Đối chiếu câu bị động trong Tiếng Anh và Tiếng ViệtCâu bị động là một trong những đề tài được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu.Với hy vọng hệ thống hóa kiến thức và cách dùn
Trang 1MỤC LỤC
I.Cơ sở lý luận: 1
1 Xác lập cơ sở đối chiếu: 1
2 Phạm vi đối chiếu: 1
3 Phương thức đối chiếu: 1
II.Nghiên cứu đối chiếu: 2
1 Quan niệm về câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt: 2
2 Một số dạng câu bị động điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt: 3
2.1 Tiếng Anh: 3
2.2 Tiếng Việt: 4
3 Một số câu bị động tiếng Anh và ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt: 5
4 Đánh giá và nhận xét: 6
5 Kết luận: 8
Tài liệu tham khảo 10
Trang 2Đối chiếu câu bị động trong Tiếng Anh và Tiếng Việt
Câu bị động là một trong những đề tài được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu.Với hy vọng hệ thống hóa kiến thức và cách dùng dạng bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt cho người sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, bài nghiên cứu này trình bày một số khía cạnh xoay quanh dạng câu bị động trong tiếng Việt đồng thời so sánh đối chiếu với câu bị động trong tiếng Anh
Trong cùng một văn bản và văn cảnh thực hiện phát ngôn qua đó rút ra một số kết luận về điều kiện sử dụng dạng bị động một cách linh hoạt về cấu trúc ngữ pháp và logic ngữ nghĩa, đồng thời đưa ra một số dạng thức ngôn ngữ đặc biệt được quy về dạng bị động trong tiếng Anh
I.Cơ sở lý luận:
1 Xác lập cơ sở đối chiếu:
Nghiên cứu này dựa trên những nét giống và khác nhau trong cách dùng của câu bị động tiếng Anh và tiếng Việt.Hai ngôn ngữ đều giống nhau ở cách thức sử dụng, đó là nhấn mạnh hành động chứ không phải tác nhân gây
ra hành động
2 Phạm vi đối chiếu:
Các loại câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung
3 Phương thức đối chiếu:
Phương thức đồng nhất khu biệt về mặt hoạt động của câu bị động trong tiếngAnh và tiếng Việt xét về các phương diện phân loại câu bị động và tần số xuất hiện của nó trong tiếng Anh – Việt
Phương pháp nghiên cứu:
+ Thu thập thông tin, tư liệu
Trang 3+ Phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
II.Nghiên cứu đối chiếu:
1 Quan niệm về câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt:
Trong tiếng Anh khái niệm thể được coi là một phạm trù ngữ pháp, Tiếng Anh có hai thể: thể chủ động và bị động Thể bị động (passive voice) là một khái niệm phạm trù rất phổ biến trong ngữ pháp tiếng Anh, một phạm trù ngữ pháp mà tân ngữ của động từ đứng ở vị trí của chủ ngữ Có thể khẳng định thể bị động là một hiện tượng ngôn ngữ đã được miêu tả khá chi tiết và đầy đủ trong tiếng Anh
Dạng thức câu bị động trong tiếng Anh:
Be + Verb in past participle
Qua đó ta có thể dễ dàng nhận biết đâu là câu bị động và khi chuyển từ thể chủ động sang bị động, tân ngữ của động từ trong câu chủ động trở thành chủ ngữ của câu bị động
Ví dụ: He buys a new car
Subject Object
A new car is bought Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt đã được bàn tán đến khá nhiều nhưng cho đến nay các ý kiến hãy còn phân tán, thậm chí ngay cả sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt là có hay không Có thể nói vấn đề của câu bị động nằm trong một phạm trù rộng hơn là cách dùng của các từ bị/được nói chung trong câu tiếng Việt và sự có mặt của kết cấu cú pháp có danh từ chỉ thực thế làm đối tượng đứng trước động từ chỉ hành động tác động lên thưc thể là đối tượng
Tạm gác lại những tranh cãi, ở bài nghiên cứu này ta xét đến trường hợp thừa nhận câu bị động trong tiếng Việt Tiếng Việt mặc dù không có
Trang 4phạm trù bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học nhưng vẫn có cấu trúc bị động hay câu bị động
Quan hệ cú pháp trong câu bị động tiếng Việt được biểu hiện như sau:
- Bổ ngữ đối tượng trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động tương ứng
- Vị ngữ bao gồm các từ bị/được/do kèm theo động từ ngoại động
- Sau vị ngữ là một cụm chủ - vị
- Chủ thể ở câu chủ động không bắt buộc phải xuất hiện trong câu bị động tương ứng
VD: Mẹ tặng con gái quyển sách
Con gái được mẹ tặng quyển sách
2 Một số dạng câu bị động điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt:
Người Việt ưa chuộng sử dụng câu chủ động còn trong tiếng Anh người ta ưa chuộng và sử dụng câu bị động hơn Nó xuất hiện một cách tự nhiên trong tất cả các loại văn phong từ khẩu ngữ đến những bài viết học thuật thuộc văn phong khoa học.Do đó các dạng thể bị động trong tiếng Anh cũng phong phú và đa dạng hơn so với tiếng Việt
2.1 Tiếng Anh:
1 Câu bị động chuyển đổi theo các thì tương ứng The farmer drink tea
everyday
Tea is drunk by the farmer
everyday
2 Cấu trúc bị động với chủ ngữ ảo cho một mệnh đề
(To be said that/ It is believed that)
It is said that he is a genius
3 Dạng bị động với động từ có hai tân ngữ
(Việc chọn giữa 2 cấu trúc bị động phụ thuộc vào
việc ta muốn nhấn mạnh thông tin)
I gave him an apple.
An apple was given to him
He was given an apple by
me.
Trang 54 Dạng bị động được theo sau bởi động từ nguyên
mẫu
He is allowed to go home late
5. Câu bị động với tân ngữ là bổ ngữ She is called stupid
6. Câu bị động với động từ nguyên mẫu bị động
(Dạng câu này thường được dùng với các từ đặc
biệt và động từ khuyết thiếu)
The music at the party was very loud and could be heard from far away
7. Câu bị động với động từ nguyên mẫu quá khứ It must have been rained
8 Dạng bị động ở thế truyền khiến
(Have/has something done)
He has his car washed
9 Dạng bị động nguyên mẫu có to You are supposed to learn
English now
10 Dạng bị động với cấu trúc ing-form Human love being praised
11 Dạng ing-form với nghĩa bị động The grass need cutting
2.2 Tiếng Việt:
1 Câu bị động chứa bị/được có sự xuất hiện của
chủ thể hành động và đối thể hành động
Câu bị động chứa bị/được
như một động từ độc lập,sau nó không xuất hiện một động từ nào khác:
VD: Con được điểm 10
Câu bị động chứa bị/được
đứng trước một động từ,trở thành yếu tố bổ sung ý nghĩa thụ động cho động từ đó:
VD:Anh ta bị khán giả phản đối
2 Câu bị động chứa bị/được nhưng không có sự
xuất hiện của tân ngữ
Ngôi chùa được xây cách đây mấy trăm năm
3 Câu bị động không có sự xuất hiện của
bị/được.Tuy nhiên có thể thêm bị/được vào
Nghiên cứu dựa trên cơ sở
Nghiên cứu được dựa
Trang 6câu này trên cơ sở
4. Câu bị động không diễn tả ý nghĩa của hành
động mà diễn tả ý nghĩa trạng thái tồn tại
Cô ấy bị mất tiền
3 Một số câu bị động tiếng Anh và ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt: STT Tiếng Anh Tiếng Việt
1 Câu bị động chuyển đổi theo các thì
Cấu trúc: trợ động từ (be) + động
từ chính ở dạng quá khứ phân từ
Ex: (1) ANZFA’s safety guidelines
are based on world’s best-practice
standards
Sử dụng các từ ngữ như bị/được/do
Cấu trúc: bị/được/do + động từ
Bị/ được/ phải/ do đóng vai trò là các
từ chỉ dấu hiệu của thể bị động (tương
tự như get/be của tiếng Anh)
(2) Sử dụng tiêu chuẩn ANZFA,những thông tin do các công ty cung cấp
(3)Liệu thực phẩm đó có bị biến đổi
theo cách tạo ra sự không an toàn
2. Dạng bị động ẩn do trong câu có
đại từ quan hệ + động từ to be
EX: (2) Using ANZFA guidelines,
information (which are) supplied by
companies
(3) They have been changed in any
way which might make them unsafe
Câu bị động không có sự xuất hiện
của bị/được.Tuy nhiên có thể thêm
(1) Tài liệu chỉ dẫn an toàn của ANZFA dựa trên những tiêu chuẩn đã được thực hiện tốt nhất trên toàn thế giới
Tài liệu chỉ dẫn an toàn của
ANZFA được dựa trên những tiêu
chuẩn đã được thực hiện tốt nhất trên toàn thế giới
4 Đánh giá và nhận xét:
Trang 7Trong những yếu tố ngôn ngữ:
Cho đến nay, chúng ta đi tới kết luận về thể bị động của tiếng Việt chủ yếu dựa trên ý nghĩa từ vựng hay tình trạng ngữ pháp của những từ như bị/được/phải Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ý nghĩa bị động được hiểu chủ yếu dựa vào ngữ nghĩa của cả câu
VD: Nhà đã sơn xong
Ví dụ trên đúng về mặt ngữ pháp nhưng về mặt ngữ nghĩa lại có vẻ phi
logic bởi “nhà” là một đối tượng mà bản thân nó không thể thực hiện các
hành động.Để hiểu câu này, người đọc và người nghe cần nhận ra ý nhĩa bị động
Câu bị động trong tiếng Anh được nhận dạng bằng hình thái ngữ pháp theo đặc điểm của ngôn ngữ tổng hợp Nhưng khi có nghĩa “bị động” được nhận ra mà không cần đến hình thái ngữ pháp quy định thì yếu tố bị động được hiểu ngầm trong văn cảnh của lời nói hay văn bản
Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, thể bị động thường tập trung vào yếu tố hiện thực, hành động hay kết quả của một hành động Mặc dù được đề cập, nó đóng một vai trò rất cứng nhắc
Câu bị động có một vai trò rất quan trọng trong tiếng Anh, đặc biệt là trong các tác phẩm học thuật, nơi các hành động diễn ra mà không đề cập đến người thực hiện Tiếng Việt thì ngược lại, ưa sử dụng câu chủ động hơn Do
đó, đôi khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, nếu người dịch giữ nguyên cấu trúc gốc, bản dịch tiếng Việt sẽ không có tính chất thành ngữ
VD: (1) An initial safety assessment is made by ANZFA experts, with
public comment invited
Chuyên gia ANZFA đánh giá đầu tiên về độ an toàn, có tham
khảo ý kiến của công chúng
(2) A review of all the finding is undertaken
Trang 8Tổng kết tất cả những phát hiện
Bên cạnh đó, chúng ta nhận ra rằng bất cứ điều gì gần như có thể được nhận định thông qua một cấu trúc câu chủ động nhưng chỉ có thể đặc biệt hơn khi được miêu tả bằng cấu trúc câu bị động
VD: I saw a table in the bar
A table was seen by me in the bar
Câu bị động trên nghe có phần hơi cứng và gượng gạo nhưng nếu câu
chủ động là my mother saw me in the bar còn câu bị động chuyển đổi thành I
was seen in the bar (by my mother), chắc chắn khi sử dụng câu bị động này ta
sẽ thấy xuôi tai hơn.Người nghe có thể đoán được rằng người nói không nên
có mặt ở đó và có lẽ đã gặp rắc rối
Trên thực tế, vẫn còn một điều khá thú vị trong cách sử dụng
bị/được/phải, đặc biệt là trong ngôn ngữ nói ở miền bắc nước ta
VD: Anh ấy học hơi bị đỉnh đấy
hoặc Cô ấy nấu ăn hơi bị ngon đấy
Có thể thấy rằng những ví dụ về bị/được ở trên không mang nghĩa bị
động Thường những câu có chứa từ hơi/bị sẽ diễn đạt ý nghĩa tiêu cực hơn là
ý nghĩa tích cực.Nhưng trong trường hợp cả hai từ này song hành, đứng liền nhau lại tạo ra một nét nghĩa khác tích cực hơn
Ngoài ra, đôi khi được có thể được sử dụng theo sau một động từ để
diễn tả ý nghĩa về “kết quả tốt” của một hành động
VD: Nó được tặng bằng khen
Nhận xét về thói quen dịch câu với bị/được sang tiếng Anh của các học
viên Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã nói rằng ở trình độ dịch Anh-Việt
cấp sơ đẳng, bị/được đã được nhấn mạnh quá mức, hậu quả là người dịch thường coi tất cả những câu chứa bị/được đều là câu bị động như một lẽ tất
Trang 9VD: Xe bị hỏng The car was broke down
Tôi bị mất tiền I was lost my money
Các nhà ngôn ngữ học cho rằng phạm vi của các từ bị/được rộng hơn
là cách dùng của chúng trong câu bị động Do đó, những người mới học tiếng Anh cần được biết về ghi chú này để tránh suy nghĩ không đúng về lâu dài
Họ gợi ý rằng trong những câu này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh bỏ
bị/được ra khỏi câu và xét xem liệu câu vừa lược bỏ có còn đúng ngữ pháp.
Nếu câu trả lời là có thì câu vừa xem xét không phải câu bị động và ngược lại Đồng thời, người học cần chú ý về số lượng động từ có trong câu
VD: Hàng chở tới bằng xe tải
Người học cần nhận ra rằng chủ ngữ trong câu trên không thể thực hiện các hành động và trong trường hợp này, sẽ là tốt hơn nếu dịch chúng như câu
bị động mặc dù tiếng Anh không cho phép chủ ngữ và động từ của nó được
sử dụng tương tự như trong tiếng Việt
Những ứng dụng học này rất có ích với người học ngôn ngữ và đó cũng
là mục tiêu của bài nghiên cứu
5 Kết luận:
Qua nghiên cứu về câu bị động, có thể thấy rằng các ngôn ngữ rất phức tạp Dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Anh hay tiếng Việt nói riêng khá giống nhau về mặt cấu trúc ngữ nghĩa nhưng khác biệt nhau về đặc điểm hình thái-cú pháp Tuy nhiên sự khác biệt về mặt hình thức (hình thái –cú pháp) của dạng/câu bị động trong hai ngôn ngữ không đi ra ngoài quy luật chung là phản ánh các đặc trưng loại hình của ngôn ngữ đó: Ở các ngôn ngữ ít tổng hợp tính như tiếng Anh, ý nghĩa bị động được biểu hiện bằng sự kết hợp giữa các hình thái từ với các phương tiện cú pháp như hư từ
và trật tự từ, tương ứng bị động được coi là một phạm trù hình thái-cú pháp
Trang 10Còn trong ngôn ngữ phân tích tính điển hình như tiếng Việt, ý nghĩa bị động chủ yếu được biểu hiện bằng hư từ và trật tự từ, và bị động có dáng dấp của một phạm trù thuần tuý cú pháp Từ cách nhìn đó, tôi cho rằng mặc dù trong tiếng Việt không tồn tại dạng bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học thuần tuý, nhưng ý nghĩa bị động với tư cách là một loại ý nghĩa ngữ pháp (đối lập với ý nghĩa chủ động-ngoại động) vẫn được biểu hiện bằng các phương tiện ngữ pháp nhất định là hư từ và trật tự từ.Vì vậy tiếng Việt vẫn có các cấu trúc bị động và câu bị động
Vấn đề được đề cập đến trong bài nghiên cứu này có thể không hoàn toàn thỏa mãn nhưng hy vọng nó đã đưa ra một số thông tin hữu ích cho người học ngôn ngữ trong việc hiểu ngôn ngữ để từ đó thực hành viết và dịch
ở các ngữ cảnh cụ thể thật linh hoạt, chuẩn xác.Thêm vào đó, bài nghiên cứu
sé là bước đệm cho những nghiên cứu khác về câu bị động sẽ được tiến hành trong tương lai không xa
Trang 11Tài liệu tham khảo
Một số vấn đề về câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Anh – Thạc sĩ Nguyễn Đình Hùng trường CĐSP Quảng Bình
Kĩ thuật dịch Anh-Viêt - Nguyễn Quốc Hùng
Câu bị động trong tiếng Việt – Tạp chí ngôn ngữ số 8/2004
Sách “Ngữ pháp Tiếng Anh” – Viện Đại học Mở Hà Nội