1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đối chiếu câu bị động trong tiếng anh và tiếng việt

22 9,5K 132

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 547,5 KB

Nội dung

đối chiếu câu bị động trong tiếng anh và tiếng việt

Trang 1

HaNoi Open University Faculty Of English

ĐỐI CHIẾU CÂU BỊ ĐỘNG

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Tất Thắng

Hà Nội 2013

Trang 2

Mục lục Mở đầu 1 Lí do chọn đề tài……….4

2 Mục đích nghiên cứu……… 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 5

4 Phương pháp nghiên cứu………5

5 Bố cục……….5

Chương 1: Cơ sở lí luận 1.1 Khái niệm……….6

1.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu……… 6

1.1.2 Khái niệm về ngôn ngữ học so sánh…………6

1.2 Lịch sử hình thành………7

1.2.1 Giai đoạn 1………7

1.2.2 Giai đoạn 2………8

1.2.3 Giai đoạn 3………8

Chương 2: Mô tả câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt 2.1 Quan niệm về câu bị động trong trong tiếng Anh và tiếng Việt………9

2.1.1 Khái niệm về câu bị động trong tiếng Anh……… 9

2.1.2 Khái niệm về câu bị động trong tiếng Việt………9

Trang 3

2.1.3 Chức năng dụng học của câu bị động………….13

2.2 Một số dạng câu bị động điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt………14

Chương 3: Sự tương đồng và khác biệt trong câu bị động của tiếng Anh và tiếng Việt 3.1 Sự tương đồng……….17

3.2 Sự khác biệt………18

3.2.1 Theo khía cạnh các yếu tố ngôn ngữ……… 18

3.2.2 Yếu tố ngoài ngôn ngữ………19

Trang 4

Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương thức giúp con người truyền tải thông tin với nhau trong cuộc sống Nó đa dạng và biến hóa vô vàn dựa trên các lối nói khác nhau và cách suy nghĩ của từng người Từ một câu, người nói có thể dùng nhiều cách khác nhau để truyền tải tới người nghe như cách nói trực tiếp, cách nói gián tiếp… Trong bài tiểu luận này, tôi muốn đề cập tới một lối nói khác “ cách nói bị đông” Đây được coi là một trong những đề tài mà rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã và đang nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này tôi chỉ trình bày một khía cạnh xoay quanh dạng câu bị động trong tiếng Việt đồng thời so sánh đối chiếu câu bị động trong tiếng Anh

2 Mục đích nghiên cứu

Thế giới ngày tiến bộ, đất nước Việt Nam nói riêng đang trên đà pháttriển Vì vậy việc hội nhập và tiếp nhận những điều mới mẻ bổ ích là rấtquan trọng Hiện nay, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của toàn cầu,vì vậy nhu cầu học và dạy tiếng anh ngày càng tăng lên Mục đích chọn đề tài “ so sánh và đối chiếu cách nói bị động trong Tiếng Anh và Tiếng Việt” nhằm giúp những người học và dạy ngoại ngữ nhận thấy sự khác biệt, hệ thống hóa kiến thức và cách dụng dạng bị động trong tiếng Anhtiếng Việt cho người sử dụng ngôn ngữ,đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh

Trong cùng một văn bản và văn cảnh thực hiện phát ngôn qua đố rút

ra một số kết luận về điều kiện sử dụng dạng bị động một cách linh hoạt

về cấu trúc ngữ pháp và logic ngữ nghĩa, đồng thời đưa ra một số dạng thức ngôn ngữ đặc biệt được quy về dạng bị động trong tiếng Anh

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, tôi chỉ tìm ra sự giống và khác nhau của câu bị động, các loại câu bị động trong tiêng Anh và tiếng Việt nói chung và minh họa bằng cách chỉ ra ví dụ trích đoạn

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin dữ liệu

- Phân tích tổng hợp so sánh đối chiếu

5 Bố cục tiểu luận

Bố cục:

- Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

1.1.2 Khái niệm ngôn ngữ học so sánh

1.2 Lịch sử hình thành

Qua 3 giai đoạn:

+1.2.1 Giai đoạn thứ nhất

+ 1.2.2 Giai đoạn thứ hai

+ 1.2.3 Giai đoạn thứ ba

- Chương 2: MÔ TẢ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG

ANH VÀ TIẾNG VIỆT

2.1 Quan niệm câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt 2.2 Một số dạng bị động điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt

- Chương 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÂU

BỊ ĐỘNG CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.1 Sự tương đồng

3.2 Sự khác biệt

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

không thể thiếu Hiện nay, các thể loại văn bản Tiếng Việt và Tiếng Anh đang được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp Ngữ pháp văn bản Tiếng Việt và Tiếng Anh là mục tiêu và đối tượng cần chú ý nhất trong quá trình dạy và học tiếng Anh, cũng như dịch thuật Anh – Việt và Việt– Anh

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu còn có tên gọi khác là phân tích đối chiếu hay nghiên cứu đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ đó, không tính đến vấn để các ngôn ngữ đó có quan hệ nguồn gốc hay thuộc cùng một loại hình hay không

1.1.2 Khái niệm về ngôn ngữ học so sánh

Ngôn ngữ học so sánh ra đời do trường phái ngôn ngữ học Praha đề xướng vào năm 1924 Từ đó đến nay, nó phát triển khá mạnh ( vào năm

1950, 1960) phát triển mạnh vào châu Âu Ngôn ngữ học so sánh chủ yếu tìm sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ, tập trung vào tìm hiểu nguồn gốc

Trang 7

1.2 Lịch sử hình thành1.2.1 Giai đoạn thứ nhất Ngôn ngữ học so sánh phát triển mạn mẽ vào cuối thế kỉ thứ 19.Nhiệm vụ của nó giai đoạn này là xác định nguồn gốc và quá trình phát triển của các ngôn ngữ thế giới.

Theo các nghiên cứu ban đầu, cần thiết phải có các tài liệu ngữ pháp đối với các văn bản mang đặc tính chuyên ngành dưới dạng đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ được học hoặc nghiên cứu tiếp nhận một cách nhanh chóng các kiến thức tiên tiến bằng ngoại ngữ Hơn thế nữa, trên cơ sở ngữ pháp được học, người học có thể nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình và làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc

Thực tế lịch sử phát triển của tri thức khoa học thể hiện một quá trình liên tục và có tính kế thừa Nội dung của các thuật ngữ về

nghiên cứu đối chiếu cũng được xác định trong quá trình phát triển biện chứng lịch sử đó

Thuật ngữ "đối chiếu" thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ.Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và không tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại

Trong các tài liệu bằng tiếng Nga, thuật ngữ "đối chiếu ngôn ngữ" (phương pháp đối chiếu, ngôn ngữ học đối chiếu) được đưa vào sử dụng khá sớm bởi các nhà ngôn ngữ học như E.D.Polivanov (1933), V.D.Arakin (1946), V.H.Jaxeva (1960), V.G.Gak (1961), N.P.Fedorov

Trang 8

(1961), O.C.Akanova (1966) và v.v Từ 1970 đến nay, trong ngôn ngữ học hiện đại, thuật ngữ được sử dụng nhiều hơn cả là "ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics).

1.2.2 Giai đoạn thứ hai

Vào thời điểm này nó có tên gọi là ngôn ngữ học so sánh loại hình.Nhiệm vụ của nó là tìm và phân loại các ngôn ngữ phụ thuộc vào các đặcđiểm giống và khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ và nó tìm ra những phổ niệm( khái niệm) của các ngôn ngữ Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, lúc đầu được phổ biến là thuật ngữ "so sánh" (comparative) với nội dungđối chiếu Từ năm 1960 trở về đây, thuật ngữ "ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics) bắt đầu được sử dụng phổ biến, dần dần thay thế cho thuật ngữ "so sánh" (comparative) Tuy nhiên, trong ngôn ngữ học Anh, các thuật ngữ truyền thống được dùng tương đối lâu dài

Ví du, trong các công trình của Haliday, Mackintơn, Tơrevưn và một số tác giả khác, thuật ngữ "so sánh" (comparative) vẫn được sử dụngđến năm 1961, còn Elie đã dùng thuật ngữ "comparative" với nghĩa đối chiếu cho đến năm 1966

1.2.3 Giai đoạn thứ ba

Vào giai đoạn này, nó được gọi là ngôn ngữ đối chiếu Vào những năm 50 của thế kỉ 20 ,ngôn ngữ học phát triển mạnh mẽ nhiệm vụ chínhcủa giai đoạn này là khắc phục những lỗi trong quá trình học của người bản địa

Theo từ điển nhiều tập Oxford (1933), tính từ "comparative" được định nghĩa căn cứ vào cách dùng của từ này khoảng cuối thế kỉ XIX đầuthế kỉ XX Nội dung nghĩa thường nhấn mạnh đối chiếu những điểm khác nhau giữa hai hoặc hơn hai đối tượng được khảo sát, theo thời gian,

Trang 9

thuật ngữ "đối chiếu" được sử dụng với nghĩa mở rộng để chỉ đúng hiện thực nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ.

Trong các tài liệu bằng tiếng Pháp, việc sử dụng thuật ngữ "đối chiếu" cũng diễn ra tương tự: thời kì đầu sử dụng thuật ngữ "comparée"

và các từ phái sinh của nó Sau đó, thuật ngữ "contrastive" được thay thế cho "comparative" mang nghĩa đối chiếu và ngày càng được sử dụng rộng rãi (Potie 1971, Duboa 1973, Gato 1974, Pioro 1977 và v.v.) Hiện nay, trong các tài liệu bằng tiếng Pháp thường sử dụng phổ biến thuật ngữ "linguistique contrastive" (hoặc differentielle)

CHƯƠNG 2 MÔ TẢ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.

2.1 Quan niệm về câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt

2.1.1 Khái niệm về câu bị động trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh khái niệm thể được coi là một phạm trù ngữ pháp, tiếng Anh có 2 thể: thể chủ động và bị động.Thể bị động

(passive voice) là một khái niệm phạm trù rất phổ biến trong ngữ

pháp tiếng Anh, một phạm trù ngữ pháp mà tân ngữ của động từ đứng

ở vị trí của chủ ngữ.có thể khẳng định thể bị động là một hiện tượng ngôn ngữ đã được miêu tả khá chi tiết và đầy đủ trong tiếng Anh

Sơ đồ chuyển câu chủ động sang câu bị động:

Subject Verb Object

Subject Be+ V-pp Object

Trang 10

Cấu trúc rút gọn:

BE + V-PP

Qua đó ta có thể dễ dàng nhận biết đâu là câu bị động và khi chuyển từ thể chủ động sang bị động, tân ngữ của động từ trong câu chủđộng trở thành chủ ngữ của câu bị động

2.1.2 Khái niệm về câu bị động trong tiếng Việt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích tính, lấy ngữ pháp chủ từ và trật tự từ làm phương thức ngữ pháp cơ bản, các từ Tiếng Việt không đổihình thái,kể cả động từ Do vậy, không thể căn cứ vào dạng thức của động từ hoặc ngữ pháp để xác định dạng thức chủ động hay bị động Nếu

Trang 11

căn cứ hoàn toàn vào cấu trúc ngữ pháp cũng không được bởi trong Tiếng Việt nhiều trường hợp cấu trúc của câu chủ động không thể phân biệt được.

Một số tán thành Tiếng Việt có cấu trúc câu bị động, trong khi một số lại phủ nhận

Theo các ý kiến phủ nhận, họ cho rằng: thứ nhất:Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, động từ Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, động từ tiếng Việt không có các chỉ tố đánh dấu về ngôi, thời, thức, dạng…, nên không tồn tại câu bị động như các ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.) Để chuyển được một câu từ dạng chủ động sang dạng bị động thì các ngôn ngữ biến hình phải dùng đến sự biến đổi hình thái của động từ( eg: do- did- done,etc ) Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ không có hiện tượng biến hình từ nên không thể đáp ứng được tiêu chí hình thái học khắt khe này của dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp L.C

Thompson (1965: 217) cũng cho rằng những cấu trúc có được và bị chỉ

là sự chuyển dịch tương đương từ những cấu trúc bị động trong ngôn ngữ Châu Âu Ông gọi đó là cách diễn đạt bị động logic chứ không coi chúng là một phạm trù ngữ pháp tách biệt

Ngoài tiêu chí hình thái học một số tác giả còn dựa vào đặc điểm tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề chứ không phải thiên chủ ngữ đểphủ nhận sự có mặt của phạm trù bị động trong tiếng Việt Họ cho rằng trong các ngôn ngữ thiên chủ đề thì không thể xuất hiện bị động bởi bị động là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ Theo các tác giả, tiếng Anh và các thứ tiếng Châu Âu khác là những ngôn ngữ “thiên chủ ngữ”, còn tiếng Việt có đủ những thuộc tính của một ngôn ngữ “thiên chủ đề”, vì thế rất khó có thể có cấu trúc bị động

Trang 12

Những tác giả ủng hộ quan điểm tiếng Việt không có dạng bị động

và câu bị động còn dựa trên quan niệm rằng các động từ bị và được là

những động từ ngoại động chính danh, nên không thể coi chúng là dấu hiệu ngữ pháp biểu hiện quan hệ bị động.)

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến ủng hộ rằng, Tiếng Việt có thức

bị động.Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng trong tiếng Việt mặc dùkhông có phạm trù bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học nhưng vẫn có cấu trúc bị động hay câu bị động Nguyễn Phú Phong (1976) thừa nhận “bị động” như là một phạm trù ngữ pháp tách biệt trong Tiếng Việt Ông biện luận rằng có thể xác lập một cặp câu chủ động – bị động tiếng Việt tương ứng về mặt chuyển dịch với cặp câu chủđộng – bị động trong tiếng Pháp, và chỉ rõ mối quan hệ hình thức giữa các thành phần của mỗi cặp câu trong những thuật ngữ chung Ông cũng

cho được, bị, do là những trợ từ bị động Hoàng Trọng Phiến (1980)

quan niệm “trong Tiếng Việt phương thức đối lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ pháp thuần tuý mà bằng con đường từ vựng – ngữ pháp” Theo tác giả, quan hệ cú pháp trong câu bị động tiếngViệt được biểu hiện như sau:

- Bổ ngữ đối tượng trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động tương ứng

- Vị ngữ bao gồm các từ bị, được, do kèm theo động từ ngoại động

- Chủ thể ở câu chủ động không bắt buộc phải xuất hiện trong câu bị động tương ứng

Một nhà nghiên cứu khác: Lê Xuân Thại cho rằng, cấu trúc câu bị động trong Tiếng Việt có thể không hoàn toàn giống với các như các nước phương Tây Nhưng cũng có những loại câu có thể gọi là câu bị động vớinhững đặc điểm sau đây:

Trang 13

- Chủ ngữ của câu biểu thị đối tượng hành động chứ không phải là chủ thể hành động.

- Vị ngữ của câu bị động do các động từ bị, được đảm nhận

- Sau vị ngữ là một cụm chủ – vị

Ví dụ: Thành phố Hà Nội bị máy bay giặc tàn phá

Ngoài ra, tác giả cũng thừa nhận các câu bị động có những biến thể

bằng/ bị/ được, kiểu:

(1) Cái bàn này đã được sửa chữa

(2) Ngôi nhà này xây bằng gạch

2.1.3 Chức năng dụng học của câu bị động

Theo nhiều nhà nghiên cứu ,có những lý do dụng học nhất

định khiến cho các ngôn ngữ sử dụng các câu bị động thay thế

cho câu chủ động trong một số tình huống giao tiếp

Trước hết, câu bị động được sử dụng trong những tình huống mà người nói không muốn đề cập đến tác thể (agens) Các lý do của việc tránh đề cập đến tác thể được mô tả trong các công trình nghiên cứu khá phong phú Đó có thể là vì :

- Người nói không biết rõ tác thể,

Ví dụ: He was killed in the war (Anh ấy bị giết trong chiến tranh.)

- Người nói biết nhưng không muốn đề cập đến tác thể (vì muốn giữ bí mật, vì lịch sự, vv):

Ví dụ: Mai was informed that her car was broken

(Mai được thông báo rằng xe của cô ấy đã bị hỏng)

- Tác thể đã được nhắc đến ở câu trước hoặc sau đó, ví dụ:

Robbers broke into houses All money was lost

(Bọn cướp đột nhập vào nhà, toàn bộ tiền bạc mất hết.)

Trang 14

- Tác thể có thể được người nghe ngầm hiểu nhờ tình huống:

Ví dụ: The plane was brought down safety

(Máy bay đã (được) hạ xuống an toàn)

- Tác thể được hiểu là mọi người hay dư luận nói chung:

Ví dụ: It is said that he will get marriage

(Người ta đồn rằng anh ấy sắp cưới vợ)

Lý do thứ hai khiến các ngôn ngữ sử dụng câu bị động là người nói không muốn đề cập đến bản thân hành động mà chỉ muốn nhấn mạnh đến kết quả do hành động đó mang lại đối với bị thể:

Ví dụ: All the trees have been cut down

( Tất cả cây đã bị chặt hết rồi)

Ở đây, việc sử dụng cấu trúc bị động không chỉ tạo cho câu có được

sự liên kết chặt chẽ, lô gích về chủ đề mà còn loại bỏ bớt các thông tin trùng lặp, dư thừa trong phát ngôn

2.2 Một số dạng câu bị động điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt

-Câu bị động chuyển đổi theo các

thì tương ứng

-VD:

My house is repainted by him / This

information was informed

- Câu bị động có chứa "bị/ được" có

sự xuất hiện của chủ thể hành động

và đối thể hành động

 Câu bị động chứa bị được như một động từ độc lập, sau

nó không xuất hiện một

Ngày đăng: 19/11/2014, 18:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w