Giá trị sinh thái và môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 27 - 28)

b) Chế độ gió

3.1.1.Giá trị sinh thái và môi trường

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên Trái Đất, trong đó có con người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa (thủy vực): Ôxy và các nguyên tố khác như cacbon, nitơ, phốt pho. Duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên Trái Đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm và giảm nhẹ thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ cảu hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng.

Các quần xã sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế sẽ làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán… hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và khí hậu toàn cầu: Tạo bóng mát, khuếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hoà nguồn ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp.

Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 27 - 28)