Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên

MỤC LỤC

HIỆN TRẠNG ĐDSH VÀ HỆ SINH THÁI HÀ GIANG

Giá trị của đa dạng sinh học 1. Giá trị sinh thái và môi trường

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến cả ba yếu tố bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên và do đó gián tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển du lịch. Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và khí hậu toàn cầu: Tạo bóng mát, khuếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hoà nguồn ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp. Sự cung cấp này rừ ràng cú ý nghĩa rất lớn và nếu sự đa dạng sinh học càng phong phú thì lợi ích thu được từ đa dạng sinh học càng nhiều và sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng.

Nguyên nhân suy giảm ĐDSH

Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm hàng hóa thương mại và phục vụ khách du lịch, tình trạng buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã đã và đang tác động mạnh đến đa dạng sinh học. Sự tàn phá rừng, không những gây mất cân bằng sinh thái ở nước ta mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển, góp phầnlàm cho BĐKH toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút ĐDSH, nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng BĐKH toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật và ĐDSH.

Hiện trạng ĐDSH và hệ sinh thái tự nhiên

  • Đa dạng thực vật

    Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê: Có nhiều loài nằm trong sách đỏ, đặc biệt là loài linh trưởng (Voọc mũi hếch) hiện chỉ có ở Bắc Mê. Khu dự trữ thiên nhiên Du Già huyện Yên Minh: Là nơi bảo tồn hệ thảm thực vật, các loài động vật sinh sống trong rừng, hạn chế việc khai thác trái phép tài nguyên rừng. Đa dạng thực vật. Đa dạng hệ sinh thái rừng a) Diện tích các loại rừng. Hà Giang là một tỉnh miền núi có tiềm năng rất lớn về phát triển lâm nghiệp với khoảng 85% diện tích tự nhiên là đồi núi, do vậy diện tích đất lâm nghiệp được phân bố đều ở các huyện trong tỉnh. Trong những năm gần đây tỉnh Hà đã có nhiều dự án đầu tư về phát triển lâm nghiệp như khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng; trồng rừng; bảo vệ rừng đầu nguồn. Tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất.. do vậy diện tích rừng ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. b) Các kiểu thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Tầng ưu thế sinh thái, gồm rất nhiều loài tham gia và tạo thành tán rừng liên tục, như các loài Gội (Aglaia spp.), Trám trắng (Canarium album), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Re (Cinnamomum spp.), các loài thuộc họ Giẻ (Fagaceae), Dung (Symplocos), Bời lời (Litsea), Lòng mang (Pterospermum truncatolobatum), Sến (Madhuca spp.), Chò chỉ (Shorea chinensis), Táu (Vatica spp.), Lim xẹt (Peltophorum dasyrrhachis) , Trâm (Syzygium spp.). Trong kiểu phụ này, tán rừng bị phá vỡ, trong lâm phần còn ít các loài cây gỗ tốt và xuất hiện những loài thứ sinh, như Ba soi (Macaranga denticulata), một số loài trong chi Bồ đề (Styrax spp.), Lòng trứng (Lindera spp.), Vối thuốc (Schima spp.), Dẻ (Quecus spp.), Sồi (Lithocarpus spp.), Cà ổi (Castanopsis spp.), Xích dương (Alniphyllum fortunei), Dung (Symplocos spp), Nanh chuột (Cryptocrya lenticellata),.

    Tổ thành thực vật chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh hoặc tre nứa thuần loài, như Nứa (Schizostachyum dufloa), Giang (Maclurochloa montala), Vầu đắng (Indosasa angustata)… Các loài cây gỗ chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như Ba soi, Ba bét, Ràng ràng, Cò ke, Lòng mang, Bời lời, Dâu da xoan, Vạng… đôi khi, có cả các loài có giá trị như Lát, Trường. (Shorea chinensis), Vàng anh (Saraca spp.), Cà lồ (Cinnamomum spp.), Lát (Chukrasia tabularis)… Ở đai rừng á nhiệt đới núi thấp, kiểu phụ này ngoài những cây lá rộng kể trên còn có một số loài cây lá kim mọc xen kẽ như: Bách vàng (Callitris vietnamensis), Bách xanh đá vôi (Calocedrrus macrolepis), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), Thông Pa có (Pinus kwangtungensis).

    Bảng  3.3. Diện tích rừng tự nhiên tỉnh Hà Giang từ năm 2002 đến năm 2010
    Bảng 3.3. Diện tích rừng tự nhiên tỉnh Hà Giang từ năm 2002 đến năm 2010

    MỨC ĐỘ THIỆT HẠI ĐẾN HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐDSH TỈNH HÀ GIANG

    Tác động của BĐKH đến ĐDSH và hệ sinh thái trên thế giới và Việt Nam

    Cũng phải nói thêm rằng, nhiệt độ trái đất tăng/giảm, hay mực nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật, nhưng tác nhân chính của sự BĐKH là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trường do ảnh hưởng của BĐKH gây ra cùng một lúc, tác động lên sinh vật như: thiếu thức ăn, ô nhiễm nước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái. Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như ở quần đảo Maldavies, Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự nhiên của Việt nam, chúng ta có thể dự báo hậu quả của BĐKH sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng trong cả nước. Biến đổi khí hậu, với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ĐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít, cũng vỡ thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh (thông báo Quốc gia lần thứ nhất).

    Tác động của BĐKH, mức độ thiệt hại đến ĐDSH và hệ sinh thái tỉnh Hà Giang

    Biến đổi khí hậu, cùng với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trong hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít. Riêng Hà Giang, trong những năm gần đây hạn hán, mưa lũ, sụt lở đất, lũ quét dồn dập xẫy ra, nhất là năm nay đã gây thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng, nhà cữa, đê mương, đường sá và nhiều cơ sở hạ tầng khác, ruộng vườn và hoa màu, gia súc và thuỷ sản ở nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi của cả nước, cũng có phần tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Về mặt cơ bản vai trò của 3 loại rừng trên trong việc điều hòa khí hậu, giảm lượng CO2 phát thải đều quan trọng, trong đó cần chú trọng công tác bảo vệ nguy cơ cháy rừng cho rừng tự nhiên và rừng trồng, đặc biệt là rừng tự nhiên do nhiệt độ tăng cao trong những năm gần đây.

    Bảng  4.2a. Thiệt hại do cháy rừng năm từ năm 2005 - 2011
    Bảng 4.2a. Thiệt hại do cháy rừng năm từ năm 2005 - 2011

    BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐDSH TỈNH HÀ GIANG

    Cần sớm tổ chức một cơ quan chuyên trách có đủ năng lực để nghiên cứu về BĐKH toàn cầu và phát triển bền vững, sớm đề xuất những ý kiến xác đáng, khả thi về phát triển kinh tế và xã hội nước ta một cách lâu dài trong bối cảnh BĐKH toàn cầu mới, trong đó cần lưu ý đúng mức đến vấn đề bảo tồn ĐDSH, vốn tài nguyên quý giá của đất nước, cơ sở của sự phát triển bền vững của chúng ta. Chúng ta cũng nên rà soát lại những công trình phát triển liên quan đến diện tích rừng hiện có; thúc đẩy mạnh hơn việc bảo vệ rừng và trồng rừng, vì các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định; sử dụng hợp lý đất đai, củng cố và quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, những vấn đề các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của nó trong phát triển bền vững, mà còn thiên quá nhiều vào phát triển kinh tế; cũng cần tăng cường tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm và xoá đói giảm nghèo. ĐDSH Việt Nam được thể hiện ở độ phong phú về thành phần loài sinh vật, số loài đặc hữu cao, nhiều loài mới đối với thế giới, kể cả các loài thú lớn đã được phát hiện trong thời gian gần đây, ở độ đa dạng về các nguồn gen, đồng thời còn được sự thể hiện ở sự đa dạng các kiểu cảnh quan và các hệ sinh thái tiêu biểu.