1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tiểu luận cao học, LICH SU BAO CHI sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng việt nam những thành tựu và hạn chế

25 268 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Mục Lục Lời giới thiệu Lí do chọn đề tài 1 Chương 1 3 Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam Những Thành Tựu Và Hạn Chế 3 I, Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam 3 1, Sự ra đời 3 2, Quá trình phát triển của Báo Chí Cách mạng Việt Nam 7 II, Những Thành Tựu Và Hạn Chế 18 1, Thành tựu 18 2, Hạn Chế 20 CHƯƠNG 2 21 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI 21 1. Thời đại của báo điện tử và truyền thông online 21 2. Sự thay đổi văn hóa truyền thông: Từ độc giả thụ động đến độc giả chủ động 21 3. Cuộc đua giành thị phần và giai đoạn cải tổ của các phương tiện truyền thông 22 4, Nhà Báo Nghị Trường 22 5, Toàn Cầu Hóa 23 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Báo chí đến với Việt Nam từ khi thực dâm Pháp áp đặt ách cai trị của mình vào cuối thế kỉ thứ 19. So với các nước trên thế giới báo chí Việt Nam xuất hiện chậm hơn tới khoảng 3 thế kỉ nhưng trong suốt quá trình phát triển báo chí tại một nước thuộc địa như Việt Nam đã sớm thể hiện được sắc màu chính trị riêng biệt, tính dân tộc và đoàn kết nhằm giác ngộ quần chúng, khơi dậy tinh thần yêu nước, “khai dân trí,trấn dân khí, hậu dân sinh”,… Trong giai đoạn đầu của nền báo chí Việt Nam do thực dân Pháp thi hành nhiều chính sách nhằm ngăn cản tự do báo chí hay chỉ ủng hộ các tờ báo theo chủ chương “PhápViệt đề huề” nên tiếng nói chính trị thức tỉnh dân khí còn yếu ớt. Cho đến khi tư tưởng của chủ nghĩa Cách Mạng du nhập vào Việt Nam một luồng gió mới theo tư tưởng tiến bộ làm tinh thần dân tộc bùng lên “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Nền báo chí thuộc địa đã chấm dứt thay vào đó là nền báo chí Cách Mạng Việt Nam với sự ra đời của tờ báo cách mạng đầu tiên,báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút đã mang ánh sáng cách mạng tới khắp đồng bào các giới, liên hiệp tất thảy các giai cấp Việt Nam nhằm “đem sức ta mà giải phóng cho ta” Báo chí Cách Mạng Việt Nam là một mảng đề tài vô cùng phong phú, rộng lớn có nhiều giá trị lịch sử, chiến đấu và cả kinh nghiệm làm báo của bao thế hệ. Vì vậy để đi sâu tìm hiểu cần một phông kiến thức, tài liệu rất rộng mới thực sự có thể nói chi tiết và cặn kẽ từng góc nhỏ của cả một quá trình, giai đoạn lịch sử chiến tranh, bom đạn, thời gian… nhiều phần quý giá báo chí Cách Mạng đã trôi theo những biến cố ấy để vang lại sau này những mẩu chuyện, tài liệu cổ,… đầy tính định hướng và giáo dục nhất là đối với thế hệ người làm báo trong thời bìnhXin được đi sâu khai thác về khía cạnh sự ra đời và phát triển của báo chí Cách mạng Việt Nam, những hạn chế, những thành tựu và xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam hiện đại. Một số thông tin thu thập của báo chí Việt Nam từ khởi thủy Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên: tờ Gia Định báo ra đời ngày 1542865 Nhà báo đầu tiên: nhà bác học Trương Vĩnh Kí (18371898) được coi là “ông tổ” nghề báo của Việt Nam Tờ báo kinh tế đầu tiên: tờ Nông Cổ Mín Đàm số 1 ra đời 181901 Tờ báo phụ nữ đầu tiên: tờ Nữ Giới Chung ( tiếng chuông nữ giới) 11918 Nữ tổng biên tập đầu tiên: nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (18641922) Tờ báo cách mạng đầu tiên: báo Thanh Niên ra đời 2161925 do Nguyễn Ái Quốc sáng lập

Mục Lục MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Báo chí đến với Việt Nam từ khi thực dâm Pháp áp đặt ách cai trị của mình vào cuối thế kỉ thứ 19 So với các nước trên thế giới báo chí Việt Nam xuất hiện chậm hơn tới khoảng 3 thế kỉ nhưng trong suốt quá trình phát triển báo chí tại một nước thuộc địa như Việt Nam đã sớm thể hiện được sắc màu chính trị riêng biệt, tính dân tộc và đoàn kết nhằm giác ngộ quần chúng, khơi dậy tinh thần yêu nước, “khai dân trí,trấn dân khí, hậu dân sinh”,… Trong giai đoạn đầu của nền báo chí Việt Nam do thực dân Pháp thi hành nhiều chính sách nhằm ngăn cản tự do báo chí hay chỉ ủng hộ các tờ báo theo chủ chương “Pháp-Việt đề huề” nên tiếng nói chính trị thức tỉnh dân khí còn yếu ớt Cho đến khi tư tưởng của chủ nghĩa Cách Mạng du nhập vào Việt Nam một luồng gió mới theo tư tưởng tiến bộ làm tinh thần dân tộc bùng lên “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” Nền báo chí thuộc địa đã chấm dứt thay vào đó là nền báo chí Cách Mạng Việt Nam với sự ra đời của tờ báo cách mạng đầu tiên,báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút đã mang ánh sáng cách mạng tới khắp đồng bào các giới, liên hiệp tất thảy các giai cấp Việt Nam nhằm “đem sức ta mà giải phóng cho ta” Báo chí Cách Mạng Việt Nam là một mảng đề tài vô cùng phong phú, rộng lớn có nhiều giá trị lịch sử, chiến đấu và cả kinh nghiệm làm báo của bao thế hệ Vì vậy để đi sâu tìm hiểu cần một phông kiến thức, tài liệu rất rộng mới thực sự có thể nói chi tiết và cặn kẽ từng góc nhỏ của cả một quá trình, giai đoạn lịch sử chiến tranh, bom đạn, thời gian… nhiều phần quý giá báo chí Cách Mạng đã trôi theo những biến cố ấy để vang lại sau này những mẩu chuyện, tài liệu cổ, … đầy tính định hướng và giáo dục nhất là đối với thế hệ người làm báo trong thời bìnhXin được đi sâu khai thác về khía cạnh sự ra đời và phát triển của báo chí Cách mạng Việt Nam, những hạn chế, những thành tựu và xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam hiện đại Một số thông tin thu thập của báo chí Việt Nam từ khởi thủy - Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên: tờ Gia Định báo ra đời ngày 15/4/2865 - Nhà báo đầu tiên: nhà bác học Trương Vĩnh Kí (1837-1898) được coi là “ông tổ” nghề báo của Việt Nam - Tờ báo kinh tế đầu tiên: tờ Nông Cổ Mín Đàm số 1 ra đời 1/8/1901 - Tờ báo phụ nữ đầu tiên: tờ Nữ Giới Chung ( tiếng chuông nữ giới) 1/1918 - Nữ tổng biên tập đầu tiên: nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1922) - Tờ báo cách mạng đầu tiên: báo Thanh Niên ra đời 21/6/1925 do Nguyễn Ái Quốc sáng lập 2 3 Chương 1 Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam Những Thành Tựu Và Hạn Chế I, Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam 1, Sự ra đời a, Nền báo chí thuộc địa (1865-1925) Báo chí Việt Nam thực sự thoát thai từ cái nôi của chế độ thuộc địa Sự ra đời của báo chí nằm trên từng bước chân của người Pháp “viễn chinh” cõi Đông Dương để “khai phá văn minh” Điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của báo chí Việt Nam đó chính là chữ quốc ngữ Sử dụng chữ quốc ngữ chính là đến gần hơn và tiếp thu cái văn minh trong thời đại mới Sau đó thực dân Pháp cho xây dựng các xưởng in, nhập về các máy in với khoảng 50 thợ người Pháp để giảng dạy Đây chính là tiền đề để tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ra đời Mặc dù trong thời gian này thực dân Pháp gần như quán xuyến toàn bộ việc in ấn và cho ra các tác phẩm báo để đăng nghị định, công văn đạo luật, các diễn văn từ soái phủ Nam Kì ( tập kỉ yếu công cụ cuộc viễn chinh xứ Nam Kì-1961) hay các văn kiện về sự đầu hàng của triều đình Huế ( tập kỉ yếu công cụ của nền bảo hộ xứ Trung Kì và Nam Kì) nhằm thực hiện mưu đồ xảo quyệt là xây dựng tấm bình phong làm dân ta mụ mị Trước thế sự đó các nhà nho yêu nước mà không thể không kể tới nhà bác học Trương Vĩnh Kí đã gấp rút để có những định hướng thay đổi kịp thời để mở mang dân trí, vạch trần thủ đoạn của thực dân Pháp và nhận thấy báo chí chính là con đường ngắn nhất để truyền bá tới trái tim độc giả Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, lối sông văn minh Âu hóa tại Nam Kì phần lớn là những trí thức, viên chức có học thức báo chí có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển 4 Trên cái nôi của xứ Nam Kì đó tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên Gia Định Báo ra đời 15/4/1865 đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử đi tiên phong nền báo chí Việt Nam Thời gian đầu báo do E.Poteau, thông ngôn của soái phủ Nam Kì làm chủ bút và sau này là Trương Vĩnh Kí Ông đã sử thay đổi về cả phong cách làm báo, nội dung, hình thức… của tờ báo đặc biệt chính là đề cao tinh thần yêu nước, học tập và khảo cứu Với nội dung ngày càng khởi sắc báo ra 1 tháng 4 số và ngày càng có nhiều bạn đọc hơn 5 Đó chính là giai đoạn đầu của nền chí Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như sự cấm đoán, khủng bố, khám xét, tịch thu báo và tài sản,…hay đình bản Đối tượng bạn đọc còn giới hạn chủ yếu tập trung vào giới trí thức vì lúc ấy hơn 90% dân số nước ta mù chữ Tư tưởng tiến bộ lúc ấy không được cho phép vì Pháp kìm kẹp, các bài báo chính vì vậy còn e sợ trước thế lực thực dân,tinh thần yêu nước chỉ được nhen nhóm Đây có thể được xem như là giai đoạn “Khai dân trí” cho đọc giả lúc bấy giờ là bàn đạp giúp cho nền báo chí mới, báo chí Cách Mạng có điều kiện mang ánh sáng của tư tưởng chú nghĩa Mác đến với Việt Nam và Đông Dương b, Sự ra đời của báo chí Cách Mạng Việt Nam Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, “Mẫu Quốc” Pháp tổn thất nặng nề Toàn quyền Đông Dương Anbe Xaro đã vạch ra chương trình khai khác thuộc địa lần thứ 2 tại Đông Dương chủ yếu là Việt Nam nhằm bù đắp thiệt hại cho chính quyền thực dân Cuộc khai thác lần thứ 2 tiếp tục làm mâu thuân dân tộc ta với thực dân Pháp trở nên vô cùng căng thẳng Bầu chính trị quá đỗi ngột ngạt, báo chí hầu như đều là tay sai hoặc cổ vũ chủ trương “Pháp-Việt đề huề” hoặc đấu tranh theo hình thức cải lương( chủ yếu là báo chí của tư sản Việt Nam) nửa vời để khi Pháp nhượng cho một số quyền lợi họ lại thỏa hiệp với chúng Lúc này Nguyễn Ái Quốc suốt bao nhiêu năm bôn ba khắp thế giới đã trở về Quảng Châu ( Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ 11/11/1924 Họ “học làm cách mạng” và về nước tích cực truyền bá tư tưởng công sản, giác ngộ quần chúng đặc biệt là tầng lớp Công-Nông-Binh Trước những thay đổi của tình hình trong nước, giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh sẵn sàng bước lên vũ đài lịch sử đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã chọn ra những người cộng sản tích cực trong Tâm Tâm Xã thành lập nhóm Cộng Sản Đoàn và tiến tới thành lập Hội Việt nam Cách Mạng Thanh Niên 6/1925 Cơ quan ngôn luận của hội là tờ Thanh Niên ra đời 21/6/1925 do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và làm chủ bút 6 Báo Thanh Niên là tờ bó Cách Mạng đầu tiên của Việt Nam, cơ quan ngôn luận của tổng bộ hội Thanh Niên Báo xuất bản từ 21/6/1925 và kết thức vào cuối 1929 khi hội kết thúc vai trò lịch sử báo có 2 thời kì phát triển - Thời kì thứ nhất: từ số 1-số 88: do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo, biên tập, in và phát hành Báo tiếp tục hun đúc tinh thần yêu nước, cổ vũ quần chúng đấu tranh chống Pháp Các vấn đề được đề cập tới có thể nói như: + mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân pháp, giữa thuộc địa và đế quốc + khẳng định con đường Cách Mạng chống con đường cải lương + lực lượng Cách Mạng là toàn dân lấy công nông làm nền tảng + nhận rõ con đường Cách Mạng, người cách mạng phải biết hi sinh + cần có Đảng Cộng Sản lạnh đạo và tổ chức quần chúng - Thời kì thứ hai: từ số tháng 4/1927 cho tới 1929: Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu báo do tổng bộ hội Thanh Niên tiếp quản Tiếp tục truyền bá tư tưởng cộng sản chống Pháp và tay sai thân Pháp 7 Với vai trò là tờ báo Cách Mạng đầu tiên, đi đầu cho phong trào mới, chủ nghĩa Cộng Sản như “ mùa xuân” đem luồng ánh sáng mới đến với tư tưởng của quần chúng nhân dân, khơi sâu mâu thuẫn dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước Báo Thanh Niên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình 1928 hội Thanh Niên chủ trương Vô Sản Hóa tiếp tục đi sâu vào các nhà máy, đồn tiền thức tỉnh quần chúng công nông 2, Quá trình phát triển của Báo Chí Cách mạng Việt Nam Báo Chí Cách Mạng Việt Nam luôn gắn với dòng chảy của lịch sử được chia làm 6 thời kì - Từ 1925-1945 - Từ 1945-1954 - Từ 1954-1975 - Từ 1975-1986 - Từ 1986-2000 - Từ 2001- nay A, Thời kì từ 1925-1945: Chủ nghĩa Cộng Sản ngày càng được truyền bá rộng rãi, sự ra đời của báo Thanh Niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc như kim chỉ nam cho các cán bộ của hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên Trong thời kì này cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra tuy chỉ làm chủ được tỉnh lị trong gần 1 ngày đêm đồng thời có sự trợ giúp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh lân cận nhưng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng-một chính đảng tư sản vẫn thất bại và bị khủng bố nặng nề Thực dân Pháp đã tổ chức khủng bố trắng đàn áp dã man tổ chức, hội viên và tất cả những ai chúng cho là có liên quan tới cuộc khởi nghĩa Lúc này Đảng Cộng Sản ra đời với cương lĩnh đúng đắn (chính cương vắn tắt- sách lược vắn tắt) đã soi đường cho mỗi bước đi của cách mạng * Giai đoạn 1930-1935: báo chí Cách Mạng trong giai đoạn này phải bí mật, bất hợp Pháp nhưng vẫn phải đảm bảo tuyên truyền sâu rọng cho các lớp quần chúng nhân dân tiếp tục nhiệm vụ khai sáng, giác ngộ cách mạng sao cho quần chúng tham gia, tin tưởng vào Đảng và cách mạng Đối với các tầng lớp 8 trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc báo chí có những cách thức để thức tỉnh hoặc “lợi dụng” hoặc “trung lập” để các tầng lớp ày ngả về phía Cách Mạng như vậy sẽ tập trung toàn lực (sức mạnh đại đoàn kết toàn dân) chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính là thực dân Pháp và tay sai 10/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam đổi tên trở thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, cho ra báo Cờ Vô Sản và tạp chí Cộng Sản Ở các xứ ủy, tỉnh ủy và nhiều huyện cũng đều cho ra các tác phẩm báo Trong giai đoạn này, báo chí đóng vai trò to lớn trong việc góp phàn chuẩn bị tư tưởng để tạo nên phong trào chống phong kiến-đế quốc(luận cương tháng 10-Trần Phú) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh Phong trào lan rộng các cán bộ báo chí ngày càng trưởng thành hơn, thực dân Pháp đã ráo riết, điên cuồng khủng bố khiến báo chí phải ngừng xuất bản Đảng Cộng Sản Đông Dương đã nhạy bén xuất bản 2 tờ báo là L’Arrme rouge( báo tiếng Pháp-Hồng Quân) và tờ Giác Ngộ để lôi kéo binh lính người Việt trong quân đội Pháp ngả về phĩa Cách mạng * Giai Đoạn 1936-1939: đây là thời kì phục hồi các tổ chức Cách Mạng và báo chí được nới lỏng một số quyền tự do (thời kì dân chủ 36-39) Trục phát xít hình thành, mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền, chính phủ Pháp đã nới lỏng một số chính sách tại thuộc địa trong đó có báo chí Đảng 9 chủ trương đưa báo chí ra xuất bản công khai xuất bản một số tờ báo tiếng Pháp như Raxemblement ( tập hợp) Notre Voix (tiếng nói của chúng ta), Le Peuple (nhân dân) đồng thời bằng nhiều cách để thuê, mua lại tên báo cũ để thuận lợi ra báo chữ quốc ngữ như: Xã hội, Hà thành thời báo, Kinh tế tân văn,… trong đó tờ Dân Chúng đã đạt được một bước tiến to lớn là buộc nhà cầm quyền phải thừa nhận quyền tự do xuất bản báo chí Báo chí cách mạng thời kì này do chính Đảng trực tiếp lãnh đạo, mặc dù chỉ chiếm ¼ so với tổng số tờ báo nhưng ngày càng chiếm được lòng tin của bạn đọc chứng tỏ vị thế của Đảng ngày càng chắc chắn Tờ Dân Chúng số xuân 1939 in tới 15.000 bản * Giai đoạn 1939-1945 (thời kì cao trào cứu nước) Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, báo nhỉ ngày càng phải nhạy bén, thông tin nhanh và chính xác, kịp thời để Đảng đưa ra những quyết định đúng đắn tuyên truyền tới toàn dân Nhưng chính quyền thực dân lúc này đang thoi thóp mất chỗ đứng bởi họa phát xít lăm le trên biên giới phía Bắc chúng đã thi hành các chính sách báo chí hà khắc khiến báo chí cách mạng buộc phải lui về bí mật 5/1941 mặt trận Việt Minh thành lập, ra báo Việt Nam độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập 25/1/1942 báo Cứu Quốc cơ quan của tổng bộ hội Việt Minh ra đời 10/10/1942 báo Cờ Giải Phóng cơ quan Trung ương Đảng xuất bản số 1 Báo chí phục vụ tích cực xây dựng lực lượng chiến đấu, kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao, quan hệ Từ sau khi có chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh (1944) nhất là sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) một số báo từ căn cứ địa Việt Bắc và khu giải phóng xuất bản như Tiếng súng khởi nghĩa, Quân giải phóng Tại các nhà tù báo chí tiếp tục truyên truyền một cách bí mật để rèn luyện và chuẩn bị cung cấp cán bộ cho cuộc tổng khởi nghĩa 10 Vì vậy kể từ khi báo Thanh Niên ra đời đã có hơn 270 tờ báo và tạp chí Cách Mạng thể hiện sự sáng suốt, lớn mạnh không ngừng của Đảng một Đảng có cương lĩnh rõ ràng, đội ngũ cán bộ kiên trung 11 Ba tờ báo Cứu Quốc, Cờ Giải Phóng và Việt Nam độc lập B, Báo chí thời kì 1945-1975 (chống Pháp tái xâm lược và sự can thiệp dần đi tới hất cẳng Pháp của Mĩ) Thời kì 1945-1954 và 1954-1975 báo chí có cùng một đặc điểm chung là đề phải xuất bản bí mật là cơ quan, vũ khí trên mặt trận chính trị ngoại giao của Đảng vì liên tục phải chống lại 2 kẻ thù lớn trên thế giới là Pháp và theo sau đó là Mĩ * Thời kì 1945-1954 (chống Pháp xâm lược trở lại) Sau khi Cách Mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập báo chí Cách Mạng có cơ hội để phát triển, được xuất bản công khai, in ti-pô với số lượng lớn báo Cứu Quốc xuất bản hàng ngày là tờ báo lớn nhất cả nước Báo chí của nhiều tỉnh ngừng xuất bản để tập trung kinh phí vào báo Trung ương Chính lúc này 2 cơ quan mới của báo chí được thành lập đó là Đài tiếng nói Việt nam và Việt nam thông tấn (nay là Thông tấn xã Việt Nam) 7/9/1945 Sở dĩ cần phải thành lập một cơ quan “báo nói” vì lúc này di họa của xã hội cũ để lại khiến 90% dân số Việt nam không biết chữ việc cần có 12 một cơ quan “đọc báo cho dân nghe” là cần thiết vì thế Đài tiếng nói Việt nam nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng trở thành cơ quan phát ngôn của đảng thông báo tin tức, các chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước đồng thời bảo vệ chính quyền non trẻ Đài tiếng nói Việt Nam buổi phát thanh đầu tiên Cuối 1945 báo Cờ giải phóng ngừng xuất bản, báo Sự thật ra đời để phù hợp vs tình hình và thời đại mới bởi lúc này dã tâm xâm lược của thực dân Pháp đã lộ rõ Đầu 1946 những người viết báo Việt Nam tập hợp thành lập Đoàn báo chí Việt Nam Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ Báo chí lưu hành qua lại các vùng tự do và các vùng bị địch chiếm Những văn kiện của Đảng, bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên các báo Trung ương 1951 báo Nhân Dân cơ quan của Trung ương Đảng bắt đầu xuất bản, tạp chí Cộng Sản, báo Quân đội nhân dân ra đời 2/6/1950 Hội những người viết báo Việt Nam và để hội tham gia mặt trận Liên Việt, đồng chí Xuân Thủy được bầu làm chủ tịch 13 Trên mặt trận chính trị, ngoại giao, báo chí Cách Mạng đã góp phần làm nhân dân thế giới hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, đồng tình và ủng hộ sự nghiệp Cách Mạng của dân tộc ta Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “ quân sự là cái chuông, ngoại giao là tiếng chuông, chuông càng to thì tiếng chuông càng lớn” cho thấy những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng trong thời kì này và đỉnh cao của cái “tiếng chuông càng lớn” đó chính là chiến thắng của chúng ta trên bàn hội nghị Hiệp định Giơ-ne-vơ buộc Pháp phải công nhận độc lập của dân tộc ta Từ đó báo chí của nước ta cũng phải chia làm 2 bộ phận, báo chí tự do miền bắc và báo chí xuất bản bí mật ở miền nam 14 Đồng chí Xuân Thủy trong hội nghị Giơ-Ne-Vơ * Thời kì 1954-1975 ( kháng chiến chống Mĩ xâm lược) Cũng giống như giai đoạn trước, nhưng phạm vi hẹp hơn đó là vĩ tuyến 17 dọc theo sông Bến hải vào Nam báo chí xuất bản, in ấn sản phẩm một cách bí mật tránh đụng độ với chính quyền Diệm và thế lực Mĩ Luật 10-59 của chính quyền Diệm cho phép thẳng tay đàn áp các cán bộ hoặc bất cứ ai có biểu hiện chống lại chúng Chúng đã “lê máy chém” khắp miền nam khiến cho Cách mạng gặp vô vàn khó khăn, rất nhiều cán bộ báo chí bị bắt và giết hại Báo chí buộc phải ngừng xuất bản trong thời gian này Tại miền bắc báo chí và những người làm báo ra sức tố cáo những việc làm vô nhân đạo của Mĩ và chính quyền miền Nam, vạch trần những âm mưu thu đoạn của chúng 1963 lợi dụng mâu thuẫn trong cuộc bầu cử tổng thống Mĩ báo chí đã tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và của loài người tiến bộ, khiến cho cuộc biểu tình nổ ra tại Mĩ của chính những người dân Mĩ đòi chính phủ của họ rút quân về nước, hạn chế gây hấn và phung phí vào chiến tranh “ nếu chính phủ ko giải tán chiến tranh, chúng tôi sẽ giải tán chính phủ” 15 Bằng những biện pháp đó đã buộc Mĩ phải ngừng khủng bố Cách mạng miền nam và dừng hẳn cuộc chiến tranh bắn phá miền bắc báo chí của ta tiếp tục đấu tranh trên chính trường chính trị với những thành công to lớn Dũ Mĩ thực hiện bao nhiêu chiến lược toàn cầu “ngăn đe thực tế”, “đối đầu trực tiếp”, … bằng các kế hoạch chiến tranh như “chiến tanh cục bộ” “chiến tranh đạc biệt” “Việt Nam hóa chiến tranh” cũng đều bị “cái chuông” quân sự đập tan làm cho “tiếng chuông” ngày càng vàng càng lớn Những thất bại đó đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn hội nghĩ Paris 1972 và cam kết chấm dứt chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương Chính quyền miền nam hoang mang tột độ lại càng ra sưc đàn áp báo chí cách mạng miền nam Nhưng báo chí vẫn theo sát từng chiến thắng từ Tây Nguyên Huế-Đã nặng, chiến dịch Hồ Chí Minh làm cho nước tahoanf toàn thống nhất, báo chí lại như người đưa tin rao chiến công vẻ vang khắp đất nước và cho toàn thế giới biết, non sông quy về một mối Cách mạng dã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ báo chí lại có thêm điều kiện để phát triển 7/9/1970 Đài truyền hình quốc gia được thành lập đánh dấu bước tiến mới của báo chí mặc dù chỉ có vài kênh truyền hình và người xem không có sự lựa chọn nhưng đó là tiền đề để báo chí phát triển sâu và mạnh mẽ hơn Chương trình Những bông hoa nhỏ của đài truyền hình việt nam 16 C, Báo chí thời kì1975-1986 ( manh nha đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội) từ 19862000 và từ 2001- nay * Giai đoạn 1975-1986 Đây là thời kì thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ cần phải gấp rút hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Tuy chính quyền miền nam đã sụp đổ nhưng tàn dư của chúng ở các ấp các tỉnh vẫn còn và vẫn điên cuồng chống phá Báo chí phải ra mặt để vạch trần âm mưu chia rẽ toàn dân của chúng đồng thời gắn kết thêm và làm nhân dân tin tưởng vào chế độ Nhưng do quá đề cao vào phẩm chất báo chí, nhiều bài báo đã quá tán dương thành quả những mặt tích cực của Chủ nghĩa xã hội mặt khác do vấp phải một số sai lầm trong việc đẩy mạnh tiến nhanh tiến mạnh và vững chắc trên cơ sở chủ nghĩa Xã hội đã được phát triển ở miền bắc và mặt bằng đô thị hiện đại ở miền nam khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng Đồng thời thực hiện “bế cam tả cảm” lại bị Mĩ “cấm vận” nên ta chỉ giao lưu với các nước Xã hội chủ nghĩa anh em Báo chí còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị, giá thành sản phẩm tăng cao,… xã hội bất bình ổn do nước ta còn nghèo nàn và lạc hậu * Giai đoạn 1986-2000 Nhận thấy những sai lầm đó “đại hội đổi mới” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng họp từ 15-18/12/1986 đã khẳng định quyết tâm đổi mới theo tinh thần cách mạng và khoa học trong đó có báo chí Đảng đã tự phê bình nghiêm khắc và tiến hành công cuộc đổi mới trước hết là đổi mới tư duy Đặc biệt là sau khi tổng bí thư Nguyễn Văn Linh viết một loạt bài đăng báo Nhân Dân chuyên mục “Những điều cần làm ngay” báo chí như được thổi một luồng sức sống mới - Tạo điều kiện để các cán bộ, những người làm báo có thể sang nước ngoài ( Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, ) học tập, củng cố nghiệp vụ, … tiếp thu văn minh văn hóa nước ngoài để “ hòa nhập chứ không hòa tan” 17 - Đầu tư khoa học, kĩ thuật, mời các giảng viên các nhà báo nước ngoài về giảng dạy và cùng lúc trực tiếp đào tạo giảng viên - Nôi dung của báo ngày càng phong phú, hình thức đẹp và hấp dẫn Vì vậy trong giai đoạn này báo chí có một số thay đổi: - 17-18/10/1989 diễn ra đại hội lần thứ 5 hội nhà báo Việt Nam đồng chí Phan Quang được bầu làm chủ tịch - 28/12/1989 Luật Báo Chí được thông qua - 4/1995 hội nhà báo Việt nam chính thức trở thành thành viên của Liên đoàn báo chí Đông nam á (CAJ) 18 * Giai đoạn 2001-nay Báo chí tiếp tục phát triển ngày càng hiện đại và tay nghề nghiệp vụ của đội ngũ những người làm báo liên tục được nâng cao, giá thành rẻ, thông tin liên tục và sâu rộng, chất lượng thông tin và hình ảnh tốt, số kênh truyền hình và phát thanh ngày càng nhiều,… Nhiều loại hình báo chí cùng tồn tại : phát thanh, báo in,báo mạng, báo ảnh, quan hệ chính trị và truyền thông,… Vị thế của báo chí Việt Nam ngày được củng cố trên trường quốc tế II, Những Thành Tựu Và Hạn Chế 1, Thành tựu - Đường lối chiến lược và chủ trương đấu tranh do đảng đề ra là đúng đắn và sáng tạo • Báo chí bám sát sự lãnh đạo của Đảng • Đảng có những chỉ thị nghị quyết riêng về báo chí chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể cho báo chí 19 Như vậy giữa Đảng và báo chí có sự tương tác lẫn nhau Đảng phân công nhiệm vụ báo chí thực hiện và bám sát theo Đảng - Lãnh đạo Đảng trực tiếp viết bài, ra báo, sửa bài, tổ chức in, dùng nhãn uan chính trị và ngòi bút của mình để đào tạo các cán bộ báo chí luôn vì Đảng • Hồ CHí Minh, Trần Phú, Trường Chinh,… đều là những cây bút xuất sắc của báo chí Cách Mạng - Báo chí cách mạng được đông đảo Đảng viên và quần chúng ủng hộ • Nhân dân nuôi cán bộ viết báo, phát hành, cất giấu các tác phẩm báo • Cung cấp tình hình, tin tức, mua sản phẩm ủng hộ báo - Sự cố gắng, phấn đấu của các cán bộ làm báo • Những người làm báo là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, chịu gian khổ sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp báo chí • Luôn lưu ý phải viết hay hơn, trình bày đẹp hơn, vì công chúng mà phấn đấu • Luôn nghe theo sự chỉ dẫn của Đảng • Bám sát tình hình thực tiễn, cập nhật thông tin • Không làm lộ bí mật - Từ vài chục cơ quan báo chí những ngay đầu cho tới nay đã có hơn 500 cơ quan báo chí với hơn 700 ấn phẩm, 2 đài phát thanh truyền hình quốc gia, 64 đài truyền hình các tỉnh - Báo chí ngày càng phát triền về mặt nội dung và hình thức, thông tin nhanh, đa chiều, thiết thực chiếm được lòng tin của độc giả - Đội ngũ những người làm báo phát triển nhanh chóng từ 300 người trong kháng chiến chống Pháp lên đến hơn 10.000 người (1986) - Các cán bộ báo chí ngày càng trưởng thành, phong cách làm báo hiện đại, trung thực bám sát chị đạo của Đảng, nhiều nhà báo nhận được nhiều giải thưởng và có ảnh hưởng trên quốc tế như: Xuân Thủy, Le Đức Thọ, 20 - Đầu tư cho báo chí về công cụ tác nghiệp, chính sách,…và đặc biệt là luật báo chí bảo vệ những người làm báo góp phần làm báo chí ngày càng chính quy hiện đại hơn 2, Hạn Chế - Điều kiện để những người làm báo làm việc còn khó khăn thiếu thốn và nguy hiểm mặc dù đây là đặc thù của công việc nhưng việc thiếu thốn các thiết bị, thông tin ít,… sẽ làm hiệu quả tác nghiệp giảm sút - Trong chiến tranh nhiều nhà báo bị địch bắt, tù đày sát hại hoặc một số nhà báo thiếu bản lĩnh chính trị đã làm lộ bí mật của Đảng - Điều kiện vật chất thiếu , tin tức bị chậm trễ, không kịp thời, phương tiện đưa và nhận tin không có - Thường xuyên bị khủng bố, khám xét, tịch thu báo và tài sản - Đài phát thanh và truyền hình ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng nhưng số lượng kênh còn ít, người xem không có sự lựa chọn và chất lượng cũng kém như: nhiễu sóng, màn hình đen trắng, âm thanh không rõ,… - Chỉ đạo của chính các cơ quan báo chí cũng gặp khó khăn do thiếu thiết bị thông tin liên lạc nên thông tin đến với quần chúng chậm hơn - Những dòng báo chí đối lập (1954-1975) làm cho nền báo chí Cách mạng bị ảnh hưởng 21 CHƯƠNG 2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI 1 Thời đại của báo điện tử và truyền thông online - Thế kỷ 19, với sự phổ biến của máy in và sự phát triển giao thông, làm chi phí in ấn và phát hành rẻ đi, đưa đến sự thống trị của loại hình báo in; - Thế kỷ 20, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ phát thanh, truyền hình đưa đến sự lên ngôi của Radio và TV; - Bước sang thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet (máy tính, điện thoại…), dẫn đến sự bùng nổ của loại hình báo điện tử và các phương tiện truyền thông trực tuyến (online)  Internet đang góp phần vẽ lại bản đồ báo chí, truyền thông hiện đại bởi tiện ích tích hợp được cả 3 yếu tố xem/ nghe/ đọc của 3loại hình báo chí báo in/phát thanh/truyền hình Báo điện tử nhanh chóng phát triển và thu hút được lượng độc giả lớn, làm thay đổi thói quen tiếp cận thông tin, thay vì đọc báo và nghe rađiô, độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ hình thành thói quen lướt web, đọc báo điện tử hàng ngày với chi phí rẻ hơn, thông tin nhanh nhạy, kịp thời; 2 Sự thay đổi văn hóa truyền thông: Từ độc giả thụ động đến độc giả chủ động - Báo in, phát thanh và truyền hình là những phương tiện truyền thông một chiều, trong đó độc giả phải đóng vai trò người tiêu dùng thụ động trong tiếp nhận thông tin Nếu muốn tương tác, phản hồi thì cũng chậm hơn do sự hạn chế về hạ tầng công nghệ của các phương tiện truyền thông này; - Mặt bằng dân trí ngày càng cao, nhu cầu tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin của độc giả biến đổi đa dạng: 22 + Độc giả không muốn là người thụ động tiếp nhận thông tin một chiều nữa, mà luôn có nhu cầu tương tác, phản hồi thông tin từ báo chí; độc giả cũng đóng góp vai trò là người sản xuất và phổ biến thông tin, do đó, các phương tiện truyền thông điện tử trở thành sự lựa chọn ưu tiên bởi khả năng phản hồi thông tin tức thời Với các phương tiện cá nhân như máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại tích hợp chức năng chụp ảnh, ghi âm, internet, các tiện ích khác như e-mail, chat, blog cá nhân… mỗi cá nhân đều có thể trở thành một người sản xuất tin và tham gia tích cực vào hoạt động truyền thông; + Với báo điện tử, độc giả có khả năng thoải mái lựa chọn thông tin theo nhu cầu của mình một cách nhanh chóng và với chi phí rất rẻ; 3 Cuộc đua giành thị phần và giai đoạn cải tổ của các phương tiện truyền thông - Với tốc độ phát triển vũ bão của truyền thông đa phương tiện trên internet, với tác động sâu sắc của khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, việc thu hút độc giả, thu hút quảng cáo, tiết giảm chi phí sản xuất đang trở thành động lực thúc đẩy các phương tiện truyền thông bước vào cuộc đua truyền thông, dẫn đến sự cải tổ tất yếu với các xu hướng đang diễn ra như sau: + Báo in: để giành lại độc giả, buộc các tờ báo in truyền thống phải cải tổ quy trình sản xuất tin tức và xuất bản, buộc phải sử dụng hạ tầng công nghệ internet để cạnh tranh bằng việc hình thành các trang điện tử, mở rộng độc giả, thu hút độc giả bằng sản xuất tin bài chuyên sâu; + Phát thanh: đầu tư sản xuất các chương trình, chuyên mục hướng vào thị hiếu và nhu cầu của các đối tượng thính giả khác nhau (VD: các chương trình âm nhạc, giải trí, tư vấn giành cho khán giả trẻ, cho người sử dụng xe hơi…) + Truyền hình: tích cực đưa các video clip các chương trình đã sản xuất lên internet để thu hút người xem, đồng thời phát trỉên mạnh lĩnh vực truyền hình cáp để đáp ứng thị hiếu của người xem và phát huy thế mạnh của truyền hình; 4, Nhà Báo Nghị Trường 23 Quốc hội giờ giải lao Có một nhóm phóng viên vây quanh Bộ trưởng Bộ Giao thông Hồ Nghĩa Dũng Rồi ngày mai, sẽ có những bài báo nhang nhác nhau… Sau giải lao, phòng báo chí – nơi giành cho các nhà báo ngồi theo dõi để tường thuật vắng hoe Hôm nay không phải là một ngoại lệ Từ khi Văn phòng QH có sáng kiến đăng tải nguyên văn những ý kiến phát biểu tại Hội trường QH và đưa lên mạng nội bộ để phóng viên có thể lấy về lược thuật lại thì hầu như hiếm có nhà báo nào theo dõi từ đầu đến cuối một buổi họp Thế nhưng, buổi chiều hoặc ngày mai, trên các mặt báo vẫn sẽ có những buổi tường thuật đầy đủ Nhưng tất nhiên, không đầu tư thời gian nghe để hiểu những vấn đề đang thảo luận và cảm nhận được không khí ở nghị trường, những bài tường thuật đa số kém hẳn sự sinh động và sâu sắc Đó là chưa nói đến chuyện nhiều nhà báo không hề đọc dự thảo luật trước khi tường thuật buổi thảo luận mà chỉ trích dẫn ý kiến của đại biểu theo bản “rải băng” của Văn phòng QH Tóm lại, thời gian đầu tư ít, những bài báo cũng nhạt hẳn Không nhiều bài báo hay, sự quan tâm của công chúng dành cho nghị trường cũng vơi đi Hôm nay, cũng trong hành lang QH, tôi gặp một nhà báo có thâm niên gần 20 năm chuyên về theo dõi nghị trường Anh ta có khả năng nghe một đại biểu QH, một chính khách nói chuyện nhiều tiếng đồng hồ liên tục về một vấn đề Để có một bài phỏng vấn lên báo, anh ta gặp phải gặp riêng nhân vật chứ không chen vai phỏng vấn tập thể trong hành lang QH và chuẩn bị kiến thức nền khá sâu về vấn đề mình định hỏi Vì thế, nên những bài viết của nhà báo này sâu sắc và hấp dẫn Và trong những kỳ trước, nhiều quan chức và ĐB ra hành lang QH đều thích thể trò chuyện lâu với anh về một vấn đề chuyên môn hoặc thời sự của nghị trường Nhiều người gọi anh là “nhà báo nghị trường chuyên nghiệp” Tiếc là người như anh quá hiếm hoi của “làng” báo nghị trường kỳ này Tiếc là nhiều ĐB mới đều …tránh báo chí để khỏi rắc rối nên đa phần ít ai biết anh, trừ một số Bộ trưởng 5, Toàn Cầu Hóa 24 Nằm trong vòng quay của thông tin và công nghẹ ngày càng phát triển tới mức chóng mặt Xu thế toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng lớn tới Việt Nam Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX toàn cầu hóa nổi lên và không ngừng nghỉ Trong báo chí Việt Nam toàn cầu hóa thể hiện ở: - Toàn cầu hóa thông tin - Xây dựng các cơ quan báo chí ở nước ngoài, các tờ báo giành cho việt kiều - Đưa phóng vên sang nước ngoài thường chứ, thu thập tin tức và gửi về nước - Liên kết hợp tác với các công ti báo chí, các trường đào tạo báo chí của nước ngoài - Đưa sinh viên du học 25 ... Niên đời 21/6/1925 Nguyễn Ái Quốc sáng lập Chương Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam Những Thành Tựu Và Hạn Chế I, Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam 1, Sự. .. làm báo thời bìnhXin sâu khai thác khía cạnh đời phát triển báo chí Cách mạng Việt Nam, hạn chế, thành tựu xu hướng phát triển báo chí Việt Nam đại Một số thơng tin thu thập báo chí Việt Nam. .. lúc bàn đạp giúp cho báo chí mới, báo chí Cách Mạng có điều kiện mang ánh sáng tư tưởng nghĩa Mác đến với Việt Nam Đông Dương b, Sự đời báo chí Cách Mạng Việt Nam Chi? ??n tranh giới thứ kết thúc,

Ngày đăng: 07/06/2020, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w