1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp trị Hàn phi tử trong hoạt động quản lý xã hội ngày nay TIỂU LUẬN CAO HỌC LỊCH sử tư TƯỞNG QUẢN lý

36 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 211,5 KB

Nội dung

1.1.Hàn Phi Tử Cuộc đời và tư tưởng:1.1.1. Cuộc đời Hàn Phi Tử:Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là công tử), thích cái học hình danh. Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế, Lão Tử. Hàn Phi có tật nói ngọng, không biện luận khá nhưng giỏi về mặt viết sách. Trong bảy nước thời Chiến Quốc, tổ quốc của Hàn Phi “vốn là nước nhỏ, phải chống sự công kích ở bốn phía, chúa nhục, tôi khổ” (Tồn Hàn, Hàn Phi Tử). Làng giềng lại có cường Tần hung bạo nên tình hình đã khổ càng thêm khổ; theo Hợp Tung thì bị Tần đánh, theo Liên Hoành lại bị các nước đánh. Hàn Phi muốn phò vua Hàn nhưng không được trọng dụng, nhiều lần dâng kế sách nhưng không được sử dụng. Ông nhận thấy vua Hàn “không sửa đổi làm rõ pháp chế” sẽ tạo nên tình trạng các nhà nho dùng văn làm rối loạn pháp luật, còn hiệp sĩ dùng võ phạm vào điều cấm. Sau này Vua Tần thấy nhìn thấy sự tài hoa của Hàn Phi nên nhân lúc Vua Hàn sai Hàn Phi đi sứ qua Tần đã mời Hàn phi ở lại Tần để giúp Thủy Hoàng thực hiện việc thống nhất thiên ha. Nhưng Hàn Phi chỉ giúp vua Tần được ít lâu. Vì vua Tần chưa tin dùng ông lắm, hoặc do Lý Tư ganh ghét không cho phép ông tiếp cận vua Tần thường, hoặc do cả hai nguyên nhân. Lợi dụng việc Hàn Phi là công tử nước Hàn, Lý Tư đã lập âm mưu hãm hại và cuối cùng vua Tần đã ban Hàn Phi thuốc độc để tử tự.Những tác phẩm của Hàn Phi:Hàn Phi thương xót những người thanh liêm, chính trực không được bọn tôi gian tà dung tha, nhìn những sự biến đổi tồn vong của các nước ngày xưa, viết Cô Phẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ Đố (năm thứ sâu mọt), Nội Ngoại Trữ Thuyết (sưu tập những lời bàn về việc trong và việc ngoài), Thuyết Làm, Thuyết Nan (cái khó trong việc du thuyết), tất cả hơn mười vạn chữ. Ông cũng tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận thời Chiến Quốc, mà viết bộ sách Hàn Phi Tứ.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểuxuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đấtnước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc Nội dung cơ bảncủa tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng phápluật hà khắc để trị nước Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong thời gianngắn vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay

Bất cứ một xã hội nào từ cổ đại cho đến hiện đại muốn tồn tại và pháttriển được đều phải dựa vào các quy tắc chặt chẽ, rõ ràng của pháp luật Phápluật luôn là điều cần thiết để duy trì sự ổn định xã hội chính vì vậy mà tư tưởngPháp trị của Hàn Phi Tử luôn được đánh giá cao ở mọi thời đại

Hiện nay, trong giai đoạn toàn cầu hóa thì vấn đề cốt lõi đặt ra đó là xâydựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và

vì nhân dân, Để làm được điều đó cần phải có pháp luật nghiêm minh

Trong quá trình xây dựng xã hội hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếpthu những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao pháp luật, coi phápluật như một tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai; pháp luật phải phù hợp với đờisống xã hội; và pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh

Trang 2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

1.1.Hàn Phi Tử - Cuộc đời và tư tưởng:

1.1.1 Cuộc đời Hàn Phi Tử:

Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đangthống nhất Trung Hoa Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là

"công tử"), thích cái học "hình danh." - Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế,Lão Tử Hàn Phi có tật nói ngọng, không biện luận khá nhưng giỏi về mặt viếtsách

Trong bảy nước thời Chiến Quốc, tổ quốc của Hàn Phi “vốn là nước nhỏ,phải chống sự công kích ở bốn phía, chúa nhục, tôi khổ” (Tồn Hàn, Hàn PhiTử) Làng giềng lại có cường Tần hung bạo nên tình hình đã khổ càng thêm khổ;theo Hợp Tung thì bị Tần đánh, theo Liên Hoành lại bị các nước đánh Hàn Phimuốn phò vua Hàn nhưng không được trọng dụng, nhiều lần dâng kế sáchnhưng không được sử dụng Ông nhận thấy vua Hàn “không sửa đổi làm rõ phápchế” sẽ tạo nên tình trạng các nhà nho dùng văn làm rối loạn pháp luật, còn hiệp

sĩ dùng võ phạm vào điều cấm

Sau này Vua Tần thấy nhìn thấy sự tài hoa của Hàn Phi nên nhân lúc VuaHàn sai Hàn Phi đi sứ qua Tần đã mời Hàn phi ở lại Tần để giúp Thủy Hoàngthực hiện việc thống nhất thiên ha Nhưng Hàn Phi chỉ giúp vua Tần được ít lâu

Vì vua Tần chưa tin dùng ông lắm, hoặc do Lý Tư ganh ghét không cho phépông tiếp cận vua Tần thường, hoặc do cả hai nguyên nhân Lợi dụng việc HànPhi là công tử nước Hàn, Lý Tư đã lập âm mưu hãm hại và cuối cùng vua Tần

đã ban Hàn Phi thuốc độc để tử tự

Trang 3

Thuyết Làm, Thuyết Nan (cái khó trong việc du thuyết), tất cả hơn mười vạn

chữ Ông cũng tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận

thời Chiến Quốc, mà viết bộ sách Hàn Phi Tứ.

1.1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng dùng Pháp Trị của Hàn Phi :

Lịch sử Trung Quốc đã từng kiểm nghiệm vai trò các học thuyết “Nhântrị”, "Đức trị", "Vô vi trị", "Kiêm ái" Song tất cả đều tỏ ra bất lực vì không đápứng được yêu cầu thời cuộc Vào lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết pháp trị

đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách là đường lối chiến lược chính trị lấypháp luật làm công cụ chủ yếu

Trong qúa trình xây dựng học thuyết của mình, Hàn phi phê phán mạnh

mẽ lý thuyết chính trị của Nho Gia Ông cho rằng cách cai trị dựa trên tinh thầnnhân đức của nhà cầm quyền là trái với thực tế và nếu áp dụng quan điểm đó sẽlàm loạn đất nước Đối với ông nền tảng của việc cai trị đất nước chính là sự chếước bản thân, một vị quân chủ cao quý nắm giữ chính quyền sẽ tự nhiên manglại hòa bình và ổn định cho đất nước

Hàn Phi quan niệm nhà vua cũng là người bình thường như bao ngườikhác, cái làm cho đất nước trị hay loạn không phải là ông vua nước đó ra sao mà

là nền pháp trị của nước đó như thế nào Then chốt của việc xây dựng đất nướcgiàu mạnh là phải dựa vào pháp luật, có pháp luật được thi hành một cách phổbiến và đúng đắn thì xã hội mới được ổn định, là một tiền đề quan trọng để xâydựng đất nước giàu mạnh cho dân chúng được yên bình hạnh phúc Từ chỗ chorằng « Không có nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luônyếu Hễ những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu » Vì những suy nghĩnhư vậy ông đã đề xuất tư tưởng « trị nước bằng pháp luật » với chủ trương « luật pháp không phân biệt sang hèn » Ông hết sức coi trọng pháp luật và cốgắng xây dựng một lý luận hoàn chỉnh, trong đó lấy « Pháp » làm hạt nhân, vàkết hợp chặt chẽ với Pháp, Thế, Thuật

Trang 4

1.2 Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử:

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng pháp gia:

Học thuyết Pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiềuthời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại,Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử

Người có công khởi xướng cho phái Pháp gia là phải kể đến Quản Trọng(?-645 TCN), sống vào thời Xuân Thu, ông là tướng quốc của nước Tề Tưtưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 86 thiên(còn lại), với những điểm chủ yếu:

1- Lời bàn luận không cao xa mà dễ thi hành

2- Mục đích trị quốc là làm cho quốc phú, binh cường Ông chú trọngđến sự phú quốc vì "Kho lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinhnhục"

3- Để cho quốc phú, binh cường ông có chủ trương “ngụ binh ư nông”tức đem việc binh vào nghề nông

4- Chủ trương phép trị nước phải đề cao " Luật, hình, lệnh, chính" Luật là

để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là

để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường

"Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao " Thuật" trong phép trị nước Ông cho rằng

"Thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôibiết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình bởiđiều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua

Cũng trong thời kì này, khác hẳn các tư tưởng khác của Pháp gia, ThậnĐáo (370-290 TCN) thuần túy là một tư tưởng gia Ông người nước Triệu và

Trang 5

chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trịông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật Thận Đáo cho rằng Phápluật phải khách quan như vật "vô vi" và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan,riêng tư của người cầm quyền Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao

Ưởng đề cao " Pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để trừ

bỏ hình phạm) Chủ trương của ông là pháp luật phải nghiêm, ban bố khắp trongnước cho ai cũng biết, và từ trên xuống dưới ai cũng phải thi hành, không phânbiệt giai cấp; Pháp đã định rồi thì không ai được bàn ra bàn vào, không được

“dùng lời khéo mà làm hại pháp”

Và cuối thời Chiến quốc, người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởngtrị nước của pháp gia đã kể trên là Hàn Phi (280-233 TCN) Ông người nướcHàn, chủ trương đề cao vai trò của pháp trị Theo ông, thời thế hoàn cảnh đãthay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho, "Kiêm ái"của Mặc, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước, mà cần phải dùng Pháp trị HànPhi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trongquá trình tiến hoá và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểmdấu ấn riêng Vì thế, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng nhưkhông có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàngngàn năm Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành mộtđường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ

1.2.2 Những tư tưởng cơ bản trong thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử:

Ba cơ sở của thuyết Pháp trị của Hàn Phi:

Một là, thừa nhận sự tồn tại của lý - tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên xã hội Ông

Trang 6

yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biên hóa mà hành độngphù hợp.

Hai là, thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội Do không có chế độ xã

hội nào bất di bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội Theoông người thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, dựa vàođặc điểm của thời thế mà lập ra chế độ, đặt ra chính sách, vạch ra cách trị nướcsao cho thích hợp Ông cho rằng không có thứ pháp luật nào là luôn luôn đúngtrong mọi thời đại mà nó luôn có sự thay đổi

Ba là, thừa nhận bản tính con người là ác: do bản tính con người là ác và

trong xã hội người tốt thì ít, với nhiều kẻ xấu như vậy để xây dựng được một xãhội bình yên không nên trong chờ vào số ít mong họ làm việc thiện mà phải xuấtphát từ số đông ngăn chặn không cho họ làm điều ác (thực hiện pháp trị)

Nội dung cơ bản trong của thuyết Pháp trị:

Nếu như trong phép trị nước Thận Đáo đề cao “Thế”, Thân Bất Hại đềcao “Thuật”, Thương Ưởng đề cao “Pháp” thì học thuyết Pháp trị của Hàn Phi

lại coi trọng cả ba yếu tố Thế, Thuật, và Pháp Ông cho rằng ba yếu tố đó phải

thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật Trong đó,

"Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" làcông cụ, phương tiện tạo nên sức mạn; còn "Thuật" là phương pháp cách thức đểthực hiện nội dung chính sách cai trị Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương

Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về Pháp, Pháp được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa

rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; Nghĩahẹp "Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc vàkhuôn mẫu Kế thừa và phát triển tư tưởng Pháp trị của pháp gia thời trước, HànPhi Tử cho rằng: "Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đềuđược dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻphạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp" Tính cách của pháp luật theo Hàn Phi,trên cơ sở chủ trương của Pháp gia, là vua tượng trưng cho quốc gia, nên vuanắm hết uy quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Tuy vậy, khi lập pháp vua cũngphải dựa trên những nguyên tắc chính như:

Trang 7

1- Pháp luật phải hợp thời.

2- Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành

3- Pháp luật phải công bằng

4- Pháp luật có tính cách phổ biến

Với Hàn Phi, "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danhphận, phải trái, tốt, xấu, thiện, ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui vềmột mối, đều lấy pháp làm chuẩn, và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

Vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ

Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo đúngpháp luật, như vậy là nước trị

Tiếp đến sau đó là Thế, Thế là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị.

Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đốitôn trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế" Trọng Thế tức trọng sự cưỡng chế,cho nên chủ trương:

1- Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người

là vua;

2- Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để: dân không được quyền làmcách mạng, không được trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết, không chết tức làbất trung

3- Đưa sự thưởng phạt lên hàng quốc sách vì thưởng và phạt là phươngtiện hiệu nghiệm nhất để cưỡng chế Muốn cho nước trị thì vua chỉ cần dùngthưởng phạt chứ không cần dùng giáo hóa, lễ nhạc

Hàn Phi cho cách thưởng phạt là mầm trị hay loạn của quốc gia, trong đódựa theo nguyên tắc: Thưởng thì phải tín, phạt thì phải tất; Thưởng thì phảitrọng hậu, phạt thì phải nặng; Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chícông vô tư; Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt

"Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân: "Chỉ

có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậchiền vậy "Thế" không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnhcủa dân, của đất nước, của vận nước Hàn Phi giải thích: "Cái ná yếu lại bắn

Trang 8

được mũi tên lên cao là nhờ có "gió kích động", và nếu không có sự trợ giúp củaquần chúng thì làm sao kẻ kém tài lại cai trị được thiên hạ”

Và cuối cùng là Thuật, thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách

thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh màkhông hiểu người sai dùng họ như thế nào Nhiệm vụ chính của thuật cai trị làphân biệt quan lại trung thành, tận tâm và những quan lại ma giáo, thử năng lựccủa họ kiểm tra công trạng và những sai lầm của họ với mục đích tăng cường bộmáy cai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp và chế độ chuyên chế

Theo Hàn Phi “Thuật” có hai khía cạnh: kỹ thuật và tâm thuật Kỹ thuật:

là phương án để tuyển, dùng, xét khả năng quan lại Tâm thuật tức mưu mô đểchế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm của họ ra

Tâm thuật: có rất nhiều và thiên biến vạn hóa, thường không theo quy tắcnào ngoài quy tắc gạt bỏ người sao cho có kết quả Chẳng hạn như: Làm bộ như

ra lệnh và ra lệnh giả; Giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm những điềukhác; Nói ngược lại điều mình muốn nói để dò xét gian tình của người; Ngầmhại những kẻ bề tôi mình không cảm hóa được

Cũng như Tâm thuật, Kỹ thuật được Hàn Phi rất coi trọng, đặc biệt làthuật trừ gian và dùng người Ông kể ra những hạng gian thần và có thể làm loạnlà: kẻ thân thích của vua và quần thần Đó là hai hạng đều đánh vào tình cảm thịdục, nhược điểm của vua để lung lạc, che giấu vua Để ngăn cấm bọn đó, Phápgia chủ trương, vua phải: Không để lộ sự yêu thích, giận ghét của mình; Khôngcho họ biết mưu tính của mình; Nếu không phải việc riêng thì không để họ tự ýhành động, việc gì cũng phải hỏi mình trước; Bắt họ phải theo đúng luật màchính vua cũng phải theo đúng pháp luật trong việc thưởng phạt họ; Xem hànhđộng của họ có hợp với lời nói của họ không… Tìm kẻ gian thì khi một việc xảy

ra, hại cho nước hoặc cho người khác thì xét xem ai là kẻ có lợi Muốn kiềm chếhạng người có địa vị cao, trách nhiệm lớn thì:

1- Nếu là người hiền thì có thể bắt người thân yêu của họ làm con tin;2- Nếu là kẻ tham lam thì cho họ tước lộc thật hậu để an định họ;

Trang 9

3- Nếu là kẻ gian thì phải làm cho họ khốn khổ bằng cách trừng phạt.Nếu dùng những cách đó mà vẫn không cảm hóa được họ thì phải trừ họ, bằngcách mượn tay kẻ thù của họ hoặc đầu độc để mình không bị thương tổn danhtiếng Nhưng cách tốt nhất là không dùng những người không nên dùng để khỏiphải đề phòng họ Hàn Phi cho biết một số hạng người không nên dùng: Hạngngười coi khinh tước lộc, dễ dàng bỏ chức vụ mà đi nơi khác; Hạng đặt lời giảdối trái pháp luật; Hạng người lánh đời, ở ẩn, chê bai vua; Hạng vì tư lời mà làmthân các chư hầu; Hạng vì người thân quen mà làm việc riêng tư Tuy nhiên HànPhi cũng cho rằng có kẻ rất tài giỏi lại là gian thần, nếu vua có thuật để khốngchế họ thì vẫn có thể dùng

"Thuật" còn thể hiện trong "thuật dùng người" Quy tắc cơ bản của thuật

dùng người theo Pháp gia là thuyết Hình danh và Chính Danh, Thực Danh.

Thuyết này là Pháp gia kế thừa từ Khổng Tử, và Phái Danh gia Nhưng Hàn Phi

có óc thực tế, không bàn về tri thức luận mà đem học thuyết của Nho gia vàochính trị, ông chỉ thu hẹp vào việc dùng người, gạt bỏ những vấn đề về đạo đức,luân lí Ở đây danh là lời nói và hình là việc thực hiện Chẳng hạn như mộtngười hứa đến thăm ta, lời hứa đó là "Danh" và hành động tới thăm là "Hình"hay "Thực" vậy Nếu người đó đến thăm thực thì chứng tỏ danh và hình (haydanh và thực) hợp nhau gọi là chính danh, ngược lại danh và thực nếu khônghợp nhau, tức là chỉ có danh mà không có hình hay không có thực nghĩa làkhông chính danh, từ đó sẽ căn cứ thưởng phạt một cách nghiêm minh Nếupháp luật là danh thì sự việc là hình, sự việc hợp pháp luật thì danh và thực hợpnhau Nếu quan vị là danh thì chức vụ là hình, chức vụ không hợp với quan vịthì danh và hình không hợp nhau Thuật phải nắm được cái cốt yếu là lấy danhlàm đầu, danh chính thì vật định, danh lệch thì vật đổi.Vua nắm lấy danh còn bềtôi làm ra hình Hàn Phi cho quy tắc hình và danh hợp nhau là quan trọng nhấttrong việc trị quan lại, nếu không theo thì sao có thể phân biệt được kẻ hayngười dở, người giỏi kẻ gian, khó thưởng phạt đúng được, như vậy nước khó màtrị được

Trang 10

Ngoài các yếu tố "Pháp", "Thế", "Thuật", tư tưởng Pháp gia còn coi trọngviệc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác.Pháp gia cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tích trữ lương thực và củacải làm cho đời sống của xã hội no đủ

Như vậy, tư tưởng pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởngTrung Quốc cổ đại Sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước của Trung Quốclúc bấy giờ đòi hỏi tư tưởng pháp trị phải phát triển lên một trình độ mới trong

đó tư tưởng về "Thế", "Thuật", "Pháp" vừa được phát triển hoàn thiện vừa thốngnhất với nhau trong một học thuyết duy nhất Hàn Phi đã hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ lịch sử đó Tư tưởng chủ đạo của Pháp gia là muốn trị nước, yên dânphải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp baonhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ" được Họcthuyết chính trị của Pháp gia đã được Tần Thủy Hoàng vận dụng, kết quả đã đưanước Tần đến thành công trong việc thống nhất được đất nước Trung Quốc saunhững năm dài chiến tranh khốc liệt

Trang 11

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI

TỬ LÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

2.1 Ảnh hưởng tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử với

xã hội phong kiến

Tư tưởng về đường lối trị nước là sự phản ánh ý chí, chủ trương của cáctriều đại phong kiến trong lịch sử, đồng thời quyết định sự tồn vong của mỗitriều đại Trong lịch sử Việt Nam gắn với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,Trần, tư tưởng về đường lối trị nước được hình thành và phát triển cùng với sựhoàn thiện của bộ máy nhà nước phong kiến

Nhà Trần đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc về lĩnh vực đấutranh bảo vệ đất nước, làm nên hào khí “Đông A” vẻ vang Hào khí ấy thấm

đậm tinh thần Nho giáo được khởi nguồn từ “ý trời, lòng dân” trong Chiếu dời

đô và “chủ quyền quốc gia” trong Nam quốc sơn hà thời Lý, lại được tiếp sức

bởi đường lối đoàn kết toàn dân, xây dựng đội quân cha con hùng mạnh, tưtưởng tôn trọng những giá trị thiêng liêng của con người và đặt ra những vấn đềvinh nhục trong cuộc sống của nó dưới thời Trần

Đường lối trị nước ở thời Trần so với thời Lý là một bước phát triển mạnh

mẽ Đó không còn đơn thuần là đường lối “đức trị” với tinh thần “từ bi bác ái” của nhà Phật như thời Lý, mà là đường lối kết hợp “đức trị” với “pháp trị” trên tinh thần “đức chủ, pháp bổ”, đường lối “đức trị” giữ vị trí chủ đạo trong cách

cai trị của nhà Trần Chỉ mấy năm sau khi lên ngôi, năm 1230 Lê Thái Tông đã

lập tức cho “khảo xét các luật lệ của triều trước soạn thành Quốc triều thông chế

và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển” Đến đời Trần Dụ Tông, vua lại sai

Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên định bộ Hình thư Đồng thời với

việc biên soạn luật pháp, nhà Trần còn quan tâm đến việc hoàn chỉnh các cơquan chuyên trách về tư pháp và thể lệ xét xử So với thời Lý thì thời Trần cóbước phát triển hơn cả về việc biên soạn luật lẫn việc kiện toàn bộ máy phápluật Ở trung ương, nhà Trần có cơ quan chuyên xét việc kiện tụng gọi là việnThẩm hình, ngoài ra còn có viện Đăng văn Kiểm pháp làm nhiệm vụ xét hỏi của

Trang 12

các cơ quan xét xử Cùng với việc làm đó là sự tuyển chọn và bổ nhiệm nhữngquan lại thanh liêm vào các cơ quan pháp luật Những người được lựa chọn vàolàm việc ở các cơ quan luật pháp phải thông qua thi cử, trong đó có thi về hìnhluật (thi thủ phân, hỏi về phép đối án).

Đường lối kết hợp đức trị với pháp trị từ nhà Trần đến nhà Lê sơ là một

bước phát triển mới trong lĩnh vực chính trị - xã hội so với các thời kỳ trước đó.Nếu ở nhà Trần đường lối “đức trị” là chủ đạo có sự hỗ trợ của pháp luật thì đếnthời Lê sơ, vai trò của pháp luật đã được nâng lên ngang tầm với yếu tố đức trị

Nói cách khác, đó là đường lối trị nước đức trị kết hợp với pháp trị theo đúng

nghĩa của nó Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn cụ thể, có khi tư

tưởng pháp trị đã vượt lên và được đề cao hơn cả đức trị Chẳng hạn, vua Lê

Thái Tổ khẳng định: “Từ xưa đến nay trị nước phải có pháp luật, không có phápluật thì sẽ loạn Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các tướng hiệu,quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ, biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm,chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp” Chính vì vậy, ngay từ nhữngngày đầu lên ngôi, việc lập pháp đã được vua Lê Thái Tổ đặc biệt chú trọng.Năm 1428, ông đã “hạ lệnh cho các quan… bàn định pháp lệnh cai trị quân dân,

để người làm tướng biết phép trị quân, quan các lộ biết phép trị dân, cũng để rănquân dân biết có pháp luật”

Nổi bật trong đường lối pháp trị của Lê Thái Tổ là việc đề cao pháp luật

mà trọng tâm là việc thưởng phạt nghiêm minh Hình phạt dưới thời Lê Thái Tổmặc dù chưa chặt chẽ, song, có thể nói là rất nghiêm khắc, bởi tình hình đấtnước khi đó hết sức phức tạp, chưa ổn định sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc

Bộ Quốc triều hình luật nổi tiếng được hoàn thành dưới triều đại của ông

và được sử dụng, kế thừa trong nhiều triều đại sau này với nội dung chủ yếu làbảo vệ vương quyền, chế độ quan liêu, trật tự đẳng cấp và gia đình phụ hệ gia

trưởng thông qua cơ chế pháp luật So với Hình thư của nhà Trần thì bộ Quốc triều hình luật - Bộ luật Hồng Đức có sự phát triển cả về qui mô, nội dung, tính nghiêm khắc lẫn tính thực tiễn của nó Tuy nhiên, dù bộ Quốc triều hình luật là

bộ luật nghiêm khắc, song nó vẫn chứa đựng những yếu tố đạo đức như những

Trang 13

nguyên tắc nhân đạo, được vận dụng khi xử lý một số đối tượng, như phụ nữ,người già, trẻ em, người tàn tật (các điều 1, 16, 17, 18, 19… của bộ luật).

Đường lối trị nước kết hợp giữa đức trị với pháp trị dưới thời Lê sơ được

các triều đại sau kế thừa Nhà Mạc đã kế thừa gần như trọn vẹn các chủ trương,đường lối của thời Lê Thánh Tông về tổ chức bộ máy nhà nước quan liêu cũngnhư hệ thống giáo dục khoa cử của nó (15)

Nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ngay

từ khi nắm quyền cai trị đất nước, đã thực hiện sự độc tôn Nho giáo lần thứ hai,thể hiện sự tiếp tục phát triển đường lối trị nước của nhà Lê sơ, bởi khi đó nhàNguyễn, đứng đầu là Nguyễn Ánh dù được người Pháp giúp đỡ lật đổ nhà TâySơn, nhưng không vì thế mà học tập và xây dựng mô hình nhà nước phươngTây Việc Nguyễn Ánh ra lệnh cho các quần thần biên soạn bộ Hoàng triều luật

lệ (Luật Gia Long) trên cơ sở kế thừa Luật Hồng Đức và tham khảo luật lệ nhàThanh cho thấy ảnh hưởng của đường lối trị nước thời Lê sơ đối với triềuNguyễn đến mức nào Những thay đổi ở một số điều khoản của Luật Gia Long

so với Luật Hồng Đức cũng là điều dễ hiểu, bởi ý chí và chủ trương về đườnglối trị nước của bất kỳ triều đại nào cũng đều bị qui định bởi sự tồn tại của xãhội và của chính triều đại đó

Từ những điều trên, ta có thể thấy rằng, Việt Nam chịu ảnh hưởng các tưtưởng từ Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là tư tưởng Đức trị của Nho giáo, Pháp trịcủa Hàn Phi Tử Từ xa xưa, các vị vua đã thấy được ưu điểm của Pháp trị, biếtlấy Đức trị để khắc phục nhược điểm của Pháp trị, và đã sử dụng chúng mộtcách tài tình trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước Từ những điều này, đã tạo

ra những bước tiền đề tốt đẹp cho xã hội Việt Nam ngày nay

2.2 Ảnh hưởng tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử với

xã hội ngày nay:

2.2.1 Bối cảnh xã hội ngày nay:

Trải qua hàng ngàn năm vận động và phát triển, xã hội loài người cónhiều bước biến chuyển đáng kinh ngạc Từ khi khai thiên lập địa, con người từthời kỳ đồ đá, chuyển sang thời kỳ phong kiến, phong kiến suy vong rồi chủ

Trang 14

nghĩa tư bản ra đời, thống trị thế giới, và cuối cùng lại đến với xã hội chủ nghĩa.Mỗi thời kỳ xã hội, mỗi quá trình có những thành tựu và khó khăn nhất định, cáimới đi lên thay thế cho cái cũ không phù hợp, tuy nhiên, những chân lý luônluôn tồn tại và được học hỏi không ngừng Và Pháp gia của Hàn Phi Tử là mộttrong những chân lý đó, mặc dù nó có những điểm không tích cực, nhưng nóluôn được vận dụng trong mọi xã hội, đặc biệt là ngày hôm nay, trong thời đạikinh tế thị trường Pháp quyền không thể đặt bên cạnh các giá trị về tinh thầnnhư chân lý khoa học, sự tận thiện về đạo đứa hay kinh bổn của tôn giáp Nó chỉ

có ý nghĩa tương đối, nội dung của nó một phần nào đó được quyết định bởinhững điều kiện kinh tế và xã hội luôn luôn biến đổi Tuy nhiên, nó lại có ýnghĩa to lớn trong việc ổn định xã hội Khác với bối cảnh xã hội thời Hàn Phi Tử

- thời Xuân Thu – Chiến quốc, xã hội loạn lạc, việc phát hiện sắt đã tạo ra mộtbước phát triển mới của loài người, đem đến sự phồn vinh về mặt kinh tế, tuynhiên điều đó tạo ra sự giao tranh giữa các vương triều lúc bấy giờ Thời đạingày nay thì khác, không còn có sự thống trị của chế độ phong kiến, theo kinhnghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy nền kinh tế thị trường có ba trụ cột:Nhà nước pháp quyền, thị trường và xã hội dân sự; đất nước phồn vinh, nhândân hạnh phúc phải dựa trên sự phát triển đồng bộ, hài hòa của cả ba trụ cột ấy.Điều này cho thấy pháp luật rất quan trọng trong mọi thời đại

Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tếtrong bối cảnh toàn cầu hóa, sự tương thích của pháp luật quốc gia với cáckhông gian pháp lý có tính quốc tế đang đòi hỏi mỗi quốc gia phải đẩy mạnhviệc đổi mới công tác lập pháp Bên cạnh đó, xã hội phát triển theo hướng tự do,dân chủ, pháp luật càng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết các mốiquan hệ của xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội và mỗi cá nhân

Điều này cho thấy, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử không chỉ có ích choTrung Quốc trong khoảng thời gian đó, mà còn đem lại nhiều giá trị tư tưởng bổích đến tận ngày hôm nay

Trang 15

2.2.2 Ảnh hưởng của Pháp trị lên đời sống xã hội ngày nay:

Qua thời gian, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử đã cho thấy được nhữngđiều tích cực cũng như những hạn chế, tồn tại Tuy nhiên, những tư tưởng ấycủa ông đã góp phần đặt nên nền móng để xây dựng Nhà nước pháp quyền hiệnnay, một thể chế nhà nước mà các nước đang hướng tới Nhà nước pháp quyềnđược xây dựng trên nền tảng của chế độ pháp trị

Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, chế độ pháp trị gắn liền với nhà nướcpháp quyền hiện nay có những khác biệt so với chế độ pháp trị theo tư tưởng củaHàn Phi Tử Theo tư tưởng Pháp trị của vị triết gia Trung Quốc cổ đại, pháp luậtchỉ là công cụ của Nhà nước, và nhà nước đứng trên pháp luật, có quyền banhành mọi thứ luật mà nhà nước đó muốn và cần để cai trị Còn pháp trị gắn vớinhà nước pháp quyền thể hiện quan điểm là pháp luật cai trị chứ không phải conngười cai trị Trong trường hợp này, không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cảNhà nước

Việc cai trị, điều hành đất nước theo tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử,thông qua nhà nước pháp quyền hiện nay và thông qua hệ thống pháp luật, luônluôn chứa đựng cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên đời sống kinh tế, xãhội hiện đại mà chúng ta sẽ xem xét sau đây

Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trênquy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của xã hội và của từng người

Trang 16

dân Một hệ thống pháp luật tốt (thể hiện qua tính toàn diện, tính thống nhất vàtính phù hợp) sẽ giúp Nhà nước quản lý tốt những vấn đề nảy sinh trong tất cảcác lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bắt kịp được với trình độ phát triểnkinh tế xã hội, phù hợp với các quan hệ xã hội Một khi xã hội vận hành tốttrong khuôn khổ hệ thống pháp luật ấy, vai trò, quyền lực của nhà nước sẽ đượctăng cường và củng cố Ngoài ra, trong bối cảnh nước ta khi mà nhiều thế lựcthù địch tăng cường việc chống phá chế độ, phá hoại sự nghiệp xây dựng xã hộichủ nghĩa như hiện nay thì phải cần đến sự nghiêm minh của pháp luật để ngănchặn và ngăn ngừa những hành động phá hoại đó

Bên cạnh đó, pháp trị ngày nay gắn liền với nhà nước pháp quyền mà theo

đó, không có một ai kể cả Nhà nước, được đứng trên pháp luật Hoạt động củaNhà nước cũng phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật mà nó ban hành.Điều này giúp kiểm soát những hoạt động của nhà nước

Thứ hai, pháp luật hỗ trợ việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức và định hướng ứng xử

Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còntạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóađời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới Trong xã hội hiệnđại ngày nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếukhách quan Điều đó không chỉ nhằm để xây dựng một xã hội có trật tự, kỷcương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính,trong đó có ý thức đạo đức và hành vi ứng xử

Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗlẫn nhau Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháptích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền.Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đứccàng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mởrộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan

hệ giữa con người và con người, giữa con người với xã hội

Trang 17

Nền kinh tế thị trường đang lao đi với tốc độ chóng mặt, ngoài những điềutích cực mang lại cho kinh tế - xã hội, thì nó còn kéo theo sự băng hoại, xuốngcấp về mặt đạo đức, hành vi ứng xử của một bộ phận không nhỏ người dân.Trong một xã hội mà, ngoài những giá trị truyền thống, đồng tiền và lối sốngthực dụng đang được đề cao, thì sự suy đồi về mặt đạo đức là không thể tránhkhỏi Vì đồng tiền, người ta sẵn sàng làm tất cả mọi thứ, bất chấp tất cả để cóđược nó Vì đồng tiền, tình cảm cha-con, anh-em, chồng-vợ, bạn bè, … bị đặtxuống hàng thứ yếu, anh em dắt tranh giành đất đai phải dắt nhau ra tòa, bạn bè

vì tranh cãi vấn đề tiền bạc mà không nhìn mặt nhau nữa, …Quan hệ giữa conngười với nhau trong xã hội cũng bị hạ thấp đến mức báo động Văn hóa ứng xửnơi công cộng cũng bị lãng quên, người trẻ bất kính với người lớn đáng tuổi chatuổi chú mình; người ta sẵn sàng lao vào đấu đá nhau chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ

ở trên đường, …Thậm chí còn nguy hại hơn, người ta ngày càng dửng dưngtrước nguy hiểm, trước sự an nguy tính mạng của đồng loại Mới đây, đất nướcTrung Hoa đã phải chứng kiến hình ảnh một em bé gái hai tuổi gặp tai nạn nguyhiểm đến tính mạng trước ánh mắt thờ ơ của nhiều người qua đường Và cũngchẳng cần phải nói đâu xa, ngay ở xã hội ta cũng đầy rẫy những chuyện nhưvậy Đó là, câu chuyện một người đàn ông trong lúc giằng co với tên cướp làmtúi tiền của mình quăng ra đường và ngay lập tức nhiều người đi đường thaynhau “hôi của”; đó là câu chuyện một “hiệp sĩ” bắt cướp, sau khi quần nhau,tóm gọn tên cướp, quay ra thì mới biết chiếc xe máy của mình đã “không cánh

mà bay”, …

Hành vi, ứng xử của con người là những vấn đề thuộc về phạm trù đạođức, thuộc về lương tri của mỗi người Nhưng một khi đạo đức xuống cấp,lương tri không còn sẽ dẫn đến một lối sống lệch lạc và vô cùng nguy hiểm Thếnên những hành vi, ứng xử này cần phải được luật hóa và quy định rõ ràng, kèmtheo những chế tài thích hợp để mang tính răn đe, buộc con người phải tuân theonhững quy tắc ứng xử đã được đề ra, dần dần góp phần củng cố những giá trịđạo đức Xin được dẫn chứng ra đây một ví dụ để thấy điều này là cần thiết, làđòi hỏi của thực tế những năm qua; Điều 102 Bộ Luật Hình sự quy định “Người

Trang 18

nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy cóđiều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Thứ ba, chế độ pháp trị là nền tảng của hòa bình, trật tự và công bằng trong xã hội hiện đại.

- Xét trong phạm vi một quốc gia:

Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng và vô cùng phức tạp liên quan đếnnhiều lĩnh vực của cuộc sống Trong nhịp sống hối hả ấy, con người cứ tất bậtlao đi và vì vậy sẽ vô tình hoặc cố ý giẫm đạp lên lợi ích của nhau, vượt quanhững chuẩn mực, những giới hạn mà xã hội đã đặt ra và gây ra tình trạng rốiloạn trong xã hội Pháp luật sẽ quy định người ta được làm và không được làmnhững gì, và đâu là giới hạn Trong một xã hội mà hệ thống pháp luật vận hànhtốt, con người sẽ được đối xử bình đẳng với nhau, có những quyền lợi và nghĩa

vụ như nhau trước pháp luật

- Xét trên bình diện quốc tế:

Sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp đã tạo nên thếcân bằng quan trọng trong các vấn đề toàn cầu Việc tôn trọng và tuân thủ luậtpháp quốc tế đã giúp giữ gìn hòa bình và giải quyết xung đột Luật pháp quốc tế

đã cho các quốc gia, không phân biệt địa vị chính trị, kinh tế hay quân sự, cótiếng nói bình đẳng, loại bỏ việc sử dụng một cách bất hợp pháp vũ lực

Mặc dù không thể phủ nhận rằng, với tiềm lực hùng mạnh về kinh tế, tàichính, quân sự cũng như ảnh hưởng chính trị to lớn của mình, các cường quốcnhư Hoa Kỳ, Trung Quốc,… đang cố gắng áp đặt, lèo lái cộng đồng quốc tế theođường lối của mình, và mặc dù ở một mức độ nhất định nào đó các nước này đãthành công; nhưng cộng đồng quốc tế, thông qua các diễn đàn quốc tế đã gópphần ngăn cản sự bành trướng, áp đặt của các quốc gia này Chẳng hạn TrungQuốc, vì những mưu lợi kinh tế-chính trị, muốn biến Biển Đông trở thành “sânsau” của mình, liên tục gây bất ổn trong khu vực bất chấp những quy tắc ứng xử

về Biển Đông đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận Rồi đến Hoa Kỳ, với sự

Ngày đăng: 19/06/2016, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Phan Ngọc, Hàn Phi Tử , Nxb Văn học, H, 2001 10. http://triethoc.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Phi Tử
Nhà XB: Nxb Văn học
1. Bùi Văn Mưa, Triết học (phần I- Đại cương về lịch sử triết học) Khác
2. Tạp chí khóa học và công nghệ đại _ Đề tài: Tư tưởng trị nước của pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử Khác
3. Doãn chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997 Khác
4. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phương Đông, Tập I NXB TPHCM 1991 Khác
5. Nguyễn Hiến Lế và Giản Chi, Hàn Phi Tử, NXB Văn Hóa 1994 Khác
6. Đàm Gia Kiệm, Lịch sử Văn hoá trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, H, 1993 Khác
7. Hà Thúc Minh, Lịch sử Triết học Trung Quốc, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1998 Khác
8. Lã Trấn Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự Thật, H, 1964 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w