1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học đường lối trị nước của phái pháp gia vận dụng tư tưởng trị nước của pháp gia vào việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

22 692 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 119 KB

Nội dung

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHÁI PHÁP GIA Phái pháp gia có nhiều nhà tư tưởng, nhiều trường phái khác nhau như phái trọng pháp có Quản Trọng, Thương Ưởng; phái trọng thuật: Thân Bất Hại và phái trọng thế là Thận Đáo. Hàn Phi Tử là người tổng kết và phát triển tư tưởng của những nhà Pháp gia tiền bối, hoàn chỉnh học thuyết này. Để nắm được những tư tưởng chính trị phái pháp gia, việc đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu những tư tưởng của những Pháp gia tiền bối.1.1. Các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu phái Pháp gia1.1.1. Quản Trọng (thế kỷ VI TCN) Ông là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Tư tưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 4 điểm chủ yếu sau: Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường. Hai là, muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, công, thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: Tội nặng thì chuộc bằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cái qui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thì tha hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bắt nộp mỗi bên một bó tên rồi xử hòa. Hai là, chủ trương phép trị nước phải đề cao Luật, hình, lệnh, chính. Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải. Ba là, trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm... trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, vào cuối thời chiến quốc, quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ cùng với sự phân hoá giai cấp ngày càng

sâu sắc, đã cho ra đời một tầng lớp mới là địa chủ và thương nhân, họ là lực

lượng nắm giữ, chi phối nền kinh tế đất nước Nhưng quyền lực chính trị đangtrong tay tầng lớp quý tộc cũ và đang trở thành vật cản của phát triển xã hội.Pháp gia ra đời đã đáp ứng được yêu cầu trên Tư tưởng pháp gia được áp dụngthành công và đưa nước Tần trở thành bá chủ thống nhất Trung Quốc vào năm

221 trước Công nguyên

Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển bởi cácnhà tư tưởng như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng vàđược hoàn thiện bởi đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử Nội dung cơ bản của tưtưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hàkhắc để trị nước Qua việc sử dụng "Pháp", "Thuật" và "Thế" trong đường lốipháp trị có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và pháttriển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉnổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ýnghĩa đến tận ngày nay Để hiểu một cách tương đối có hệ thống về đường lốitrị nước của phái Pháp gia chúng ta cần phải tìm hiểu tư tưởng cơ bản của cácnhà pháp trị đã nêu trên cũng như những những luận chứng khá thuyết phục về

sự cần thiết của đường lối Pháp trị

Với tiểu luận học phần chính trị học nâng cao, học viên mạnh dạn tựnghiên cứu, tìm hiểu cho chính bản thân mình và có thể chia sẻ một phần kiếnthức cho những học viên, đồng nghiệp muốn tìm hiểu về đường lối trị nướccủa phái Pháp gia Đồng thời vận dụng tư tưởng trị nước của pháp gia vào việcxây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiệnnay./

Trang 2

1.1 Các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu phái Pháp gia

1.1.1 Quản Trọng (thế kỷ VI TCN)

Ông là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài

chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phươngcách trị nước Tư tưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản

Tử, bao gồm 4 điểm chủ yếu sau:

Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường Hai là,

muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, công, thươngnghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: Tội nặng thì chuộcbằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cáiqui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thìtha hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bắtnộp mỗi bên một bó tên rồi xử hòa

Hai là, chủ trương phép trị nước phải đề cao "Luật, hình, lệnh, chính".

Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc màlàm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa chodân theo đường ngay lẽ phải

Ba là, trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa,

liêm trong phép trị nước Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy

tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia

Trang 3

1.1.2 Thân Bất Hại (401-337 TCN), Ông là người nước Trịnh chuyên

học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc Thân Bất Hại đưa ra chủtrương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật" trong phép trị nước.Thân Bất Hại cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua khôngđược lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít,yêu hay ghét mình bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối vàlừa gạt nhà vua

1.1.3 Thận Đáo (370-290 TCN), Ông là người nước Triệu và chịu

ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trịông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật Thận Đáo cho rằng Phápluật phải khách quan như vật "vô vi" và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan,riêng tư của người cầm quyền Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ

mà sau này Hàn Phi Tử đã tiếp thu và hoàn thiện Trong phép trị nước, đặcbiệt Thận Đáo đề cao vai trò của "Thế" Ông cho rằng: Người hiền mà chịukhuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà phục đượcngười hiền vì quyền trọng vị cao Nghiêu hồi còn làm dân thường thìkhông trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên

hạ, do đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, tríkhông đủ cho ta hâm mộ Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sứcgió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ củaquần chúng, do đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng,

mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền

1.1.4 Thương Ưởng: Ông đã hai lần giúp vua Tần cải cách pháp luật

hành chính và kinh tế làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh Trong phép trịnước Thương Ưởng đề cao "pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùnghình phạt để trừ bỏ hình phạm) Theo ông pháp luật phải nghiêm và ban bốcho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt vàphạt cho thật nặng Trong chính sách thực tiễn, Thương Ưởng chủ trương:

Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy,nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có công, phạt người phạm tội Đối với quý

Trang 4

tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm người thường dân Ông cũng làngười đã thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một thứ thuế thống nhất, dụng

cụ đo lường thống nhất nhờ đó chỉ sau một thời gian ngắn, nước Tần đãmạnh hẳn lên và lần lượt thôn tính được nhiều nước khác Với nội dung vàmục đích như trên "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân địnhdanh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đềuqui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốccủa thiên hạ

1.2 Hàn Phi Tử (khoảng 280 – 233 TCN) kế thừa và phát triển xuất sắc tư tưởng Pháp gia trở thành một Học thuyết tư tưởng chính trị hoàn chỉnh: Ông là triết gia thời cuối Chiến Quốc, là người tập đại thành tư tưởng

Pháp gia Xuất thân từ giới quý tộc, là công tử (con vua) nước Hàn, đã nhiềulần dâng kế sách trị nước lên vua Hàn, nhưng không được vua Hàn trọng dụng.Sau chạy sang nước Tần và bị Lý Tư ép phải tự tử trong ngục

Theo ông, then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựavào pháp luật Có pháp luật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát vàđúng đắn thì xã hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xâydựng đất nước giàu mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc HànPhi Tử đã đề xuất tư tưởng “trị nước bằng luật pháp” (dĩ pháp trị quốc), chủtrương “luật pháp không phân biệt sang hèn” (pháp bất a quý), “hình phạtkhông kiêng dè bậc đại thần, tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” (hìnhquá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu) Ông hết sức coi trọng tác dụngcủa pháp luật và chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong

đó lấy “pháp” làm hạt nhân, kết hợp chặt chẽ “pháp”, “thuật” với “thế” HànPhi hiểu rất rõ và sâu sắc về pháp luật, coi pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõràng ở nơi cửa công, hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng cho những

kẻ cẩn thận giữ pháp luật, nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh Đây là một tưtưởng hết sức tiến bộ so với đương thời, nội dung chủ yếu của “pháp” có thểquy về hai khái niệm chủ yếu là “thưởng” và “phạt”

Trang 5

Hàn Phi cho rằng, xây dựng pháp luật (lập pháp) cần phải xét đến cácnguyên tắc sau: Tính tư lợi; Hợp với thời thế; Ổn định, thống nhất; Phù hợpvới tình người, dễ biết dễ làm; Đơn giản mà đầy đủ; Thưởng hậu phạt nặng.Đối với việc chấp pháp, nguyên tắc của Hàn Phi Tử là tăng cường giáo dụcpháp chế, tức là “dĩ pháp vi giáo”; Mọi người, đều bình đẳng trước pháp luật,tức “pháp bất a quý”, “hình bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu” Đếnbản thân bậc quân chủ – nhà vua cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật: Kẻlàm vua chúa là kẻ phải giữ pháp luật, căn cứ vào kết quả mà xét để lập cônglao; Nếu nhà vua biết bỏ điều riêng tư, làm theo phép công thì chẳng nhữngdân sẽ được yên, mà nước cũng được trị Nếu xét theo ý nghĩa của những luậnđiểm này thì có thể thấy rằng, mặc dù Hàn Phi chủ trương quân quyền thầnthánh không thể xâm phạm, song hình thái quân quyền này vẫn bị chế ước bởipháp quyền; Nghiêm khắc cẩn thận, “tín thưởng tất phạt”, không được tùy ýthưởng cho người không có công, vô cớ sát hại người vô tội; Dùng sức mạnhđạo đức hỗ trợ cho việc thi hành pháp luật.

Hàn Phi Tử chủ trương dùng pháp trị, song cũng rất chú trọng đến

“thuật” cai trị của người làm vua, để kiểm tra, giám sát bầy tôi, bởi vì “bầy tôiđối với nhà vua không phải có tình thân cốt nhục, chỉ vì bị tình thế buộc khôngthể không thờ” Nhà vua dựa vào pháp trị để làm cho đất nước giàu mạnh,song nếu “không có cái thuật để biết kẻ gian thì chỉ lấy cái giàu mạnh của nước

mà làm giàu có cho các quan đại thần mà thôi” Do vậy, nhà vua phải có

“thuật” để dùng người Đối với Hàn Phi Tử, “thuật” chính là một loạt cácphương pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi cử, thưởng phạt của nhà vua Trong

đó, phép hình danh là một thuật không thể thiếu được của bậc quân chủ Vớicách nhìn như vậy thì “pháp” và “thuật” gắn bó chặt chẽ với nhau: “Nhà vuakhông có thuật trị nước thì ở trên bị che đậy; bầy tôi mà không có pháp luật thìcái loạn sinh ra ở dưới Hai cái không thể thiếu cái nào, đó đều là những công

cụ của bậc đế vương”

Ngoài “pháp” và “thuật”, Hàn Phi Tử đặc biệt coi trọng “thế” “Thế”còn được gọi là “quyền thế”, “uy thế”, “thế trọng”, là uy thế, quyền thế của

Trang 6

người cầm quyền (nhà vua), tuân thủ theo nguyên tắc tập trung, không đượcchia sẻ, không được để rơi vào tay người khác Nó chỉ một sức mạnh quyền uytuyệt đối, cũng chính là quyền thống trị tối cao của ông vua, bao gồm quyền sửdụng người, quyền thưởng phạt, v.v Hàn Phi Tử cho rằng, chỉ khi nào nắmquyền thống trị trong tay, thì một người nào đấy mới là kẻ thống trị, mới có thểcai trị dân chúng: Cái thế là cơ sở để thắng đám đông (Thế giả, thắng chúngchi tư dã) Để yên ổn trị nước, bậc quân chủ tất phải nắm giữ quyền thế Ôngquan niệm rất rõ ràng những điểm trọng yếu về thế: Vua không được cho bề tôimượn quyền thế; Vua không được dùng chung quyền thế với bề tôi; Cần sửdụng thuật thưởng phạt để củng cố quyền thế; Vua phải duy trì địa vị độc tôncủa mình, không được để bề tôi quá quý hiển, đề phòng đại thần tiếm quyền.

Vì vậy, nếu chỉ xét về bản thân vị vua, thì “thế” là cái cốt lõi nhất, quan trọngnhất, còn “pháp” và “thuật” chỉ là công cụ Sử dụng “pháp”, “thuật”, “thế” cốtyếu là để tăng cường sức mạnh của tập quyền quân chủ, tạo nên bối cảnh chínhtrị “việc tuy ở bốn phương song then chốt ở tại trung ương, thánh nhân nắmgiữ cái chủ yếu, bốn phương đến phục dịch” (sự tại tứ phương, yếu tại trungương, thánh nhân chấp yếu, tứ phương lai hiệu); từ đó, góp phần tạo ra một xuthế lịch sử cho việc xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền phong kiếnthống nhất

Hàn Phi Tử cho rằng "Pháp", "Thuật", "Thế" cần phải kết hợp làm một,trong đó "Pháp" là trung tâm, "Thuật và "Thế" là những điều kiện tất yếu trongviệc thi hành pháp luật Pháp luật phải vì lẽ phải và phải phục vụ lợi ích chung

"việc phạt tội không loại trừ bậc đại thần, việc thưởng công không bỏ sót công

kẻ thất phu" (hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu)

Hàn Phi Tử phê phán mạnh mẽ lý thuyết chính trị của Nho gia, ông chorằng cách cai trị dựa trên nhân đức của nhà cầm quyền dưới các tên gọi như

“nhân trị”, đức trị” hay “lễ trị”, lý tưởng chính trị Nghiêu, Thuấn là trái vớithực tế và nếu áp dụng quan niệm đó sẽ làm hỏng pháp độ, dẫn đến loạn đấtnước

Trang 7

Ngoài các nội dung "Pháp", "Thuật", "Thế" đã nêu ở trên, tư tưởngPháp gia còn hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đèbẹp và thôn tính các nước khác Pháp gia cũng rất chú trọng phát triển nôngnghiệp, tích trữ lương thực và của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ

Tư tưởng pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởng TrungQuốc cổ đại với Quản Trọng là người khởi xướng Sự nghiệp thống nhất vàphát triển đất nước của Trung Quốc lúc bấy giờ đòi hỏi tư tưởng pháp trị phảiphát triển lên một trình độ mới trong đó tư tưởng về "Pháp", "Thuật", "Thế"vừa được phát triển hoàn thiện vừa thống nhất với nhau trong một học thuyếtduy nhất Hàn Phi Tử đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử đó Tư tưởngchủ đạo của pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng

và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân baonhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ" được Học thuyết chính trị của Pháp gia

đã được vương quốc Tần ra sức vận dụng và kết cục đã đưa nước Tần đếnthành công trong việc kết thúc cục diện phân tán cát cứ, thống nhất được đấtnước Trung Hoa sau những năm dài chiến tranh khốc liệt

Như vậy, những tư tưởng về pháp trị của pháp gia đã có những đónggóp to lớn cho sự phát triển của tư tưởng Trung Quốc cổ đại và nhất là cho sựnghiệp thống nhất đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ Cần phải khẳng định rằngtrong bối cảnh xã hội Trung Hoa cuối thời Chiến quốc, tư tưởng chính trị củapháp gia mà tiêu biểu nhất là Hàn Phi Tử, bảo vệ cho lập trường, lợi ích củagiai cấp địa chủ mới, có nhiều yếu tố tích cực đáp ứng được yêu cầu phát triểncủa lịch sử, đã khai thông các bế tắc xã hội, tạo điều kiện cho lực lượng sảnxuất phát triển

2- XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀNXHCN VIỆT NAM

Tư tưởng chính trị phái Pháp gia vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thểvận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa (XHCN) ởnước ta hiện nay Đó là quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chếXHCN, xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước

Trang 8

Việt Nam XHCN, đảm bảo mọi quyền lực chính trị thuộc về nhân dân laođộng Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vìdân, trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao mọi lĩnh vựckinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại của đất nước luôn làmối quan tâm, là nhiệm vụ hàng đầu của Ðảng và nhân dân ta.

2.1 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân (Gọi tắt là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN).

Tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh không trực tiếp dùng thuật ngữ nhà nước

pháp quyền XHCN, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN, theo Người là nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, dựavào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Trong bản Hiếnpháp đầu tiên của nước ta (1946) do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh soạnthảo, ngay từ Điều 1 đã khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của toànthể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giaicấp; Người đề nghị Chính phủ lâm thời "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổngtuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu ", để nhân dân tự do lựa chọn nhữngngười có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Đó là Nhà nước thựchiện chức năng chuyên chính vô sản nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xâydựng thành công CNXH ở Việt Nam Nhà nước pháp quyền XHCN phải làmột nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp vàpháp luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân Từ năm 1919, tạiđiều 7 trong 8 Yêu sách của nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã viết:

“Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” Ngay từ những năm

1922, trong bài "Việt Nam yêu cầu ca" có 8 điều thì có một điều (Điều 7)Người viết:

“Bảy xin hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

Theo Người: Pháp luật là phép của dân, dùng để ngăn cản những hànhđộng có hại cho dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân Chủ tịch

Trang 9

Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương đề cao việc quản lý nhà nước bằng công cụpháp luật Trước khi có Hiến pháp, Người cho rằng, một xã hội không thể sốngmột ngày không có pháp luật, cho nên Người đã ký Sắc lệnh giữ lại mọi luật lệcủa chế độ cũ, chỉ trừ những điều luật trái với nền độc lập, tự do Đồng thời,Người ký một loạt Sắc lệnh cấp bách: Sắc lệnh bảo đảm tự do cá nhân, Sắclệnh bãi bỏ thuế thân, Sắc lệnh tổ chức Tòa án độc lập với hành chính Đó lànền tảng trước mắt và lâu dài cho một nhà nước pháp quyền Tư tưởng phápquyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong hoạt động của Chính phủ, củacác cấp chính quyền, của các tổ chức, Người đòi hỏi tất cả mọi tổ chức và cánhân phải chấp hành pháp luật, không ai được đứng trên, đứng ngoài pháp luật.Trong điều kiện có chính quyền người đặc biệt quan tâm, nhắc nhở đội ngũ cán

bộ công chức: Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đụckhoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư" Thực chất những căn bệnh đó

là vi phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động, là độc tố phản văn hóa đingược lại bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân Nội dung quan trọngcủa Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực nhà nước là ởnhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân là củanhà nước; Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức

và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật chophép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm Một mặt,pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân, mặt khác phápluật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định, trong đó không chỉ mỗi côngdân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chínhquyền cũng phải tôn trọng pháp luật Hai mặt dân chủ và pháp luật trong nhànước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bảnchất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại; Chủ tịch Hồ Chí Minhchỉ rõ: Nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân nhưng nghiêmcấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để để xâm phạm đến lợi ích của Nhànước, của nhân dân Những tư tưởng của Người về xây dựng nhà nước pháp

Trang 10

quyền XHCN mang giá trị trường tồn soi sáng chúng ta trong tiến trình xâydựng nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam

2.1 Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Nhận thức quan điểm về nhà nước pháp quyền XHCN là một trong haiđóng góp lớn về lý luận của Đảng ta trong quá trình đổi mới tư duy lý luận vềchủ nghĩa xã hội Đây cũng là một kết quả của quá trình đấu tranh giữa nhậnthức mới và nhận thức cũ Trước đổi mới, Đảng ta chưa dùng khái niệm nhànước pháp quyền, mà dùng khái niệm kiểu nhà nước, nhà nước chuyên chính

vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, tư tưởng về nhà nước phápquyền vẫn được thể hiện Đó là, nhà nước - công cụ thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân Cụm từ “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiênđược sử dụng tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (11- 1991) Đến Hội nghịgiữa nhiệm kỳ, khóa VII (Tháng 1/1994) Đảng ta chính thức dùng khái niệm

"nhà nước pháp quyền XHCN" Những nội dung đặc trưng của nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam từng bước được làm rõ và khẳng định Những đặctrưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xác định ởnhững nội dung chủ yếu sau: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân trong đó nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc với nòng cốt là liênminh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức; Nhà nước hợphiến, quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục,nâng cao đạo đức và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Nhà nước được

tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; Nhà nước do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo

Trong quá trình nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò của pháp luật,Đảng ta đã sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền” và từng bước xác định

rõ ràng, cụ thể những yêu cầu, đặc trưng phù hợp với các đặc điểm về chínhtrị, kinh tế, văn hóa và xã hội của nước ta, nhất là những đặc điểm đó được đặt

Trang 11

trong bối cảnh của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ chỗ sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: “Nhà nước cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam”; “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”; “Nhà nước phápquyền Việt Nam”; “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; “Nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân” đến nay, trong các văn kiện chính thức củaĐảng đã thống nhất sử dụng khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam”

Quá trình hình thành quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhànước pháp quyền XHCN cũng chính là quá trình nhận thức và vận dụng chủnghĩa Mác - Lênin nói chung, học thuyết Mác - Lênin về nhà nước nói riêngcho phù hợp với đặc điểm cụ thể và định hướng phát triển của xã hội ViệtNam Có thể khẳng định, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

về nhà nước được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng ngày càngnhuần nhuyễn, sáng tạo và hiệu quả trong quá trình xây dựng và hoàn thiệnnhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Ðảng, việc xây dựng nhànước pháp quyền XHCN đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức

bộ máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động củaNhà nước được đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước, giảmbớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, hiệu lực, hiệuquả quản lý của Nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầucủa công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Công tác xây dựng pháp luật được tăng cường, hoạt động của Quốc hộitrong lĩnh vực giám sát tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chínhsách của Ðảng và Nhà nước được đẩy mạnh, chất lượng được nâng cao hơn

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ từng bước được sắp xếp, điều chỉnhtheo hướng tinh gọn; các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập với

Ngày đăng: 02/06/2016, 12:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w