Hoạt động kinh tế xã hội tác động đến đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 30 - 31)

b) Chế độ gió

3.2.1.Hoạt động kinh tế xã hội tác động đến đa dạng sinh học

* Gia tăng dân số, đói nghèo, sự di dân và quá trình đô thị hóa

Dân số gia tăng sẽ khai thác và và tiêu thụ nguồn tài nguyên sinh vật nhiều hơn. Người dân đói nghèo nguồn sống chính của họ dựa vào sinh vật. Càng đói càng khai thác, càng khai thác nguồn tài nguyên này càng cạn kiệt dẫn đến tình trạng luẫn quẫn “Đói nghèo - Tài nguyên sinh vật cạn kiệt - Đói nghèo”. Sự di dân đến nơi ở mới phải khai phá đất đai tự nhiên kể cả rừng để xây dựng khu dân cư, lấy đất đai canh tác đã tác động rất lớn đến nguồn tài nguyên sinh vật làm suy giảm đa dạng sinh học.

* Phát triển công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở

Phát triển công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở gây ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật, tác động sâu sắc và lâu dài đến đa dạng sinh học. Các hoạt động khai khoáng, xây dựng các hồ chứa nước lớn để làm thủy điện đã làm thay đổi sinh cảnh, các hệ sinh thái khu vực. Nhiều loài sinh vật bị mất nơi cư trú, môi trường sống, cân bằng sinh thái bị tổn thương.

* Phát triển dịch vụ thương mại và du lịch

Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm hàng hóa thương mại và phục vụ khách du lịch, tình trạng buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã đã và đang tác động mạnh đến đa dạng sinh học

* Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

Theo quy hoạch, kế hoạch, các biện pháp kỹ thuật có cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với các quy luật tự nhiên và xã hội sẽ có tác động tích cực đến đa dạng sinh học. Ngược lại sẽ gây tác động lớn đến đa dạng sinh học.

* Khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên đa dạng sinh học

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài nguyên tái tạo. Khi khai thác phải tính đến khả năng phục hồi để sử dụng một cách bền vững cho chúng ta mà còn cho thế hệ con cháu mai sau. Tình trạng săn bắn, đánh bắt quá độ là nguy cơ đe doạ đến sự tuyệt chủng một số loài quý hiếm và đặc hữu.

* Ô nhiễm môi trường

Sức ép về gia tăng dân số, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường, tài nguyên ven biển và đại dương. Hậu quả là gây suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái biển và ven bờ đe doạ đến nhiều loài sinh vật biển.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (Trang 30 - 31)