Đa dạng động vật

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 35)

b) Chế độ gió

3.3.1.Đa dạng động vật

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Do đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tương đối phong phú về chủng loại và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu vùng nhiệt đới với nhiều động vật quý hiếm như: Gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng,…

Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh đóng vai trò quan trọng về bảo vệ rừng đầu nguồn cho cộng đồng dân cư địa phương. Khu bảo tồn có 8.612 ha diện tích rừng tự nhiên, chiếm 40% tổng diện tích toàn khu bảo tồn. Ở đây đã tìm thấy 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ,18 loài bò sát và 11 loài ếch nhái. Hiện nay khu bảo tồn đang thu hút đâù tư thêm vào hoạt động du lịch nhằm tăng thêm hiệu quả của công tác bảo tồn, đồng thời giới thiệu hình ảnh khu bảo tồn đến với nhân dân và du khách.

Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam, với 55 loài thú, 125 loài chim, 21 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư, 32 loài động vật quý hiếm như: Chim, Bò sát, Lưỡng cư, Linh trưởng,... có giá trị kinh tế cao.

Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê: Có nhiều loài nằm trong sách đỏ, đặc biệt là loài linh trưởng (Voọc mũi hếch) hiện chỉ có ở Bắc Mê.

Khu dự trữ thiên nhiên Du Già huyện Yên Minh: Là nơi bảo tồn hệ thảm thực vật, các loài động vật sinh sống trong rừng, hạn chế việc khai thác trái phép tài nguyên rừng. Về động vật có 57 loài thú, 82 loài chim, 18 loài bò sát và 14 loài lưỡng cư.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 35)