, trạm Bắc Quang là 23,8 o C, trạm Bắc Mê là 22,4 o C, và trạm Hoàng Su Phì là 22,3 o C. Nhiệt độ cao nhất trong năm đo được tại trạm Bắc Quang là 39,3 o C vào ngày 23 tháng 7 năm 2006 và thấp nhất là 2,2 o C vào ngày 22 tháng 12 năm 2005 tại trạm Bắc Mê. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 8 o C; giữa mùa đông và mùa hè khoảng 15 ÷ 20 o C. Về mùa đông có lúc nhiệt độ xuống dưới 3 o C, kèm theo sương muối và mây mù vùng cao núi đá có băng giá và tuyết. Dưới đây là bảng nhiệt độ của tỉnh từ năm 2005 – 2010. Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 4 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” Bảng 1.1.3. Nhiệt độ tại các trạm khí tượng Hà Giang từ 2005 – 2010 Nhiệt độ Năm Trạm khí tượng Hà Giang Bắc Mê Bắc Quang Hoàng Su Phì Trung bình 2005 23,2 22,6 23,1 21,5 2006 23,4 22,7 24,0 21,8 2007 23,1 22,4 23,3 21,5 2008 22,4 21,8 22,5 20,8 2009 23,4 22,3 23,4 21,9 2010 23,8 22,4 23,8 22,3 Cao nhất 2005 37,0 38,6 37,6 37,8 2006 36,1 39,3 37,5 37,7 2007 36,5 38,0 38,2 36,6 2008 37,4 37,5 37,3 37,2 2009 37,3 37,3 38,4 38,0 2010 36,5 38,3 38,3 38,5 Thấp nhất 2005 7,4 2,2 5,6 1,7 2006 7,0 6,1 7,6 4,8 2007 6,9 5,8 7,1 4,3 2008 6,0 6,7 6,8 3,8 2009 6,8 6,1 6,8 4,8 2010 9,2 6,8 9,2 7,7 (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Hà Giang, 2005 - 2010) 1.1.4.Chế độ mưa, ẩm Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Lượng mưa trung bình năm của Hà Giang tại các trạm quan trắc trung bình trong khoảng 1.300 ÷ 5.000 mm. Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,8 mm, ở Bắc Mê là 7,6 mm. Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 5 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” Bảng 1.1.4a. Lượng mưa tại các trạm khí tượng Hà Giang từ 2005 – 2010 Trạm Hà Giang Bắc Mê Bắc Quang Hoàng Su Phì Năm Tổng lượng mưa năm (mm) Lớn nhất (mm) Tổng lượng mưa năm (mm) Lớn nhất (mm) Tổng lượng mưa năm (mm) Lớn nhất (mm) Tổng lượng mưa năm (mm) Lớn nhất (mm) 2005 2457,1 179,2 1555,4 82,2 3672,1 300,1 1640,8 79,2 2006 1465,0 98,3 1866,2 104,5 5023,3 411,6 1327,1 78,7 2007 2954,8 108,3 1814,6 95,3 2722,5 253,0 1622,2 99,5 2008 3051,2 205,7 2016 95,5 4411,3 204,5 2385,0 167,0 2009 2341,0 214,9 1279 126,7 4218,0 205,8 1343,5 168,7 2010 3148,0 687,8 1740 84,2 3871,8 218,5 1804,6 82,6 (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Hà Giang, 2005 - 2009) Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 7, tháng 8, đôi khi đạt tới 93%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, tháng 11, thường chỉ đạt 70%. Độ ẩm không khí trung bình thường đạt khoảng 80%. Số liệu quan trắc năm 2010 cho thấy độ ẩm trung bình tại trạm Hà Giang là 85%, trạm Bắc Quang là 86%, trạm Hoàng Su Phì là 80%, trạm Bắc Mê là 79%. Dưới đây là bảng số liệu độ ẩm tại các trạm từ năm 2005 – 2010. Bảng 1.1.4b. Độ ẩm tại các trạm khí tượng tỉnh Hà Giang, 2005 – 2010 Độ ẩm Năm Trạm khí tượng Hà Giang Bắc Mê Bắc Quang Hoàng Su Phì 2005 84 84 88 82 Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 6 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” 2006 84 83 87 81 2007 85 84 86 81 2008 86 88 88 83 2009 83 82 86 80 2010 83 79 86 80 (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Hà Giang, 2005 - 2009) b) Chế độ gió Hướng gió chính của Hà Giang là hướng Đông Nam với vận tốc trung bình là 1 ÷ 5 m/s. Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên Hà Giang chủ yếu chịu ảnh hưởng gió lốc địa hình, ít bị ảnh hưởng của các đợt bão trong năm. Điều kiện vi khí hậu của Hà Giang mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa và á nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có diễn biến bất thường, hạn hán xảy ra nhiều vùng thường xuyên hơn và mùa khô kéo dài hơn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống sản xuất của nhân dân. Các đợt mưa tập trung và có cường độ lớn kèm theo gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra xuất hiện các đợt lũ ống, lũ quét ngày càng nhiều hơn gây nhiều thiệt hại lớn về sản xuất, người và tài sản cho nhân dân. 1.1.5. Đặc điểm thủy văn Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng, có mật độ sông suối tương đối dày như sông Lô, sông Chảy, sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng,… Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, dốc, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Trên các dòng sông, suối của Hà Giang có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển thuỷ điện nhỏ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số công trình thuỷ điện như: Thuỷ điện Thác Thuý, Nâm Má, Việt Lâm, Nậm Mu, Thái An và một số công trình thuỷ điện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng. Hà Giang có trữ lượng nước mặt rất lớn và có chất lượng tốt với những hệ thống sông chính và nhiều sông, suối nhỏ là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 7 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” Bảng 1.1.5. Số liệu mực tại các trạm trạm thủy văn Hà Giang Mực nước (cm) Năm Trạm thủy văn Sông Lô, tại trạm thủy văn Hà Giang Sông Lô, tại trạm thủy văn Bắc Quang Sông Lô, tại trạm thủy văn Vĩnh Tuy sông Gâm, tại trạm thủy văn Bắc Mê Mực nước lớn nhất 2005 9.940 6.776 4.608 12.166 2006 9.996 6.749 4.630 12.106 2007 9.934 6.760 4.636 12.132 2008 10.277 7.015 4.793 12.315 2009 10.253 6.982 4.820 12.700 Mực nước nhỏ nhất 2005 9.291 6.064 3.899 11.477 2006 9.269 6.069 3.905 11.474 2007 9.260 6.068 3.905 11.474 2008 9.294 6.065 3.907 11.474 2009 9.270 6.054 3.900 11.476 (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Hà Giang, 2005 - 2009) 1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Từ khi tái lập tỉnh cho đến nay, kinh tế Hà Giang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách. Xuất phát điểm thấp, ngành kinh tế chủ chốt là nông nghiệp thì manh mún, quy mô nhỏ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại thêm điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, nên sản phẩm chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của nhân dân cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kinh tế Hà Giang có sự chuyển biến tích cực theo mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu nền kinh tế đã từng bước thay đổi, gắn với tiềm năng về tự nhiên và lao động. Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng,… để phát triển du lịch quá cảnh. Đây là ngành then chốt Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 8 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” trong phát triển kinh tế của tỉnh nhưng trong những năm vừa qua chưa thực sự được chú trọng. 1.2.2. Tình hình xã hội a) Dân số Hà Giang có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh với 195 xã, phường, thị trấn. Năm 2010, toàn tỉnh có 737.768 người. Mật độ dân số vào loại thưa, bình quân toàn tỉnh hiện nay là 93 người/km2. Đặc điểm đáng chú ý là dân số của tỉnh phân bố không đồng đều, vùng đông dân cư như thành phố Hà Giang là 364người/km2 nhưng vùng núi cao như Quản Bạ thì mật độ dân số là 85 người/km2, thậm chí có huyện như Bắc Mê chỉ có 57 người/km2. Như vậy, vùng đông dân cư có mật độ cao gấp 6 ÷ 7 lần vùng ít dân cư. Đây là một trở ngại cho việc đồng đều hoá mức sống giữa các khu vực. b) Lao động Năm 2010, toàn tỉnh có 354.772 lao động, lao động khối nông lâm nghiệp là chủ yếu, chiếm 75,24% lao động toàn tỉnh, lao động công nghiệp chiếm 2,79%. Hiện nay, Hà Giang còn 4 ÷ 5 vạn lao động chưa có việc làm. Như vậy, tỉnh phải tạo việc làm cho khoảng 15 vạn lao động trong những năm tới, đây là sức ép lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế của tỉnh. c) Thu nhập và đời sống Thu nhập và đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh có 10 huyện thì có tới 4 huyện thuộc các huyện đặc biệt khó khăn. Trong tổng điều tra thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh Hà Giang năm 2007 đạt 4,04 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 35,49%. Đến năm 2010, bình quân thu nhập đầu người đạt 6,3 triệu/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20,64%. Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2004 - 2008 đạt bình quân 11,43%, đến năm 2010 đạt 13,78%. Hệ thống điện - đường - trường - trạm được tập trung đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân. d) Cơ sở hạ tầng Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 9 Chuyên đề “Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai trục không gian chính là trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây. Trục không gian đô thị Bắc - Nam nằm dọc theo quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang (Bắc Quang), Việt Lâm, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang. Thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông - Tây dọc theo quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị phát triển mạnh trong tỉnh tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh Thuỷ. Tỷ lệ đô thị hoá của Hà Giang hiện nay là 11,03% thấp hơn so với bình quân toàn quốc (25%) do tốc độ đô thị hoá diễn biến chậm. Hà Giang có 1 đô thị cấp tỉnh là thị xã Hà Giang có quy mô dân số khu vực nội thị 28.960 người, tổng diện tích tự nhiên 17.123 ha, trong đó quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 450ha; là đô thị loại IV và là trung tâm tỉnh lỵ của Hà Giang. Các đô thị cấp huyện phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính. Trục trung tâm từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên; trong đó thị trấn Việt Quang đang được đầu tư xây dựng quy hoạch đạt tiêu chuẩn thị xã trong thời gian tới. Khu vực phía Đông của tỉnh gồm thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Phó Bảng, Mèo Vạc bám dọc theo Quốc lộ 4C. Khu vực phía Tây tỉnh gồm Yên Bình nằm trên quốc lộ 279 và thị trấn Vinh Quang trên tỉnh lộ 177. Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 10 . phát sinh. Do đó chuyên đề Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học là cấp thiết nhằm đánh giá tình. dựng và chuyển giao công nghệ môi trường 37 Chuyên đề Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH” và tác động của