1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

43 5,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho nền phát triển nhân cách con người. Giáo dục mầm non góp phần cùng với giáo dục Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả về trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn có đầy đủ sức khỏe để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, góp phần hình thành nhân cách con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, giúp trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, phát triển cơ thể cân đối, hài hòa. Đây là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng vì sức khỏe là vốn quý nhất đối với mỗi con người. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần, đặc biệt trong 5 năm đầu của cuộc đời, do vậy nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ còn rất non yếu về chức năng của các bộ phận trong cơ thể, là giai đoạn thích ứng với môi trường và nhạy cảm với bệnh tật, trẻ dễ mắc các bệnh về dinh dưỡng như: béo phì, suy dinh dưỡng và một số bệnh thường gặp khác ở trẻ như tiêu chảy, sâu răng, rôm sảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính… Chính vì vậy, việc chăm sóc giáo dục thể chất, theo dõi sự phát triển của trẻ giúp trẻ có một sức khỏe tốt vô cùng quan trọng, làm tiền đề để trẻ phát triển toàn diện sau này. Để theo dõi sự phát triển của trẻ, nhiệm vụ đầu tiên đó là theo dõi thể trạng của trẻ thông qua việc theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, đồng thời tìm hiểu các bệnh thường gặp ở trẻ để từ đó có những những biện pháp phòng và điều trị phù hợp. Nhận thức được điều này, trường Mẫu giáo Sao Biển đã thường xuyên tổ chức khám sức khỏe, điều tra thể trạng của trẻ, mở các lớp tập huấn giúp giáo viên có nhiều kiến thức trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. Tuy nhiên việc điều tra còn sơ sài, mang tính khái quát, chưa chuyên sâu, việc phòng bệnh cũng gặp nhiều khó khăn do trình độ của đội ngũ giáo viên chưa cao, hiểu biết kém, thiếu ý thức trách nhiệm trong việc theo dõi sức khỏe trẻ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn … Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, là giáo viên mầm non tương lai, tôi quyết định chọn đề tài “ Điều tra thể trạng trẻ và một số biện pháp phòng bệnh, tai nạn thường gặp cho trẻ trường Mẫu giáo Sao Biển trên địa bàn huyện Núi Thành – Quảng Nam” để giúp trẻ khỏe mạnh, góp phần phát triển toàn diện về các mặt: Đức – Trí – Lao – Thể Mỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ tại trường Mẫu giáo Sao Biển trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam. Tìm hiểu thể trạng của trẻ và một số bệnh thường gặp ở trẻ từ đó đề xuất biện pháp phòng bệnh cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thể trạng của trẻ trường mầm non và biện pháp phòng bệnh cho trẻ. 3.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ 56 tuổi trường Mẫu giáo Sao Biển. 4. Giả thuyết khoa học Vấn đề phát triển thể lực và phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ có khả năng tốt hơn nếu như biết được tình hình thực tế, những thuận lợi, khó khăn, biết được những ưu, nhược điểm của quá trình chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Thực trạng về thể trạng và các bệnh thường gặp ở trẻ. Đề xuất biện pháp phòng bệnh cũng như biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu 40 trẻ trong độ tuổi 56 tuổi. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, thu thập, khái quát hóa tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn của vấn đề làm cơ sở lý luận cho đề tài Phương pháp thực tiễn: quan sát, điều tra, đánh giá. Phương pháp thống kê toán học. 8. Cấu trúc của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Kết quả nghiên cứu thể trạng cho trẻ, các bệnh thường gặp và các tai nạn thường xảy ra ở trẻ tại trường Mẫu giáo Sao Biển. Chương 3: Biện pháp phòng bệnh thường gặp và phòng một số tai nạn thường xảy ra cho trẻ ở trường Mẫu giáo Sao Biển. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan Thể trạng: là chỉ trạng thái cơ thể con người, đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống. Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận động. Khoa học về dinh dưỡng nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá thể và thức ăn, chế độ ăn uống, sinh lý nuôi dưỡng, biến đổi bệnh lý... Thành ngữ “dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng” dùng để chỉ mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức khoẻ hoặc bệnh tật trong một phạm vi cộng đồng dân số xác định, với mục đích đấu tranh chống các bệnh tật do ăn uống không đúng cách. Trong khái luận về dinh dưỡng, mối liên quan giữa dinh dưỡng với các lãnh vực khác được thể hiện: Dinh dưỡng với sức khoẻ Dinh dưỡng với sự sinh trưởng và phát triển Dinh dưỡng với suy lão Dinh dưỡng với miễn dịch Dinh dưỡng với ưu sinh Bệnh béo phì: (hay dư cân) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do sự dư thừa năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao của cơ thể. Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp…Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo và sự phát triển của trẻ. Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khỏe, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng. Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số BMI < 18,5. Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh dưỡng khi BMI < 20. Một điều quan trọng là chỉ số BMI chỉ là cách ước lượng thống kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính. Trong một số trường hợp, một người có BMI < 18,5 nhưng có thể có sức khoẻ rất tốt. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở 2 thể: Thể nhẹ cân (cân nặngtuổi), thể thấp còi (chiều caotuổi). Ngoài ra còn có biểu hiện giao tiếp hạn chế, nếu trẻ nặng hơn là trẻ gầy đét, da bọc xương, bắp teo nhẽo, bụng lép không có khả năng vận động. Điều đáng chú ý là thể thấp còi, suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của đứa trẻ.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong

hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho nền phát triển nhân cách con người Giáo dục mầm non góp phần cùng với giáo dục Việt Nam đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả về trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn có đầy đủ sức khỏe

để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai

Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, góp phần hình thành nhân cách con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, giúp trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, phát triển cơ thể cân đối, hài hòa Đây là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng vì sức khỏe là vốn quý nhấtđối với mỗi con người Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần, đặc biệt trong 5 năm đầu củacuộc đời, do vậy nhu cầu dinh dưỡng rất cao Đây là giai đoạn cơ thể trẻ còn rất non yếu về chức năng của các bộ phận trong cơ thể, là giai đoạn thích ứng với môi trường và nhạy cảm với bệnh tật, trẻ dễ mắc các bệnh

về dinh dưỡng như: béo phì, suy dinh dưỡng và một số bệnh thường gặp khác ở trẻ như tiêu chảy, sâu răng, rôm sảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính… Chính vì vậy, việc chăm sóc giáo dục thể chất, theo dõi sự phát triển của trẻ giúp trẻ có một sức khỏe tốt vô cùng quan trọng, làm tiền đề

để trẻ phát triển toàn diện sau này

Để theo dõi sự phát triển của trẻ, nhiệm vụ đầu tiên đó là theo dõi thể trạng của trẻ thông qua việc theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, đồng thời tìm hiểu các bệnh thường gặp ở trẻ để từ đó có những những biện pháp phòng và điều trị phù hợp Nhận thức được điều này, trường Mẫu giáo Sao Biển đã thường xuyên tổ chức khám sức khỏe, điều tra thể trạngcủa trẻ, mở các lớp tập huấn giúp giáo viên có nhiều kiến thức trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ Tuy nhiên việc điều tra còn sơ sài, mang tính khái quát, chưa chuyên sâu, việc phòng bệnh cũng gặp nhiều

Trang 2

khó khăn do trình độ của đội ngũ giáo viên chưa cao, hiểu biết kém, thiếu

ý thức trách nhiệm trong việc theo dõi sức khỏe trẻ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn … Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, là giáo viên mầm non tương lai, tôi quyết định chọn đề tài “ Điều tra thể trạng trẻ và một sốbiện pháp phòng bệnh, tai nạn thường gặp cho trẻ trường Mẫu giáo Sao Biển trên địa bàn huyện Núi Thành – Quảng Nam” để giúp trẻ khỏe mạnh, góp phần phát triển toàn diện về các mặt: Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ tại trường Mẫu giáo Sao Biển trênđịa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam Tìm hiểu thể trạng của trẻ và một số bệnh thường gặp ở trẻ từ đó đề xuất biện pháp phòng bệnh cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện

3 Đối tượng nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thể trạng của trẻ trường mầm non và biện pháp phòng bệnh cho trẻ

3.2 Khách thể nghiên cứu

Trẻ 5-6 tuổi trường Mẫu giáo Sao Biển

4 Giả thuyết khoa học

Vấn đề phát triển thể lực và phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ

có khả năng tốt hơn nếu như biết được tình hình thực tế, những thuận lợi,khó khăn, biết được những ưu, nhược điểm của quá trình chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

- Thực trạng về thể trạng và các bệnh thường gặp ở trẻ

Trang 3

- Đề xuất biện pháp phòng bệnh cũng như biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ.

6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu 40 trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi

7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, thu thập, khái quát hóa tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn của vấn đề làm cơ sở lý luận cho đề tàiPhương pháp thực tiễn: quan sát, điều tra, đánh giá

Phương pháp thống kê toán học

8 Cấu trúc của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Kết quả nghiên cứu thể trạng cho trẻ, các bệnh thường gặp và các tai nạn thường xảy ra ở trẻ tại trường Mẫu giáo Sao Biển

Chương 3: Biện pháp phòng bệnh thường gặp và phòng một số tai nạn thường xảy ra cho trẻ ở trường Mẫu giáo Sao Biển

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Một số khái niệm liên quan

Thể trạng: là chỉ trạng thái cơ thể con người, đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống

Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận động Khoahọc về dinh dưỡng nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá thể và thức ăn, chế độ ăn uống, sinh lý nuôi dưỡng, biến đổi bệnh lý Thành ngữ “dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng” dùng để chỉ mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức khoẻ hoặc bệnh tật trong một phạm vi cộng đồng dân số xác định, với mục đích đấu tranh chống

Trang 4

các bệnh tật do ăn uống không đúng cách Trong khái luận về dinh dưỡng, mối liênquan giữa dinh dưỡng với các lãnh vực khác được thể hiện:

Dinh dưỡng với sức khoẻ

Dinh dưỡng với sự sinh trưởng và phát triển

Dinh dưỡng với suy lão

Dinh dưỡng với miễn dịch

Dinh dưỡng với ưu sinh

Bệnh béo phì: (hay dư cân) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do sự

dư thừa năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao của cơ thể Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp…Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo và sự phát triển của trẻ Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ

thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khỏe, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ

thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số BMI < 18,5 Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh dưỡng khi BMI < 20 Một điều quan trọng là chỉ sốBMI chỉ là cách ước lượng thống kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính Trong một số trường hợp, một người có BMI < 18,5 nhưng có thể có sức khoẻ rất tốt

Biểu hiện suy dinh dưỡng ở 2 thể: Thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi), thể thấp còi (chiều cao/tuổi) Ngoài ra còn có biểu hiện giao tiếp hạn chế, nếu trẻ nặng hơn là trẻ gầy đét, da bọc xương, bắp teo nhẽo, bụng lép không có khả năng vận động Điều đáng chú ý là thể thấp còi, suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của đứa trẻ

1.2 Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ

- Nhu cầu về Protein

Đối với người trưởng thành: Nếu tính theo kg trọng lượng cơ thể thì nhu cầu trung bình là 1g/kg, nếu tính theo % năng lượng mà

Trang 5

protein cung cấp là 12 – 14% Đối với trẻ em: Tính theo % năng lượng: 12 – 14% năng lượng cả ngày.

Nhu cầu về chất béo (Lipit):

Trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo so với % năng lượng càng cao.+ Trẻ < 6 tháng tuổi: Chất béo chiếm 50% nhu cầu năng lượng

+ Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: 40 – 45% nhu cầu năng lượng

- Nhu cầu về gluxit (chất bột đường)

Đối với người trưởng thành: Chất bột đường chiếm từ 50 – 70% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày, trung bình: chất bột đường chiếm từ

300 – 400g/ngày

Nhu cầu về khoáng chất, vitamin và các vi chất dinh dưỡng

- Nhu cầu về sắt

+ Trẻ em < 10 tuổi: Chất sắt cần 6 – 12mg tùy theo lứa tuổi, cao nhất

là < 1 tuổi và 9 tuổi là 11 – 12 mg, trẻ 1 – 6 tuổi là 6 – 7 mg

+Trẻ 10 – 12 tuổi: 12 mg

+ Trẻ 12 – 18 tuổi: Ở nam là 18mg, trẻ nữ 20 – 21mg, nữ lứa tuổi sinh

đẻ (18 – 49 tuổi) là 24mg, còn nam giới ở hầu hết các lứa tuổi chỉ cần

11 – 12mg

- Nhu cầu về Canxi

Trang 6

Trẻ nhỏ < 6 tháng: Cần 300mg/ngày, còn từ 6 tháng đến 9 tuổi là 500mg/ngày, trẻ 10 – 18 tuổi là 700mg Bà mẹ có thai và cho con bú

1000 – 1200mg, người già > 60 tuổi là 1200 – 1500mg

Nhu cầu I-ốt

Cần 0,14mg/ngày, phụ nữ có thai cao hơn 1,5 lần

- Nhu cầu về vitamin A

Trẻ nhỏ < 6 tháng cần 300mcg/ngày, còn hầu hết các lứa tuổi đều cần

500 – 600 mcg/ngày

- Nhu cầu về Vitamin D: 200 – 400 UI/ngày

- Nhu cầu về Vitamin C: Trẻ nhỏ < 1 tuổi cần 30mg, còn hầu hết các lứa tuổi cần 60 – 75 mg/ngày, riêng phụ nữ có thai và cho con bú thêm 10 – 30 mg/ngày

- Nhu cầu về vitamin nhóm B: B1, B2 cần 1 – 2mg/ngày; PP cần 13 –

15 mg/ngày

- Nhu cầu về axit folic: 200 – 300 mcg/ngày

- Nhu cầu về vitamin B12: 2 mcg/ngày

- Nhu cầu về kẽm: 8 – 10mg/ngày

- Nhu cầu về nước

Trẻ < 6 tháng: Chỉ cần bú mẹ và ăn sữa pha theo đúng công thức, trẻ 6– 12 tháng: 300ml/ngày; trẻ 1 – 3 tuổi: 500ml/ngày; trẻ 4 – 6 tuổi: 700– 800ml/ngày; trẻ 7 – 12 tuổi: 1000 – 1200ml, từ 12 tuổi và người lớn:

Trang 7

nếu nuôi dưỡng không đúng cách, trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ dàng mắc bệnh.

Dinh dưỡng không hợp lí kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ Khi thiếu dinh dưỡng tạm thời, cơ thể của trẻ phát triển chậm lại

và tình trạng đó có thể phục hồi khi lượng thức ăn đưa vào đầy đủ và cân đối Nếu tình trạng dinh dưỡng không hợp lý kéo dài sẽ cản trở quá trình phục hồi của trẻ

Do đó, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm cần thiết Dinh dưỡng hợp lí, đó là khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ về số lượng và cân đối về chất lượng

Cân đối giữa các chất sinh năng lượng (đạm, béo, đường)

Cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật

Nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ em nếu tính theo cân nặng cao hơn người lớn Vì vậy muốn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ cần phải cho trẻ ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng và cần chia ra nhiều bữa vì dạ dày của trẻ còn nhỏ, khả năng tiêu hóa còn hạn chế không thể hấp thu nhiều thức ăn trong cùng một lúc Nhu cầu

về dinh dưỡng cho trẻ còn phụ thuộc theo từng độ tuổi Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có nhu cầu về các chất dinh dưỡng khác nhau

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng của trẻ

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ nhưng chủ yếu bao gồm những nhân tố sau

1.4.1 Nhân tố di truyền

Nhân tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ, trẻ thường có

sự phát triển giống với bố mẹ về các đặc điểm thể chất như ngoại hình béo hay gầy, cao hay thấp Thông thường, nếu cha mẹ cao thì con cái sinh ra cũng khá cao, nếu cha mẹ mập thì con cái sinh ra cũng mập

1.4.2 Nhân tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng là cơ sở vật chất để trẻ phát triển thể chất, nếu trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ và thức ăn thì đó là điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể trạng, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh chống được các nguy cơ mắc bệnh và linh hoạt hơn Ngược lại, nếu dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ sẽ làm cơ thể trẻ suy

Trang 8

nhược, kém phát triển, gầy ốm, thiếu chất dinh dưỡng còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như còi xương

1.4.3 Môi trường sống

Môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ, điều này thấy rõ ở việc các trẻ em sống ở phương Tây thường phát triển thể trạng tốt hơn những trẻ sống ở phương Đông Nếu môi trường sống sạch sẽ, không khí thoáng đãng, đủ ánh sáng thì sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể chất, ngược lại nếu môi trường không thuận lợi không những không tạo điều kiện cho sự phát triển thể chấtcủa trẻ mà còn có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật cản trở sự phát triển thể chất của trẻ

Bên cạnh môi trường tự nhiên thì môi trường không khí, tâm lí gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ Trẻ em được sống trong môi trường gia đình êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc, có được sự quan tâm của cha mẹ và những người lớn khác trong gia đình thì sẽ phát triển tốt hơn những trẻ sinh ra trong môi trường gia đình không hạnh phúc, hay mâu thuẫn hay bố mẹ bận công việc ít quan tâm đến con

1.4.4 Ảnh hưởng của bệnh tật

Trẻ mắc bệnh thường ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn, hô hấp, tuần hoàn

ở trẻ, đồng thời trẻ mắc bệnh thường phải tiêu hao năng lượng nên làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ

1.4.5 Sự luyện tập

Sự luyện tập, vận động cơ thể cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất củatrẻ Việc luyện tập thường xuyên giúp cho tinh thần thoải mái, lưu thông máu tốt, tăng cường năng lượng, cải thiện cơ và xương… thông qua đó giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt hơn

1.5 Tiểu kết chương 1

Qua chương này chúng ta đã làm rõ được những khái niệm liên quan đến đề tài như: thể trạng, dinh dưỡng, bệnh béo phì, bệnh suy dinh dưỡng, tìm hiểu được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng đối với trẻ đồng thời xác định được những yếu tố ảnh hưởng dến tình trạng dinh dưỡng của Những vấn đề lý luận nêu trên có vai trò

vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, phòng một số bệnh cho trẻ ở trường mầm non Qua đó giúp trẻ có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, tích cực hơn trong hoạt động học tập cũng như hoạt động vui chơi, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt

Trang 9

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỂ TRẠNG, CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁC TAI NẠN THƯỜNG XẢY RA Ở TRẺ TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO BIỂN XÃ TAM HẢI HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Vài nét về trường Mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

Trường Mẫu giáo Sao Biển thuộc xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.Tiền thân của trường mẫu giáo Sao Biển là trường mẫu giáo Tam Hải, được thành lập năm 1977 theo QĐ số 345 ngày 13/2/1997 của SGD–ĐT tỉnh Quảng Nam Đếnngày 28/7/2010 Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân huyện ký quyết định 3927/QĐ -UBNDđổi tên trường là Trường Mẫu giáo công lập Sao Biển Trường nằm trong hệ thống giáo dục bậc học mầm non trực thuộc Phòng Giáo Dục và đào tạo Núi Thành, với nhiệm vụ chăm sóc, dạy dỗ các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định

Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Tam Hải còn nhiều khó khăn, hầu hết nhân dân trên địa bàn là ngư nghiệp nhưng Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và phụ

huynh luôn ưu tiên chăm lo cho giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường đạt kết quả cao Bên cạnh đó, với nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng xã nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền xã Tam Hải đã tập trung xây dựng Trường Mẫu giáo Sao Biển đạt chuẩn Quốc gia

Trang 10

Trường Mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam 2.1.1 Cơ sở vật chất

Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy

đủ về cơ sở vật chất:

Trường gồm có: 9 phòng học, không gian được thiết kế mở với các phòng học gắn lềnh như thông với nhau thư viện máy tính …đầy đủ các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy

Phòng học rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh đúng tiêu chuẩn, có nhà vệ sinh riêng cho từng phòng học

Ngoài ra, trường còn có phòng năng khiếu học nhạc và múa, giúp cho trẻ phát triển đầy đủ những kỹ năng về âm nhạc và khơi nguồn tiềm năng sẵn có của mỗi trẻ

Sân chơi ngoài trời dành cho trẻ vừa thoáng mát vừa đảm bảo an toàn với nhiều trò chơi phong phú

Khu vực bếp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thuận lợi trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ

Trang 11

Khu vui chơi dành cho trẻ 2.1.2 Tình hình đội ngủ giáo viên

• Trường có 1 Hiệu trưởng (Trình độ đại học);

• 2 hiệu phó (Trình độ đại học);

• 17 giáo viên (Trình độ cao đẳng và đại học);

• 2 nhân viên lao công;

Trang 12

• 7 nhân viên nấu bếp trong đó có 2 nhân viên có trình độ trung cấp, 5 nhân

viên có giấy chứng nhận

+ Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đủ về số lượng và đảm

bảo chất lượng, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ,

tỉ lệ giáo viên trên lớp đảm bảo quy định Trường có tổng số 29 Cán bộ, giáo viên,

nhân viên; 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn

đạt 52,6% Trong 5 năm qua, đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường đạt danh

hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 1, giáo viên dạy giỏi cấp huyện 4, Chiến sĩ thi đua cơ

sở 7 và lao động tiên tiến 17 Năm học 2013-2014 và 2014-2015 được UBND tỉnh

công nhận là tập thể Lao động xuất sắc 2 năm liền

Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, đạt

“Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” 3 năm liền 2011-2013 Công đoàn nhà

trường luôn đạt Công đoàn cơ sở “Vững mạnh xuất sắc”

Đội ngũ giáo viên đã có nhiều năm công tác trong nghề và có thành tích nhiều năm

luôn yêu nghề, mến trẻ

2.1.3 Về số lượng trẻ các độ tuổi

Trường có 210 học sinh trong đó có 85 học sinh là nữ, gồm 9 lớp trong đó có 2

lớp bé, 3 lớp nhỡ, 3 lớp lớn

Trẻ mẫu giáo bé: 48 cháu

Trẻ mẫu giáo nhỡ: 67 cháu

Trẻ mẫu giáo lớn: 95 cháu

2.2 Thực trạng về thể trạng của trẻ ở trường mẫu giáo Sao Biển

Dưới đây là danh sách trẻ được theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng

Lớp: Mẫu giáo bé

Ngày cân: 01/09/2015

Kg N ng ặng BT SDD SDD Cm Cao BT Thấ Th p ấ

Trang 13

độ 1

còi độ 1 2

+ Số cháu suy dinh dưỡng vừa: 1/18 chiếm tỉ lệ 5,56%

+ Không có cháu nào suy dinh dưỡng nặng

Trang 14

Qua đó, ta thấy sự phát triển về cân nặng đạt chuẩn của trẻ mẫu giáo

bé tương đối cao, nhưng vẫn có trẻ bị béo phì, có trẻ bị suy dinh dưỡng vừa

- Về chiều cao: sự phát triển chiều cao của trẻ tương đối tốt

Danh sách trẻ được theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng

Lớp: Mẫu giáo nhỡ

Ngày cân: 02/10/2015

Chiều Cao

Cân Nặng

Cân Nặng

Chiều Cao Nặng

Trang 15

+ Số cháu có cân nặng bình thường: 21/26 chiếm tỉ lệ 80,77%.

+ Số cháu có cân nặng hơn bình thường: 3/26 chiếm tỉ lệ 11,53%

+ Số cháu thiếu cân ( bị suy dinh dưỡng vừa): 2/26 chiếm tỉ lệ 7,7%

- Về chiều cao: sự phát triển chiều cao của trẻ tương đối tốt, không có trẻ nào thấp còi

Danh sách trẻ được theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởngLớp: Mẫu giáo lớn

Ngày cân: 13/10/2015

Ngày sinh

Tháng tuổi

hơn với tuổi

BT SDD vừa

SDD nặng

hơn với tuổi

B T

T còi

độ 1

Trang 16

Từ bảng điều tra về cân nặng và chiều cao của 30 trẻ lớp mẫu giáo lớn,

trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam thu

được kết quả như sau:

- Về cân nặng:

+ Số cháu có cân nặng bình thường: 27/30 chiếm tỉ lệ 89,99%

+ Số cháu thiếu cân: 3/30 chiếm tỉ lệ 9,99%

+ Không có cháu nào bị thừa cân

- Về chiều cao: sự phát triển chiều cao của trẻ tương đối tốt

Tóm lại, qua điều tra chiều cao và cân nặng của trẻ trong 3 lớp:

trẻ mẫu giáo bé, trẻ mẫu giáo nhỡ, trẻ mẫu giáo lớn trường mẫu giáo Sao Biển Nhìn chung chiều cao và cân nặng của trẻ phát triển tương đối ổn định Tuy nhiên, vẫn còn 2 trẻ bị béo phì Trẻ bị béo phì thường do các nguyên nhân cơ bản như: di truyền từ bố mẹ, bé bị hội chứng thèm ăn, bị rối loạn nội tiết tố; có cháu do ba mẹ quá nuông chiều cho xem ti vi nhiều lười vận động, ngoài ra sự thiếu kiến thức

Trang 17

về dinh dưỡng, dinh dưỡng không hợp lý cũng sinh ra béo phì ở trẻ Năm học 2011-2012, Sở GD- ĐT đã đưa chỉ tiêu giảm béo từ 2-3% sovới trẻ béo phì vào các trường mầm non - một con số khá khiêm tốn Nhưng thực tế, để đạt được những kết quả trên thì thật không đơn giảnchút nào, vì ở chừng mực nào đó, nhà trường chưa có sự đồng thuận

từ phía gia đình Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều người cho rằng:

"Trẻ nhỏ có mũm mĩm, mập mạp thì mới dễ thương; Trẻ béo phì xấu, không sao, miễn khỏe mạnh là được rồi; phụ huynh nghĩ rằng ở trường mầm non, trẻ chơi nhiều hơn học, ăn nhiều béo tốt, để dành lêncấp I học nhiều sẽ tự ốm mà Trường chạy theo chỉ tiêu, làm khổ mấy đứa nhỏ nó còn con nít biết gì mà béo với phì, béo phì thì có sao đâu,

nó vẫn chạy nhảy vui chơi bình thường mà" Vì thế khi cho trẻ đến trường phụ huynh chỉ quan tâm đến vấn đề con mình tăng được bao nhiêu kg Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, hiện nay béo phì được xem là một trong "tứ chứng nan y của thời đại".Tuy nhiên, béo phì có thể chữa khỏi nếu người bệnh quyết tâm Trẻ béo phì thường ăn nhiều lại ít vận động chậm chạp, bé mặc cảm ít tham gia cùng các bạn, mệt mỏi ít chú ý học tập, tiếp thu kém Theo nghiên cứu trẻ bị béo phì tầnsuất gan nhiễm mỡ cũng tăng nhanh Gan nhiễm mỡ do béo phì được công nhận là một bệnh lý gan mãn tính ở trẻ em Nó bao gồm những rối loạn từ thoái hóa mỡ đơn thuần cho đến viêm gan mỡ, là tình trạnggan nhiễm mỡ nặng với các mức độ viêm và tổn thương tế bào gan khác nhau, có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư và suy gan Bên cạnh đó, béo phì còn là nguy cơ của những biến chứng khác như tăng công hô hấp, tăng thông khí, ngừng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, bệnh lý sỏi mật, ung thư, xương khớp và da Trẻ bị béo phì thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày khiến trẻ dễ mắc các bệnh trầm cảm Khi đó, trẻ sẽ không giao thiệp với bạn bè, kém tự tin, giảm khả năng học tập "

Trẻ béo phì trong lớp mà tôi điều tra thường có các biểu hiện như:

- Trẻ luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm

- Trẻ thích ăn những món ngọt như chè, sô-cô-la, kem, bánh ngọt hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềm hay xúp nhiều nước béo…

Trang 18

- Trẻ không chịu ăn rau

- Trẻ thường thức khuya để xem tivi, vừa xem vừa đưa thức ăn vào miệng, trẻ

ăn tối muộn

- Trẻ tăng cân liên tục

Trẻ lớp mẫu giáo bé A bị béo phì

Ngoài ra, qua điều tra, vẫn còn một số trẻ bị suy dinh dưỡng Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trường mầm non Sao Biển thuộc xã Tam Hải huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam Xã Tam Hải thuộc xã đảo là vùng đặc biệt khó khăn Nguồn thu nhập của hầu hết người dân ở đây đó là từ ngư nghiệp, thu nhập thất thường, chính vì vậy kinh tế tương đối khó khăn, việc chăm sóc con cái không chu đáo, khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất dinh dưỡng, ngoài ra do cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ do mẹ phải đi làm sớm, có những

Trang 19

trẻ do mẹ cho ăn dặm không đúng cách, cho ăn ít lần trong một ngày, kiêng khem quá mức khi trẻ bị bệnh Mặt khác, do trẻ bị nhiễm giun, sán, mắc các bệnh về đường ruột khiến trẻ biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng.

Những trẻ bị suy dinh dưỡng này thường có những biểu hiện như: Trẻ hay quấy khóc, lười vận động, trẻ kém ăn, thường nôn trớ khi ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa như tiêu phân sống, tiêu chảy, trẻ gầy gò, da bọc xương,da xanh xao, mặt hốc hác, khờ khạo, mệt mỏi, ăn ngủ thất thường Vì thiếu vitamin nên da trẻ bị hăm loét, tróc vẩy, mắt trẻ thì lừ đừ, khô đục, quáng gà Trẻ đứng cân thậm chí sụt cân

Trẻ lớp mẫu giáo lớn B bị suy dinh dưỡng dạng vừa 2.3 Một số bệnh thường gặp ở trẻ

Danh sách trẻ được khám sức khỏe trong 3 lớp bé- nhỡ- lớn ( độ tuổi: 3 – 5 tuổi)

DANH SÁCH KHÁM BỆNH CỦA LỚP MG BÉ A

thường

Nấm lưỡi

Sâu răng

Trang 20

3 Nguyễn Q Hân Hân x

7 Lê Nguyễn Bảo Luân x

*SK loại I : 8 cháu TL:44,4% ; Nữ :3 cháu TL :16,6%

*SK loại II :10 cháu TL:55,5% ; Nữ : 8 cháu TL:44,4%KHÁM SỨC KHỎE ĐỢT I

LỚP MẪU GIÁO NHỠ C

Ngày khám 13 tháng 10 năm 2015

Trang 21

X 10/03/2011 15,9 104 Amydal, viêm mũi

7 Ngô Quốc Định 01/01/2011 25,6 113 Amydal, sâu răng

18/04/2011 16,7 103 Amydal, sâu răng

12 Ngô Thu Minh 28/08/2011 19,8 105 Sâu răng

Ngày đăng: 12/11/2016, 07:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w