Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 26)

b) Chế độ gió

2.2.8.Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch

BĐKH gây ra nhiều trở ngại cho du lịch

- Tác động tích cực:

+ Gia tăng nhu cầu và thời gian trong năm để du lịch biển, nhất là ở các vùng biển phía Bắc.

+ Nhiều vùng biển tăng thêm mỹ quan và sức hấp dẫn nhờ không gian biển mênh mông hơn, thoáng đãng hơn.

- Tác động tiêu cực:

+ Một số công trình trên các bãi biển đều phải dần dần nâng cấp để thích ứng với mực nước biển dâng.

+ Một số bãi biển sâu hơn và sóng biển cao hơn.

+ Nhiều chuyến du lịch biển có thể gặp nhiều rủi ro hơn + Gia tăng cả bức xạ tử ngoại lẫn bức xạ nhìn thấy.

BĐKH tác động đến một số hoạt động du lịch sinh thái

- Tác động tích cực:

Nhu cầu du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng cao hơn.

- Tác động tiêu cực:

+ Đơn vị tổ chức du lịch và người du lịch có thể gặp nhiều trở ngại hơn; + Chi phí cho các cuộc du lịch sinh thái chắc chắn tăng lên.

BĐKH tác động nhiều đến hoạt động du lịch núi cao

- Tác động tích cực:

+ Có nhu cầu cao hơn khi BĐKH kéo theo sự gia tăng thời tiết khắc nghiệt.

- Tác động tiêu cực:

+ Thu hẹp vùng có nhiệt độ lý tưởng, có sinh cảnh hấp dẫn, thích hợp cho du lịch.

+ Nhiều vùng du lịch trở nên thiếu hấp dẫn du khách. + Gia tăng rủi ro trong suốt hành trình.

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến cả ba yếu tố bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên và do đó gián tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển du lịch.

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG ĐDSH VÀ HỆ SINH THÁI HÀ GIANG 3.1. Giá trị của đa dạng sinh học

3.1.1. Giá trị sinh thái và môi trường

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên Trái Đất, trong đó có con người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa (thủy vực): Ôxy và các nguyên tố khác như cacbon, nitơ, phốt pho. Duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên Trái Đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm và giảm nhẹ thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ cảu hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng.

Các quần xã sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế sẽ làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán… hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và khí hậu toàn cầu: Tạo bóng mát, khuếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hoà nguồn ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp.

Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác.

3.1.2. Giá trị kinh tế

Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người hầu như dựa hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên: Thực vật, động vật hoang dã làm thức ăn, hang động và sông suối để sinh sống. Trong quá trình hình thành nền nông nghiệp, việc trồng cây lương thực và chăn nuôi động vật xuất phát từ thực vật và động vật trong tự nhiên rồi thuần hóa dần. Đối với sức khỏe của con người, đa dạng sinh học là nguồn dược liệu quý giá và còn nhiều tiềm ẩn.

Các loài thực vật, động vật, vi sinh vật cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm phục vụ cho con người. Sự cung cấp này rõ ràng có ý nghĩa rất lớn và nếu sự đa dạng sinh học càng phong phú thì lợi ích thu được từ đa dạng sinh học càng nhiều và sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng.

Ngày nay động, thực vật hoang dã vẫn là một nguồn tài nguyên quan trọng, một nguồn gen quý giá làm cơ sở tạo ra những giống có năng suất cao, có các tính năng tốt phục vụ cho nông nghiệp và đời sống. Có thể nói đa dạng sinh học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lai tạo các giống mới có năng suất

cao, có sức chống chịu được đối với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Giá trị xã hội và nhân văn

Một số loài động vật hoang dã là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới được thể hiện trong các tác phẩm điêu khắc, hội họa ở các đền thờ.

Nhiều loài động vật đã được thuần dưỡng trở thành bầu bạn thân thuộc của con người trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều động vật là trung tâm của các lễ hội và trò chơi dân gian trong sinh hoạt văn hóa của nhiều cộng đồng dân tộc trên thế giới.

Khám phá thiên nhiên hoang dã, du lịch sinh thái đã đưa con người gần gũi với thiên nhiên hiểu biết thêm về vai trò quan trọng của đa dạng sinh học, giảm thiểu sự căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Đa dạng sinh học góp phần ổn định xã hội thông qua việc bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu cuộc sống về ăn, mặc, nhà ở của con người.

3.2. Nguyên nhân suy giảm ĐDSH

Đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn đang bị mất mát và suy giảm đáng kể bởi 4 nguyên nhân sau:

- Suy giảm và mất đi nơi sinh sống do các hoạt động chặt phá rừng, chuyển đổi phương thức sử dụng đất, khai thác có tính chất hủy diệt của con người đối với động vật và do các yếu tố khác như cháy rừng, động đất, bão lụt, dịch bệnh.

- Sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật do áp lực tăng dân số và nạn đói nghèo.

- Ô nhiễm môi trường đang phá hoại một số hệ sinh thái trên cạn, dưới nước và trong lòng đất.

- Ô nhiễm sinh học do nhập các loài sinh vật lạ, ngoại lai không kiểm soát được, gây ảnh hưởng xấu tới các loài bản địa.

Có thể tóm lại bởi 2 nguyên nhân chính do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người và nguyên nhân tự nhiên do các hiện tượng thiên tai gây ra.

3.2.1. Hoạt động kinh tế xã hội tác động đến đa dạng sinh học

* Gia tăng dân số, đói nghèo, sự di dân và quá trình đô thị hóa

Dân số gia tăng sẽ khai thác và và tiêu thụ nguồn tài nguyên sinh vật nhiều hơn. Người dân đói nghèo nguồn sống chính của họ dựa vào sinh vật. Càng đói càng khai thác, càng khai thác nguồn tài nguyên này càng cạn kiệt dẫn đến tình trạng luẫn quẫn “Đói nghèo - Tài nguyên sinh vật cạn kiệt - Đói nghèo”. Sự di dân đến nơi ở mới phải khai phá đất đai tự nhiên kể cả rừng để xây dựng khu dân cư, lấy đất đai canh tác đã tác động rất lớn đến nguồn tài nguyên sinh vật làm suy giảm đa dạng sinh học.

* Phát triển công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở

Phát triển công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở gây ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật, tác động sâu sắc và lâu dài đến đa dạng sinh học. Các hoạt động khai khoáng, xây dựng các hồ chứa nước lớn để làm thủy điện đã làm thay đổi sinh cảnh, các hệ sinh thái khu vực. Nhiều loài sinh vật bị mất nơi cư trú, môi trường sống, cân bằng sinh thái bị tổn thương.

* Phát triển dịch vụ thương mại và du lịch

Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm hàng hóa thương mại và phục vụ khách du lịch, tình trạng buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã đã và đang tác động mạnh đến đa dạng sinh học

* Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

Theo quy hoạch, kế hoạch, các biện pháp kỹ thuật có cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với các quy luật tự nhiên và xã hội sẽ có tác động tích cực đến đa dạng sinh học. Ngược lại sẽ gây tác động lớn đến đa dạng sinh học.

* Khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên đa dạng sinh học

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài nguyên tái tạo. Khi khai thác phải tính đến khả năng phục hồi để sử dụng một cách bền vững cho chúng ta mà còn cho thế hệ con cháu mai sau. Tình trạng săn bắn, đánh bắt quá độ là nguy cơ đe doạ đến sự tuyệt chủng một số loài quý hiếm và đặc hữu.

* Ô nhiễm môi trường

Sức ép về gia tăng dân số, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường, tài nguyên ven biển và đại dương. Hậu quả là gây suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái biển và ven bờ đe doạ đến nhiều loài sinh vật biển.

3.2.2. Tai biến thiên nhiên và BĐKH tác động đến đa dạng sinh học

Trong thiên nhiên, ĐDSH, nhất là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là nơi chủ yếu tích luỹ trở lại nguồn khí CO2 phát thải ra, để tạo thành chất hữu cơ. Trong khi đó, chúng ta lại đã và đang chặt phá rừng để phát triển nông nghiệp, mở rộng chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, đô thị. Sự tàn phá rừng, không những gây mất cân bằng sinh thái ở nước ta mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2và gián tiếp làm tăng thêm lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển, góp phầnlàm cho BĐKH toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút ĐDSH, nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng BĐKH toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật và ĐDSH.

Bão, lụt, cháy rừng đã tàn phá môi trường sống, thu hẹp nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật, huỷ hoại nguồn dinh dưỡng, nguồn nước, làm thay đổi tập tính, gây ra những đột biến của một số loài sinh vật. Thậm chí thiên tai có khi còn huỷ hoại một vùng rộng lớn chỉ để lại đất đá, rác rưởi xóa hết đa dạng sinh học.

3.3. Hiện trạng ĐDSH và hệ sinh thái tự nhiên

ĐDSH tỉnh Hà Giang chủ yếu là ĐDSH hệ thái thái rừng tự nhiên với 4 loại rừng: Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao và rừng núi đá. Ngoài ra còn có rừng trồng tre luồng, cây đặc sản, cây bụi, cây bụi, gỗ rải rác,…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3. Diện tích rừng tự nhiên tỉnh Hà Giang từ năm 2002 đến năm 2010

STT Loại

rừng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Rừng gỗ 173.022,4 262.956,9 193.097,7 203.694,6 226.349,3 242.634,4 288.327,1 285.400,2 293.474,6 2 Rừng tre nứa 25.006,2 173.022,4 25.006,2 25.006,2 29.994,2 29.674,4 5.838,2 5.687,0 5.593,8 3 Rừng hỗn giao 27.454,1 25.006,2 30.727,2 30.727,3 32.077,3 31.669,8 25.163,8 24.572,6 24.121,2 4 Rừng núi đá 37.474,2 27.454,1 40.175,6 40.175,6 41.881,8 41.877,6 44.580,9 44.545,1 44.488,4 Tổng diện tích rừng tự nhiên 298.560,0 302.979,5 289.006,7 299.603,7 330.302,6 345.856,2 363.910,0 360.205,0 367.678,0

Hình 3.3. Biều đồ diễn biến diễn tích rừng tự nhiên tỉnh Hà Giang từ năm 2002 đến năm 2010

Qua biểu đồ trên có thể thấy rừng gỗ chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên và diện tích tăng dần kể từ năm 2002 đến nay. Rừng tre nứa có diện tích giảm dần, chỉ có năm 2003 diện tích tăng đột biến. Tuy nhiên nhìn tổng thể thì rừng tre nứa đang có xu hướng giảm dần với tốc độ lớn, năm 2002 diện tích là 25.006,2 ha đến năm 2010 diện tích còn lại 5.593,8 ha, giảm tới 4,47 lần. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng tre nứa của người dân cao phục vụ cho xây dựng nhà cửa, đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích rừng tự nhiên và làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên. Trong khi đó diện tích rừng hỗn giao và núi đá có xu hướng ổn định, ít biến động do được bảo vệ tốt.

3.3.1. Đa dạng động vật

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Do đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tương đối phong phú về chủng loại và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu vùng nhiệt đới với nhiều động vật quý hiếm như: Gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng,…

Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh đóng vai trò quan trọng về bảo vệ rừng đầu nguồn cho cộng đồng dân cư địa phương. Khu bảo tồn có 8.612 ha diện tích rừng tự nhiên, chiếm 40% tổng diện tích toàn khu bảo tồn. Ở đây đã tìm thấy 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ,18 loài bò sát và 11 loài ếch nhái. Hiện nay khu bảo tồn đang thu hút đâù tư thêm vào hoạt động du lịch nhằm tăng thêm hiệu quả của công tác bảo tồn, đồng thời giới thiệu hình ảnh khu bảo tồn đến với nhân dân và du khách.

Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam, với 55 loài thú, 125 loài chim, 21 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư, 32 loài động vật quý hiếm như: Chim, Bò sát, Lưỡng cư, Linh trưởng,... có giá trị kinh tế cao.

Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê: Có nhiều loài nằm trong sách đỏ, đặc biệt là loài linh trưởng (Voọc mũi hếch) hiện chỉ có ở Bắc Mê.

Khu dự trữ thiên nhiên Du Già huyện Yên Minh: Là nơi bảo tồn hệ thảm thực vật, các loài động vật sinh sống trong rừng, hạn chế việc khai thác trái phép tài nguyên rừng. Về động vật có 57 loài thú, 82 loài chim, 18 loài bò sát và 14 loài lưỡng cư.

3.3.2. Đa dạng thực vật

3.3.2.1. Đa dạng hệ sinh thái rừng

Hà Giang là một tỉnh miền núi có tiềm năng rất lớn về phát triển lâm nghiệp với khoảng 85% diện tích tự nhiên là đồi núi, do vậy diện tích đất lâm nghiệp được phân bố đều ở các huyện trong tỉnh.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 378.262,30ha chiếm 47,61% diện tích tự nhiên, trong đó:

Đất rừng sản xuất: 89.683,63ha chiếm 11,29% diện tích tự nhiên. Đất rừng phòng hộ: 226.756,50ha chiếm 28,54% diện tích tự nhiên. Đất rừng đặc dụng: 61.822,17ha chiếm 7,78% diện tích tự nhiên.

Trong những năm gần đây tỉnh Hà đã có nhiều dự án đầu tư về phát triển lâm nghiệp như khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng; trồng rừng; bảo vệ rừng đầu nguồn. Tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất... do vậy diện tích rừng ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng.

b) Các kiểu thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 26)