Đa dạng hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 35 - 45)

b) Chế độ gió

3.3.2.1.Đa dạng hệ sinh thái rừng

Hà Giang là một tỉnh miền núi có tiềm năng rất lớn về phát triển lâm nghiệp với khoảng 85% diện tích tự nhiên là đồi núi, do vậy diện tích đất lâm nghiệp được phân bố đều ở các huyện trong tỉnh.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 378.262,30ha chiếm 47,61% diện tích tự nhiên, trong đó:

Đất rừng sản xuất: 89.683,63ha chiếm 11,29% diện tích tự nhiên. Đất rừng phòng hộ: 226.756,50ha chiếm 28,54% diện tích tự nhiên. Đất rừng đặc dụng: 61.822,17ha chiếm 7,78% diện tích tự nhiên.

Trong những năm gần đây tỉnh Hà đã có nhiều dự án đầu tư về phát triển lâm nghiệp như khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng; trồng rừng; bảo vệ rừng đầu nguồn. Tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất... do vậy diện tích rừng ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng.

b) Các kiểu thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao từ 700 trở lên Tổ thành thực vật bao gồm các họ tiêu biểu như Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Re (Lauraceae), họ Giẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae)... và đôi khi có cả một số loài hạt trần như: Pơ mu Fokienia hodgosii, Thông lông gà Dacrycarpus imbricatus, Thông tre Podocarpus neriifolius... mọc xen kẽ, có chỗ gần như thuần loại.

Cấu trúc của rừng thường có ba tầng. Nói chung, sự phân biệt giữa các tầng không được rõ ràng so với kiểu rừng trên. Đặc biệt, ở những khu vực rừng bị khai thác nghiêm trọng, cấu trúc tầng tán thường bị phá vỡ. Tuy nhiên, tầng ưu thế sinh thái tại các khu rừng nguyên sinh ít bị tác động vẫn liên tục. Hình dạng tán cây trong tầng này thường đa dạng hơn, có thể là hình ô, hình

chóp hay hình ô van... Do đó, tán rừng của kiểu rừng này thường nhấp nhô hơn kiểu rừng trên. Độ tàn che trong kiểu rừng này khoảng 0,5 - 0,6.

Thực vật tạo rừng khá phức tạp song chủ yếu vẫn là các loài Mỡ (Manglietia spp.), Re (Cinnamomum spp.), Sồi (Lithocarpus spp.), Dẻ (Quecus spp.), Cà ổi (Castanopsis spp.), Giổi (Michelia spp.), Côm (Elaeocarpus spp.), Chân chim (Schefflera spp.), Sụ (Crotalaria spp.), Hồng quang (Rhodoleia championii), Vối thuốc (Schima spp.)..., và đôi khi có cảc các loài cây hạt trần. Chiều cao các cây trong tầng này nằm trong khoảng từ 20 - 30 m. Đường kính bình quân khoảng 20 - 40 cm.

Tầng cây dưới tán không liên tục và có chiều cao từ 10 - 20 m, bao gồm các cá thể của loài cây chịu bóng xen lẫn với cây con của các loài ở tầng trên, như Đua đũa (Rehderodendron spp), Bồ đề (Styrax spp.), Xích dương (Alniphyllum fortunei)…, Hồi núi (Illicium griffithii), Mạ sưa (Helicia formosana), Lòng trứng (Lindera spp.), Thích (Acer spp.) ... và họ Cà Phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae).

Tầng cây bụi thảm tươi chủ yếu thuộc các loài trong họ Mua (Melastomataceae), họ Hòa thảo (Poaceae), như Sặt lá chít (Pseudosasa japonica) họ Ô rô (Acanthaceae), họ Ráy (Arraceae), họ Gừng (Zingiberaceae), các loài Dương xỉ và một số cây con tái sinh của các cây tầng trên.

Ngoài ra còn xuất hiện một số loại dây leo, như Song voi (Plectoconmia elongata), Song mật (Calamus platyacanthus), Gắm (Gnetum latifolium), Ngôn lá mập (Alyxia.ef. crassifolia), Lãnh công (Fissistigma aff. cupreonitens), Mo thuỳ lào (Spatholobus subereetus)...

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố từ đai 700m trở xuống, diện tích còn giữ được tính nguyên sinh hiện không còn nhiều. Tổ thành thực vật bao gồm các loài cây trong họ Dẻ (Fagaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Bứa

(Clusiaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Re (Lauraceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dung (Symplocaceae) họ Sến (Sapotaceae) họ Du (Ulmaceae, họ Na (Annonaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae)… Rừng có 3 tầng:

Tầng ưu thế sinh thái, gồm rất nhiều loài tham gia và tạo thành tán rừng liên tục, như các loài Gội (Aglaia spp.), Trám trắng (Canarium album), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Re (Cinnamomum spp.), các loài thuộc họ Giẻ (Fagaceae), Dung (Symplocos), Bời lời (Litsea), Lòng mang (Pterospermum truncatolobatum), Sến (Madhuca spp.), Chò chỉ (Shorea chinensis), Táu (Vatica spp.), Lim xẹt (Peltophorum dasyrrhachis) , Trâm (Syzygium spp.)...

Tầng dưới tán gồm những cây mọc rải rác dưới tán rừng thuộc những cây tái sinh của các loài tầng trên và các loài thuộc họ Bứa (Clusiaceae) như Tai chua (Garcinia cowa), Bứa (Garcinia oblongifolia), Ngát (Gironniera subaequalis), Máu chó (Knema spp.), Sảng (Sterculia lanceolata).

Tầng cây bụi thảm tươi, bao gồm các loài Dương xỉ, Song mây, Trọng đũa, Lấu và những loài thân cỏ trong họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Hòa thảo (Poaceae)...

Các kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác

Kiểu phụ này phân bố phổ biến trong hầu hết diện tích trong tỉnh. Kiểu rừng này có nguồn gốc từ các kiểu rừng chính trên, song do bị tác động quá mạnh trong việc khai thác chọn làm mất đi tính nguyên sinh. Trong kiểu phụ này, tán rừng bị phá vỡ, trong lâm phần còn ít các loài cây gỗ tốt và xuất hiện những loài thứ sinh, như Ba soi (Macaranga denticulata), một số loài trong chi Bồ đề (Styrax spp.), Lòng trứng (Lindera spp.), Vối thuốc (Schima spp.), Dẻ (Quecus spp.), Sồi (Lithocarpus spp.), Cà ổi (Castanopsis spp.), Xích dương (Alniphyllum fortunei), Dung (Symplocos spp), Nanh chuột (Cryptocrya lenticellata),... Cấu trúc rừng đơn giản, thường chỉ có 1 đến 2 tầng, chiều cao 7 - 15m, đường kính 8 - 22cm. Mật độ cây có thể trên 1.000 cây/ha.

Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên và mức độ tác động, kiểu phụ này còn hình thành các kiểu rừng hỗn giao cây gỗ, tre nứa và rừng tre nứa.

Kiểu phụ thứ sinh hỗn giao gỗ, tre nứa phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 800m, dọc theo sông, suối hoặc trên những quả đồi thấp. Trạng thái rừng này xuất hiện sau nương rẫy bị bỏ hang lâu ngày, song hoàn cảnh rừng vẫn còn. Tổ thành thực vật chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh hoặc tre nứa thuần loài, như Nứa (Schizostachyum dufloa), Giang (Maclurochloa montala), Vầu đắng (Indosasa angustata)… Các loài cây gỗ chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như Ba soi, Ba bét, Ràng ràng, Cò ke, Lòng mang, Bời lời, Dâu da xoan, Vạng… đôi khi, có cả các loài có giá trị như Lát, Trường.

Kiểu phụ rừng tre nứa xuất hiện sau nương rẫy nhiều lần bị bỏ hoang lâu ngày, loài cây chủ yếu là Giang, Nứa, Vầu đắng... phân bố gần như thuần loại, chủ yếu ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang nơi gần các con suối có cây có đường kính từ 3-15cm, chiều cao từ 11-15m được khai thác nhiều làm nhà cửa. Tùy theo điều kiện tự nhiên, đất đai mà có nơi có Nứa chiếm ưu thế hoặc có nơi Giang chiếm ưu thế, chiều cao và đường kính cũng tương đương với trạng thái kể trên. Trữ lượng bình quân khoảng 20.000 cây/ha. Trong trạng thái này lác đác còn có một số loài cây thân gỗ ưa sáng mọc nhanh như Dâu da xoan, Hu đay, Lòng mang… Tình hình tái sinh của những loài thân gỗ kém, mật độ cây tái sinh khoảng 700-800 cây/ha, những cây gỗ tái sinh có chất lượng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Rừng thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi hay còn gọi là kiểu phụ thổ nhưỡng trên đất đá vôi xương sẩu

Kiểu rừng này nằm chủ yếu ở trong vành đai rừng lá rộng thường xanh núi thấp với độ cao dưới 700m, phát triển trên núi đá vôi. Kiểu rừng này phân bố rải rác ở hầu hết các xã thuộc các huyện Đồng văn, Mèo vạc, Yên Minh, Quảng Bạ, Bắc Mê... Tổ thành thực vật gồm các loài điển hình, như Nghiến (Excentrodendron hsienmu), Trai (Garcinia fagracaeoides), Sâng (Pometia), Sấu (Dracontomelum), Đa (Ficus), Ô rô (Streblus spp.), Chò chỉ

(Shorea chinensis), Vàng anh (Saraca spp.), Cà lồ (Cinnamomum spp.), Lát (Chukrasia tabularis)… Ở đai rừng á nhiệt đới núi thấp, kiểu phụ này ngoài những cây lá rộng kể trên còn có một số loài cây lá kim mọc xen kẽ như: Bách vàng (Callitris vietnamensis), Bách xanh đá vôi (Calocedrrus macrolepis), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Thông Pa có (Pinus kwangtungensis). Đường kính bình quân từ 20 - 40cm, chiều cao 10 – 18m, thỉnh thoảng, xuất hiện một số cây có đường kính trên 40cm, thậm chí lên tới 60cm. Tầng cây bụi với các loài Trọng đũa, Ba Gạc, Cau rừng… Hầu như, rừng đã bị khai thác khá mạnh, kết cấu tầng tán đã bị phá vỡ. Rừng gồm 2 tầng, mật độ cây thưa, bình quân 250 – 300 cây/ha.

Rừng trồng

Loài cây trồng chính trong tỉnh Hà Giang chủ yếu là các loài cây Keo, Mỡ, Thông, Sa mộc. Trong đó, Thông, Sa Mộc được trồng chủ yếu ở các huyện Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần và các loài Keo, Mỡ, Bạch đàn được trồng ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và Bắc Mê. Rừng chủ yếu được các các lâm trường, các hộ gia đình trồng theo các chương trình, dự án, như 661, 327, chương trình trồng Sa mộc các huyện vùng cao… Tuy nhiên, rừng chủ yếu được trồng phân tán, không tập trung nên khả năng phòng hộ của rừng trồng không cao. Qua đợt điều tra khảo sát cho thấy Thông, Sa Mộc sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với khí hậu lạnh, địa hình cao trên 800m. Ngoài ra, trong vùng đầu nguồn còn có một số loài cây trồng khác như Quế, Mỡ, Giổi… song, diện tích không lớn và chủ yếu được trồng tại các vườn hộ gia đình.

Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác

Kiểu thảm này được hình thành do hậu quả của quá trình canh tác đốt nương làm rẫy nhiều lần, đất bị rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng và xấu.

Trảng cỏ: thực vật chủ yếu là cỏ tranh, cỏ lào, lau lách… cùng với một số loài như: Tế (Dicranopteris linearis), Rau quyết (Pteridium aquilinum) và Dương xỉ... vì vậy, khả năng xảy ra lửa rừng trong mùa khô rất cao. Ở trạng thái này hầu như không còn khả năng tái sinh phục hồi rừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trảng cây bụi, cây gỗ rải rác: Các loài thực vật chủ yếu, bao gồm Mua (Melastoma normale), các loài cây gỗ nhỏ ưa sáng mọc nhanh, như Vối thuốc (Schima spp), Lòng trứng (Lindera spp), Bồ đề (Styrax spp), Ba bét (Mallotus apelta)... và một số loài Dương xỉ mọc trong những điều kiện khắc nghiệt.

c) Đặc điểm các loại rừng Rừng giầu

Phân bố ở xã Nấm Dẩn thuộc huyện Xín Mần là nơi xa xôi điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Trạng thái này ít nhiều đã bị tác động nhưng về căn bản vẫn còn giữ được nét nguyên thuỷ ban đầu. Đặc trưng cơ bản là rừng phân thành 4 tầng, thành phần loài cây tham gia tổ thành đa dạng và phong phú như: Re các loại, Sấu, Dẻ các loại, Giổi các loại, Trâm, Xoan đào, Mạ sưa, Dung... độ tàn che từ 0,7-0,8; đường kính (D) = 26-30cm; chiều cao vút ngọn (H) = 16m; Mật độ cây (N) = 400 – 430 cây/ha; Trữ lượng (M) = 170 – 240m3/ha..

Rừng trung bình

Phân bố tập trung ở các Khu Bảo tồn thiên nhiên như Tây Côn Lĩnh, Bắc Mê, Phong Quang, Bát Đại Sơn, Du già… Rừng trung bình nằm chủ yếu ở các đỉnh núi cao, núi trung bình hoặc ở các sườn, dông của các dãy núi cao. Trạng thái rừng này đã bị tác động nhẹ thông qua chặt chọn gỗ hoặc khai thác lâm sản ngoài gỗ, tuy nhiên, do được quản lý bảo vệ tốt đồng thời diện tích rừng này thường xa khu vực dân cư, độ dốc lớn, khó tiếp cận nên cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ. Tuy nhiên rừng trung bình cũng đã bị tác động qua khai thác chọn một số loài cây gỗ quý, có chất lượng, nhưng đã có thời gian phục hồi tốt do đó có thành phần loài khá phong phú. Các loài cây chủ yếu từ nhóm 3 trở xuống như Re, Bời lời, Dẻ, Lim xẹt, Trâm, Muồng Trắng và một số loài cây gỗ tạp như Côm, Hồng rừng, Lọng bàng, Me, Ngát, Trám, Gáo, Vạng trứng, Chân chim, Thẩu tấu... Rừng phân thành nhiều tầng với một số cây tầng trội như Trường, Giổi, Dẻ, Cà ổi...

+ Độ tàn che từ 0,5 - 0,6

+ Đường kính trung bình 22 - 25cm, có những cây đường kính 70 đến 80cm

+ Mật độ bình quân 350 – 500 cây/ha + Trữ lượng bình quân từ 120 – 150 m3/ha.

Rừng nghèo

Phân bố rộng rãi trên tất cả các huyện trong tỉnh, nhưng lớn nhất là tại ba huyện Vị Xuyên, Bắc Mê và Quản Bạ. Loại rừng này đã bị tác động rất mạnh, tầng tán đã bị phá vỡ nghiêm trọng, có nơi thành những mảng lớn nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Đây là kết quả của quá trình khai thác, chặt hạ quá mức gây ra. Vì vậy, trong trạng thái rừng này, một số loài cây to, cây gỗ quý, hiếm hầu như không còn, nếu có chỉ là cây to nhưng phẩm chất kém, nhiều bạnh vè hoặc rỗng ruột. Do vậy, thành phần loài cây trong trạng thái rừng nghèo chủ yếu từ nhóm 4 trở xuống như Côm, chân chim, Cà lồ, Vàng anh, Trám, Mò, Vạng trứng, Táu muối, Vàng anh, Kháo, Bứa, Sồi phảng, Thôi ba, Sấu, Cáng lò, Xoan nhừ... Đặc điểm của trạng thái rừng và đất rừng như sau:

+ Độ tàn che từ 0,3-0,5

+ Chiều cao trung bình từ 15-17m + Đường kính trung bình 15- 22cm + Mật độ bình quân 300 –400 cây/ha + Trữ lượng bình quân từ 70 –100m3/ha

+ Cấu trúc tầng tán đã bị phá vỡ, tổ thành loài cây gồm các loài Dẻ, Trâm, Kháo, Ngát, Lòng Mang...

Rừng non phục hồi

Đây là loại rừng phổ biến nhất và phân bố hầu hết các xã, huyện trong tỉnh, được hình thành do quá trình khai thác gỗ quá mức và hoạt động canh tác nương rẫy trước đây.

Trạng thái rừng non phục hồi từ những khu vực bị khai thác kiệt. Đây là loại rừng được đặc trưng bởi những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi hoặc đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng có cấu trúc, tổ thành rất đơn giản, trữ lượng trung bình từ 40 đến 50m3/ha, đường kính bình quân khoảng 16 - 18cm.

Trong trạng thái rừng phục hồi này, thành phần cây rừng thuộc các nhóm gỗ tạp như Thôi chanh, Bứa, Sấu, Kháo, Máu chó, Ngát, Cà lồ, Kháo, Thừng mực, Trám, Vạng trứng, Chân chim, Vàng anh, Bưởi bung, Chắp xanh, Lá nến, Lòng mang, Súm, Vấp xanh, Chẩn, Chẹo, Cứt ngựa, Dâu da đất, Hà nu, Lá nên, Ngoã, Sâng.

Do phân bố ở những nơi khá cao và thường xa khu vực dân cư, nên đối với trạng thái này, cần áp dụng những biện pháp quản lý bảo vệ tốt kết hợp một số giải pháp lâm sinh nuôi dưỡng, làm giàu rừng nhằm cải thiện chất

lượng rừng trong thời gian tới.

Trạng thái rừng non được tái sinh phục hồi sau nương rẫy, phân bố tất cả các xã, huyện. Trạng thái rừng này chủ yếu được phục hồi từ những khu vực canh tác nương rẫy bỏ hoang do vậy thường phân bố ở những nơi có điều kiện địa hình khá thuận lợi, độ dốc không quá cao và cũng tương đối gần khu vực dân cư, đường giao thông. Đây là loại rừng được đặc trưng bởi những loài cây tương đối ưa sáng, khá đều tuổi độ ưu thế không rõ ràng có cấu trúc, tổ thành rất đơn giản. Trạng thái này chủ yếu có sự xuất hiện của một số loài như: Mần tang, Hu đay, Bời lời, Kháo, Thừng mực, Trám, Vạng trứng, Chân chim, Vàng anh, Ba soi, Bông Bạc, Sung, Dung, và các loài khác như Bưởi bung, Chắp xanh, Lá nến, Lòng mang, Mít nài, Chẩn, Chẹo, Cứt ngựa, Dâu da đất, Hà nu, Ngoã, Sâng, Côm, Kháo, Giẻ, Thành ngạnh, Ràng ràng… Sự phân bố số cây và đường kính tương đối đồng đều, đường kính trung bình từ 10 - 14cm, chiều cao khoảng 8 - 14m. Độ tàn che từ 0,3 - 0,6. Mật độ cây bình quân từ 500 - 700.

Rừng hỗn giao gỗ- tre, nứa, vầu

Rừng được hình thành trên đất làm nương rẫy để hóa trong thời gian dài, trong điều kiện vẫn còn lác đác các loài cây gỗ gieo giống và đất còn tính chất đất rừng. Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tổ thành thực vật chủ yếu là Giang, Nứa và Vầu đắng đan xen các loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh như Kháo, Giổi, Côm, Chẹo, Hu đay, Lòng mang…Trữ lượng bình quân của các loài cây gỗ 20 - 30 m3/ha. Mật độ bình quân tre nứa vầu từ 2.400 - 2.700 cây/ha. Mặc dầu, cấu trúc tầng thứ đơn giản, tầng thảm tươi, cây bụi thưa thớt đặc biệt cây gỗ tái sinh trong trạng thái này không đáng kể, nhưng khả năng phòng hộ khá cao so với rừng trồng và đất không có rừng.

Rừng núi đá

Rừng núi đá là kiểu rừng lá rộng thường xanh trên núi đá, tập trung ở các huyện núi đá phía Bắc như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê...

Rừng trồng

Rừng trồng phân bố ở hầu hết các huyện, nhưng chủ yếu là ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Các loài cây trồng trong tỉnh được phân theo các đai cao

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 35 - 45)