1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca thái

115 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tuy vậy nội dung nghiên cứu ngôn ngữ Thái thường chiếm một phần rất nhỏ trong cả công trình nghiên cứu, bên cạnh các nội dung khác như về phong tục, tập quán, văn học, lễ hội, âm nhạc, h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thanh Hoa

SƠN LA, NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn nghiên cứu khoa học của TS Bùi Thanh Hoa Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Học viên

Cầm Thúy Nga

Trang 4

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn TS Bùi Thanh Hoa, người thầy đã tận tâm

hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành luận văn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy

và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại trường

Tác giả luận văn xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, động viên… của gia đình, người thân, bạn bè trong suốt thời gian học tập

Sơn La, tháng 10 năm 2015

Người thực hiện

Cầm Thuý Nga

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

2.1 Đối tượng nghiên cứu 3

2.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3 Lịch sử vấn đề 3

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

4.1 Tư liệu nghiên cứu 5

4.2 Phương pháp nghiên cứu 5

4.2.1 Phương pháp thống kê, phân loại 5

4.2.2 Phương pháp miêu tả 6

4.2.3 Phương pháp so sánh và hệ thống hoá 6

4.2.4 Phương pháp phân tích ngữ cảnh 6

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5.1 Mục đích nghiên cứu 6

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

6 Những đóng góp của luận văn 7

6.1 Về mặt lí luận 7

6.2 Về mặt thực tiễn 7

7 Bố cục của luận văn 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8

1.1 Lí thuyết về trường nghĩa 8

1.1.1 Khái niệm trường nghĩa 8

1.1.1.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới 8

Trang 6

1.1.2 Tiêu chí xác lập trường nghĩa 10

1.1.3 Các loại trường nghĩa 13

1.1.3.1 Trường nghĩa biểu vật 13

1.1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm 14

1.1.3.3 Trường nghĩa tuyến tính 15

1.1.3.4 Trường nghĩa liên tưởng 15

1.1.4 Hiện tượng chuyển trường 16

1.1.5 Biến thể trong trường 18

1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 19

1.3 Khái quát về dân tộc Thái vùng Tây Bắc 20

1.3.1 Tổng quan về người Thái vùng Tây Bắc 20

1.3.2 Một vài nét về đặc trưng văn hoá dân tộc Thái vùng Tây Bắc 23

1.3.3 Một vài nét về ngôn ngữ dân tộc Thái vùng Tây Bắc 28

1.4 Khái quát về thành ngữ, tục ngữ, dân ca Thái vùng Tây Bắc 33

1.4.1 Thành ngữ, tục ngữ Thái 33

1.4.2 Dân ca Thái 34

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2 XÁC LẬP TRƯỜNG NGHĨA NƯỚC TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ DÂN CA THÁI 36

2.1 Tiêu chí xác lập trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái 36

2.1.1 Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, nước được thể hiện với các nghĩa theo 3 từ đồng âm như sau: 36

2.1.2 Theo Từ điển Thái – Việt của Hoàng Trần Nghịch – Tòng Kim Ân (1991), NXB Khoa học – Xã hội, nặm được hiểu như sau: 37

2.2 Xác lập các tiểu trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái 38

Trang 7

2.2.1 Tiểu trường 1: Hằng thể và các biến thể của nước 38

2.2.2 Tiểu trường 2: Không gian tồn tại của nặm 41

2.2.2.1 Tiểu trường bậc 2: Không gian tồn tại của nặm qua hệ thống các nguồn nước tự nhiên 41

2.2.2.2 Tiểu trường bậc 2: Không gian tồn tại của nặm thông qua hệ thống thuỷ lợi, đồ dùng nhân tạo do con người tạo ra 46

2.2.3 Tiểu trường 3: Dạng thức tồn tại của nặm 54

2.2.4 Tiểu trường 4: Trạng thái vận động của nặm 56

2.2.5 Tiểu trường 5: Đặc điểm, tính chất của nặm 62

2.2.6 Tiểu trường 6: Các cảm giác, hành động của con người đối với nặm 65 2.3 Hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái 73

2.3.1 Hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường nghĩa nước trong tiếng Việt 73

2.3.2 Hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái 74

2.3.2.1 Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động chỉ sức mạnh 75

2.3.2.2 Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động chỉ phẩm chất con người 76

2.3.2.3 Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động nói năng 76

2.3.2.4 Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động chỉ thời gian 77

Tiểu kết chương 2 77

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TRƯỜNG NGHĨA NƯỚC TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ DÂN CA THÁI 79

Trang 8

3.1.1 Giá trị biểu trưng của nước trong văn hóa nhân loại 79

3.1.2 Cơ sở xác định giá trị biểu trưng 81

3.2 Giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca dân tộc Thái 82

3.2.1 Nước là cội nguồn sự sống, tái sinh và sức mạnh 85

3.2.2 Nước là phương tiện tẩy rửa và thanh lọc 88

3.2.3 Nước là sự may mắn, tinh khiết 90

3.2.4 Nước có linh hồn và mang tính chất linh thiêng 94

Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ không gian tồn

tại của nặm (nước) qua hệ thống các nguồn nước tự nhiên 45

2.2 Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ không gian tồn

tại của nặm (nước) qua hệ thống thuỷ lợi, đồ dùng nhân tạo do con người tạo

ra 53 2.3 Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ dạng thức tồn

tại của nặm (nước) 56

2.4 Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ trạng thái vận

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác như tiếng Tày, tiếng Mường, tiếng Khơ Me… từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học Tuy nhiên, nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc Thái vùng Tây Bắc vẫn còn

là một lĩnh vực khá là mới mẻ đối với giới nghiên cứu về ngôn ngữ học và đối với những ai đang yêu quý, quan tâm nghiên cứu về tiếng Thái Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm, chú trọng và có nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội… đối với vùng Tây Bắc như chính sách đào tạo cán bộ con em người dân tộc thiểu số; chính sách bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc; chính sách ngôn ngữ Tuy vậy nội dung nghiên cứu ngôn ngữ Thái thường chiếm một phần rất nhỏ trong cả công trình nghiên cứu, bên cạnh các nội dung khác như về phong tục, tập quán, văn học, lễ hội, âm nhạc, hội hoạ… Hoặc các công trình, bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những kết luận chung chung, khái quát về ngôn ngữ Thái mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cặn kẽ về tiếng Thái trên tất cả các mặt như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng…

Đặc biệt tìm hiểu về trường nghĩa trong tiếng Thái, cụ thể tìm hiểu về

trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái đang còn là một nội dung hết sức mới mẻ Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người, nước vẫn là chính nó nhưng đối với mỗi

dân tộc lại để lại dấu ấn, mầu sắc và mang ý nghĩa khác nhau Do nhiều lí do

khác nhau, nước và những thực thể có liên quan đến sông nước có một ý

nghĩa khá quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Thái từ nhiều đời nay Là những cư dân nông nghiệp, hơn thế nữa lại là những cư dân

có truyền thống định cư nhiều năm ven những dòng sông, con suối, người

Trang 11

Thái rất coi trọng nước Một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên khi chọn đất dựng bản lập của người Thái là phải có hoặc gần nguồn nước Người

Thái có câu:

Xả khửn toi phãy

Tãy kìn toi nặm

(Xá lên theo lửa

Thái ăn theo nước)

Xưa nay, bản của người Thái dù ở đâu trong các thung lũng lòng chảo hay trải dài theo các sườn đồi, nhưng bao giờ nơi cư trú của họ cũng đều gắn

với khe suối, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc đắp mương phai để dẫn

thủy nhập điền và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Nước chẳng những là tiêu chí

để chọn nơi cư trú, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc khai khẩn đồng ruộng, tạo điều kiện cho sự hình thành các đơn vị cư dân đông đúc Những mường lớn xưa kia của người Thái ở Tây Bắc đều được hình thành trên cơ sở của các cánh đồng rộng lớn như câu tục ngữ:

Xí tông quảng Thành, Tớc, Lõ, Thàn

(Bốn cánh đồng rộng Thanh, Tấc, Lò, Than) Đây đều là những vùng có hệ thống sông suối dày đặc, thuận tiện cho việc làm thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng, nuôi sống một lượng

cư dân đông đúc Tục ngữ Thái có câu:

Mĩ nặm chắng mĩ mường, mĩ mưỡng chắng mĩ tạo

(Có nước mới có mương, có mường mới có tạo)

Ngụ ý của câu tục ngữ này chính là nói lên vai trò và tầm quan trọng của

nước như là yếu tố quan trọng đối với việc hình thành thiết chế xã hội bản

mường của họ Đối với họ, nước không chỉ là một yếu tố giúp cho việc duy trì

sự sống mà nó còn được xem như là yếu tố khởi nguyên cho sự sống của con

Trang 12

nước Họ có rất nhiều lễ hội, phong tục, tập quán và những tri thức dân gian

về nước rất phong phú, độc đáo, giầu tính nhân văn và khoa học Những tri

thức này là những bài học quý báu, nó giúp họ có thể ứng xử hài hòa với tự nhiên, lợi dụng tự nhiên để phục vụ cho đời sống con người Đồng thời nó còn góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc Thái

Trên cơ sở bắt nguồn từ tình cảm yêu mến ngôn ngữ dân tộc mình của một người con dân tộc Thái vùng Tây Bắc, với mong muốn được góp thêm

một tiếng nói về việc hiểu đúng, hiểu một cách đầy đủ về trường nghĩa nước

trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:

Trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung xác lập và phân tích ngữ nghĩa của các trường nghĩa

nước, gồm các từ và các tiểu trường, giá trị biểu trưng của nước xuất hiện

trong các văn bản thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn giới hạn trong các văn bản thành ngữ, tục ngữ (quãm) Thái và dân ca Thái (khắp) vùng Tây Bắc

3 Lịch sử vấn đề

Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị từ không tách biệt rời nhau mà luôn

có những mối quan hệ nhất định cả về hình thức và ý nghĩa, trong đó mối quan hệ về nghĩa là đối tượng nghiên cứu quan trọng bao gồm có nghĩa và các quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng Hệ thống từ vựng được chia thành các trường nghĩa (trường từ vựng – ngữ nghĩa), xác lập nghiên cứu các trường

từ vựng ngữ nghĩa đã tạo điều kiện nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ nói chung

và nghĩa của từ nói riêng, đồng thời giúp cho quá trình lựa chọn, kết hợp từ để tạo lời, phục vụ mục đích giao tiếp được thuận lợi

Trang 13

Lý thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa được đưa ra bởi hai nhà ngôn ngữ học người Đức là J Trier và L.Weisgerber dù trước đó đã có những lý thuyết khẳng định về quan hệ giữa các từ trong cùng một ngôn ngữ Ở Việt Nam,

GS Đỗ Hữu Châu là người sớm nghiên cứu và có nhiều công trình về lý thuyết trường

Năm 1973, GS Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện

tượng đồng nghĩa, trái nghĩa Trong công trình này, GS Đỗ Hữu Châu nêu

các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích các trường từ vựng Năm 1975, GS Đỗ Hữu Châu tiếp tục nghiên cứu từ vựng và trình bày cụ thể về trường Các công trình nghiên cứu của GS Đỗ Hữu Châu

đã cung cấp một hệ thống lý thuyết về trường từ vựng – ngữ nghĩa, theo ông

trường nghĩa tiếng Việt chia thành các loại như sau: trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng dựa trên hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc và quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn)

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt, đặc biệt là trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu các tác phẩm văn học Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như:

Luận án bảo vệ PTS Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người của

Nguyễn Đức Tồn năm 1988 đã nêu ra khái niệm về trường từ vựng ngữ nghĩa khá hoàn chỉnh

Luận án bảo vệ PTS Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi của

động vật của Nguyễn Thuý Khanh vào 1996

Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường thực vật của

Đinh Thị Oanh năm 1999 đã chỉ rõ đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa, sự chuyển nghĩa của các vị từ thuộc trường thực vật

Trang 14

Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Bích Thuý (2011), Trường nghĩa nước

trong ca dao người Việt là một trong những nghiên cứu mới gần đây và khá

cụ thể, phong phú về trường nghĩa nước trong ca dao người Việt

Trên cơ sở kế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu về trường

nghĩa cũng như những công trình nghiên cứu về nước của những người trước

đó, với luận văn “Trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái ” chúng tôi sẽ tiếp cận “nước” trên cơ sở lý thuyết về trường nghĩa như

những bước đi đầu tiên đầy tính thử thách

Trong Luận văn này tập trung tìm hiểu lý thuyết về trường nghĩa, trường

nghĩa về nước, thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái Với xu hướng lấy trường nghĩa tiếp cận ngôn ngữ dân tộc Thái, việc tìm hiểu trường nghĩa nước xuất

hiện trong các văn bản thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái vùng Tây Bắc chúng tôi nghĩ đó là một việc làm hữu ích và cấp thiết khi tìm hiểu về văn hoá, ngôn ngữ dân tộc Thái

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát 3433

lời thành ngữ, tục ngữ và dân ca ở trong 06 (sáu) công trình chủ yếu sau: Lời

có vần cha ông truyền lại của Hoàng Trần Nghịch sưu tầm và tuyển dịch; Lời răn người của Hoàng Trần Nghịch sưu tầm và tuyển dịch; Dân ca Thái của

Tô Ngọc Thanh sưu tầm, ghi âm, dịch lời; Num num tẩu tẩu (Đứa trẻ và bài

ca) của Lò Vũ Vân, Lò Văn Cậy sưu tầm, soạn, dịch; Đồng dao Thái Tây Bắc

của Tô Ngọc Thanh sưu tầm và dịch; Quãm chiễn lãng (tục ngữ, thành ngữ) tài liệu của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Luận văn tiến hành thống kê tần số xuất hiện của lượt lời có chứa các từ

ngữ thuộc trường nghĩa nước, phân chia chúng thành các tiểu trường nghĩa

bậc 1, tiểu trường nghĩa bậc 2 và nhỏ hơn nữa là các nhóm từ ngữ

Trang 15

Phương pháp này giúp chúng ta sử dụng được nhiều nguồn ngữ liệu một cách hiệu quả và giúp ta biết được vấn đề nào đầy đủ hay còn thiếu sót để

bổ sung và hoàn chỉnh

4.2.2 Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được sử dụng nhằm định dạng lại các hình mẫu, các

khuôn hình về nội dung của các tiểu trường nghĩa trong trường nghĩa nước; từ

đó làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại vào các tiểu trường nghĩa bậc 1, tiểu trường nghĩa bậc 2 và các nhóm từ ngữ

4.2.3 Phương pháp so sánh và hệ thống hoá

Trên cơ sở thống kê, phân loại bằng phương pháp hệ thống hoá để rút ra quy luật, cơ chế hình thành các biểu trưng của trường nghĩa nước trong ca dao

4.2.4 Phương pháp phân tích ngữ cảnh

Phương pháp này áp dụng khảo sát sự xuất hiện của từ ngữ mang nét

nghĩa nước trong những ngữ cảnh khác nhau, nhằm tìm ra sự giống và khác

nhau của từ ngữ, đưa chúng vào trường nghĩa thích hợp, khái quát giá trị biểu trưng của từ ngữ

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu trường nghĩa nước trong tục ngữ, thành ngữ, dân ca Thái

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu đã được xác định như trên, luận văn hướng tới nhiệm vụ:

- Tìm hiểu lý luận chung về trường nghĩa

- Khảo sát, thống kê, xác lập các tiểu trường nghĩa của nước trong tục

ngữ, thành ngữ, dân ca Thái

- Chỉ ra những giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong tục ngữ,

Trang 16

6 Những đóng góp của luận văn

6.1 Về mặt lí luận

Luận văn của chúng tôi đi vào khái quát chung cách tiếp cận ngôn ngữ dưới lăng kính trường nghĩa, từ đó góp phần làm phong phú những nghiên

cứu về ngôn ngữ về nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái Trên cơ sở

củng cố lí thuyết về trường nghĩa, luận văn bước đầu xây dựng hệ thống

trường nghĩa và các tiểu trường nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái

Chỉ ra một số hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường

nghĩa nước và một số giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong thành

ngữ, tục ngữ và dân ca Thái vùng Tây Bắc

6.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn góp phần vào việc so sánh quan niệm về nước của người Thái

khác với dân tộc Việt và một số dân tộc khác Từ đó chỉ ra giá trị biểu trưng

của trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca dân tộc Thái vùng

Tây Bắc gắn với văn hoá ứng xử của cộng đồng cư dân người Thái gắn với văn hoá ứng xử của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc trong sự giao thoa ngôn ngữ, giao thoa văn hoá với các dân tộc khác

7 Bố cục của luận văn

Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khóa luận gồm ba chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Xác lập trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân

ca Thái

Chương 3: Giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong thành ngữ,

tục ngữ và dân ca Thái

Trang 17

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Lí thuyết về trường nghĩa

1.1.1 Khái niệm trường nghĩa

1.1.1.1 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới

Khái niệm trường nghĩa cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất dù tương đối về các đối tượng và tiêu chí xác định đối tượng ứng với thuật ngữ

“trường” Trường nghĩa còn được gọi là trường từ, trường từ vựng, trường ngữ nghĩa, trường từ vựng ngữ nghĩa là một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học

được xuất hiện mấy chục năm gần đây Lí thuyết về các trường được một số

nhà ngôn ngữ học người Đức và Thuỵ Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX Nhưng tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đã được phát biểu trước đó Lí thuyết này bắt đầu từ những tiền đề của trường phái W Humboldt và người ta vẫn nhắc đến ông như là người khởi xướng ra nó Nhưng những nguyên lí của F De Saussure về tính cấu trúc của ngôn ngữ, đặc biệt là luận điểm “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [25, tr 198-202] đã thúc đẩy một cách quyết định sự hình thành nên lý thuyết về các trường từ vựng gắn với tên tuổi của J Trier và L Weisgerber

J Trier là nhà ngôn ngữ đưa ra thuật ngữ “trường” vào ngôn ngữ học

sớm nhất, đó là thuật ngữ “trường khái niệm”, “trường từ vựng” Mặc dù J

Trier không có những cách dùng cố định và cũng chưa đưa ra được những định nghĩa thật rõ ràng cho những thuật ngữ của mình Trường khái niệm là một hệ thống gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại xung quanh khái niệm trung tâm Mỗi trường khái niệm được các từ phủ lên

Trang 18

thấp hơn cho đến những từ rời Quan điểm của J Trier cho rằng trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định, rằng “trường” là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình là những gợi ý tốt L Weisgerber có một quan điểm đáng chú ý về các trường, đó là phải tính đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống L Weisgerber dường như đã căn

cứ vào những sự đồng nhất ngữ nghĩa rút ta từ bên ngoài ngôn ngữ để thành lập trường rồi mới đưa ra các từ trọn vẹn, không phân hoá vào từng trường một Các trường theo kiểu của J Trier và L Weisgerber là những trường có tính chất đối vị, gọi tắt là trường trực tuyến (hệ dọc, trường hệ thống)

W Porzing lại đưa ra khái niệm về trường nghĩa dựa trên cơ sở các mối quan hệ về nghĩa giữa những cặp từ có quan hệ ngữ đoạn với nhau W Porzing chia trường theo nguyên tắc liên tưởng, trên cơ sở này từ vựng được chia ra các “trường ngữ nghĩa cơ bản” mà hạt nhân của nó là động từ hoặc

tính từ Khác với với J Trier và L Weisgerber quan niệm trường là hệ dọc -

trường trực tuyến – trường hệ thống, quan niệm trường của W Porzing là hệ ngang – quan hệ tuyến tính – trường tập hợp

1.1.1.2 Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam

Lí thuyết trường nghĩa được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX, có nhiều tên gọi khác nhau, ở luận văn này chúng tôi sử dụng

thuật ngữ trường nghĩa Nhiều công trình nghiên cứu về trường nghĩa, nghĩa

của từ, đối chiếu trường nghĩa của tiếng Việt với trường nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ khác đã được hình thành, gắn với công trình của các tên tuổi nổi tiếng như: Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán, Nguyễn Văn Tu… cùng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ…Đã có rất

Trang 19

nhiều lí thuyết nghiên cứu khác nhau về trường nghĩa, mỗi lí thuyết lại có những ưu điểm, hạn chế riêng Luận văn này chúng tôi dựa trên cơ sở chính là

lí thuyết về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu, ông đã vận dụng lí thuyết về trường nghĩa của các tác giả nước ngoài để hình thành nên quan điểm của mình về lí thuyết trường nghĩa Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt các từ (nói cho đúng là ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp Nói cách khác tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa

những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng” [2, tr 169-170] Như vậy có thể

hiểu trường nghĩa là: một nhóm, một tập hợp, một hệ thống… các từ có mối quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa làm thành một tiểu hệ thống trong hệ

thống từ vựng của một ngôn ngữ

1.1.2 Tiêu chí xác lập trường nghĩa

Phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các trường nghĩa là để phát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa Nhưng đó không phải là mục đích duy nhất của việc phân lập trường Hiểu rộng ra việc phân lập trường để tìm ra hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa là để tìm ra và giải thích các cơ chế đồng loạt chi phối

sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt động của chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp Hoạt động này không chỉ bao gồm sự chiếu vật (sự tạo lập các thông điệp miêu tả) mà cả sự kết hợp ngữ nghĩa giữa các từ về mặt

cú pháp (chức năng cú học)

Sự phân lập trường nghĩa không phải là sự phân loại thông thường, các trường nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu chí để xác lập chúng phải là tiêu chí ngôn ngữ Không thể bắt đầu sự phân lập bằng các phạm vi sự

Trang 20

thể bắt đầu bằng các vùng khái niệm đã có trong tư duy Nếu như đã phân biệt

ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm thì cơ sở để phân lập trường là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của các từ Theo GS

Đỗ Hữu Châu: có thể phân ra hai loại trường nghĩa lớn: trường nghĩa biểu vật

và trường nghĩa biểu niệm Hai loại trường nghĩa này không loại trừ lẫn nhau

và chúng có liên hệ với nhau nhưng về nguyên tắc phải phân biệt rõ từng loại trường nghĩa Mỗi loại trường này có cách chi phối riêng hoạt động của từ trong giao tiếp, trong sự tạo lập nên thông điệp

Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ có quan hệ gần gũi nhau,

những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật Từ đó làm căn cứ để đưa ra các ý nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gọi tên ra được

các phạm trù biểu vật, như: người, thực vật, động vật, vật thể, chất liệu… Các

danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ

về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ và một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên Với luận văn này, chúng tôi chọn

danh từ nước (nặm) trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái là tên gọi của

trường nghĩa được khảo sát

Trường nghĩa biểu niệm là một “tập hợp các từ có chung một cấu trúc

biểu niệm Để xác lập trường nghĩa biểu niệm ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó” [6, tr 230]

Cơ sở để phân lập trường là ý nghĩa của từ, tức là những ý nghĩa ngôn ngữ Có thể có những sự kiện, sự vật, những khái niệm lĩnh hội được nhưng nếu không được biểu thị bằng từ thì chúng vẫn không phải là yếu tố của một trường trong ngôn ngữ nào đấy Nói cách khác dựa vào ý nghĩa của từ mà

Trang 21

chúng ta phân lập được các trường nghĩa nhưng cũng chính nhờ các trường nghĩa, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường nghĩa thích hợp, chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ, các trường biểu vật, trường biểu niệm cũng như các trường khác (trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng) còn giúp chúng ta phát hiện ra các quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch

sử và trong hoạt động thực hiện chức năng

G.S Đỗ Hữu Châu đã đưa ra các tiêu chí xác lập trường như sau:

Tiêu chí thứ nhất: do các trường nghĩa là những sự kiện thuộc phạm trù ngôn ngữ cho nên việc phân lập chúng trước tiên là dựa theo tiêu chí ngôn ngữ - những ý nghĩa ngôn ngữ Ý nghĩa ngôn ngữ chính là ý nghĩa của từ, cơ

sở để tập hợp các từ thành trường

Tiêu chí thứ hai: phải tìm ra được các trường hợp điển hình – từ điển hình (từ trung tâm), tức là những trường hợp mang và chỉ mang cái đặc trưng

từ vựng – ngữ nghĩa mà chúng ta lấy làm cơ sở

Tiêu chí thứ ba: dựa vào các lớp nghĩa biểu vật và biểu niệm sau khi loại trừ các trường liên tưởng có quan hệ nhiều hơn đến các ý nghĩa liên hội Phân biệt trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm

Tiêu chí thứ tư: tiêu chí xác lập trường biểu vật chỉ là sự đồng nhất ở một nét nghĩa biểu vật, các nét nghĩa phạm trù khác sẽ được sử dụng để phân lập các trường lớn thành các trường bộ phận theo các cấp loại khác nhau

Tiêu chí thứ năm: tiêu chí xác lập trường biểu niệm là sự đồng nhất ở một nét nghĩa biểu niệm

Tiêu chí thứ sáu: với trường tuyến tính cần dựa hẳn vào cấu trúc ngữ nghĩa của từ trung tâm Trong lời nói, do bản thân cấu trúc ngữ nghĩa của mình đặc biệt do hiện tượng chuyển nghĩa, từ có khả năng kết hợp khá rộng rãi, hầu như là vô hạn, với các từ khác về mặt ngữ nghĩa Vì vậy, nếu không xác định được các cơ chế cơ bản, từ trung tâm thì việc xác lập các trường

Trang 22

Tiêu chí thứ bảy: Cơ sở để xác lập trường liên tưởng là các nghĩa ngữ dụng của từ trung tâm Từ trung tâm khi cùng xuất hiện với loạt từ nào đấy trong những ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện tượng đẳng cấp ngữ nghĩa Khi ấy chúng sẽ tạo thành một trường nghĩa liên tưởng mà các từ có quan hệ với nhau nhờ những mối liên tưởng ngữ nghĩa nào đó

1.1.3 Các loại trường nghĩa

Trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” của F de Saussure đã chỉ ra hai dạng quan hệ: quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) Trên

cơ sở hai dạng quan hệ trên mà F de Saussure đã nêu ra, Đỗ Hữu Châu đã phân chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) Đồng thời căn cứ vào loại ý nghĩa còn có sự phân biệt trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm

1.1.3.1 Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp từ có cùng hạt nhân về ý nghĩa biểu vật “Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa

biểu vật” [3, tr 172] Từ điển hình (danh từ gốc) của trường thường là các

danh từ có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của

từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ Ví dụ:

trường nghĩa người, từ trung tâm khái quát người sẽ tập hợp các từ ngữ có cùng hạt nhân ý nghĩa về người như: người nói chung xét về giới: đàn ông,

đàn bà, … ; người nói chung xét về tuổi tác: trẻ em, thiếu nhi, cụ già…; người

nói chung xét về nghề nghiệp: giáo viên, học sinh, bác sĩ…; người nói chung xét về tổ chức xã hội: đoàn viên, hội viên, uỷ viên……

Trang 23

Các trường biểu vật rất khác nhau về số lượng từ ngữ, cách thức tổ chức các đơn vị, miền phân bố từng ngôn ngữ Đồng thời khi phân lập các trường, chúng ta chú ý đến nghĩa biểu vật chứ không phải chú ý đến từ Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó một từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau, các trường có thể “thẩm thấu” vào nhau “giao thoa” với nhau, khi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường biểu vật không giống nhau Có những từ gắn rất chặt với trường (những từ, ngữ điển hình) có những từ, ngữ gắn lỏng lẻo hơn Căn cứ vào tính chất, quan hệ giữa từ ngữ với trường, chúng ta có thể hiểu có một lõi trung tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường, gồm những điển hình cho nó Ngoài cái lõi của trường là các lớp từ khác mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi

1.1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm

“Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp từ có chung cấu trúc biểu niệm

là các ý nghĩa biểu niệm của từ.” [3, tr 178]

Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trường nhỏ và cũng có những “miền”, những mật độ khác nhau Vì

từ cũng có nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm khác nhau Các trường biểu niệm cũng giao thoa, thẩm thấu vào nhau, cũng có lõi trung tâm là các từ điển hình và những từ ở lớp kế cận trung tâm, các lớp ngoại vi là các từ kém điển hình

Để xác lập một trường biểu niệm chúng ta dựa vào một cấu trúc nghĩa biểu niệm làm gốc đồng nhất nào đó trong nghĩa biểu niệm Ví dụ: Trường

biểu niệm trạng thái tâm lý hướng tới một đối tượng nào đó có thể là: yêu,

ghét, nhớ, thương, sợ…

Sự phân lập thành trường nghĩa biểu niệm hay biểu vật dựa trên sự phân

Trang 24

hai góc độ khác nhau: dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường, ngược lại nhờ các trường thì ý nghĩa của từ sẽ được hiểu sâu sắc hơn nhờ sự định vị từng từ trong trường nghĩa thích hợp

1.1.3.3 Trường nghĩa tuyến tính

Cơ sở xác lập trường là mối quan hệ trên trục ngữ đoạn của các đơn vị ngôn ngữ Trường tuyến tính trước hết xuất phát từ tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ, các tín hiệu phải lần lượt kế tiếp thành một chuỗi chứ không thể đồng thời xuất hiện Muốn có quan hệ ngữ đoạn với nhau, các yếu tố đó phải cũng thực hiện một chức năng về ngôn ngữ hoặc về nội dung giao tiếp, thông qua các kết hợp ngữ đoạn các từ sẽ bộc lộ các ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp của chúng

Để lập nên các trường tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm, từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ Ví dụ: Trường nghĩa tuyến tính của

từ“chạy” là: nhanh, chậm…ra, vào, lên, xuống…chợ, ăn, học…

Ở luận văn này, trường nghĩa tuyến tính thể hiện ở sự kết hợp của nước với các từ chỉ trạng thái, vận động… của nước trong thành ngữ, tục ngữ và

dân ca Thái

1.1.3.4 Trường nghĩa liên tưởng

Các từ trong cùng một trường liên tưởng trước hết là các từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng các từ có ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm Nhưng thực tế trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại, điều này làm cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân

Trang 25

Trong trường liên tưởng có những từ ngữ có nghĩa biểu vật giống nhau, nhưng cũng có những từ khác nhau về nghĩa Do những tính chất trên nên các trường liên tưởng thường không ổn định, nên ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng Nhưng trường liên tưởng thường có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích các hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ ngữ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh kiêng kị những từ nhất định

Trường liên tưởng nhất thiết phải dựa trên một mối tương đồng hay một

sự giống nhau nào đó, không liên quan đến khả năng chiếm giữ cùng một vị trí trên một chuỗi lời nói, cũng không liên quan đến khả năng thay thế cho nhau Như vậy trường liên tưởng là tập hợp những từ xuất hiện khi có một từ

kích thích Ví dụ: Trường nghĩa “chiều” gợi ra liên tưởng: tàn lụi, héo úa,

mệt mỏi, u sầu…

Trường liên tưởng thường không ổn định, ít có tác dụng phát hiện quan

hệ cấu trúc ngữ nghĩa nội tại nhưng nó có hiệu lực giải thích việc dùng từ, nhất là trong tác phẩm văn học Có khi phải dựa vào trường liên tưởng thì một

số hiện tượng như chuỗi kết hợp bất thường, mơ hồ về nghĩa trong thơ ca mới

phần nào được sáng tỏ

1.1.4 Hiện tượng chuyển trường

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, có quy luật sử dụng cái hữu hạn để biểu thị cái vô hạn Quy luật này có mặt ở tất cả các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Riêng về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: cùng một hình thức âm thanh có thể diễn đạt được nhiều nội dung khác nhau Vì vậy, hiện tượng đa nghĩa được coi là quy luật phổ biến của ngôn ngữ Tính nhiều ngữ của từ là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ

Trang 26

Khi mới xuất hiện, từ đơn hoặc từ phức đều chỉ có một nghĩa biểu vật, trong quá trình sử dụng, từ có thêm nhiều nghĩa biểu vật mới “Thay đổi ý nghĩa vốn có của từ làm cho chúng có thêm màu sắc mới chính là làm cho ngôn ngữ thêm đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong một xã hội phát triển không ngừng” Tuy nhiên quá trình chuyển nghĩa không phải tự

do mà phải dựa vào những quy tắc nhất định Từ có thể chuyển nghĩa theo hai phương thức phổ biến là ẩn dụ và hoán dụ….“Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (biểu thị y), nếu như x và y giống nhau Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với

nhau trong thực tế” [2, tr 155]

Trong quá trình sử dụng, các đơn vị ngôn ngữ luôn ở trạng thái động, ở

đó diễn ra nhiều chuyển hóa, biến đổi những biến đổi đó xuất phát từ phạm vi

cá nhân, sau đó được xã hội thừa nhận và sử dụng rộng rãi Vấn đề tính nhiều nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa của từ cũng gắn liền với vấn đề trường nghĩa

Sự chuyển nghĩa kéo theo sự chuyển trường nghĩa Hiện tượng chuyển trường nghĩa là các từ mang đặc điểm miêu tả sự vật ở trường mới đồng thời kéo theo

những nét nghĩa vốn có ở trường cũ Ví dụ: Trong tác phẩm “Đàn ghita của

Lorca” của nhà thơ Thanh Thảo có hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”, khi nhắc

tới tiếng đàn người ta thường nghĩ đến âm thanh qua kênh thính giác có thể

là: trong trẻo, thánh thót, trầm bổng…còn ở đây tác giả đã gợi ra tiếng đàn

qua kênh thị giác có hình dáng, kích thước…

Những từ cùng một trường có xu hướng chuyển nghĩa giống nhau, khi một từ trong trường nghĩa chuyển nghĩa thì các từ còn lại cũng có xu hướng

chuyển nghĩa theo Ví dụ: Trường nghĩa “lửa” là hoạt động: nhóm, đốt,

thắp…trạng thái: nhen nhóm, leo lắt, rừng rực…cảm giác: sốt, nóng, bỏng…

đều có thể chuyển sang trường nghĩa khi nói về “tình yêu”

Trang 27

Sự chuyển trường nghĩa từ trường nghĩa sự vật thực hiện theo phương

thức dựa vào quan hệ giống nhau về vị trí, hình dáng Ví dụ: nách người chuyển sang nách tường, đầu người chuyển sang đầu tường…

Nghiên cứu về chuyển nghĩa từ vựng, sự chuyển nghĩa của từ không chỉ đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của con người mà còn góp phần tạo nên sự sống động của ngôn ngữ…

1.1.5 Biến thể trong trường

Tín hiệu trong quá trình hành chức sẽ có vô số dạng thức tồn tại khác nhau trong từng tình huống, hoàn cảnh giao tiếp, đó là biến thể của chính tín

hiệu đó Hiện hữu thường xuyên nhất của tín hiệu được gọi là hằng thể

Hằng thể (điển dạng): là dạng thể hiện đơn giản, phổ biến và tiêu biểu nhất của một tín hiệu Hằng thể là tín hiệu trong tính trừu tượng bất biến của

nó Ví dụ: Hằng thể nhà có mái ấm, tổ ấm…

Biến thể (hiện dạng): Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: biến thể

(d) có thể có khác ít nhiều so với thể gốc Ví dụ: ngàn là biến thể của ngữ âm

nghìn Trong biến thể (hiện dạng) của tín hiệu người ta phân biệt ba khái

niệm: biến thể ngữ âm, biến thể từ vựng, biến thể kết hợp

- Biến thể ngữ âm: Âm đọc chệch khác đi so với âm chính, âm thường được sử dụng của từ Biến thể ngữ âm tập trung biểu hiện ở các từ có gốc vay

mượn, từ có tính địa phương Ví dụ: hà (sông) ; mộc (cây)…

- Biến thể từ vựng: là những hình thức diễn đạt khác nhau (các tên gọi khác nhau) biểu đạt cùng một đối tượng Xét theo quan điểm ngữ nghĩa học

đó là các từ đồng nghĩa, gần nghĩa hay các từ cùng một trường nghĩa biểu vật

Ví dụ: Từ mẹ có các biến thể: u, má, bầm,…

- Biến thể kết hợp: là những ngữ đoạn có tác dụng cụ thể hoá cho hằng thể Biến thể kết hợp được tạo thành bởi chính bản thân tín hiệu được sử dụng

Trang 28

tính Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau tín hiệu sẽ có những thay

đổi để tạo hiệu quả khác nhau về giá trị biểu đạt

1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ không thể tách rời với nhau Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ luôn song song với sự biến đổi và phát triển văn hoá Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được xác định một cách cụ thể là “vô cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu

và đánh giá đúng được cái này nếu không có kiến thức về cái kia” (dẫn theo Sapir) Theo Brown: ngôn ngữ là một phần của văn hóa và văn hóa là một phần của ngôn ngữ, cả hai đan xen nhau để cái nọ không tách khỏi cái kia mà không mất đi ý nghĩa của ngôn ngữ hay văn hóa Emmit & Pollock vào năm

1997 có cùng quan điểm và cho rằng: ngôn ngữ có nguồn gốc từ văn hóa và văn hóa được phản ánh và được chuyển tải bởi ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ khác Có thể nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan

hệ có tính tương tác qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải mọi kiến thức, trong ý nghĩa

đó ngôn ngữ là một phần của văn hóa và tư duy Tuy nhiên, mối quan hệ này

có thể được biểu hiện ra bên ngoài thành những phương tiện vật chất cụ thể, nhưng cũng có thể biểu hiện qua mối quan hệ bên trong Mối quan hệ bên trong này được hình thành từ một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, đó là chức năng tư duy Các Mác từng nói "Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng", không có ngôn ngữ, con người không thể tư duy Nói một cách khác, mọi hoạt động tư duy của con người đều thực hiện trên chất liệu của ngôn ngữ Lênin ngoài việc đánh giá "Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người" còn nhấn mạnh đến chức năng quan trọng khác của ngôn ngữ là chức năng tư duy "không có tư tưởng nào lại trống rỗng cả" Vì vậy muốn đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ của dân tộc nào thì phải chú tâm tìm hiểu kĩ về văn hoá của dân tộc đó và ngược lại muốn tìm hiểu văn hoá của

Trang 29

dân tộc nào thì cũng phải đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ của dân tộc đó Điều đó được thể hiện rõ ràng trong trường hợp tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ (khả năng nghe, nói, đọc và viết, mà nghe là quan trọng nhất) được quyết định bằng hai yếu tố: Sự

am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó Khi một người đã nắm được đầy đủ những kiến thức ngôn ngữ mà vẫn không giải thích thỏa đáng được ngoại ngữ là vì họ không có đủ kiến thức về bối cảnh của ngôn ngữ đó Do sự khác biệt về óc thẩm mỹ, cách suy tư, quan niệm giá trị, đặc trưng tâm lý và tập quán của từng dân tộc, cách giải thích và diễn đạt cùng một sự vật cũng sẽ khác nhau Cho nên có khó khăn hoặc có khi dẫn tới sự hiểu lầm trong tiếp xúc là lẽ đương nhiên

Trên cơ sở mối quan hệ gắn bó qua lại giữa ngôn ngữ và văn hoá có thể thấy bên cạnh mặt phổ quát của ngôn ngữ, giữa các ngôn ngữ có thể có những cấu trúc từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp riêng; thói quen tâm lí dùng biểu trưng, biểu vật, màu sắc trong liên tưởng chuyển nghĩa của từ cũng rất riêng Tất cả những sự khác nhau đó đều do sự khác nhau về đặc trưng môi trường sống, về xã hội, văn hoá nói chung khác nhau nên tạo ra những đặc trưng ngôn ngữ khác nhau Như vậy việc phân tích và tìm hiểu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở việc phân tích cấu trúc, chức năng tín hiệu trong hệ thống mà cần thấy được hướng trong mối quan hệ với nền văn hoá sản sinh ra nó Trên cơ

sở đó luận văn tìm hiểu trường ngữ nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca

Thái để có cái nhìn toàn diện về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc Thái

1.3 Khái quát về dân tộc Thái vùng Tây Bắc

1.3.1 Tổng quan về người Thái vùng Tây Bắc

Người Thái còn được gọi là phủ Tãy, có Tãy Khao (Thái Trắng), Tãy Đăm (Thái Đen), Tãy Mười, Tãy Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tãy

Trang 30

Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên

1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ [40]

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam

có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đông tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La

(Mương La) (572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số

người Thái tại Việt Nam), Nghệ An (295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt

Nam), Điện Biên (Mương Then) (186.270 người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Lai Châu (Mương Lay)

(119.805 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng số người Thái tại

Việt Nam), Yên Bái (Mương Lo) (53.104 người), Hòa Bình (31.386

người), Đắk Lắk (17.135 người), Đắk Nông (10.311 người) [40]

Nhóm Thái Đen (Tãy Đăm/Taidam) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên (Mương La & Mương Then) Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào

Nhóm Thái Trắng (Tãy Đón/Tãy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên)

Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Tãy Đón, được gọi là Thổ Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng

Trang 31

chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính

là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc

và Thanh Hóa thế kỷ 15 Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc Dân số của nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 280.000 người trong tổng số 490.000 người Thái Trắng trên toàn thế giới Ngoài ra còn có khoảng 200.000 người Thái Trắng sinh sống tại Lào (thống kê năm 1995); 10.000 người Thái Trắng (một phần của dân tộc Thái theo phân loại của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 1995).[40]

Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ An) Dân số của nhóm Thái Đỏ tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 140.000 người trong tổng số 165.000 người Thái Đỏ trên toàn thế giới Ngoài ra còn có khoảng 25.000 người Thái Đỏ sinh sống tại tỉnh Sam Neua, Lào (số liệu 1991).[40]

Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tãy Mười (Thái Quỳ Châu) có khoảng 300 người (2002), Tãy Mường (Thái Hàng Tổng)

có khoảng 10.000 người (2002), Tãy Thanh có khoảng 20.000 người (2002), Phu Thai (hay Phutai, Putai, Puthai, Puthay) với dân số 209.000 người (2002) (ngoài ra tại Thái Lan có khoảng 470.000 người (2006), tại Lào có 154.000 người (2001) và tổng số người Phu Thai trên thế giới là 833.000) [40]

Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ.[40]

Trang 32

Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm), Lý, Lò (Lô, La), Lộc(Lục), Lự, Lường (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Lang, Vì (Vi), Xa (Sa), Xin.[40]

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.[40] Cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng, người Thái sống chân thật, giản dị và rất hòa thuận, hiếu khách Trong gia đình, trong bản không bao giờ thấy người ta to tiếng với nhau Về hôn nhân người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá Cô gái Thái đen khi lấy chồng phải búi tóc ngược (tẳng cẩu) Người Thái quan niệm chết

là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về

"mường trời"

1.3.2 Một vài nét về đặc trƣng văn hoá dân tộc Thái vùng Tây Bắc

Tây Bắc theo cách hiểu truyền thống là một tiểu vùng gồm các địa phương thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Lào Cai Ngày nay tiểu vùng này thuộc vào vùng Tây Bắc mở rộng bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ và các huyện phía tây Nghệ An

và tây Thanh Hóa - Vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt nhất, nguy cơ có nhiều thiên tai cao nhưng lại là nơi có vị trí địa lý, chính trị quan trọng Nhưng chính vì vậy thiên nhiên Tây Bắc rất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều

Trang 33

loại hình, nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Thái chiếm một số lượng không nhỏ tại khu vực này Cư dân Thái cổ, những chủ nhân từ xa xưa của Tây Bắc, đều làm nông nghiệp với hai loại hình : ruộng nước ở thung lũng, và nương rẫy ở sườn núi Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một

số nơi làm đồ gốm Nhưng người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn nước, bắc máng lấy nước làm ruộng Lúa nước là nguồn

lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp, câu ngạn ngữ Thái đã nói : "Xả kin toi

phãy, Tãy kin toi nặm, Mẹo kin toi mok"

Người Thái, tộc người đa số trong vùng, làm ruộng nước trong các thung lũng, các vùng lòng chảo Thịt, cá, rau và cả lương thực… đều chủ động cánh tác sản xuất, chẳng thế mà đồng bào Thái có câu: "Khảu dú nẳng đin, cẵm kin dú nẳng pá"

Bản Thái thường nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng, chỗ nào cũng có ít nhất một dòng suối to nhỏ tùy nơi Bản nào ở chân núi đá thì hay dùng mạch nước ngầm làm nước ăn, gọi là "Mỏ nước" (Bó nặm) Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, lợi dụng độ dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai" Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ

Trang 34

nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số Người Kinh vùng núi Phú Thọ học theo cách làm này và gọi chệch đi là "lần nước"

Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu

bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng Và món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :

"Pay kin pa mã kin khảu" hoặc là "Cẵm khảu ha cẵm pa xú"

Bên cạnh đó rừng là nơi con người hái lấy cây làm nhà cửa, lấy rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng… và khi thất bát mùa màng thì sản vật từ rừng, với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói Vì thế bản làng có một thái độ rất kính trọng với rừng, không phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại Luật Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ

vì nó là biểu tượng văn hóa của quê hương họ, mà còn vì chỉ có cây ban mới mọc được Ở nơi đất cằn nhờ có cây ban giữ lại mùn từ trên cao chảy xuống,

mà đất cằn tái sinh, mà mùn rác không lấp ruộng, nghẽn suối, mà nước mưa ngấm vào lòng đất ngăn những cơn lũ ống Chỉ riêng cách ứng xử với cây ban cũng đủ thấy đặc trưng văn hóa Thái nói riêng, Tây Bắc nói chung đầy tính nhân văn trong cái nhìn sinh thái học Vì thế không riêng gì người Thái, người Mông trên núi cao, người Khơ mú, người Dao, người Kháng, Laha … trong rừng sâu đều tự nguyện tuân theo luật Thái Điều đó không đơn thuần vì

Trang 35

giai cấp thống trị Tây Bắc trước kia là thuộc tộc Thái, mà điều quan trọng là ở chỗ, đây cũng là quyền lợi lâu dài của tất cả các dân tộc trong vùng

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là

họ ở nhà sàn Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer Văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực văn hóa thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân Tây Bắc có nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hóa vùng Văn học dân gian có nhiều loại: Tục ngữ, thành ngữ, dân ca, thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp Tay Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong

và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả Ngoài ra, hạn khuống và ném còn

là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái

"Xòe" là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc Người Thái có Xòe vòng quanh đốm lửa, quanh hũ rượu cần với

sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống rộn ràng Nhưng cũng có Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ Tương truyền có đến 32 điệu xòe do các cô thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng của hai chàng trai Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xòe điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế bấy nhiêu Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc

Trang 36

Một sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ Còn họa tiết, bố cục, phối màu của trang trí thì rất nhiều và phong phú như khăn Piêu, chăn thổ cẩm Bên cạnh trang phục người Thái cũng rất độc đáo và đẹp, theo truyền thống, nam giới mặc quần áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen, nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu Phụ nữ Thái hiện nay vẫn gắn

bó với trang phục truyền thống áo cóm đa sắc màu như: màu trắng, xanh hoặc đen … bó sát thân với hàng khuy bạc trắng, váy dài đen quấn suông, bên trong đáp vải đỏ cùng mỗi bước đi uyển chuyển thấp thoáng viền vải đỏ cùng với thắt lưng màu xanh hoặc tím, bên hông buông lơi năm vòng xà tích bạc tạo nên dáng uyển chuyển thắt đáy lưng ong của người con gái Thái

Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng, luộc, xôi, hấp Các loại thực phẩm thường được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ

Theo Hoàng Kim Ngọc trong chuyên đề “Tổ chức triển khai phát huy

những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Thái trong trường học tỉnh Sơn La’’

Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam Nói đến văn hóa của dân tộc Thái là ta nói đến hệ thống những giá trị văn hóa do chính cộng đồng tộc người đó tạo ra và là sản phẩm của con người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau Khi nói đến văn hóa dân tộc Thái (văn hóa cộng đồng tộc người Thái), là nói đến những đặc trưng cơ bản để tạo

Trang 37

thành bản sắc riêng của nền văn hóa này, tựu chung lại bao gồm bốn nét đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, đặc trưng hệ sinh thái nhân văn, tức là mối quan hệ giữa con

người với môi trường sống của mình trong tự nhiên và xã hội, mà ta gọi văn hóa Thái là “Văn hóa thung lũng”

Thứ hai, đặc trưng hệ thống kỹ thuật trong sản xuất và sinh hoạt cuộc sống Thứ ba, là đặc trưng hệ thống thiết chế xã hội Văn hóa Thái - một loại

hình cơ cấu gia đình hạt nhân phụ hệ, phụ quyền và tổ chức bản mường

Thứ tư, là những đặc trưng hệ thống tư tưởng và tri thức của dân tộc

Bất cứ một dân tộc nào dù bé nhỏ hay to lớn, dù kém phát triển hay đạt tới đỉnh cao của văn minh đều luôn có ý thức giữ gìn văn hóa của mình Dân tộc nào có dân trí thấp thì việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình sẽ có những hạn chế Ngược lại, dân tộc nào có trình độ dân trí cao thì tự ý thức được nhiều và tốt hơn Tuy nhiên giữ gìn là ý thức, còn sự vận động của văn hóa là khách quan, hai mặt này luôn mâu thuẫn và phủ định lẫn nhau Cho nên, một dân tộc muốn giữ gìn và luôn phát huy được bản sắc của mình quan trọng nhất là hai yếu tố bản sắc và bản lĩnh, nhưng không thể không kể đến những nhân tố tác động khác

1.3.3 Một vài nét về ngôn ngữ dân tộc Thái vùng Tây Bắc

Ngôn ngữ dân tộc Thái nói chung và tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói riêng là một trong những đặc trưng văn hoá vô cùng quan trọng Nó là phương tiện giao tiếp, giao lưu, ghi lại lịch sử quá trình hình thành phát triển của dân tộc đó từ thế hệ này sang thế hệ khác Tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái là phương tiện để bảo tồn, phát huy, phát triển vốn văn hoá truyền thống của dân tộc Nó là yếu tố văn hoá đặc trưng nhất để phân biệt dân tộc Thái với dân tộc khác Cho tới nay, trong số 53 dân tộc thiểu số

Trang 38

của mình Trong đó, có những bộ chữ cổ truyền của dân tộc (Chữ Thái, chữ Chăm, chữ Khmer, chữ Hán…) và cũng có những bộ chữ được chế tác vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử theo tự dạng Latinh Tiếng Thái là ngôn ngữ đơn tiết, có thanh điệu Về mặt phân loại thân tộc ngôn ngữ, tiếng Thái thuộc ngữ hệ Tai – Kadai, nhánh Tai, tiểu nhánh Tai Tây Nam Người Thái là hậu duệ của người Tai cổ, chủ nhân của nền văn minh lúa nước đặc trưng của vùng Đông Nam Á cổ

Chữ viết của người Thái có tự dạng Sanscrit, vốn được vay mượn từ Ấn

Độ và được chế tác lại thành bộ chữ riêng Không ai biết chính xác thời điểm

ra đời của chữ Thái Văn bản cổ nhất còn lưu giữ lại được cho đến ngày nay

là Văn bia thời Rama Khamheng vào thế kỉ thứ 13 sau công nguyên Từ đó đến nay, sự xa cách về địa lý và sự tiếp xúc tộc người khác nhau của các nhóm Tai khác nhau trên con đường thiên di trong lịch sử đã tạo nên nhiều bộ

chữ có nguồn gốc từ chữ Tai cổ khác nhau như: Chữ Thái Lan, Chữ Lào, chữ

Lự, chữ Thái ở Việt Nam… Hiện nay ở Việt Nam, có nhiều quan điểm khác

nhau về các loại chữ Thái ở Việt Nam Trong đó, ý kiến đáng chú ý hơn cả (theo ý kiến của cá nhân người viết) là của Nguyễn Kim Thản cho rằng có 3 loại chữ Thái khác nhau: Chữ Thái Tây Bắc, chữ Thái Thanh Hóa và chữ Thái Nghệ An Ông cho rằng tiếng Thái mang những đặc điểm cơ bản của nhóm Tày – Thái như sau:

“ – Có một hệ thống thanh điệu, bất kỳ âm tiết nào cũng có một nguyên

âm và một thanh điệu nhất định

- Những âm cuối của âm tiết chỉ hạn chế một số âm vị nhất định

- Phần lớn từ trong vốn từ cơ bản là từ đơn tiết

- Quan hệ ngữ pháp giữa các từ được biểu thị bằng hai phương thức chính là trật tự từ và hư từ

Trang 39

- Cấu trúc của cụm từ theo trật tự xuôi: trong cụm từ một chiều bị hạn định đặt trước, từ chỉ đối tượng đặt sau; trong cụm từ hai chiều thì chủ ngữ đặt trước vị ngữ đặt sau

- Có hàng loạt danh từ và cụm từ là công cụ ngữ pháp, danh từ chỉ sự vật

- Thanh 1: dấu huyền (`) Ví dụ: mà = chó

- Thanh 2: dấu sắc (') Ví du: má = ngâm (gạo)

- Thanh 3: dấu hỏi (?) Ví dụ: mả = lời lãi

- Thanh 4: dấu ngã (~) Ví dụ mã = về

- Thanh 5: không dấu Ví dụ: (nặm) Ma = (sông)

- Thanh 6: dấu nặng (.) Ví dụ: mạ = ngựa

Trang 40

* Về vần: Có 2 bộ vần trong tiếng Thái mà chữ quốc ngữ không có:

- Vần aư Ví dụ: xàư (trong); bàư mạy (lá cây); phàư (ai), tảư (dưới),

pục (quả bưởi) Ngoài ra cò có các chữ phức tạp hơn như: khuộk (nòng nọc),

cốc khoẹk (gốc gác), khoák (chông), ngoạk nả (quay mặt)

* Về chữ ghép: Trong tiếng Thái hay gặp nhiều chữ ghép (tồ xọn),

thường gặp các trường hợp sau:

- Ghép hai phụ âm: xlák xlồng (dịp hiếm hoi), xlài (thèm muốn), plạt (trượt), bdự bdẵng (nhếch nhác)

- Ghép ba phụ âm: khlmúk (thấp lè tè), mốn khltộk (mốc thếch)

- Ghép phụ âm với nguyên âm: s-àu (một loại rau thơm), (nấc)

- Ghép nguyên âm với phụ âm: ôlộc ôlỗ (nhớp nháp), lương emẹp (vàng vọt.)

Ngoài ra còn có một số vần không rõ ràng, một số phụ âm phát âm không rõ ràng [8, tr 5]

Thái độ của người Thái đối với tiếng Thái và tiếng Việt, chúng ta thấy không có sự khác biệt nhau nhiều Nếu như người Thái thích dùng tiếng Thái

ở những bối cảnh giao tiếp phi chính thức do tính tiện dụng, sự thoải mái và

cả do tình cảm đối với tiếng mẹ đẻ của mình – một thành tố quan trọng trong văn hóa của người Thái, thì họ lại muốn dùng tiếng Việt trong những bối cảnh quy phạm, chính thức Đây là sự ý thức khá rõ về ngôn ngữ phổ thông “chính thức” và những lợi ích khi sử dụng được ngôn ngữ này Như vậy, nếu hiểu và phân loại thái độ ngôn ngữ theo cách mà chúng tôi đã nêu ở phần trên thì có thể nói rằng người Thái có thái độ tích cực cả với tiếng Thái lẫn tiếng phổ

Ngày đăng: 09/11/2016, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Bá Ấn, Ám ảnh của văn hoá sông nước trong ngôn ngữ Việt Nam, http://www.vanhoahoc.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ám ảnh của văn hoá sông nước trong ngôn ngữ Việt Nam
2. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2009
3. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
4. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
6. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
8. Lò Mai Cương, Chuyên đề : "Ngôn ngữ chữ viết dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập” in trong kỷ yếu hội thảo quốc tế của chương trình Thái học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ chữ viết dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập
9. Vũ Tiến Dũng – Cầm Thuý Nga (2009), Bước đầu tìm hiểu từ xưng hô tiếng Thái trong hoạt động giao tiếp, Tạp chí Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu từ xưng hô tiếng Thái trong hoạt động giao tiếp
Tác giả: Vũ Tiến Dũng – Cầm Thuý Nga
Năm: 2009
10. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
11. Đỗ Việt Hùng (2011), Giáo trình Từ vựng học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Từ vựng học
Tác giả: Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
12. Vũ Thị Hoa (1997), Lễ Hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam - NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ Hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Hoa
Nhà XB: NXB Văn hoá - Thông tin
Năm: 1997
13. Nguyễn Đăng Hoè, Lê Huy (1974), Bước đầu tìm hiểu âm nhạc dân gian Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu âm nhạc dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Hoè, Lê Huy
Năm: 1974
14. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: Huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số, Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: Huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số
Tác giả: Jean Chevalier, Alain Gheerbrant
Năm: 1997
15. Vi Trọng Liên (2002), Vài nét về người Thái ở Sơn La, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về người Thái ở Sơn La
Tác giả: Vi Trọng Liên
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 2002
16. Đặng Văn Lung (1994), Tục ngữ - Văn học dân gian các dân tộc, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ - Văn học dân gian các dân t
Tác giả: Đặng Văn Lung
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1994
17. Hoàng Lương (2005), Văn hoá Thái Việt Nam, NXB Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Thái Việt Nam
Tác giả: Hoàng Lương
Nhà XB: NXB Đại học Văn hoá Hà Nội
Năm: 2005
18. Hà Văn Nam (1999), Tục ngữ Thái, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Thái
Tác giả: Hà Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1999
19. Hoàng Trần Nghịch (2005), Lời có vần cha ông truyền lại, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời có vần cha ông truyền lại
Tác giả: Hoàng Trần Nghịch
Năm: 2005
20. Hoàng Trần Nghịch (1993), Lời răn người, NXB Văn hoá dân tộc, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời răn người
Tác giả: Hoàng Trần Nghịch
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1993
40. Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/nguoiThai(VietNam) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w