1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng cấp cứu điện giật

19 2,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

• Nhiều cuộc thí nghiệm và thực tế chứng minh rằng từ lúc bị điện giật đến 1 phút nạn nhân được cứu chữa ngay thì 90% trường hợp cứu sống được; để 6 phút sau mới cấp cứu chỉ có thể cứu s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

XỬ TRÍ & CHĂM SÓC

NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

Trang 2

1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

bệnh nhân bị điện giật

2. Thực hiện chăm sóc và theo dõi người bệnh bị điện giật

MỤC TIÊU

Trang 3

THỰC TRẠNG

• Theo Tổng công ty Điện lực Việt Nam : từ năm 1997 – 2003

có 1437 trường hợp tử vong do điện giật

• Các tai nạn điện chủ yếu xảy ra do ý thức và hiểu biết của người dân về an toàn điện kém

• Nhiều cuộc thí nghiệm và thực tế chứng minh rằng từ lúc bị điện giật đến 1 phút nạn nhân được cứu chữa ngay thì 90% trường hợp cứu sống được; để 6 phút sau mới cấp cứu chỉ có thể cứu sống được 10%; nếu để từ 10 phút trở đi thì rất ít trường hợp được cứu sống

Trang 4

• Điện giật là tai nạn nguy hiểm, thường gây nhiều loại tổn thương cho cơ thể

• Ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các di chứng nặng nề

• Nguy cơ rối loạn tim mạch nặng nề tức khắc

HẬU QUẢ

Trang 5

• Bỏng da ở mức độ nhẹ, vừa, nhưng tổn thương mô và tổ chức thường lại rất nặng nề

• Nguy cơ gây hội chứng bó ép dẫn đến tiêu cơ vân cấp và suy thận cấp

• Gây co cứng cơ, co cứng cơ hoành gây khó thở

• Các nội tạng nằm trên trục đường đi của dòng điện sẽ có nguy cơ

bị tổn thương nặng

• Các trục dẫn điện nguy hiểm ( do đi qua tim, não) : tay- chân; đầu- chân; tay- tay

HẬU QUẢ

Trang 6

TRƯỜNG HỢP

Trang 7

TÌNH HUỐNG BỊ ĐIỆN GIẬT

Trang 9

TRIỆU CHỨNG

• Nạn nhân bị bắn ra xa vài mét, có thể bị chấn thương

• Nạn nhân như bị dính chặt vào nơi truyền điện: cần đề phòng bệnh nhân ngã gây thêm các chấn thương khi cắt điện

• Ngừng tim phổi: bệnh nhân có thể ngừng thở trước rồi ngừng tim sau: bệnh nhân xanh tím, tiếp theo là hôn mê, thông thường nhất là ngừng tuần hoàn do rung thất rồi ngừng tim

• Chẩn đoán ngừng tim phổi dựa vào các triệu chứng

 Ngất: mặt nạn nhân trắng bệch (ngất trắng) rồi tím dần, hôn

mê, ngừng thở

 Mạch bẹn không bắt được, Đồng tử giãn to

Trang 10

QUY TRÌNH CẤP CỨU

1.Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 2.Xử trí tại chỗ

Trang 11

TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI

NGUỒN ĐIỆN

TRƯỜNG HỢP CẮT ĐƯỢC MẠCH ĐIỆN

• Tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng

những thiết bị đóng cắt gần nhất

như : Cầudao, áp tô mát, công tắc

điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm … Khi

cắt điện cần phải chú ý:

 Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì

phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác

để thay thế

 Nếu người bị nạn ở trên cao thì

phải có phương tiện hứng đỡ

 Nếu không có các thiết bị đóng cắt ở gần

có thể dùng búa, rìu cán gỗ để chặt dây

điện

Trang 12

Nếu ở mạch điện hạ áp:

• Người đi cấp cứu phải có biện pháp an toàn cá nhân tốt như : Đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện

• Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra, hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi không đủ biện pháp an toàn

TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẮT

ĐƯỢC MẠCH ĐIỆN

Trang 13

TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẮT ĐƯỢC

MẠCH ĐIỆN

Cắt cầu dao gần nhất

2 Dùng sào tre hay cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn

nhân

4 Dùng dao, búa có cán

gỗ, chặt đứt dây điện

3 Đứng trên bàn (bằng gỗ)

túm quần áo nạn nhân để kéo

ra khỏi nguồn điện

Trang 14

Nếu ở mạch điện cao áp:

• Tốt nhất là người đi cứu phải được

trang bị các dụng cụ cách điện

như : ủng và găng tay cách điện,

sào cách điện cao áp Dùng sào

cách điện để gạt hoặc đẩy nạn

nhân ra khỏi mạch điện và lưu ý

đến các biện pháp an toàn hứng

đỡ nạn nhân

• Trong các trường hợp không đủ

khả năng xử lý đối với lưới điện

cao áp thì tốt nhất phải điện thoại

để đơn vị quản lý vận hành thiết

bị hoặc báo điều độ cho cắt điện

ngay

TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẮT

ĐƯỢC MẠCH ĐIỆN

Trang 15

• Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền đất cứng hoặc ván cứng đầu ngửa tối đa, lấy dị vật trong miệng nạn nhân

• Đấm vào vùng trước tim nạn nhân 5 cái, nếu tim không đập lại tiến hành thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực

• Thổi ngạt kiểu miệng – miệng hoặc miệng – mũi , 5 lần ép tim 1 lần thổi ngạt ( nếu 2 người cấp cứu), 15 lần ép tim 1 lần thổi ngạt ( nếu 1 người cấp cứu) Tiếp tục cấp cứu đến khi tim đập lại, nạn nhân tự thở được

• Khi nạn nhân tự thở được, tim đập lại tiến hành cố định cột sống cổ ( nếu nghi ngờ tổn thương), cố định xương gẫy , băng cầm máu, truyền dịch nếu có tụt huyết áp , chuyển bệnh nhân đến bệnh viện

XỬ TRÍ TẠI CHỖ

Trang 16

HỒI SINH TIM PHỔI

Trang 17

XỬ TRÍ TẠI CƠ SỞ Y TẾ

• Đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo có oxy.

• Tiếp tục bóp tim nếu tim chưa đập trở lại.

• Ghi điện tim và theo dõi điện tim trong 24 giờ liền vì bệnh nhân có thể rung thất lại.

Trang 18

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC

PHẢI

1 Không xem xét nguồn điện đã ngắt hay chưa

2 Vội vàng đưa nạn nhân đi cấp cứu

3 Đổ nước muối vào người, hoặc chôn nạn nhân dưới đất

4 Để nạn nhân nằm nguyên tư thế khi thấy có dấu hiệu tỉnh lại

5 Hô hấp nhân tạo sai kỹ thuật

Ngày đăng: 13/11/2016, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w