• Phân đoạn thị trường: là cách thức chia cắt thị trường tiềm năng thành các đoạnkhúc các thị trường nhỏ hơn dựa trên cơ sở những khác biệt về nhu cầu mong muốn hoặc các đặc tính hay hành vi khách hàng. • Một đoạn thị trường: là một bộ phận của thị trường tiềm năng hay một nhóm khách hàng có cùng nhu cầu, ước muốn hoặc những đặc điểm trong hành vi mua sắm, tiêu dùng.Họ có những đòi hỏi hoặc phản ứng giống nhau với cùng một chương trình Marketing. 1.1.2 Tầm quan trọng của phân đoạn thị trường (mục đích và lợi ích): • Mục đích: tìm kiếm những đoạn thị trường hiệu quả, hấp dẫn: • Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu mong muốn của họ và cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh trên đoạn thị trường đó. • Đem lại cơ hội sinh lời cho Doanh nghiệp: với những nỗ lực kinh doanh, công việc kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp dòng tiền vào LỚN HƠN dòng tiền đã chi ra cho những nỗ lực kinh doanh. • Lợi ích: Giúp doanh nghiệp có điều kiện hiểu thấu đáo thị trường hơn (do quy mô nhỏ hơn và đặc tính thị trường rõ ràng hơn) doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình Marketing phù hợp với khách hàng hơn mức độ thỏa mãn khách hàng tăng.
Trang 1NHÓM: Đặng Thị Thanh Thảo – N12DCQT041
Đặng Thuý Hằng _ N12DCQT060 Nguyễn Thị Kim Yến _ N15DCQT032 Lưu Huỳnh Tiến Đạt_N15LDQT010 Phạm Trung Hiếu_N12DCQT067
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG GÀ RÁN KFC TẠI VIỆT NAM
I Khái niệm phân đoạn thị trường và định vị thị trường:
1.1 Phân đoạn thị trường:
1.1.1 Khái niệm:
Phân đoạn thị trường: là cách thức chia cắt thị trường tiềm năng thành các đoạn/khúc các thị trường nhỏ hơn dựa trên cơ sở những khác biệt về nhu cầu- mong muốn hoặc các đặc tính hay hành vi khách hàng
Một đoạn thị trường: là một bộ phận của thị trường tiềm năng hay một nhóm khách hàng có cùng nhu cầu, ước muốn hoặc những đặc điểm trong hành vi mua sắm, tiêu dùng.Họ có những đòi hỏi hoặc phản ứng giống nhau với cùng một chương trình Marketing
1.1.2 Tầm quan trọng của phân đoạn thị trường (mục đích và lợi ích):
Mục đích: tìm kiếm những đoạn thị trường hiệu quả, hấp dẫn:
Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu- mong muốn của họ và cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh trên đoạn thị trường đó
Đem lại cơ hội sinh lời cho Doanh nghiệp: với những nỗ lực kinh doanh, công việc kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp dòng tiền vào LỚN HƠN dòng tiền
đã chi ra cho những nỗ lực kinh doanh
Lợi ích: Giúp doanh nghiệp có điều kiện hiểu thấu đáo thị trường hơn (do quy mô
nhỏ hơn và đặc tính thị trường rõ ràng hơn) doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình Marketing phù hợp với khách hàng hơn mức độ thỏa mãn khách hàng tăng
1.1.3 Cơ sở phân đoạn thị trường:
1.1.3.1 Phân đoạn thị trường theo địa lý:
Phân đoạn theo địa lý: thị trường tổng thể được chia cắt theo các biến số: vùng miền
và khu vực địa lý (miền Nam, miền Bắc; vùng ven, trung tâm; Châu Âu, châu Á, Đông Nam Á…), vùng khí hậu (nhiệt đới, hàn đới, xích đạo…), mật độ dân cư (số
người/km2)…
Trang 2 Yếu tố địa lý gắn liền với: văn hóa, thói quen, hành vi khách hàng; mức thu nhập trung bình, điều kiện kinh tế…
Cách phân loại này tiện cho việc quản lý của doanh nghiệp- quản lý theo vùng
1.1.3.2 Phân loại thị trường theo nhân khẩu học
Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học là phân chia khách hàng thành các nhóm căn cứ vào:
Giới tính
Tuổi tác
Nghề nghiệp
Trình độ văn hóa
Quy mô gia đình
Tình trạng hôn nhân
Thu nhập
Giai tầng xã hội
1.1.3.3 Phân loại theo tâm lý học:
Khi phân tích theo tâm lý học: người tiêu dùng được phân loại thành các nhóm theo đặc điểm:
Giai tầng xã hội (thượng, trung, hạ lưu)
Lối sống (cổ điển, hiện đại, hướng ngoại, nội tâm)
Nhân cách (phóng khoáng, dè dặt, cẩn thận, điềm tĩnh, nóng nảy…)
Tâm lý là cơ sở chính khi phân đoạn thị trường những sản phẩm tiêu dùng gắn với cá nhân: mang tính thời trang, nhạy cảm, thể hiện cá tính của người mua: điện thoại, quần
áo, thể thao, âm nhạc…
Yếu tố tâm lý thường được phân tích đi kèm với các yếu tố về địa lý, nhân khẩu học khi thực hiện phân đoạn thị trường và càng ngày sự ảnh hưởng của yếu tố này trong phân đoạn thị trường càng tăng lên
1.1.3.4 Phân loại theo đặc điểm hành vi:
Đối với cách phân loại này, thị trường tiêu dùng sẽ được phân chia thành các nhóm đồng nhất về các đặc tính:
Lý do mua: mua cho nhu cầu cá nhân, cho gia đình, nhu cầu công việc, nhu cầu giao tiếp
Lợi ích của sản phẩm
Trang 3 Số lượng và tỉ lệ tiêu dùng: thị trường được phân thành: dùng ít, dùng nhiều, dùng thường xuyên, dùng vừa phải
Mức độ trung thành với nhãn hiệu
Phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của sản phẩm
Ngoài ra, khách hàng còn được phân loại theo một số hành vi: mức độ sẵn sàng mua: tìm mua, do dự, không có ý định mua; tình trạng sử dụng: chưa sử dụng, dử dụng lần đầu, đã từng sử dụng; thái độ: ghét bỏ, bàng quang, thiện chí…
1.1.3.5 Phân đoạn thị trường Tư liệu sản xuất (TLSX):
Là quá trình phân đoạn thị trường là doanh nghiệp- người mua là tổ chức không phải
là người tiêu dung
1.1.4 Yêu cầu phân đoạn thị trường:
Để thực hiện được mục đích: tìm kiếm được những đoạn thị trường hiệu quả, hấp dẫn,
việc phân đoạn thị trường cần phải đạt được một số yêu cầu: đo lường được, có quy
mô đủ lớn, có thể phân biệt được và có tính khả thi.
Đo lường được:
Các đoạn thị trường phải lượng hóa được về quy mô, sức mua, đặc điểm của khách hàng
Việc lượng hóa được giúp doanh ghiệp xác định khối lượng hàng hóa cần cung cấp (bán được bao nhiêu, thị trường có đủ lớn để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp không)
Khả năng đo lường được phụ thuộc vào tiêu chí phân đoạn: nếu phân đoạn theo tiêu chí tuổi tác và giới tính: thì tiêu chuẩn “đo lường được” này không có gì quá khó khăn, tuy nhiên tiêu chí phân đoạn theo “lối sống”, “tính cách” của khách hàng thì khá khó định lượng
Có quy mô đủ lớn:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi khởi đầu 1 sự nghiệp kinh doanh cũng không thể mong sinh lời ngay được, hoạt động kinh doanh phải được hoạt động kéo dài trong
1 khoảng thời gian nhất định + khai thác được một số lượng khách hàng nhất định thì mới có khả năng sinh lời (thu đủ bù chi) quy mô của đoạn thị trường phải đủ lớn doanh nghiệp mới mong thu được lợi nhuận
Có thể phân biệt được:
Mỗi phân đoạn thị trường cần phải có những đặc trưng điển hình của nhóm, mục tiêu của việc phân đoạn thị trường đó là thay vì doanh nghiệp phải đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp lựa chọn đáp ứng 1 số nhu cầu nhất định của khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhất (thắng đối thủ cạnh
Trang 4tranh) phân đoạn thị trường phải có một số tiêu chí, đặc trưng điển hình từ đó doanh nghiệp mới có thể thiết kế được các chương trình Marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đã chọn
Có tính khả thi:
Sau khi phân đoạn thị trường sẽ hình thành rất nhiều đoạn thị trường với
những đặc trưng khác nhau doanh nghiệp phải lựa chọn đoạn thị trường doanh
nghiệp có thể tiếp cận và xây dựng những chương trình marketing phù hợp với nhu cầu, ước muốn của thị trường.
1.1.5 Quy trình phân khúc thị trường:
Khảo sát
Phân tích
Lập các phân khúc dựa vào đặc tính của từng phân khúc
1.2 Xác định thị trường mục tiêu:
Bước 1: Đánh giá các khúc thị trường
Bước 2: Lựa chọn khúc thị trường
Michael Porter đã đưa ra 5 lực lượng cạnh tranh quyết định mức độ hấp dẫn nội tại về khả năng sinh lời của một đoạn thị trường đó là:
Cạnh tranh trong ngành:
Một đoạn thị trường không được coi là hấp dẫn nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh do: áp lực cạnh tranh trong ngành lớn kéo theo: lợi nhuận giảm, môi trường kinh doanh kém ổn định
Các hình thức cạnh tranh chủ yếu: cạnh tranh về giá, tăng chi phí marketing, cách phục vụ…
Những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ, cường độ cạnh tranh:
Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh
Tính đồng nhất, khác biệt của sản phẩm
Các giai đoạn của Chù kỳ sống của sản phẩm
Đối thủ tiềm ẩn:
o Là những áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngoài ngành nhưng sẵn sàng nhập cuộc vào ngành kinh doanh đó gây ra áp lực phân chia lại thị trường hiện có do
sự xuất hiện của họ sẽ đem vào thị trường khả năng cung ứng mới
o Sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc:
Rào cản gia nhập- rút lui khỏi thị trường;
Trang 5 Cơ hội thu lợi từ thị trường: thị trường có khả năng thu lợi lớn khi:
Rào cản gia nhập cao và rút lui thấp: vào khó- ra dễ
Rào cản rút lui và gia nhập thấp: vào dễ- ra dễ
Rào cản gia nhập và rút lui đều cao: vào khó- ra khó (tuy nhiên trường hợp này bên cạnh khả năng thu lợi lớn cũng tồn tại không ít rủi ro)
Sự sẵn sàng trả đũa của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện có
Hàng hóa thay thế:
o Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể cùng đáp ứng, thỏa mãn được 1 loại nhu cầu nếu trên thị trường có nhiều hàng hóa thay thế kém hấp dẫn;
o Áp lực của sản phẩm thay thế đặc biệt cao khi sản phẩm cung ứng trên thị trường được tạo ra bởi công nghệ;
Mối đe dọa về quyền thương lượng của người cung ứng:
o Một thị trường được coi là kém hấp dẫn khi quyền thương lượng thuộc về người cung ứng;
o Yếu tố làm tăng áp lực của những người cung ứng:
Sản phẩm đầu vào ít có khả năng thay thế
Số lượng người cung ứng ít và tập trung, liên kết với nhau
Chi phí chuyển đổi người cung ứng cao
Mối đe dọa về quyền thương lượng của khách hàng:
o Một thị trường mà quyền lực thị trường của khách hàng lớn thì trường đó coi là kém hấp dẫn;
o Quyền lực của khách hàng thể hiện:
Số lượng người mua ít, khối lượng mua nhiều;
Sản phẩm không có gì đặc biệt khả năng thay đổi nhà cung ứng cao
Khách hàng nhạy cảm về giá
Khả năng liên kết giữa các khách hàng lớn
1.3 Định vị thị trường:
1.3.1 Khái niệm:
Theo Philip Kotler: “Định vị là thiết kế cho sản phẩm và doanh nghiệp hình ảnh làm thế nào để nó chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu Việc định vị còn đòi hỏi doanh nghiệp phải khuyếch trương những điểm khác biệt đó cho khách hàng mục tiêu”
Khi triển khai một chiến lược định vị thị trường doanh nghiệp cần phải xác định cho sản phẩm và doanh nghiệp một vị trí nhất định trên thị trường mục tiêu sao cho nó có một hình ảnh riêng biệt trong tâm trí khách hàng
Trang 61.3.2 Các chiến lược định vị:
Định vị lợi ích
Định vị thuộc tính
Định vị công dụng
Định vị đối thủ cạnh tranh
Định vị loại sản phẩm
Định vị chất lượng, giá cả
1.3.3 Các bước tiến hành định vị:
Bước 1: Xác định vị trí cạnh tranh theo những tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu- ước muốn của khách hàng trong mua sắm và tiêu dùng sản phẩm từ đó xác định giá trị/ lợi ích cốt lõi khách hàng muốn có ở sản phẩm
Bước 2: Căn cứ vào tiềm lực của công ty để lựa chọn chiến lược cạnh tranh.
Bước 3: Xây dựng chiến lược marketing mix để thực hiện chiến lược định vị đã lựa
chọn:
Sau khi đã xác định hình ảnh và vị thế của sản phẩm/thương hiệu để bắt tay vào thực hiện chiến lược định vị doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình marketing mix
Hệ thống chương trình marketing mix được thiết kế dựa trên khái niệm định vị đã được định sẵn và phải có sự phối hợp thể hiện tính nhất quán của hình ảnh định vị
1.3.4 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm/thương hiệu:
Bản chất của định vị đó là tạo ra điểm khác biệt, phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để khách hàng có thể nhớ được sản phẩm/thương hiệu của doanh
nghiệp doanh nghiệp phải nỗ lực thiết kế được những điểm khác biệt có ý nghĩa để khách hàng nhận biết, ưu chuộng sản phẩm và không nhạy cảm với sản phẩm cạnh tranh
Bốn công cụ tạo ra sự khác biệt:
Tạo sự khác biệt cho sản phẩm vật chất: tính chất, công dụng, độ bền, mức
độ phù hợp, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, kiểu dáng, kết cấu
Tạo sự khác biệt bằng dịch vụ: giao hàng, lắp đặt, huấn luyện khách hàng,
dịch vụ tư vấn, bảo hành…
Khác biệt về nhân sự: năng lực, lịch sự, tín nhiệm, tin cậy, nhiệt tình, biết
giao tiếp…
Tạo sự khác biệt về hình ảnh: Tạo sự khác biệt về tên gọi, biểu tượng, phương
tiện truyền thông, bầu không khí, sự kiện…
Trang 71.4 Ba chiến lược chiếm lĩnh thị trường:
Sau khi lựa chọn được thị trường mục tiêu doanh nghiệp phải tìm cách phục vụ, thỏa mãn thị trường đó một cách phù hợp Với các thị trường mục tiêu đã lựa chọn, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong ba kiểu chiến lược sau: marketing không phân biệt, marketing phân biệt và marketing tập trung
Marketing không phân biệt:
Đặc trưng của chiến lược:
Doanh nghiệp bỏ qua sự khác biệt của các đoạn thị trường, tập trung vào nhu cầu phổ biến của nhiều đoạn thị trường, không phục vụ những nhu cầu khác biệt
Áp dụng chiến lược marketing đại trà: chào bán các sản phẩm giống nhau, sử dụng các chính sách marketing mix: xúc tiến, giá cả, phân phối giống nhau giữa các đoạn thị trường
Ưu điểm:
Khai thác được lợi ích kinh tế theo quy mô tiết kiệm chi phí
Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất đảm bảo chất lượng ổn định
Hạn chế:
Khả năng thỏa mãn nhu cầu có tính khác biệt thấp: “thật hiếm khi có một sản phẩm hay nhãn hiệu là tất cả cho mọi người”
Dễ chạy theo số lượng quên đi chất lượng
Bỏ xót những thị trường nhỏ có khả năng thu lợi cao
Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro mất đi 1 phần thị trường do đối thủ cạnh tranh sẽ xuất hiện và chỉ tập trung đáp ứng phần nhu cầu- mong muốn mà doanh
nghiệp đã bỏ sót
Marketing phân biệt:
Doanh nghiệp áp dụng những chương trình marketing riêng biệt cho từng phân đoạn thị trường: thay vì cung cấp 1 sản phẩm đồng nhất, 1 chương trình xúc tiến, 1 phương thức phân phối… cho tất cả các khách hàng
Ưu điểm:
Khả năng đáp ứng nhu cầu- mong muốn của thị trường tốt hơn so với chiến lược marketing toàn cầu đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu đa dạng của thị
trường
Có khả năng tăng doanh số và có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường
Nhược điểm:
Chi phí tăng do không tận dụng được lợi ích kinh tế theo quy mô
Năng lực doanh nghiệp cần đòi hỏi cao hơn so với chiến lược trước do phải tìm hiểu nhu cầu xây dựng một số chương trình marketing mix cho từng loại
Trang 8nhu cầu trên từng thị trường của những phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp
đã chọn
Marketing tập trung:
Nỗ lực marketing tập trung cho một đoạn thị trường có khả năng thành công nhấ để trở thành người dẫn đầu trên đoạn thị trường đó
Ưu điểm: tập trung nguồn lực dễ dàng tạo ra một vị thế vững chắc trên thị trường đã lựa chọn
Nhược điểm: quy mô của phân đoạn có khả năng giảm sút lớn và sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh
Chiến lược này phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chiến lược bao quát thị trường:
Khả năng của công ty
Các chiến lược thị trường của đối thủ cạnh tranh
Vòng đời sản phẩm
Tính đồng nhất của sản phẩm (đơn giản, không có nhiều tính năng…)
Tính đồng nhất của thị trường
Trang 9II Phân đoạn thị trường và định vị thị trường của KFC tại Việt Nam:
2.1 Tổng quan về KFC tại Việt Nam:
KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ) KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới
KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại
tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước Ngoài thực đơn gà rán, KFC còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể thưởng thức hơn 300 món ăn khác nhau từ món gà nướng tại thị trường Việt Nam cho tới sandwich cá hồi tại Nhật Bản
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn … Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Đến nay,
hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam
CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN NHÀ HÀNG ĐẦU TIÊN TẠI CÁC TỈNH
THÀNH
Tháng 12/1997 - TP.HCM
Tháng 12/1998 – Đồng Nai
Tháng 06/2006 – Hà Nội
Tháng 08/2006 – Hải Phòng & Cần Thơ
Tháng 01/2008 – Vũng Tàu
Tháng 05/2008 - Huế
Tháng 12/2008 – Buôn Ma Thuột
Tháng 11/2009 – Đà Nẵng
Trang 10 Tháng 04/2010 – Bình Dương
Tháng 11/2010 - TP Vinh
Tháng 05/2011 - TP Nha Trang
Tháng 06/2011 - Long Xuyên
Tháng 08/2011 - Quy Nhơn & Rạch Giá
Tháng 09/2011 - Phan Thiết
Tháng 12/2011 – Hải Dương
Tháng 02/2013 - Hạ Long
Hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thành công của KFC tại Việt Nam cũng như trên thế giới KFC Việt Nam đã tạo nên một nét văn hóa
ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam
2.2 Phân đoạn thị trường KFC tại Việt Nam:
2.2.1 Phân đoạn theo vị trí địa lý
Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, đông dân như Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng Trong đó 2 thị trường điểm là Hà Nội và HCM Năm 1998, KFC
đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến tận năm 2006 mới phát triển hệ thống các cửa hàng của mình ra Hà Nội KFC đã không phát triển một cách ồ
ạt hệ thống các cửa hàng mà tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam
2.2.2 Phân đoạn theo nhân khẩu học
Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp:
● Lứa tuổi:
Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30, đặc biệt từ độ tuổi 17-29, gia đình có trẻ em Thứ nhất, doanh nghiệp chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam Ngoài
ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ
● Thu nhập:
Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập thị trường Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn