Đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 45 - 47)

b) Chế độ gió

3.3.2.2.Đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp

Hệ sinh thái nông nghiệp Hà Giang bao gồm những cánh đồng được trồng trọt nhiều mùa vụ, những cánh đồng ít canh tác và có năng suất thấp, và những cánh đồng bỏ hoang. Các cánh đồng có thể lớn, nhỏ, nằm trên các vùng đất bằng hay đất dốc. Các cánh đồng có thể trồng những loại cây ngắn ngày như các loại rau, ngũ cốc, họ đậu hay những cây dài ngày, lưu niên như các loại cây ăn quả, trồng hoa. Tóm lại, hệ sinh thái nông nghiệp Hà Giang rất đa dạng. Thông thường, những diện tích lớn hay được sử dụng để trồng các loại rau và các loại cây hoa màu khác tạo nên một bức tranh xen kẽ gồm các cánh đồng trồng các loại cây đan xen với nhau. Ngoài ra, ở Hà Giang còn có những đồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia súc.

Có nhiều loại hoa màu đang được trồng trên những cánh đồng này hoặc trồng đơn lẻ:

- Ngũ cốc: Lúa chất lượng cao, ngô. - Cây thảo dược: Cây thảo quả,… - Cây ăn quả: cam quýt,…

- Cây họ đậu: Đỗ, đậu tương, lạc.

- Các loại hoa

- Cây công nghiệp: Chè với diện tích 901,6 ha (năm 2009), cao su - Cỏ cho chăn nuôi

Đa dạng về thực vật càng cao thì đa dạng động vật (hay côn trùng) cũng càng cao. Như vậy, bản chất của các mùa vụ gieo trồng hàng năm cũng có nghĩa là có những thời điểm có rất nhiều cây mọc trên đồng và cũng có những thời điểm không có cây nào. Sự thay đổi lớn về sinh khối thực vật dẫn tới sự dao động lớn về quần thể động vật. Những dao động lớn này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc những khu vực ổn định “không phải cánh đồng” mới chính là những nơi lưu giữ đa dạng sinh học quan trọng.

Tầm quan trọng của đa dạng sinh học trên cánh đồng còn mở rộng ra cả ở dưới mặt đất. Rễ của các loài cây tạo ra những khu vực nơi diễn ra các hoạt động sinh học, và bản thân đất trồng cũng là hệ thống phức tạp của sự sống bao gồm nhiều loại hợp chất hữu cơ, nấm, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, giun, côn trùng, sâu bọ, chúng giúp cây lấy được các chất dinh dưỡng và chống lại bệnh tật.

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BĐKH,

MỨC ĐỘ THIỆT HẠI ĐẾN HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐDSH TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 45 - 47)