1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học Học thuyết pháp trị hàn phi tử

18 2,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài: Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của nhân loại cũng là cái nôi đầu tiên của lịch sử loài người. Việc nghiên cứu tư tưởng triết học của quốc gia này nói chung và tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia nói riêng vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trong công cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, một trình độ tư duy lý luận cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Do đó, cần phải chú trọng hơn nữa đến việc khai thác , tiếp thu một cách chọn lọc văn hóa nhân loại. Thực vậy, chúng ta phải khẳng định rằng: Bất cứ một xã hội nào từ cổ đại cho đến hiện đại muốn tồn tại và phát triển được đều phải dựa vào sự ổn định và các quy tắc chặt chẽ. Trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay.

Trang 1

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài:

Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn của nhân loại cũng là cái nôi đầu tiên của lịch sử loài người Việc nghiên cứu tư tưởng triết học của quốc gia này nói chung và tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia nói riêng vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn to lớn Trong công cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, một trình độ tư duy lý luận cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Do

đó, cần phải chú trọng hơn nữa đến việc khai thác , tiếp thu một cách chọn lọc văn hóa nhân loại Thực vậy, chúng ta phải khẳng định rằng: Bất cứ một xã hội nào từ cổ đại cho đến hiện đại muốn tồn tại và phát triển được đều phải dựa vào sự ổn định và các quy tắc chặt chẽ Trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là

đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước

Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay

2 Nội dung và yêu cầu đề tài:

Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi các tác giả xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử Để hiểu một cách tương đối có hệ thống về đường lối trị nước của phái Pháp gia ta cần phải tìm hiểu

tư tưởng cơ bản của các nhà pháp trị mà tiêu biểu hơn cả là Hàn Phi Tử cũng như những những luận chứng khá thuyết phục về sự cần thiết của đường lối Pháp trị: then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật, có pháp luật được thi hành một cách phổ biến và đúng đắn thì xã

Trang 2

hội mới được ổn định là một tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu mạnh cho dân chúng được yên bình hạnh phúc

3 Loại hình nghiên cứu đề tài:

Đề tài nghiên cứu nội dung thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử Đây là một học thuyết chính trị - xã hội nổi bật trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại vì vậy đề tài thuộc loại hình nghiên cứu cơ bản thuần tuý Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu ý nghĩa của thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay do đó đề tài thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn lịch sử

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng

và Nhà nước ta về vấn đề nhà nước Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích -tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, lôgic - lịch sử trong quá trình giải quyết các vấn đề nêu ra

5 Kết cấu tiểu luận:

- Ph n I: Ph n m u

- Phần II: Nội dung

Chương 1: Hàn Phi Tử và học thuyết pháp trị

Chương 2: Ý nghĩa của học thuyết pháp trị trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

- Phần III: Kết luận

Trang 3

II Nội dung:

Chương 1: Hàn Phi Tử và học thuyết pháp trị 1.1 Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử

Đặc trưng của xã hội phương Đông cổ đại trong đó có Trung Quốc đó

là chế độ công xã nông thôn - một trong những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á Nền sản xuất xã hội chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phụ

Yêu cầu của công tác thuỷ lợi trong đời sống kinh tế tất yếu làm nảy sinh chế

độ công hữu về tư liệu sản xuất

Chỉ khi đó, các triều đại mới có thể dễ dàng huy động đất đai, sức người

và dàng huy động đất đai, sức người và vì vậy, nhà nước xuất hiện sớm Sự xuất hiện công cụ bằng sắt đã tạo ra bước phát triển mới của lực lượng sản xuất kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Những đô thị xuất hiện dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới Quan hệ sản xuất thời kì này mang nặng tính nô lệ gia trưởng Phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng không có chế độ chiếm hữu

nô lệ điển hình như phương Tây Thực chất, chế độ xã hội Trung Quốc cổ -trung đại là chế độ nông nô Đây là một chế độ pha trộn giữa chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến hà khắc Trung Hoa cổ đại được từ thế kỉ VIII đến thế kỉ III trước công nguyên và được phân chia thành hai thời kỳ lớn: Xuân Thu và Chiến Quốc Thời Xuân Thu là thời kỳ duy tân của nhà Chu nhằm khôi phục lại những lễ nghĩa và địa vị của nhà Chu Thời Chiến Quốc là thời kì xuất hiện sự tranh giành quyền lực giữa các chư hầu để xưng

bá Thời kỳ này bắt đầu từ Khang Hi đến nhà Trần

1.2 Thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử

Hàn Phi sống cuối thời Chiến Quốc trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa Hàn Phi là công tử nước Hàn từ nhỏ thông minh học giỏi Vì là con thứ không được kế vị nên ông nhận thức khá sâu sắc quan hệ vua tôi, vấn đề trị nước Ông say mê nghiên cứu Nho gia,

Trang 4

Đạo gia nhưng ham thích các học thuyết Pháp trị hơn cả Cùng với Lý Tư theo học Tuân Tử, tiếp thu tư tưởng duy vật và bản tính ác Ông ghét bọn quý tộc bảo thủ, trọng kẻ sĩ giỏi hình danh pháp luật, luôn có tinh thần cách mạng Thấy nước Hàn suy nhược, người nhà vua nuôi không phải là người dùng, người cần dùng không được nhà vua nuôi Ông thương xót người tài giỏi chính trực bị bọn gian nịnh làm hại Vì sự tồn vong của nước Hàn, ông viết sách dâng vua bảy cách cai trị, nhưng không được dùng Nước Tần đánh Hàn, trong lúc lâm nguy vua Hàn cử ông đi sứ sang Tần Vua Tần Doanh Chính xem sách của Hàn Phi rất ngưỡng mộ, muốn trọng dụng Lý Tư là Tể tướng nước Tần vốn đã ghen tị vì tài của ông gièm pha vua Tần bắt bỏ ngục Vua Tần hối tiếc ban lệnh tha thì đã muộn

Hàn Phi tuy có tật nói ngọng nhưng bù lại ông lại giỏi viết sách Ông đã tiếp thu tư tưởng ba phái trước đây, phát triển và hoàn thành đường lối trị nước: hành pháp – chấp thuật – thị thế, viết thành sách 55 thiên gọi là “Hàn Phi Tử” Pháp gia được xác lập với tư cách là học thuyết chính trị quan trọng nhất của chính trị học Trung Quốc Ông là người tập đại hành của Pháp gia

1.3 Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử

Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị đã phân tích những ưu điểm, hạn chế của Quản Trọng, Ngô Khởi, Bạch Lý Hề, Thận Đáo và tổng kết, hoàn thiện thành học thuyết pháp trị của mình Học thuyết đó dựa trên ba nội dung

cơ bản “pháp, thuật, thế”

Sở dĩ tư tưởng chính trị của Hàn Phi đối lập với tư tưởng Nho gia là bởi ông có một quan niệm hết sức sâu sắc về thực tiễn Khác với Khổng Mạnh mượn đời xưa để phê phán đời nay hay lấy cái quá khứ được tuyệt đối hóa để

đo hiện tại, Hàn Phi cho rằng mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi lý luận phải đều được bắt nguồn từ chính thực tiễn của đất nước Các nhà Nho trên mây trên gió bàn việc chính sự chẳng qua chỉ như trẻ con nghịch đất, không thể đem lại hiệu quả thực tế Ông đồng tình với Tuân Tử cho rằng con người ta có tính ác, nhưng lý giải về vấn đề lợi ích Việc cai trị phải căn cứ vào lợi ích để

Trang 5

thưởng hay phạt Hàn Phi quan niệm nhà vua cũng chỉ là người bình thường như bao người khác Cái làm cho đất nước trị hay loạn không phải là ông vua của nước đó ra sao, mà là nền pháp trị của nước đó như thế nào Ông quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình, ổn định và công bằng: “Bậc thánh nhân hiểu rõ cái thực tế của việc phải và trái, xét rõ thực chất của việc trị và loạn, cho nên trị nước thì nêu rõ pháp luật đúng đắn, bày

ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ bỏ cái họa trong thiên hạ Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau”

Hai thiên Giải Lão và Dụ Lão trong tác phẩm “Hàn Phi Tử”, đã chứng tỏ Hàn Phi rất am hiểu Đạo gia Nhìn chung, cả Đạo gia và Pháp gia đều yêu cầu mọi việc phải luôn biến đổi Đạo gia nhấn mạnh đến tính tương đối của tri thức con người cũng như của chế độ, còn Pháp gia đi đến kết luận rằng, cần phải lấy yêu cầu trước mắt làm phương hướng cho việc giải quyết các vấn đề chính sự Nó đòi hỏi người đứng đầu bộ máy quyền lực phải luôn theo sát tình hình thực tế: “Bậc thánh nhân không cốt trau dồi chuyện xưa, không noi theo những nguyên tắc bất biến, khi bàn việc làm ở đời thì dựa theo tình hình của thời mình mà đặt ra những biện pháp” Hàn Phi phê phán một cách gay gắt những người hủ Nho, coi đó là “bọn học giả dốt nát ở đời không biết bản chất của việc trị và loạn, cứ nói năng nhảm nhí và dẫn những sách của người xưa

để làm rối việc cai trị ở đời này Nếu nghe lời họ thì nguy, nếu dùng kế họ thì loạn Đó là điều ngu hết sức lớn và là mối lo hết sức lớn”

Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật Có pháp luật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì

xã hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc Từ chỗ cho

rằng, “Không có nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn

Trang 6

luôn yếu Hễ những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu”, Hàn Phi đã đề xuất tư

tưởng “trị nước bằng luật pháp”, chủ trương “luật pháp không phân biệt sang

hèn”, “hình phạt không kiêng dè bậc đại thần, tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” Ông hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy “pháp” làm hạt nhân, kết hợp chặt chẽ “pháp”, “thuật” với “thế”

“Pháp”: Luật do vua ban ra, trăm quan giám sát, nhân dân thực hiện Luật phải đúng đắn phù hợp, công khai trên dưới đều biết tất cả cứ đúng mực thước,, đúng pháp luật mà làm thì xã hội sẽ ổn định

“Thuật”: Là nghệ thuật, thủ thuật trị nước vua phải luôn cảnh giác với người xung quanh, biết sử dụng người đúng lúc, đúng khả năng Vua phải sáng suốt, không để lộ sự yêu ghét để quần thần lợi dụng Dùng thuật để biết

rõ người ngay kẻ gian, để điều khiển bề tôi Thực chất đó là thủ đoạn của người làm vua để điều khiển các quan lại, phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh

“Thế”: Là uy thế quyền lực của người làm vua Vua phải triệt để sử dụng quyền của mình để trị nước Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua, không được trao quyền cho bất cứ ai, phải dùng pháp luật để củng cố quyền lực Nếu chỉ có pháp luật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức thì cũng không thể cai trị được

“Pháp”, “thuật” và “thế” có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong đó “pháp” là trung tâm, “thuật” và “thế” là điều kiện để thực hành pháp luật Thưởng, phạt là công cụ để thi hành pháp luật Phạt nặng để răn đe kẻ xấu, thưởng hậu để khuyến khích, động viên mọi người làm việc Thưởng phạt nghiêm minh, thỏa đáng mới bảo vệ được pháp luật Sử dụng “pháp”,

“thuật”, “thế” cốt yếu là để tăng cường sức mạnh của tập quyền quân chủ, tạo nên bối cảnh chính trị từ đó góp phần tạo ra một xu thế lịch sử cho việc xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền phong kiến thống nhất

Trang 7

Bên cạnh những giá trị tích cực thì tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử vẫn còn những hạn chế nhất định Thứ nhất pháp trị chỉ chú trọng đến hành chính, pháp luật và làm thế nào để quốc gia phú cường chứ không giáo dục dân, bất chấp nguyện vọng của dân, ông bảo vệ quyền lợi của vua, người giàu có và giai cấp quý tộc không phải vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động Thứ hai ông chỉ nhìn thấy con người ở góc độ vụ lợi, cho đến nhà nước theo ông cũng chỉ quy về chủ nghĩa thực dụng, không thấy được lý tưởng cao đẹp và sẵn sàng quên mình cho lý tưởng ấy của những con người có tâm có đức Thứ

ba ông tuyệt đối hóa pháp luật ở những khía cạnh biểu hiện cụ thể của nó mà không thấy được còn có những công cụ khác kết hợp để trị nước, nói như người phương Đông là “thấu tình, đạt lý” Cuối cùng lý thuyết của ông không thể thực hiện được nguyên nghĩa của nó khi mà xã hội còn tổ chức theo kiểu quân chủ chuyên chế vì theo Hàn Phi hình phạt không áp dụng đối với vua và thiên tử Vì vậy, Hàn Phi cũng không thể tìm ra được cơ chế bắt buộc nhà vua

đề phòng cái họa mà ông thấy từ trước

1.4 Tư tưởng Pháp gia của Hàn Phi

Thời Chiến Quốc chính là thời kì lịch sử phát triển rực rỡ về tư tưởng

“trăm hoa đua nở”, “bách gia chư tử” Ở thời kì này cò ba dòng tư tưởng lớn nhất cùng tồn tại đó là:

Phái thứ nhất có Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử muốn khôi phục nhà Chu Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thấy nhà Chu suy yếu không cứu được lại mong có vị minh quân thay Chu thống nhất Trung Hoa bằng chính sách đức trị có sửa đổi ít nhiều

Phái thứ hai là Đạo gia muốn giảm thiểu thậm chí giải tán chính quyền, sống tự nhiên như thuở sơ khai, từ bỏ xã hội phong kiến để trở về xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy

Phái thứ ba là phái Pháp gia muốn dùng vũ lực lật đổ chế độ phong kiến phân tác và lập ra chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế, thay “vương đạo” của Khổng Mạnh bằng chính sách “bá đạo”

Trang 8

Tư tưởng của Hàn Phi Tử là dùng pháp trị nhưng lại trọng dân Trước khi đặt ra luật lệ mới, ông để cho dân tự phê bình Còn luật pháp thuộc về vua, quy tắc luật pháp phải lấy tính người và phép trời làm chuẩn Hành pháp thì phải công bố luật cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm chỉnh, tránh thay đổi nhiều Ưu điểm là chú trọng quá trình giản dị, cụ thể hóa thành thao tác và quy trình trong việc thực hiện các công tác quản lý nhân lực Coi trọng thực tiễn có xem xét đến sự ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan đối với việc ra quyết định Pháp tri quản lý tính chiến thuật, có hiệu quả trong thời gian ngắn Khi xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ, pháp luật sẽ là công cụ tiết chế các mối quan hệ vào không gây ra tình trạng hỗn loạn Pháp trị giúp nhà nước quản lý phát hiện và đào tạo nhân tài dựa trên nguyên tắc thưởng phạt công bằng, tìm

ra được những cá nhân có ích cho sự phát triển của tổ chức và xã hội

Nhược điểm của pháp gia chính là đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào các hình phạt nghiêm khắc Quan niệm về pháp luật của pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng quá máy móc và cứng nhắc, hoàn toàn không có tính đàn hồi trong việc sử dụng pháp luật: coi các điều khoản pháp luật chính thức là hình thức duy nhất phù hợp với pháp luật, hoàn toàn bỏ qua nhân tố luật tập quán, giải thích mục tiêu pháp luật quá chú trọng đến phương diện vật chất Thực ra, luật pháp cần phải giúp phát triển một cách bình đằng các lợi ích khác nhau Ở họ có lòng nhiệt huyết cải cách một cách mùa quáng song lại quá thiếu ý thức lịch sử, dường như là muốn sáng tạo lại lịch sử Hơn nữa phái Pháp gia có quan điểm về con người quá cực đoan, độc đoán, tập trung quyền lực vào một cá nhân có thể gây ra ức chế tâm

lý cho người bị quản lý; chỉ nhìn thấy khía cạnh vụ lợi mà không thấy lý tưởng cao đẹp và sẵn sàng hy sinh vì ý tưởng của người có tâm, có đức, phủ nhận đức trị Thêm nữa họ đề cao, coi trọng vị thế nhà quản lý và chủ yếu sử dụng các chế tài để cưỡng ép, răn đe Hàn Phi còn có tư tưởng vị lợi, ông đã

mở rộng bản chất này đến mọi mối quan hệ gia đình và xã hội Chẳng hạn trong mối quan hệ cha con, chữ “hiếu” của Nho gia đã bị thay thế bằng sự

Trang 9

tính toán lợi hại tàn nhẫn Chúng ta có thể cho rằng Hàn Phi là một người duy

lý, duy lợi theo chủ nghĩa thực dụng song cũng phải thừa nhận ông có một trí tuệ rất sâu sắc Và chính ông đã vì sự tồn vong của đất nước mình mà chịu chết thảm, tuy rằng ông biết trước đó là số phận chung của các pháp gia có tài

và có tâm, nhiệt thành yêu nước Hơn thế nữa, Hàn Phi đã vượt rất xa thời đại mình khi ông nêu lên tư tưởng đấu tranh sinh tồn và giải thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng lên quá nhanh, vượt xa sự gia tăng của sản xuất Hàn Phi cho rằng các vị vua phải cứng rắn, nghiêm khắc trong việc trị nước, đồng thời ông cũng mong muốn họ thực hiện chí công vô tư, từ bỏ tư lợi, tà tâm cứ theo phép công mà làm thì nước sẽ thịnh

Hàn Phi phát triển học thuyết của mình trên cơ sở kế thừa của các pháp gia trước ông, nhưng phải đến Hàn Phi thì nó mới trở nên sâu sắc, phổ biến với nhiều nội dung mới Hàn Phi ví pháp luật với dây mực, cái quy, cái cũ… tức là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, phải trái Pháp không tách khỏi thhế và thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng ba chân Luật pháp phải kịp thời Đối với ông, pháp luật là thứ “phép công” điều khiển hành

vi của mọi người Trong các phạm trù cơ bản của pháp học thì thi pháp là quan trọng nhất, sau mới đến thế và thuật Hàn Phi đã kế thừa tư tưởng “vô vi” của Nho và Đạo biến nó thành thuật cai trị của vua chúa

Trong cai trị - quản lý “tiên phú, hậu giáo” trước hết làm làm cho dân giàu sau đó thì giáo dục họ Trong giáo dục thì “tiên học lễ - hậu học văn” Nho gia chủ trương cai trị bằng đạo đức, bằng văn và đã phát triển học thuyết

và phương pháp cai trị mới – pháp trị “pháp bất vị thân”, pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành, pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu; phải thưởng trọng hậu, phạt phải nặng… Đó là tư tưởng về chính trị quản ý xã hội còn ý nghĩa đối với hiện nay

Vậy thành công lớn nhất của giai đoạn này mặc dù còn bị hạn chế dưới góc độ tư tưởng quản lý đã tạo lập nhiều quan điểm quản lý quan trọng thuộc phạm vi quản lý vĩ mô, đã vạch ra được logic của quá trình quản lý xã hội bao

Trang 10

gồm các mức từ thấp đến cao: “chính tâm, tu thần, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đã đưa ra được trình tự tiến hành các hoạt động quản lý: “trị đạo, trị học, trị thể, trị tài, trị phong, trị thuật” mà ngày hôm nay trong quản lý nói chung

và quản lý kinh tế nói riêng vẫn còn khai thác và sử dụng tốt

Chương 2: Ý nghĩa của học thuyết pháp trị trong việc xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 Sự xác định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong Báo cáo chính trị của Đại hội IX không chỉ là khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng

ta trong việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, mà còn là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới - một Nhà nước của dân, do dân, vì dân Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan Để hoàn thành được mục tiêu chiến lược đó chúng ta không thể không theo đuổi tư tưởng pháp trị phù hợp với bối cảnh kinh tế chính trị xã hội Việt Nam hiện nay

Từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và qua tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, chúng ta có thể thấy có khá nhiều tiến bộ có thể áp dụng được, đặc biệt là vấn về dùng pháp luật một cách nghiêm minh đúng đắn Rồi các yêu cầu như pháp luật phải khách quan, pháp luật phải đặt nơi công đường để trăm họ được biết, pháp luật không bênh người sang, không phân biệt kẻ nghèo khó…đều là những điểm vận dụng được Đồng thời cũng nên lưu ý rằng, xây dựng nhà nước pháp quyền chúng ra đã xác định pháp luật là tối thượng những pháp luật nhà nước ta là do nhân dân đề xuất soạn ra chứ không phải do ông vua chuyên chế tạo ra Nhà nước pháp quyền

Ngày đăng: 10/11/2016, 17:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w