1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng thái (có đối chiếu với tiếng việt)

109 793 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 756,46 KB

Nội dung

Từ bao đời nay, những câu tục ngữ, thành ngữ được lưu truyền trong xã hội người Thái như một nhu cầu văn hóa, góp phần giáo dục các thế hệ về mọi mặt của cuộc sống, làm phong phú thêm vố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ MAI

ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ

SO SÁNH TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ MAI

ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ

SO SÁNH TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

SƠN LA, NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Hoàng Thị Mai

Trang 4

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo; cán bộ và chuyên viên Phòng Sau Đại học - Trường ĐH Tây Bắc đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi

về các điều kiện trong quá trình thực hiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn la, tập thể cán bộ giáo viên Trung tâm GDTX huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện, giúp

đỡ để tôi được tham gia học tập, nghiên cứu

Để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô, các nhà khoa học trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp

đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi tron suốt quán trình học tập và nghiên cứu

Sơn La, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mai

Trang 6

1.1.2.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Thái và tiếng Việt 13

1.1.3.1 Nét văn hóa - xã hội được phản ánh trong tục ngữ và thành ngữ

TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Trang 7

tiếng Thái dạng hiện

2.2.1.2 Đối chiếu đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái dạng hiện giữa tiếng Thái và tiếng Việt

SO SÁNH TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

66

3.1.1 Khái quát ngữ nghĩa trong tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt

66

3.1.2 Các dạng tổng hợp của tục ngữ và thành ngữ so sánh (có liên

hệ với tiếng Việt)

68

3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố cấu tạo nghĩa trong tục ngữ

và thành ngữ so sánh

73

Trang 8

3.2.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố A trong tục ngữ và thành ngữ

so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng việt)

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tục ngữ, thành ngữ là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong mỗi ngôn ngữ, có giá trị biểu đạt độc đáo, tinh tế, hình tượng cô đọng và súc tích Tục ngữ, thành ngữ gắn liền với đời sống văn hóa với cách tư duy của mỗi dân tộc và được xem là trầm tích của mỗi nền văn hóa dân tộc Chúng được đúc kết từ thực tiễn đời sống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác Do vậy, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ có thể giúp tìm ra được những nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc và nếu tiến hành theo hướng đối chiếu thì có thể tìm được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa của các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ đó

Trong vốn tục ngữ, thành ngữ của mỗi ngôn ngữ thì tục ngữ, thanh ngữ

so sánh chiếm một số lượng không nhỏ Vì thế, việc tìm hiểu về tục ngữ, thành ngữ so sánh là rất cần thiết Bởi, tục ngữ và thành ngữ so sánh thể hiện sinh động cách nói mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh và rất nhịp nhàng của người lao động Trong tục ngữ và thành ngữ so sánh, hệ thống hình ảnh vừa quen thuộc vừa hấp dẫn Khi tìm hiểu hình ảnh trong vế được so sánh, ta có thêm nhiều điều lý thú về đất nước cũng như nét sắc thái văn hóa trong sự phân biệt với các dân tộc khác

1.2 Người Việt và người Thái đều sống trong nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, hoặc làm nương rẫy Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên cách tổ chức cộng đồng, đời sống văn hóa cũng có những điểm khác Điều này tạo nên sự đa dạng phong phú về nét đẹp văn hóa và bản sắc riêng của mỗi dân tộc Dân tộc Thái có nền văn học cổ truyền rất phong phú và đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, như truyện thơ, tục ngữ, ca dao trong đó có tục ngữ và thành ngữ chiếm một số lượng đáng kể Chúng phản ánh cuộc sống,

Trang 10

dân Nó được chọn lọc hoàn thiện qua nhiều thế hệ Tục ngữ và thành ngữ Thái được ra đời từ thực tế đời sống, vì vậy chúng có cách diễn đạt thật giản

dị, phù hợp với cách nói, cách nghĩ của quần chúng Từ bao đời nay, những câu tục ngữ, thành ngữ được lưu truyền trong xã hội người Thái như một nhu cầu văn hóa, góp phần giáo dục các thế hệ về mọi mặt của cuộc sống, làm phong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc Tuy nhiên có thể thấy được rằng phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Thái hiện nay ít được thế hệ trẻ quan tâm Họ ít nói hoặc không thể nói tiếng mẹ đẻ cũng như tục ngữ và thành ngữ trong quá trình giao tiếp, diễn đạt

Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm tục ngữ và

thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt)” làm đối tượng

nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

1 Tục ngữ và thành ngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ so sánh nói riêng là đối tượng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Một trong các nhà nghiên cứu được nhiều người biết đến là tác giả Hoàng Văn Hành với các

công trình như : “Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”;

“Thành ngữ học tiếng Việt”, v.v Ngoài ra, còn nhiều luận văn thạc sĩ, luận

án tiến sĩ đã nghiên cứu vấn đề này như: luận án tiến sĩ “Đặc điểm của thành

Thủy (2006); “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng

Việt)” của Phạm Minh Tiến (2008); luận văn của Bùi Thị Thi Thơ “Hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt” và một số công trình nghiên

cứu khác Đối với tục ngữ, thành ngữ của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu chẳng hạn, mới đây nhất

là luận án tiến sĩ ngôn ngữ học của Trịnh Thị Hà “ Đối chiếu thành ngữ Tày

- Việt” ( 2015)

Trang 11

2 Những nghiên cứu khảo sát về tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái:

a Tục ngữ của người Thái có từ lâu đời và có ảnh hưởng tới kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về nó Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đưa tục ngữ Thái vào

bộ phận văn học của các dân tộc miền núi để xem xét khái quát Chẳng hạn,

trong bài “So sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số”

(2008), Nguyễn Nghĩa Dân đã thông qua việc đối chiếu tục ngữ của người Việt với tục ngữ của các dân tộc thiểu số (trong đó có người Thái) ở nước ta

để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau nhằm chỉ ra cái chân, thiện,

mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta Bài viết đã trích dẫn và phân tích nhiều tục ngữ Thái theo đề tài về tự nhiên - sản xuất và con người - xã hội Từ

đó, có thể thấy về mặt tự nhiên - sản xuất, hai dân tộc Việt - Thái tuy đều có những câu tục ngữ nói về lúa song hình ảnh cụ thể thì khác nhau: người Việt

có lúa ruộng còn Thái có lúa nương; người Việt chỉ trồng trọt còn người Thái ngoài trồng trọt còn có cả săn bắn; thiên nhiên rừng núi cũng được phản ánh với nét riêng không có trong tục ngữ Việt Đối với tục ngữ chỉ con người - xã hội, tục ngữ Thái và Việt cơ bản là thống nhất, đặc biệt trong nội dung về bản chất lao động cần cù, về đạo đức hướng thiện, về giao tiếp, nếp sống, dựa trên tinh thần đoàn kết, hoà đồng giữa các dân tộc

Cùng với bài nghiên cứu trên còn có các công trình biên soạn về tục ngữ Thái như:

- “Tục ngữ Thái giải nghĩa” của Quán Vi Miên, NXB Dân Trí, 2010

- “Tục ngữ Thái” của Hà Văn Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1999

- “Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam”, tập 1, quyển I của

Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2002

Trang 12

- “Tục ngữ - Văn học dân gian các dân tộc” của Đặng Văn Lung, Nxb

Văn hoá dân tộc, 2004

- “Lời có vần ông cha truyền lại” của Hoàng Trần Nghịch, tác phẩm

được giải ba - Hội văn học nghệ thuật - các dân tộc thiểu số Việt Nam năm

2005

Các tuyển tập trên đã tập hợp được lượng lớn tục ngữ Thái kèm với phần dịch sang tiếng Việt Các câu tục ngữ được chia xếp theo cách cơ bản, giống với tục ngữ Việt: tự nhiên, sản xuất, xã hội,…Ngoài ra còn có những phần lời mở đầu và Phụ lục để dẫn dắt độc giả hiểu về văn hóa người Thái

b Bên cạnh tìm hiểu về tục ngữ Thái, có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu về thành ngữ Tuy nhiên, nhìn chung mảng này còn hạn chế Đa

số, những cuốn sách được xuất bản đều gộp chung thành ngữ và tục ngữ của người Thái với nhau Có cuốn gộp thành ngữ người Thái với nhiều dân tộc khác Có thể kể ra đây một số cuốn tiêu biểu:

- “Thành Ngữ, Tục Ngữ Câu Đố Các Dân Tộc Thái, Giáy, Dao” (nhiều

tác giả, NXB Văn hóa Thông tin, 2013): Cuốn sách so sánh thành ngữ, tục ngữ của người Thái với các dân tộc thiểu số ở nước ta là tìm ra những cái giống nhau, cái gần giống nhau, cái khác biệt với định hướng tìm đến cái chân, thiện, mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta.Tục ngữ, thành ngữ Thái

có giá trị về nhiều mặt, được đúc kết từ đời sống cộng đồng của từng dân tộc

và từ những mối quan hệ với cộng đồng các dân tộc anh em So sánh là góp phần làm rõ nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

- “Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái”: Song ngữ Thái - Việt Sưu tầm,

dịch: Phan Kiến Giang, Lò Văn Pánh, NXB Văn hoá dân tộc, 2010 Nội dung cuốn sách tập hợp và giới thiệu một số câu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Thái được trình bày dưới dạng song ngữ Thái - Việt phản ánh đời sống vật

Trang 13

chất, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán của người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam

Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về tục ngữ, thành ngữ Thái nhưng chủ yếu là sưu tầm chứ chưa đi vào nghiên cứu sâu Hơn nữa, cho đến nay chưa công trình nghiên cứu một cách hệ thống về tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái có đối chiếu với tiếng Việt Luận văn này, trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước, tiến hành thống kê, phân tích đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái có đối chiếu tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu, khảo sát tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt), góp phần vào nghiên cứu tục ngữ và thành ngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái nói riêng; qua đối chiếu để làm nổi bật đặc trưng văn hóa dân tộc phản ánh trong tục ngữ và thành ngữ của mỗi dân tộc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:

1 Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài luận văn

2 Nghiên cứu khảo sát đặc điểm cấu trúc tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt)

3 Nghiên cứu khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ

so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt)

4 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu

Trang 14

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc nghiên cứu tục ngữ và thành ngữ của một dân tộc là một việc đòi hỏi nhiều công sức của nhiều người trong một thời gian dài Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không đi sâu vào tất cả các phương diện mà chỉ nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái, có đối chiếu với tục ngữ và thành ngữ so sánh trong tiếng Việt

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi thu thập các đơn vị tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái

và tiếng Việt, chủ yếu dựa vào một số cuốn từ điển tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái, tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt đang được lưu hành rộng rãi Đồng thời tiến hành thu thập bằng ghi chép điền dã

4.3 Tư liệu nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, để thực hiện đề tài này, chúng tôi thống kê và thu thập trực tiếp các đơn vị thành ngữ, tục ngữ từ các

Từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng thái và tiếng Việt

Về tiếng Thái:

Luận văn thống kê và thu thập nguồn tư liệu chính từ cuốn “Thành ngữ,

tục ngữ dân tộc Thái” của tác giả Phan Kiến Giang - Lò Văn Pánh; “Lời có vần ông cha truyền lại” của tác giả Hoàng Trần Nghịch; “Tục ngữ Thái giải nghĩa” của tác giả Quán Vi Miên; Quãm chiễn lãng (ca dao - tục ngữ) của Lò

Văn Lả

Về tiếng Việt:

Cuốn “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý;

“Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của Du Yên; “Từ Điển thành ngữ và tục ngữ

Việt Nam” của Nguyễn Lân; “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực, Lương

Văn Đang

Trang 15

Ngoài ra luận văn cũng tham khảo các luận văn, luận án về đối chiếu tục ngữ, thành ngữ so sánh tiếng Việt với tiếng nước ngoài, những công trình

và sách chuyên khảo của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, tục ngữ so sánh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích ngữ nghĩa để tìm ra đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp đối chiếu Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tiến hành luận văn trên cơ sở những ngữ liệu đã thu thập được, chủ yếu là đối chiếu thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng Thái với tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt, từ đó tìm ra đặc trưng về cấu trúc, đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt phản ánh đặc trưng tư duy và văn hóa dân tộc Thông qua việc đối chiếu thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt cũng có thể làm sáng tỏ mối quan hệ

về một số nét văn hóa của hai dân tộc Thái - Việt

6 Ý nghĩa của luận văn

6.1.Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm vào lý luận về tục ngữ và thành ngữ; cung cấp kiến thức về thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng

văn làm rõ những đặc điểm của thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng Thái trong

sự đối chiếu với tiếng Việt, từ đó chỉ ra những đặc điểm về tư duy, văn hóa của hai dân tộc Thái và Việt; góp phần vào việc tìm hiểu những khác biệt về ngôn ngữ do tư duy, văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện qua ngôn ngữ

Trang 16

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần giúp nắm vững những đặc trưng cơ bản một cách hệ thống về tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái

Giúp hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hóa Thái

và Việt, cung cấp tư liệu nghiên cứu bản sắc văn hóa, làm cơ sở cho việc hiểu sâu ngôn ngữ, trực tiếp góp phần vào việc học tập và giảng dạy tiếng Thái

Tập hợp một khối tư liệu bao quát hơn về tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và sử dụng thành ngữ của người Thái

7 Bố cục của luận văn

chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt)

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt)

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Những vấn đề chung về tục ngữ, thành ngữ

1.1.1 Giới thuyết về tục ngữ, thành ngữ

1.1.1.1 Về tục ngữ

Về khái niệm, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã đưa ra 15 định nghĩa khác nhau, tiêu biểu là định nghĩa của Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ là một câu tự bản thân nó diễn đạt một ý, một nhận xét, một lời khuyên, một lí luận, có khi

là một sự phê phán trọn vẹn, hàm súc, ngắn gọn [24, 29] Hai tác giả Nguyễn Văn Tu và Đái Xuân Ninh đã khẳng định: Tục ngữ không phải một đơn vị ngôn ngữ mà là một lời nói có liên quan tới cụm từ cố định [24, 29] Các ông cho rằng văn học dân gian mới là ô phân loại của tục ngữ, chứ không phải chuyên ngành từ vựng học Tuy vậy, vì nó là câu từ lặp đi lặp lại nên có liên

hoàn chỉnh có ý trọn vẹn, có cấu tạo là kết cấu hai trung tâm [24, 30] Tác giả

Hồ Lê cũng xếp tục ngữ vào những câu cố định để đúc rút kinh nghiệm [24, 30] Còn Nguyễn Thiện Giáp lại khẳng định: Tục ngữ là những thông báo được lặp đi lặp lại trong lời nói nhưng khác thành ngữ ở điểm tục ngữ là một

câu ngôn bản nghệ thuật Đỗ Hữu Châu cũng quan niệm: Tục ngữ là đơn vị tương đương với câu Nghĩa của nó là phán đoán, một sự khẳng định tư tưởng hoàn chỉnh [24, 32]

Về ý nghĩa của tục ngữ, Dương Quảng Hàm đã nhận xét: "Các câu tục ngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã chung đúc lại, nhờ đấy mà người dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm ăn và cư xử ở

Trang 18

đời " [26, 87] Phạm Thế Ngũ, trong Việt Nam Văn học sử giản ước tân

vũ trụ cũng như về nhân sinh Có thể nói đó là một quyển sách khôn, mở ngỏ và lưu truyền trong giới bình dân từ xưa đến nay." [26, 87]

Tóm lại, theo các nhà biên khảo này thì các câu tục ngữ là một "quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp cho dân gian ta có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời

Về phân loại, nhìn từ góc độ văn học, có người cho rằng tục ngữ là một câu còn thành ngữ là một phần của câu và từ đó xếp tục ngữ ngang hàng với

ca dao Một số tác giả xếp nó vào văn học dân gian Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm viết: Một câu tục ngữ tự bản thân nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì đó [24, 33]

Khi nghiên cứu về cấu trúc, một số tác giả lại dựa theo bình diện ngữ

âm như Bùi Văn Nguyên, Nguyên Ngọc Côn, Chu Xuân Diên Nghiên cứu về ngữ pháp có các tác giả Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Dương,…Nghiên cứu về ngữ nghĩa lại chia làm ba cấp độ: nhóm tác giả Nguyễn Lân, Vũ Dung,…giải nghĩa tục ngữ Nhóm Chu Xuân Diên, Hoàng Văn Hành lí giải

sự hình thành nghĩa của câu tục ngữ Còn Nguyễn Đức Dân miêu tả cấu trúc

cú pháp – ngữ nghĩa của tục ngữ [24, 34]

Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, nhiều nhà khoa học đã phân biệt giữa tục ngữ, thành ngữ để đưa ra định nghĩa chính xác về tục ngữ Họ dựa vào cơ cấu, ngữ nghĩa để phân biệt thành ngữ, tục ngữ giữa nội dung và hình thức hay dựa vào chức năng của chúng Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: tục ngữ vừa là câu vừa là văn bản Nó được coi là sản phẩm của lời nói Trong khẩu ngữ bình dân, tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng mang đầy đủ ý nghĩa kinh nghiệm hay những bài học răn dạy đời Nguyễn Thái Hòa quan niệm tục

Trang 19

ngữ là những phát ngôn đặc biệt hay lời thoại đặc biệt Hoàng Văn Hành lại đặt tục ngữ ở vị trí trung gian giữa câu và văn bản [24, 35] Đồng thời, ông coi nó là văn bản nghệ thuật Ngoài ra, các nhà khoa học còn so sánh tục ngữ với một số thể loại khác Bùi Văn Nguyên quan niệm ngạn ngữ có nội dung rộng hơn tục ngữ Ông coi tục ngữ là lời hay ý đẹp do nhân dân sáng tác, nó là

một bộ phận của ngạn ngữ Trong “Phương ngôn xứ Bắc”, các tác giả lại coi

phương ngôn bao gồm: tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao, câu đối,…gắn với địa danh nói về các sự kiện cụ thể của một vùng quê [24, 36]

Tóm lại, từ các quan điểm trên, ta thấy nổi bật lên một số quan điểm chính:

- Một số tác giả coi tục ngữ là một ngữ, một đơn vị cú pháp

- Hai là, một số tác giả cho tục ngữ là một câu cố định, một ngôn bản nghệ thuật, tác phẩm thơ, một tổng thể thi ca nhỏ nhất

1.1.1.2 Về thành ngữ

Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp trong sách “Từ và nhận diện từ Tiếng Việt”

ông đã viết: “Đặc trưng văn hoá dân gian của thành ngữ còn được thể hiện

Tác giả này còn có công trình nghiên cứu là “Từ vựng học tiếng Việt” Tác giả đã căn cứ vào cơ chế cấu tạo câu để phân biệt thành ngữ hợp kết (Được hình thành do sự kết hợp của các thành tố trong thành ngữ) và thành ngữ hoà kết (Được hình thành dựa trên một ẩn dụ toàn bộ)

Tác giả đã chỉ ra các đặc trưng của thành ngữ thông qua sự so sánh với

từ ghép (ngữ định danh) và cụm từ tự do Theo tác giả:

- Về mặt nội dung: thành ngữ là tên gọi gợi cảm - có tính hình tượng của một hiện tượng nào đó, có tính hoàn chỉnh về nghĩa, biểu thị một khái niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói

Trang 20

- Về mặt cấu tạo cú pháp: Đa số thành ngữ có quan hệ tường thuật và cấu trúc đẳng lập Những thành ngữ có quan hệ chính phụ thì phần nhiều thuộc loại so sánh

Tính phi cú pháp của thành ngữ thể hiện ở sự đối xứng của các thành

tố, xen lồng, thay đổi trật tự và có sự hoà phối thanh điệu

Có thể nói thành ngữ có hình thức cấu tạo là một câu (thậm chí là câu ghép) thì nó cũng mang tính tương đương như từ về chức năng cấu tạo câu (có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ hoặc có thể kết hợp với từ để tạo thành câu).Tuy nhiên trong sử dụng thành ngữ cũng có thể biến đổi, tuỳ vào văn cảnh cụ thể

Trong thời gian gần đây đã có luận văn thạc sĩ của Trần Anh Tư là:

“Thành ngữ đồng nghĩa và Thành ngữ trái nghĩa trong Tiếng Việt” (2001) [25,12]

những biến thể sử dụng và các giá trị khác nhau của Thành ngữ tiếng Việt Đồng thời luận văn này cũng chỉ ra được các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc,

ý nghĩa khái quát và vai trò của Thành ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa

Đây là công trình đã có nhiều tính sáng tạo, công phu nhưng nó chỉ đi sâu vào thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt chứ không đi sâu nghiên cứu thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh nói chung, cấu trúc - ngữ nghĩa nói riêng đã có nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm.Ví dụ như nhà nghiên cứu Trương Đông San(1994), Nguyễn Thuý Khanh(1995), Nguyễn Thiện Giáp(1996) và Hoàng Văn Hành

Tác giả Trương Đông San trong “Thành ngữ so sánh tiếng Việt” đã

phân tích cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh và phân ra ba loại: loại

có một nghĩa đen, loại có hai nghĩa (đen và bóng), loại có một nghĩa: nghĩa

Trang 21

hình tượng [24, 11] Bài nghiên cứu cuả tác giả Trương Đông San đã mở đầu cho hướng nghiên cứu về cấu trúc - ngữ nghĩa thành ngữ so sánh tiếng Việt

Tác giả Nguyễn Thuý Khanh đã có một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật Bài viết có đề cập đến cấu trúc, thành phần cơ cấu nghĩa, rút ra những kết luận khái quát về đối tượng này Đây là bài viết có giá trị về vấn đề thành ngữ so sánh

Đặc biệt, có tác giả Bùi Thị Thi Thơ trong luận văn tốt nghiệp đai học

và luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu khá sâu về thành ngữ so sánh: “Hình ảnh

biểu trưng trong Thành ngữ so sánh tiếng Việt” [24,12]

Trong hai công trình này tác giả đi sâu vào thống kê, phân loại các hình ảnh Qua thế giới hình ảnh đó thì tác giả cho ta thấy được bức tranh hiện thực được phản ánh về thiên nhiên, về xã hội, và con người của Việt Nam Đồng thời, tác giả còn đi sâu phân tích, giải thích ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ qua hình ảnh được lực chọn, bước đầu tìm hiểu lí do sử dụng hình ảnh trong thành ngữ so sánh Qua đây tác giả cũng cho thấy được nét tư duy văn hoá của người Việt

Có thể nói, tác giả Bùi Thị Thi Thơ đã có những nghiên cứu khá sâu sắc, công phu về thành ngữ so sánh Từ công trình luận văn tốt nghiệp lên luận văn thạc sĩ là một bước phát triển lớn trong nghiên cứu về thành ngữ so sánh

1.1.2 Tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt

1.1.2.1 Tục ngữ tiếng Thái và tiếng Việt

Trang 22

của nhân dân Thái, tục ngữ Thái biểu thị kinh nghiệm riêng của dân tộc Thái trong sản xuất nông nghiêp, săn bắn; trong cách nhìn nhận về tự nhiên và cả trong văn hóa ứng xử giữa người với người trong làng bản xa xưa Nó được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ Ví dụ:

Nặm đởi tá lá cón, bon đởi xôn lá cản, Chụ côông bản lá khạm

xương.( Suối trôi nước lạ, vườn thay lá mới, giọng người tình cũ cũng khác

xưa) Lược giải: Người đã xa quê lâu ngày trở về, nay nhìn cái gì cũng thấy đổi thay khác lạ Dòng suối chảy những luồng nước mới Cây trong vườn thay

lá mới Giọng nói của người tình cũ cũng già đục đi theo thời gian, không còn được ngọt ngào, trong trẻo như xưa

Thứ hai, tục ngữ tiếng Việt

Cũng như tục ngữ Thái, tục ngữ Việt là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của dân tộc Việt về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân Việt, do nhân dân Việt trực tiếp sáng

tác Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”

Cũng như tục ngữ Thái, trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn Giữa hình thức và nội dung của tục ngữ Việt cũng có

Trang 23

sự gắn bó chặt chẽ Nó đúc kết, khái quát hóa cách thức sản xuất lúa nước, phán đoán các hiện tượng tự nhiên và đưa ra bài học làm người sâu sắc,…

Ví dụ: Hiện tượng "cóc nghiến răng" ngày nay đã được khoa học giải

thích nhưng từ xưa, người Việt đúc kết về dự báo mưa:

Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa (dân tộc Việt)

Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước (dân tộc Việt)

1.1.2.2.Thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt

Thứ nhất, thành ngữ tiếng Thái:

Thành ngữ tiếng Thái là đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định trong tiếng Thái, do người Thái sáng tạo và lưu truyền Cũng như thành ngữ của các dân tộc khác, thành ngữ Thái có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hình thức giản tiện, nhưng khả năng biểu đạt cô đọng, súc tích, hàm ẩn, hình tượng, sinh động và độc đáo Nó góp phần nói lên văn hoá ngôn ngữ, giao tiếp đậm đà bản sắc dân tộc của người Thái, cùng đó là cách nhìn, đánh giá về mọi việc trong tự nhiên và xã hội của họ Ví dụ:

Bẳư pé mu chôn phớ (Dốt như lợn dũi khoai)

Bẳư pé đớ kin khoại (Dốt như ve cắn trâu)

Lược giải: Ve ở đây là một loại côn trùng ký sinh chuyên hút máu trâu,

bò để sống Câu tục ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt

Tương đương với thành ngữ Việt: Dốt đặc cán mai; Dốt dài cán thuổng

Thứ hai, thành ngữ tiếng Việt

Thành ngữ tiếng Việt cũng giống như thành ngữ Thái Đó là đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hàm ẩn, hình tượng, sinh động và độc đáo Điểm khác là nó bằng tiếng Việt, do người Việt sáng tạo ra Vì vậy,

nó thể hiện những nét riêng về văn hóa, cách dùng ngôn ngữ của người Việt Thành ngữ Việt nhiều hơn hẳn thành ngữ Thái về số lượng, kèm theo đó là

Trang 24

nhưng cũng có thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàn

tay", nhưng cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay" Trật tự của các từ trong

nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên được nguyên ý

Ví dụ: Thành ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt:

“Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn bản đặc biệt, biểu thị phán đoán một cách nghệ thuật.” [13, 27]

Tác giả đã ra những đặc trưng dùng làm tiêu chí để phân biệt thành ngữ

và tục ngữ:

- Đặc trưng về hình thái cấu trúc, có vần điệu, có điệp đối: thành ngữ là

tổ hợp từ cố định (hoặc kết cấu c - v), quan hệ hình thái Còn tục ngữ là câu (phát ngôn) cố định (cả đơn cả phức), quan hệ cú pháp

-Về chức năng biểu hiện định danh:

+ Thành ngữ định danh sự vật, hiện tượng, quá trình

+ Tục ngữ định danh sự kiện, sự tình, trạng huống

-Về chức năng biểu hiện hình thái nhận thức:

+ Thành ngữ biểu hiện khái niệm bằng hình ảnh biểu trưng + Tục ngữ biểu thị phán đoán bằng hình ảnh biểu trưng

-Về đặc trưng ngữ nghĩa:

Trang 25

+ Thành ngữ gồm hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức

1.1.3 Giá trị của tục ngữ và thành ngữ trong ngôn ngữ

1.1.3.1 Nét văn hóa - xã hội được phản ánh trong tục ngữ và thành ngữ

Thứ nhất, điều kiện xã hội góp phần hình thành tục ngữ, thành ngữ

tiếng Thái (liên hệ với tiếng Việt)

- Điều kiện thiên nhiên - phương thức sản xuất

Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam xuất hiện ở Tây Bắc cách đây hàng nghìn năm, qua các đợt di cư của tộc người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống và từ Thái Lan sang Họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây Bắc Đây là vùng núi non nhưng chưa phải núi cao như đồng bào Mông Điều kiện khí hậu, đất đai vẫn tương đối thuận lợi cho sản xuất Từ xa xưa, đồng bào Thái đã phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước Đây là điểm giống người Việt Song bên cạnh đó, người Thái còn làm nương rẫy Trong khi người Việt không phát triển hình thức sản xuất này Chính điều kiện thiên nhiên và phương thức sản xuất nông nghiệp đã làm người Thái và người Việt

có nhiều kinh nghiệm trong việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mối tương quan ảnh hưởng của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinh nghiệm Ngoài ra, họ còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi

Trang 26

trồng, tạo nên kho tàng kinh nghiệm quý báu cho con cháu Ví dụ: tục ngữ người Thái có câu:

- Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa

- Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ

- Sấm trước trời không mưa

- Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức

- Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, làm giàu cho chủ

Người Việt cũng có câu tương tự:

- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

- Mấy đời sấm trước có mưa

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

- Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, nhanh như chớp (dân tộc

Việt)

Song thời vụ gieo trồng khác nhau giữa hai dân tộc làm cho việc tính

toán về thời vụ, mùa màng cũng khác:

- Mồng chín tháng chín không mưa

Mẹ con bán cả cày bừa mà ăn

- Mồng hai tháng hai không mưa

Cha con sắm sửa sọt sưa đi Lào

Mồng hai tháng hai có mưa

Cha con sắm sửa cày bừa làm ăn

- Điều kiện con người, gia đình, xã hội

Dân tộc Thái nổi tiếng là dân tộc có bản sắc văn hóa đặc sắc Lối sống, nhân cách của người Thái cũng rất đáng để các dân tộc khác học tập Chính điều này đã tạo cơ sở cho những câu tục ngữ, thành ngữ đậm chất nhân văn

Trang 27

trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc này Hình ảnh con người Thái được phản ánh trong tục ngữ, thành ngữ Thái là con người chăm chỉ trong lao động Sống trong môi trường thiên nhiên nhiều mưa, nắng, hạn hán liên miên,

để sinh sống, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, dân tộc Thái ở nước ta phải lao

động cần cù để có miếng ăn Người Thái có câu: "Miếng ăn nằm ở chân tay,

lúa gạo càng đầy mặt đất" Các đức tính gắn liền với lao động như làm ăn

thật thà, tiết kiệm, lo xa cũng được đề cao Điều này hoàn toàn trùng với

người Việt: "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ", "Của làm ra để trên gác,

của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ" Người Thái cũng rất

- Học nhiều thì biết, làm nhiều thì quen

- Học ăn, học uống, học nói, học làm

- Học khôn học khéo học đến già

- Học thầy, học bạn vô vạn phong lưu

Điều này, ta thấy trùng với dân tộc Việt Tục ngữ của dân tộc Việt cũng chỉ rõ:

- Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

Người Thái cũng coi trọng hành động, ứng xử hướng về điều thiện,

điều chân: "Thiện, thiện dã, ác, ác báo" Điều này giống người Việt với quan niệm: "ở hiền gặp lành", "ở ác gặp ác" Cả hai dân tộc cũng đều đề cao lối sống khiêm tốn, biết cư xử, xử lí phù hợp với hoàn cảnh khách quan: "Sông

có khúc, người có lúc", "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", "Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành", "Ăn để sống, không phải sống để ăn", "Ăn một miếng, tiếng cả đời", "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" (dân tộc Việt);

Trang 28

"Làm quá người ta ghét, phải biết mình biết người", "Lời nói ở đầu lưỡi, đắng, ngọt ở đấy cả" (dân tộc Thái)

Về quan hệ gia đình, hai dân tộc đều đề cao truyền thống gia đình, quan

hệ huyết thống, dòng họ: "Chim có tổ, người có tông" (dân tộc Việt), "Người

có họ, cọ có bụi" (dân tộc Thái) Trong gia đình, người lớn tuổi được coi

trọng nhất Do vậy, con cái thường đề cao sự hiếu thuận với cha mẹ Họ biết

ơn cha mẹ đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình lúc trẻ: "Có cha mới có con, có

khung mới có cửi" (dân tộc Thái) Họ cũng đều quý trọng và chăm lo giáo dục

con cái từ tuổi bé thơ: "Dạy con từ thuở còn thơ" (dân tộc Việt, Thái, Tày)

Tình mẫu tử với đức hi sinh của người mẹ được thể hiện trong tục ngữ các

dân tộc: "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con" (dân tộc Việt); "Chỗ ướt mẹ thế

vào, chỗ khô để phần con" (dân tộc Thái) Tình cảm anh chị em ruột thịt cũng

là một giá trị đạo đức được quan tâm: "Anh em như chân với tay", "Anh em

bát máu xẻ đôi" (dân tộc Việt), "Máu chảy ruột trơn" (dân tộc Thái) Về quan

hệ vợ chồng, người Thái tuy vẫn tồn tại quan điểm phong kiến trọng nam khinh nữ song về cơ bản mối quan hệ vợ chồng có phần bình đẳng hơn người

Việt: "Vợ chồng yêu nhau chém núi đèo cũng lở/Vợ chồng không yêu nhau

chém dây leo không đứt" (dân tộc Thái) Họ đề cao trách nhiệm của người

chồng, đây là người chủ gia đình phải lo cho vợ con, không để tình trạng

"Mất vợ đợ con" (dân tộc Thái) xảy ra, hoặc tình trạng mẹ chồng nàng dâu:

"Than hồng với nước lã, mẹ chồng với nàng dâu" (dân tộc Thái)

bảo vệ xây dựng tổ quốc "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" (dân tộc Việt),

"Giặc đến bản, cùng nhau đánh" (dân tộc Thái) , thành ngữ, tục ngữ người

Việt cũng như các dân tộc thiểu số nói nhiều đến tinh thần cộng đồng dân tộc, đoàn kết thương yêu được đúc rút từ thực tiễn chinh phục thiên nhiên và đấu

tranh chống xâm lược trong quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam: "Một cây

Trang 29

làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" (dân tộc Việt); "Vỗ tay cần nhiều ngón, bàn việc cần nhiều người" (dân tộc Thái); "Đi có bạn, ở có phường" (dân tộc Thái) Trong giao tiếp, ứng xử, người Việt, người dân tộc

thiểu số đều chọn nếp sống chan hoà, nhân ái như lời nói "cho vừa lòng

nhau", "Lời nói đẹp không phải mua" (dân tộc Thái), "Lời nói ngọt như mía mật" (dân tộc Thái), đến cách xử sự "Việc bé đừng xé to" (dân tộc Thái), "Nhỏ đừng chấp, vụn đừng nhặt" (dân tộc Thái) Cái tốt trong giao tiếp, nếp sống

được đúc kết trong tục ngữ, ngược lại, cái xấu cũng bị lên án Đó có thể là

lòng "tham không đáy" (dân tộc Việt) Đó có thể là lòng nham hiểm "Sông

sâu vẫn đo được đáy, lòng người không đo được" (dân tộc Thái), "Nước sâu thì thấy, lòng người sâu không thấy", "Nhím gai cắm ngoài da, người gai cắm trong bụng" (dân tộc Thái) Bên cạnh đó, do xã hội đã có quan hệ giai cấp nên

cả hai dân tộc đều bày tỏ sự bất bình về sự áp bức bóc lột của giai cấp phong

kiến tạo nên sự đối lập giàu nghèo, sang hèn "ruộng cả ao liền", "ngồi mát ăn

bát vàng" (dân tộc Việt), "Con dân cầm đèn, con quan cưỡi ngựa" (dân tộc

Thái) Các dân tộc không chỉ có ý thức tố cáo, phản kháng sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị mà họ còn nhận thức được vị trí to lớn của mình Nếu

trong tục ngữ, thành ngữ dân Thái có câu "Mặc áo thành quan, cởi áo thành

dân" thì người Việt có câu "Quan nhất thời, dân vạn đại"

Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ dân tộc Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái Người Thái sống rải rác ở 7 tỉnh, đông nhất là ở Sơn La Nhưng người Thái thường sống xen kẽ và giao lưu với người Việt và các dân tộc khác nên ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng Do vậy, nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt và Thái khá giống nhau

Thứ hai, Tục ngữ, thành ngữ phản ánh đời sống văn hóa xã hội của

dân tộc

Trang 30

Tục ngữ và thành ngữ so sánh được hình thành nhờ vào mối tư duy liên tưởng, mà mối tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc là khác nhau Từ đó, nó thể hiện nguồn gốc văn hóa của mỗi dân tộc ấy Ở đây, chúng tôi phân tích văn hóa trong tục ngữ, thành ngữ qua 4 thành tố văn hóa theo Trần Ngọc Thêm [20]:

a Văn hóa nhận thức

Qua việc lựa chọn hình ảnh đưa vào trong tục ngữ, thành ngữ, ta thấy tư duy, nhận thức của con người Ví dụ: Người Việt giữ trong mình triết lý âm

dương từ trong máu thịt nên có những câu: trong rủi có may, trong họa có

phúc, trèo cao ngã đau, nhân nào quả ấy, bãi bể nương dâu…Lối sống trọng

tình và coi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóa nhận thức tư duy của mình cũng làm dân tộc ta có những câu nói về sự kính

trọng người già lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ… Đó còn là sự nhận thức về một Việt Nam vừa giàu có vừa khó khăn, ví dụ: rừng vàng biển

bạc, non sông gấm vóc, chó ăn đá gà ăn sỏi, đồng chua nước mặn… Tuy

thuộc hai nền văn hóa khác nhau, nhưng người Thái và người Kinh lại gần nhau trong quan niệm về thế giới Cả người Thái và người Kinh đều nhìn thế giới với con mắt “vạn vật hữu linh” Tục ngữ Thái có câu:

- Một cái cây to bằng cái đũa cũng có thần Một miếng đất bằng cái quạt cũng có chủ

Cũng giống như câu tục ngữ của người Kinh:

- Đất có thổ công, sông có hà bá

Nhìn sự thay đổi của tạo hóa theo quy luật, người Thái cũng có những câu

Hoa úa hoa về cành

Cũng như người Kinh quan niệm:

Trang 31

- Lá rụng về cội

b Văn hóa tổ chức cộng đồng

Qua tục ngữ, thành ngữ, ta thấy được việc tổ chức cộng đồng của mỗi dân tộc Ví dụ: người Thái tổ chức xã hội theo truyền thống của người Thái là bản, mường Bản của người Thái nhỏ nhất vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục, hàng trăm nhà Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằng

tình cảm và những luật tục, nghi lễ Lễ hội “xên bản, xên mường” của người

Thái kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn Do vậy, tục ngữ Thái khuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kết với nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống:

- Rời nơi ăn chốn ở mãi mãi rồi cũng thành ma

c Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện văn hóa ứng xử với tự nhiên qua biểu hiện gắn liền với thuỷ thổ, môi trường địa phương, cây, con từng vùng cụ thể

Dân tộc Thái nghe con cồ cộ, con ì điềng kêu để phán đoán mùa màng: "Cồ

cộ kêu bụng lép, ì điềng kêu bụng no" Có thể thấy, hình như mỗi dân tộc đều

Trang 32

theo nông lịch kết hợp với xem mưa nắng, thời tiết mà gieo trồng cho đúng thời vụ, tuy nhiên, vào tháng nào, làm việc gì thì không thể giống nhau do thuỷ thổ không đồng nhất và các vùng tiểu khí hậu khác nhau có ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp Một nhận xét nổi bật nhưng dễ giải thích

là trong tục ngữ người Việt có những câu nói về nghề biển như "May mùa

sông, đông mùa bể" (gió heo may hay được cá sông, gió đông hay được cá

bể) hay "Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông" (thời điểm đi đánh tôm, cá)

nhưng loại tục ngữ này vắng mặt trong các dân tộc thiểu số

d Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Ở các dân tộc khác nhau cơ bản, cách ứng xử với môi trường xã hội cũng khác nhau, Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví

dụ: xưng khiêm hô tôn, học ăn học nói học gói học mở,…); Nó còn thể hiện

cái nhìn về cộng đồng, về cá nhân và vai trò của chúng trong việc định hình

bó keo sơn trong làng xã, tinh thần đoàn kết trong quốc gia (tương trợ, giúp

đỡ lẫn nhau ví dụ: tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…) Tinh thần đoàn kết cộng đồng, muôn người như một, tạo thành sức mạnh được người Thái ví von bằng những hình ảnh rất cụ thể và gần gũi:

- Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn bạc cần nhiều người

- Chuối đến lúc trĩu buồng phải có cây chạc chống Lúc đó cây chống chuối

Chuối dựa cây Mình trông cậy người Người nhờ mình, tốt quá

Trang 33

hoặc:

- Khỏe một mình làm không được Khôn một mình làm không xong

Tương tự như vậy, tục ngữ người Kinh có những câu:

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

- Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Đó còn cả những mặt trái của sự đồng nhất này (cào bằng, đố kị, dựa

dẫm, ỷ lại, bàng quan, vô trách nhiệm ví dụ: cha chung không ai khóc, mũ ni

che tai, ghen ăn tức ở, khôn độc không bằng ngốc đàn…) Tính tự trị ấy của

người Việt một mặt được tái hiện qua sự tự chủ, ý thức độc lập và lòng yêu nước, mặt khác lại là óc bè phái địa phương cục bộ, gia trưởng tôn ti trong

thành ngữ (ví dụ: bè ai nấy chống, đàn anh kẻ cả, kim chỉ có đầu…)

Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện tín ngưỡng riêng của dân tộc Do gốc văn hóa nông nghiệp quy định tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, con người, người Việt thờ động thực vật, thờ ông bà, tổ tiên, gần gũi với đạo Phật thể hiện qua một hệ thống những thành ngữ về con vật thiêng, Phật, Bụt, hồn vía…(ví dụ:

con Lạc cháu Hồng, vị thần nể cây đa, dữ như ông beo, ma thiêng nước độc…)

Thứ ba, tục ngữ và thành ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ

Trang 34

Tục ngữ, thành ngữ là kết tinh tinh hoa của ngôn ngữ vì tục ngữ, thành ngữ rất ngắn gọn dễ sáng tác, dễ nhớ và dễ truyền miệng Ngôn ngữ hàm súc,

ít lời nhưng nhiều ý Thực ra, cũng có tục ngữ, thành ngữ dài nhưng vì nó có hình ảnh phong phú, có vần nhịp nên nó vẫn làm lời nói hay hơn, ý nhị hơn

lời nói thường Ví dụ: câu nói: “Đêm ấy trời rất tối, chúng tôi nhìn chẳng thấy

gì cả” Nói như vậy cũng rất rõ, nhưng chưa phải là cực tả, chưa có hình

tượng gì Nếu dùng thành ngữ: “Đêm ấy, trời tối đen như mực, tối ngửa

bàn tay không thấy; tối như hũ nút ; tối như đêm ba mươi” thì câu sẽ hay

hơn

Thứ tư, tục ngữ và thành ngữ là sản phẩm hóa thạch sống, lớp trầm tích của ngôn ngữ

Tục ngữ, thành ngữ được ra đời từ thời xa xưa với cách dùng ngôn ngữ

tục ngữ, thành ngữ Việt Nam cũng đã có 4000 năm tuổi Tới nay, dù ngôn ngữ hiện tại có thay đổi song bằng các thành ngữ tục ngữ cổ, ta biết được tiếng nói cổ của cha ông, từ đó hiểu về văn hóa, cách nhìn nhận mọi vật của tổ tiên Nó là giá trị văn hóa tinh thần vô cùng quan trọng, đi song hành với những cổ vật quý mà chúng ta còn lưu giữ được Chính vì điều này nên thành ngữ, tục ngữ được gọi là hóa thạch sống của ngôn ngữ Có thể lấy ví dụ: trong

thành ngữ Việt có cụm từ “Ăn trên ngồi trốc” Từ “trốc” là từ cổ, được dùng với nghĩa là đầu Hay thành ngữ “Con dại cái mang”, “cái” ở đây chỉ mẹ,

đây cũng là từ cổ Nhờ hai câu tục ngữ này, ta đã lưu giữ lại được hai từ cổ

Từ đó ta hiểu về ý thức mẫu hệ của người Việt cổ (ví dụ: qua từ “cái”, ta thấy

mẹ được nhắc tới với ý thức về cái to lớn, vĩ đại, quan trọng)

Ngoài ra, lớp trầm tích này có thể mở rộng hơn với việc sử dụng ngôn ngữ để phản ánh xã hội Nhờ thành ngữ, tục ngữ cổ, ta hiểu về văn hóa cổ xưa

Trang 35

của ông cha ta Tục ngữ, thành ngữ đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động

1- Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người

2- Phản ảnh công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và xâm lược

3- Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ 4- Những kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày

5- Những điều cần giáo dục truyền bá cho nhau về cách sống làm người

Những lời răn dạy ấy là những bài học quý giá, rất phong phú đa dạng, những chuẩn mực về lối sống và nhân cách Việt Nam, đậm đà bản sắc Việt Nam Đó là một cuốn sách giáo khoa có giá trị vào loại bậc nhất (nếu không nói là độc nhất vô nhị) về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi đến khi hấp thu được tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở thành được những con người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại

1.1.3.2 Vị trí của tục ngữ và thành ngữ so sánh trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ

a Tục ngữ, thành ngữ so sánh góp phần làm phong phú, sinh động cách định danh trong từ vựng tiếng Việt

Trong hệ thống tiếng Việt thì tục ngữ, thành ngữ so sánh chiếm một vị trí rất quan trọng Chính vì vậy, nó ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống từ vựng tiếng Việt Nó góp phần làm tăng thêm vốn từ vựng tiếng Việt bằng cách định danh sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái tính chất một cách có hình ảnh thông qua so sánh

Nếu như trong hệ thống từ vựng tiếng Việt mỗi sự vật, hành động, tính chất được định danh bằng một tên gọi thì trong thành ngữ lại có rất nhiều

Trang 36

Thể hiện rõ nhất ở đây chính là hiện tượng đồng nghĩa Hiện trượng đồng nghĩa này góp phần làm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt tăng lên

Trong thành ngữ, tục ngữ so sánh có hai nhóm:

Nhóm các thành ngữ, tục ngữ biểu thị hoạt động, trạng thái:

Để biểu thị khái niệm như: buồn, lo, vui thì có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ so sánh đồng nghĩa

Ví dụ:

Buồn như chó chết con, buồn như cha chết, buồn như chấu cắn, buồn như đĩ về già

Lo như cá nằm trên thớt, lo như cha chết

Vui như tết, vui như hội, vui như mở cờ trong bụng, vui như sáo, vui như trẩy hội

Mừng như bắt được của, mừng như bắt được vàng, mừng như cha chết sống lại

Để biểu thị khái niệm chỉ hoạt động như: ăn, nói, cũng có nhiều thành ngữ, tục ngữ so sánh đồng nghĩa

Trang 37

Ví dụ với hành động" giãy nảy", có các thành ngữ, tục ngữ:

Giãy lên như bị ong châm, giãy lên như đĩa phải vôi, giãy lên như phải bỏng, giãy lên như phải tổ kiến, giãy như cá lóc bị dập đầu, giãy nảy như đỉa phải vôi

Để biểu thị hành động "nói" mà có tới 49 thành ngữ, tục ngữ so sánh khác nhau

Ví dụ: nói như tép nhảy, nói như trạng, nói như văn sách, nói như ru,

nói như vẹt, nói như xã luận, nói như vạc mặt, nói trơn như cháo chảy, nói như vặt miếng thịt

Ví dụ để biểu thị tính chất, đặc điểm, phẩm chất của sự vật:

Vắng như chùa Bà Đanh, vắng như bãi tha ma, vắng ngắt như tờ Đông như đám gà chọi, đông như hội, đông như kiến cỏ, đông như mắc cửi, đông như nêm cối, đông như nước, đông như rươi, đông như trẩy hội

Tối như bưng, tối như cửa địa ngục, tối như đêm ba mươi, tối như hũ nút, tối như mực

Trang 38

Như vậy, dựa vào sự thống kê trên ta thấy rõ: với tục ngữ, thành ngữ đồng nghĩa thì hệ thống từ vựng tiếng Việt tăng lên rất nhiều, sinh động, phong phú và đa dạng hơn

b Góp phần giải nghĩa cho các từ láy

Trong hệ thống từ láy tiếng Việt có những từ láy âm do các tiếng không

có nghĩa từ vựng cấu thành do đó nghĩa của chúng rất mơ hồ, khó nắm bắt Bằng cách cấu tạo các tục ngữ, thành ngữ so sánh theo kiểu [t như B](trong

đó t là tính từ (hoặc động từ) láy song tiết có cấu tạo như trên, B là hình ảnh

so sánh cụ thể) người Việt đã thực hiện hiệu quả việc giải nghĩa cho các từ láy

đó

Ví dụ như từ láy "lừ đừ" nếu đứng một mình thì rất khó giải thích nghĩa của từ đó bởi cả hai tiếng đều không có nghĩa Nhưng khi người ta đưa từ này

vào trong thành ngữ so sánh là" Lừ đừ như ông từ vào đền" thì người đọc sẽ

hiểu được nghĩa của từ này là: người có dáng vẻ chậm chạp, không nói năng

gì cả Ở đây tác giả dân gian đã rất khéo léo khi đưa hình ảnh ông từ vào đền

để diễn đạt tính từ láy "lừ đừ"

Cũng tương tự như trong từ " lừ đừ", từ " lanh chanh" nếu đứng một mình người sử dụng rất khó hiểu nghĩa nhưng khi xét nghĩa của nó trong thành ngữ so sánh là lanh chanh như hành không muối thì chúng ta sẽ hiểu được nghĩa của nó là có trạng thái nhảy lên nhảy xuống tứ tung như các tép hành khi giã mà không cho vào cối một ít muối

Hay như trong từ láy " lửng lơ" trong thành ngữ so sánh lửng lơ như con cá vàng Trong thành ngữ so sánh này tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh con cá vàng , đây là loại cá cánh người ta hay nuôi trong bể nước Nó không bao giờ đứng yên một chỗ mà thường bơi lội trong bể Và người ta sử dụng hình ảnh này để nói ngươi lập trượng không vững, lúc nào cũng chông

Trang 39

chênh, lửng lơ Và như vậy, nhờ có hình ảnh con cá vàng thành ngữ so sánh này đã giải nghĩa cho tính từ lày âm trong tiếng Việt là "lửng lơ"

Như vậy, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt thì tục ngữ, thành ngữ có vai trò hết sức quan trọng Nó không những làm hệ thống tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng mà còn giúp giải nghĩa từ đặc biệt là những từ láy âm hai tiếng đều không có nghĩa Điều này giúp ích rất nhiều trong việc sử dụng từ ngữ của người Việt

c Làm cho câu nói thêm sinh động, có hình ảnh, dễ hiểu

Các tác giả thơ văn thường dùng thành ngữ trong tác phẩm của mình

để làm tác phẩm tăng tính dân tộc, gần gũi với người đọc, thể hiện nội dung một cách súc tích gắn gọn còn thể hiện được một nghệ thật đặc sắc của tác phẩm

Đầu tiên là trong văn học dân gian đã sớm biết sử dụng thành ngữ, tục ngữ so sánh để biểu thị nội dung cần thể hiện trong tác phẩm của mình

Ví dụ:

"Con nhạn chắp cánh bay chuyền Chồng em lẩy bẩy như cao biền gặp non"

như cao biền dậy non" để làm nên câu thơ này Sự có mặt của thành ngữ “ lẩy bẩy như cao Biền dậy non" ngoài diễn tả được nội dung mà tác giả muốn gửi

đến người đọc thì còn làm cho câu thơ cân đối, hài hoà và do đó nó dễ đi vào lòng người đọc hơn

Còn trong văn học trung đại thì các tác giả đã chú ý sử dụng các thành ngữ, tục ngữ so sánh để biểu hiện ý đồ nghệ thuật của mình trong tác phẩm

Ví dụ như tác giả Nguyễn Du trong kiệt tác “Truyện Kiều” đã sử dụng tính chất điệp đối, cân đối hài hoà trong thành ngữ để diễn đạt nội dung ý

Trang 40

nghĩa của mình trong tác phẩm Khi sử dụng thành ngữ thì Nguyễn Du như có

sự cân nhắc kĩ càng Ông đã sử dụng thành ngữ rất sáng tạo

Ví dụ như khi sử dụng thành ngữ so sánh:

"Rối như tơ vò" và "đau như dần"

khi tác giả đưa vào tác phẩm thì thành câu:

"Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau"

Như vậy tác giả đã mượn thành ngữ nhưng lại rất sáng tạo làm cho câu thơ mang tính chất dân gian, gần gũi nhưng vẫn toát lên đặc sắc nghệ thuật bác học của Nguyễn Du

Hay như trong câu thơ:

Hay như câu:

"Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành lỡ dở hoa trôi lỡ làng"

Trong câu thơ này để diễn tả thân phận bạc bẽo của nàng Kiều thì tác giả Nguyễn Du đã rất khôn ngoan khi dùng thành ngữ bạc như vôi Điều này thể hiện sự uyên bác của thi hào Nguyễn Du

Chính việc sử dụng thành ngữ so sánh đúng cách đã làm cho lời nói cũng như câu viết của người Việt thêm phong phú, đa dạng Bằng việc sử

Ngày đăng: 29/11/2016, 08:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w