Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN1.1. Khái quát chung về tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái.1.1.1.Lịch sử nghiên cứu và các bình diện nghiên cứu tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái1.1.2. Quan niệm về tục ngữ và thành ngữ tiếng thái1.2. Khái quát chung về tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và các bình diện nghiên cứu tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt1.2.2. Định nghĩa về tục và ngữ thành ngữ tiếng Việt1.3. Giá trị của tục ngữ và thành ngữ trong ngôn ngữ1.3.1. Tục ngữ và thành ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ1.3.2. Tục ngữ và thành ngữ là sản phẩm hóa thạch sống, lớp trầm tích của ngôn ngữ1.4. Bức tranh chung của Tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt1.4.1. So sánh nhận thức chung về so sánh1.4.2. Khái quát chung về tục ngữ và thành ngữ so sánh1.4.2.1. Khái niệm về tục ngữ so sánh:1.4.2.2. Khái niệm về thành ngữ so sánh: 1.4.2.3.Cấu trúc của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái: 1.4.2.4.Cấu trúc của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Việt: 1.4.2.4. Vị trí của tục ngữ và thành ngữ so sánh trong kho tàng thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt1.4.2.5. Nét văn hóa được phản ánh trong tục ngữ và thành ngữ so sánhTục ngữ và thành ngữ so sánh được hình thành nhờ vào mối tư duy liên tưởng, mà mối tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc là khác nhau.Ví dụ: Pák cơ cáy tót côn ta bot cok phăng dạk Nói như gà mổ Người mù cũng khó nghe rách như tổ đỉa, đầu như tổ quạ, gầy như cá rô đựcChương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG ViỆT)2.1. Đặt vấn đề:2.1.1. Nguồn gốc hình thành tục ngữ và thành ngữ so sánh trong tiếng Thái (liện hệ với tiếng Việt)2.1.2. Cách thức phân loại tục ngữ và thành ngữ so sánhỞ đây, chúng tôi cho rằng thành ngữ so sách chỉ có hai dạng: So sánh dạng hiện và so sánh dạng ẩn, đồng thời dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của yếu tố R trong cấu trúc so sánh, để tiến hành khảo sát thành ngữ so sánh.2.2. Khảo sát đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt)2.2.1. Khảo sát đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành ngữ so sánh dạng hiện2.2.2. Tục ngữ và Thành ngữ so sánh dạng ẩn2.3. Tiểu kết chương 2Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ SO SÁNH TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)3.1. Khái quát ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh3.1.1. Khái quát ngữ nghĩa trong tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng ViệtThành ngữ so sánh tiếng Thái cũng như thành ngữ so sánh tiếng Việt, luôn chứa đựng hai tầng nghĩa: nghĩa đen (nghĩa khởi nguyên) và nghĩa bóng (nghĩa thành ngữ).3.1.2. Các dạng tổng hợp của tục ngữ và thành ngữ so sánh (có liên hệ với tiếng Việt)3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố cấu tạo nghĩa trong tục ngữ và thành ngữ so sánh3.2.1. Đặc điểm nghữ nghĩa của yếu tố A trong tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái3.2.2. Đặc điểm nghữ nghĩa của yếu tố (t) trong tục ngữ và thành ngữ so sánh 3.2.1. Đặc điểm nghữ nghĩa của yếu tố B trong tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng việt)3.3. Tiểu kết chương 3KẾT LUẬN CHUNG
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tục ngữ , thành ngữ là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu
trong mỗi ngôn ngữ, có giá trị biểu đạt độc đáo, tinh tế, hình tượng cô đọng vàsúc tích Tục ngữ , thành ngữ gắn liền với đời sống văn hóa, với cách tư duycủa mỗi dân tộc và được xem là trầm tích của mỗi nền văn hóa dân tộc Chúng được đúc kết từ thực tiễn đời sống, được lưu truyền từ đời này sang đờikhác Do vậy, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ có thể giúp tìm ra được nhữngnét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc và nếu tiến hành theo hướng đối chiếuthì có thể tìm được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóacủa các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ đó
Trong vốn tục ngữ, thành ngữ của mỗi ngôn ngữ, c tục ngữ, thanh ngữ
so sánh chếm một số lượng không nhỏ Vì thế, việc tìm hiểu về tục ngữ vchúng g là rất cần thiết Bởi, tục ngữ và thành ngữ so sánh thể hiện sinh độngcách nói mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh và rất nhịp nhàng của người laođộng Trong tục ngữ và thành ngữ so sánh, hệ thống hình ảnh vừa quen thuộcvừa hấp dẫn Khi tìm hiểu hình ảnh trong vế được so sánh, ta có thêm nhiềuđiều lý thú về đất nước cũng như nét sắc thái văn hóa trong sự phân biệt vớicác dân tộc khác
1.2 Người Việt và người Thái đều sống trong nền kinh tế nông nghiệptrồng lúa nước, hoặc làm nương rẫy Do điều kiện tự nhiên khác nhau nêncách tổ chức cộng đồng, đời sống văn hóa cũng có những điểm khác Điềunày tạo nên sự đa dạng phong phú về nét đẹp văn hóa và bản sắc riêng củamỗi dân tộc Dân tộc Thái có nền văn học cổ truyền rất phong phú và đa dạngvới nhiều thể loại khác nhau, như truyện thơ, tục ngữ, ca dao trong đó có tụcngữ và thành ngữ chiếm một số lượng đáng kể Chúng phản ánh cuộc sống,cũng như đúc kết kinh nghiệm trong ứng xử, với tự nhiên và xã hội của ngườidân Nó được chọn lọc hoàn thiện, qua nhiều thế hệ Tục ngữ và thành ngữThái được ra đời từ thực tế đời sống, vì vậy, chúng có cách diễn đạt thật giản
Trang 2dị, phù hợp với cách nói, cách nghĩ của n quần chúng Từ bao đời nay, nhữngcâu tục ngữ, thành ngữ được lưu truyền trong xã hội người Thái như một nhucầu văn hóa, góp phần giáo dục các thế hệ về mọi mặt của cuộc sống, làmphong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc Tuy nhiên có thể thấy được rằngphong tục, tập quán, tiếng nói chữ viết, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tháihiện nay ít được thế hệ trẻ quan tâm Họ ít nói hoặc không thể nói tiếng mẹ đẻcũng như tục ngữ và thành ngữ trong quá trình giao tiếp, diễn đạt
Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “ Đặc điểm tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt)” làm đối tượng nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề
1) Tục ngữ và thành ngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ so sánh nói
riêng là đối tượng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Một trong cácnhà nghiên cứu được nhiều người biết đến là tác giả Hoàng Văn Hành với
các công trình như : Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt; Thành ngữ học tiếng Việt, v.v Ngoài ra, còn nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã nghiên cứu vấn đề này như: luận án tiến sĩ Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (Trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) của Ngô Minh Thủy (2006); Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt)
của Phạm Minh Tiến (2008) và một số công trình nghiên cứu khác Đối vớitục ngữ, thành ngữ của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng đã cómột số công trình nghiên cứu chẳng hạn, mới đây nhất là luận án tiến sĩ ngônngữ học của Trịnh Thị Hà “ Đối chiếu thành ngữ tày- Việt” ( 2015)
Chuyển ở chương 1 về đây: 2) Những nghiên cứu khảo sát về tục ngữ, thànhngữ tiếng Thái:
a Tục ngữ của người Thái có từ lâu đời và có ảnh hưởng tới kho tàng văn
học dân gian Việt Nam, tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứuriêng về nó Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đưa tục ngữ Thái vào bộphận văn học của các dân tộc miền núi để xem xét khái quát Chẳng hạn,
Trang 3trong bài “So sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số”
( 2008), Nguyễn Nghĩa Dân đã thông qua việc đối chiếu tục ngữ của ngườiViệt với tục ngữ của các dân tộc thiểu số (trong đó có người Thái) ở nước ta
để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau nhằm chỉ ra cái chân, thiện,
mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta Bài viết đã trích dẫn và phân tíchnhiều tục ngữ Thái theo đề tài về tự nhiên – sản xuất và con người – xã hội
Từ đó, có thể thấy về mặt tự nhiên – sản xuất, hai dân tộc Việt – Thái tuyđều có những câu tục ngữ nói về lúa song hình ảnh cụ thể thì khác nhau:người Việt có lúa ruộng còn Thái có lúa nương; người Việt chỉ trồng trọt cònngười Thái ngoài trồng trọt còn có cả săn bắn; thiên nhiên rừng núi cũngđược phản ánh với nét riêng không có trong tục ngữ Việt Đối với tục ngữ chỉcon người – xã hội, tục ngữ thái và Việt cơ bản là thống nhất, đặc biệt trongnội dung về bản chất lao động cần cù, về đạo đức hướng thiện, về giao tiếp,nếp sống, dựa trên tinh thần đoàn kết, hoà đồng giữa các dân tộc
Cùng với bài nghiên cứu trên còn có các công trình biên soạn về tụcngữ Thái như:
- “Tục ngữ Thái giải nghĩa” của Quán Vi Miên, NXB Dân Trí, 2010 -“Tục ngữ Thái” của Hà Văn Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1999.
- “Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam”, tập 1, quyển I của
Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2002
- “Tục ngữ - Văn học dân gian các dân tộc” của Đặng Văn Lung, Nxb
Văn hoá dân tộc, 2004
- “Lời có vần ông cha truyền lại” của Hoàng Trần Nghịch, tác phẩm
được giải ba- Hội văn học nghệ thuật- các dân tộc thiểu số Việt Namnăm 2005
Các tuyển tập trên đã tập hợp được lượng lớn tục ngữ Thái kèm vớiphần dịch sang tiếng Việt Các câu tục ngữ được chia xếp theo cách cơ bản,giống với tục ngữ Việt: tự nhiên, sản xuất, xã hội,…Ngoài ra còn có nhữngphần lời mở đầu và Phụ lục để dẫn dắt độc giả hiểu về văn hóa người Thái
Trang 4b Bên cạnh tìm hiểu về tục ngữ Thái, có nhiều cuốn sách và công trình
nghiên cứu về thành ngữ Tuy nhiên, nhìn chung mảng này còn hạn chế Đa
số, những cuốn sách được xuất bản đều gộp chung thành ngữ và tục ngữ củangười Thái với nhau Có cuốn gộp thành ngữ người Thái với nhiều dân tộckhác Có thể kể ra đây một số cuốn tiêu biểu:
- “Thành Ngữ, Tục Ngữ Câu Đố Các Dân Tộc Thái, Giáy, Dao” ( nhiều
tác giả, NXB Văn hóa Thông tin, 2013): Cuốn sách so sánh thành ngữ, tụcngữ của người Thái với các dân tộc thiểu số ở nước ta là tìm ra những cáigiống nhau, cái gần giống nhau, cái khác biệt với định hướng tìm đến cáichân, thiện, mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta Tục ngữ, thành ngữ Thái
có giá trị về nhiều mặt, được đúc kết từ đời sống cộng đồng của từng dân tộc
và từ những mối quan hệ với cộng đồng các dân tộc anh em So sánh là gópphần làm rõ nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
- “Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái”: Song ngữ Thái - Việt/ Sưu tầm,
dịch: Phan Kiến Giang, Lò Văn Pánh , NXB Văn hoá dân tộc, 2010 Nộidung cuốn sách tập hợp và giới thiệu một số câu thành ngữ, tục ngữ của dântộc Thái được trình bày dưới dạng song ngữ Thái - Việt phản ánh đời sống vậtchất, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán của người Thái ở vùng Tây BắcViệt Nam
Như vậy, có thể thấy, nghiên cứu về tục ngữ, thành ngữ Thái nhưng chủyếu là sưu tầm chứ chưa đi vào nghiên cứu sâu Hơn nữa, cho đến nay, chưacông trình nghiên cứu một cách hệ thống về tục ngữ và thành ngữ so sánhtiếng Thái có đối chiếu với tiếng Việt Luận văn này, trên cơ sở kế thừa thànhquả của các công trình đi trước, tiến hành thống kê, phân tích đặc điểm cấutrúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái có đối chiếutục ngữ và thành ngữ tiếng Việt,
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 5Thông qua nghiên cứu, khảo sát tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếngThái (có đối chiếu với tiếng Việt), góp phần vào nghiên cứu tục ngữ và thànhngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái nói riêng; qua đối chiếu đểlàm nổi bật đặc trưng văn hóa dân tộc phản ánh trong tục ngữ và thành ngữcủa mỗi dân tộc
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:
1) Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài luận án 2) Nghiên cứu khảo sát đặc điểm cấu trúc tục ngữ và thành ngữ sosánh tiếng Thái
3) Nghiên cứu khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ
so sánh tiếng Thái
4) Đối chiếu với với tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt nhằm chỉ ranhững nét bản sắc, sắc thái văn hóa của dân tộc Thái
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc nghiên cứu tục ngữ và thành ngữ của một dân tộc là một việc đòihỏi nhiều công sức của nhiều người trong một thời gian dài Trong khuôn khổcủa luận văn, chúng tôi không đi sâu vào tất cả các phương diện mà chỉnghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánhtiếng Thái, có đối chiếu với các tục ngữ và thành ngữ so sánh trong tiếng Việt
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi thu thập các đơn vị tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái
và tiếng Việt, chủ yếu dựa vào một số cuốn từ điển tục ngữ và thành ngữ tiếngThái, tục ngữ và thành ngữ đang được lưu hành rộng rãi Đồng thời tiến hànhthu thập bằng ghi chép điền dã
4.2 Tư liệu nghiên cứu
+ từ điển, sách gì; thu thập ra sao
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như:Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích ngữ nghĩa, phương phápđối chiếu
6 Ý nghĩa của của luận văn
Giúp hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hóa Thái
và Việt, cung cấp tư liệu nghiên cứu bản sắc văn hóa, làm cơ sở cho việc hiểusâu ngôn ngữ, trực tiếp góp phần vào việc học tập và giảng dạy tiếng Thái
Tập hợp một khối tư liệu bao quát hơn về tục ngữ và thành ngữ so sánhtiếng Thái phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và sử dụng thành ngữ củangười Thái
7 Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái (có đốichiếu với thành ngữ tiếng Việt)
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái (có đốichiếu với thành ngữ tiếng Việt)
Trang 7Em chú ý các ví dụ đều để chữ nghiêng: ếch ngồi đáy giếng
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỤC NGỮ , THÀNH NGỮ
1.1.1 Giới thuyết về tục ngữ, thành ngữ: bổ sung nội dung này
1.1.1.1 Khái niệm tục ngữ
1.1.1.2 Khái niệm thành ngữ
1.1.2 Tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
1.1.2.1 Khái niệm tục ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
Thứ nhất, tục ngữ tiếng Thái :
Tục ngữ tiếng Thái là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệmcủa dân tộc Thái về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội
Trang 8Nó do người Thái sáng tạo, lưu truyền bằng gngôn ngữ Thái cho tới bây giờ.Được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranhcủa nhân dân Thái, tục ngữ Thái biểu thị kinh nghiệm riêng của dân tộc Tháitrong sản xuất nông nghiêp, săn bắn; trong cách nhìn nhận về tự nhiên và cảtrong văn hóa ứng xử giữa người với người trong làng bản xa xưa Nó đượcdiễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu.Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữthường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc kết,khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Hìnhtượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp
Thứ hai, tục ngữ tiếng Việt
Cũng như tục ngữ Thái, tục ngữ Việt là những câu nói hoàn chỉnh, đúckết kinh nghiệm của dân tộc Việt về thiên nhiên và lao động sản xuất, về conngười và xã hội Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đờisống sản xuất và đấu tranh của nhân dân Việt, do nhân dân Việt trực tiếp sángtác Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian".Cũng như tục ngữ Thái, trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưnglại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thểcoi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trongđời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếngnói và khuyên răn Giữa hình thức và nội dung của tục ngữ Việt cũng có sự
Trang 9gắn bó chặt chẽ Nó đúc kết, khái quát hóa cách thức sản xuất lúa nước, phánđoán các hiện tượng tự nhiên và đưa ra bài học làm người sâu sắc,…
Ví dụ: Hiện tượng "cóc nghiến răng" ngày nay đã được khoa học giảithích nhưng từ xưa, người Việt đúc kết về dự báo mưa:
Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa (dân tộc Việt)
Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước (dân tộc Việt)
1.1.2.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
a Khái niệm thành ngữ tiếng Thái:
Thành ngữ tiếng Thái là đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định trong tiếngThái, do người Thái sáng tạo và lưu truyền Cũng như thành ngữ của các dântộc khác, thành ngữ Thái có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hình thứcgiản tiện, nhưng khả năng biểu đạt cô đọng, súc tích, h.àm ẩn, hình tượng,sinh động và độc đáo Nó góp phần nói lên văn hoá ngôn ngữ, giao tiếp đậm
đà bản sắc dân tộc của người Thái, cùng đó là cách nhìn, đánh giá về mọi việctrong tự nhiên và xã hội của họ Ví dụ:
Bẳư pé mu chôn phớ (Dốt như lợn dũi khoai)
Bẳư pé đớ kin khoại ( Dốt như ve cắn trâu).
Lược giải: Ve ở đây là một loại côn trùng ký sinh chuyên hút máu trâu,
bò để sống Câu tục ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt
Tương đương với thành ngữ Việt: Dốt đặc cán mai; Dốt dài cán thuổng.
b Khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ tiếng Việt cũng giống như thành ngữ Thái Đó là đơn vị tiêubiểu của ngữ cố định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hàm ẩn, hình tượng, sinh động vàđộc đáo Điểm khác là nó bằng tiếng Việt, do người Việt sáng tạo ra Vì vậy,
nó thể hiện những nét riêng về văn hóa, cách dùng ngôn ngữ của người Việt.Thành ngữ Việt nhiều hơn hẳn thành ngữ Thái về số lượng, kèm theo đó lànhững biến thể trong thành ngữ Ví dụ: chúng ta nói "dày gió dạn sương",nhưng cũng có thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàntay", nhưng cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay" Trật tự của các từ trong
Trang 10nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên đượcnguyên ý
Ví dụ: Thành ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt:
Hồ Lê cũng xếp tục ngữ vào những câu cố định để đúc rút kinh nghiệm[31,30] Còn Nguyễn Thiện Giáp lại khẳng định: tục ngữ là những thông báođược lặp đi lặp lại trong lời nói nhưng khác thành ngữ ở điểm tục ngữ là mộtphán đoán [31,32] Tác giả Hoành Văn Hành lại nhận định: tục ngữ là nhữngcâu ngôn bản nghệ thuật Đỗ Hữu Châu cũng quan niệm: tục ngữ là đơn vịtương đương với câu Nghĩa của nó là phán đoán, một sự khẳng định tư tưởnghoàn chỉnh [31,32]
Trang 11Về ý nghĩa của tục ngữ, Dương Quảng Hàm đã nhận xét: "Các câu tụcngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã chung đúc lại, nhờ đấy màngười dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm ăn và cư xử ởđời ".[33,87] Phạm Thế Ngũ, trong Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên
đã ghi: "Tục ngữ là kho tàng kinh nghệm và hiểu biết của người xưa về vũ trụcũng như về nhân sinh Có thể nói đó là một quyển sách khôn mở ngỏ vàlưu truyền trong giới bình dân từ xưa đến nay." [33,87]
Tóm lại, theo các nhà biên khảo nầy thì các câu tục ngữ là một "quyểnsách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh"giúp cho dân gian ta có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ởđời
Về phân loại, nhìn từ góc độ văn học, có người cho rằng tục ngữ là mộtcâu còn thành ngữ là một phần của câu và từ đó xếp tục ngữ ngang hàng với
ca dao Một số tác giả xếp nó vào văn học dân gian Nhà nghiên cứu NguyễnVăn Ngọc, Dương Quảng Hàm viết: một câu tục ngữ tự bản thân nó phải cómột ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì đó [31,33]
Khi nghiên cứu về cấu trúc, một số tác giả lại dựa theo bình diện ngữ âmnhư Bùi Văn Nguyên, Nguyên Ngọc Côn, Chu Xuân Diên Nghiên cứu vềngữ pháp có các tác giả Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Dương,…Nghiên cứu
về ngữ nghĩa lại chia làm ba cấp độ: nhóm tác giả Nguyễn Lân, Vũ Dung,…giải nghĩa tục ngữ Nhóm Chu Xuân Diên, Hoàng Văn Hành lí giải sự hìnhthành nghĩa của câu tục ngữ Còn Nguyễn Đức Dân miêu tả cấu trúc cú pháp– ngữ nghĩa của tục ngữ [31,34]
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, nhiều nhà khoa học đã phân biệt giữa tụcngữ, thành ngữ để đưa ra định nghĩa chính xác về tục ngữ Họ dựa vào cơ cấu,ngữ nghĩa để phân biệt thành ngữ, tục ngữ giữa nội dung và hình thức hay dựavào chức năng của chúng Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: tục ngữ vừa làcâu vừa là văn bản Nó được coi là sản phẩm của lời nói Trong khẩu ngữ bìnhdân, tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng mang đầy đủ ý nghĩa kinh
Trang 12nghiệm hay những bài học răn dạy đời Nguyễn Thái Hòa quan niệm tục ngữ
là những phát ngôn đặc biệt hay lời thoại đặc biệt Hoàng Văn Hành lại đặt tụcngữ ở vị trí trung gian giữa câu và văn bản [31,35] Đồng thời, ông coi nó làvăn bản nghệ thuật Ngoài ra, các nhà khoa học còn so sánh tục ngữ với một
số thể loại khác Bùi Văn Nguyên quan niệm ngạn ngữ có nội dung rộng hơntục ngữ Ông coi tục ngữ là lời hay ý đẹp do nhân dân sáng tác, nó là một bộphận của ngạn ngữ Trong “Phương ngôn xứ Bắc”, các tác giả lại coi phươngngôn bao gồm: tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao, câu đối,…gắn với địa danh nói vềcác sự kiện cụ thể của một vùng quê [31,36]
Tóm lại, từ các quan điểm trên, ta thấy nổi bật lên một số quan điểmchính:
- Một số tác giả coi tục ngữ là một ngữ, một đơn vị cú pháp
- Hai là, một số tác giả cho tục ngữ là một câu cố định, một ngôn bảnnghệ thuật, tác phẩm thơ, một tổng thể thi ca nhỏ nhất
1.2.1.2 Về thành ngữ
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp trong sách " Từ và nhận diện từ Tiếng Việt"ông đã viết :" Đặc trưng văn hoá dân gian của TN còn được thể hiện trong ýnghĩa biểu trưng của TN"[13,186]
Tác giả này còn có công trình nghiên cứu là "Từ vựng học tiếngViệt" Tác giả đã căn cứ vào cơ chế cấu tạo câu để phân biệt thành ngữ hợpkết (Được hình thành do sự kết hợp của các thành tố trong thành ngữ) vàthành ngữ hoà kết (Được hình thành dựa trên một ẩn dụ toàn bộ)
Tác giả đã chỉ ra các đặc trưng của thành ngữ thông qua sự so sánh với
từ ghép (ngữ định danh) và cụm từ tự do Theo tác giả:
- Về mặt nội dung: thành ngữ là tên gọi gợi cảm - có tính hình tượngcủa một hiện tượng nào đó, có tính hoàn chỉnh về nghĩa, biểu thị một kháiniệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói
Trang 13- Về mặt cấu tạo cú pháp: Đa số thành ngữ có quan hệ tường thuật vàcấu trúc đẳng lập Những thành ngữ có quan hệ chính phụ thì phần nhiềuthuộc loại so sánh.
Tính phi cú pháp của thành ngữ thể hiện ở sự đối xứng của các thành tố,xen lồng, thay đổi trật tự và có sự hoà phối thanh điệu
Có thể nói thành ngữ có hình thức cấu tạo là một câu (thậm chí là câughép) thì nó cũng mang tính tương đương như từ về chức năng cấu tạo câu( cóthể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ hoặc có thể kết hợp với từ để tạo thànhcâu).Tuy nhiên trong sử dụng thành ngữ cũng có thể biến đổi, tuỳ vào văncảnh cụ thể
Trong thời gian gần đây đã có luận văn thạc sĩ của Trần Anh Tư là:" TNđồng nghĩa và TN trái nghĩa trong Tiếng Việt"(2001)[32,12]
Luận án này xem xét về đặc điểm cấu tạo,nguồn gốc từ loại cũng nhưnhững biến thể sử dụng và các giá trị khác nhau của TN tiếng Việt Đồng thờiluận án này cũng chỉ ra được các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa kháiquát và vai trò của TN đồng nghĩa, trái nghĩa
Đây là công trình đã có nhiều tính sáng tạo, công phu nhưng nó chỉ đisâu vào thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt chứkhông đi sâu nghiên cứu thành ngữ so sánh
Thành ngữ so sánh nói chung, cấu trúc- ngữ nghĩa nói riêng đã có nhiềunhà ngôn ngữ quan tâm.Ví dụ như nhà nghiên cứu Trương Đông San(1994),Nguyễn Thuý Khanh(1995), Nguyễn Thiện Giáp(1996) và Hoàng Văn Hành
Tác giả Trương Đông San trong "Thành ngữ so sánh tiếng Việt" đãphân tích cấu trúc- ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh và phân ra ba loại: loại cómột nghĩa đen, loại có hai nghĩa ( đen và bóng), loại có một nghĩa: nghĩa hìnhtượng [31,11] Bài nghiên cứu cuả tác giả Trương Đông San đã mở đầu chohướng nghiên cứu về cấu trúc- ngữ nghĩa thành ngữ so sánh tiếng Việt
Tác giả Nguyễn Thuý Khanh đã có một vài nhận xét về thành ngữ sosánh có tên gọi động vật Bài viết có đề cập đến cấu trúc, thành phần cơ cấu
Trang 14nghĩa, rút ra những kết luận khái quát về đối tượng này Đây là bài viết có giátrị về vấn đề thành ngữ so sánh.
Đặc biệt, có tác giả Bùi Thị Thi Thơ trong luận văn tốt nghiệp đai học
và luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu khá sâu về thành ngữ so sánh :"Hình ảnhbiểu trưng trong TNSS tiếng Việt" [31,12]
Trong hai công trình này tác giả đi sâu vào thống kê, phân loại các hìnhảnh.Qua thế giơí hình ảnh đó thì tác giả cho ta thấy được bức tranh hiện thựcđược phản ánh về thiên nhiên, về xã hội, và con người của Việt Nam Đồngthời , tác giả còn đi sâu phân tích, giải thích ý nghĩa biểu trưng của thành ngữqua hình ảnh được lực chọn, bước đầu tìm hiểu lí do sử dụng hình ảnh trongthành ngữ so sánh Qua đây tác giả cũng cho thấy được nét tư duy văn hoá củangười Việt
Có thể nói, tác giả Bùi Thị Thi Thơ đã có những nghiên cứu khá sâusắc, công phu về thành ngữ so sánh Từ công trình luận văn tốt nghiệp lênluận văn thạc sĩ là một bước phát triển lớn trong nghiên cứu về thành ngữ sosánh
1.1.2.3 Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
“Thành ngữ học tiếng Việt” của Hoàng Văn Hành là một trong nhữngcông trình nghiên cứu thành công nhất đến nay về thành ngữ Trong côngtrình này, tác giả đã phân biệt thành ngữ, tục ngữ khá rõ Ông cho rằng:
"Thành ngữ là những tổ hợp từ "đặc biệt", biểu thị những khái niệm một cáchbóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn bản đặc biệt, biểu thị phán đoán mộtcách nghệ thuật."[18,27]
Tác giả đã ra những đặc trưng dùng làm tiêu chí để phân biệt thành ngữ
và tục ngữ:
- Đặc trưng về hình thái cấu trúc, có vần điệu, có điệp đối: thành ngữ là
tổ hợp từ cố định( hoặc kết cấu c-v), quan hệ hình thái Còn tục ngữ làcâu( phát ngôn) cố định ( cả đơn cả phức), quan hệ cú pháp
-Về chức năng biểu hiện định danh:
Trang 15+ Thành ngữ định danh sự vật, hiện tượng, quá trình
+ Tục ngữ định danh sự kiện, sự tình, trạng huống
-Về chức năng biểu hiện hình thái nhận thức:
+ Thành ngữ biểu hiện khái niệm bằng hình ảnh biểu trưng
+ Tục ngữ biểu thị phán đoán bằng hình ảnh biểu trưng
1.1.3 Giá trị của tục ngữ và thành ngữ trong ngôn ngữ
1.1.3.1 Nét văn hóa văn hóa -xã hội được phản ánh trong tục ngữ
và thành ngữ
Chuyển ở chương 2 về đây :
Thứ nhất, điều kiện xã hội góp phần hình thành tục ngữ , thành ngữ
tiếng Thái (liên hệ với tiếng Việt)
- Điều kiện thiên nhiên- phương thức sản xuất
Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam xuất hiện ở Tây Bắc cách đây hàngnghìn năm, qua các đợt di cư của tộc người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc)xuống và từ Thái Lan sang Họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn TâyBắc Đây là vùng núi non nhưng chưa phải núi cao như đồng bào Mông Điềukiện khí hậu, đất đai vẫn tương đối thuận lợi cho sản xuất Từ xa xưa, đồngbào Thái đã phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước Đây là điểmgiống người Việt Song bên cạnh đó, người Thái còn làm nương rẫy Trongkhi người Việt không phát triển hình thức sản xuất này Chính điều kiện thiên
Trang 16nhiên và phương thức sản xuất nông nghiệp đã làm người Thái và người Việt
có nhiều kinh nghiệm trong việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mốitương quan ảnh hưởng của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinhnghiệm Ngoài ra, họ còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôitrồng, tạo nên kho tàng kinh nghiệm quý báu cho con cháu Ví dụ: tục ngữngười Thái có câu:
- Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa
- Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ
- Sấm trước trời không mưa
- Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức
- Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, làm giàu cho chủ
Người Việt cũng có câu tương tự:
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
- Mấy đời sấm trước có mưa
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, nhanh như chớp (dân tộc Việt) Song thời vụ gieo trồng khác nhau giữa hai dân tộc làm cho việc tínhtoán về thời vụ mùa màng cũng khác:
- Mồng chín tháng chín không mưa
Mẹ con bán cả cày bừa mà ăn
- Mồng hai tháng hai không mưa
Cha con sắm sửa sọt sưa đi Lào
Mồng hai tháng hai có mưa
Cha con sắm sửa cày bừa làm ăn
- Điều kiện con người, gia đình, xã hội
Dân tộc Thái nổi tiếng là dân tộc có bản sắc văn hóa đặc sắc Lối sống,nhân cách của người Thái cũng rất đáng để các dân tộc khác học tập Chính
Trang 17điều này đã tạo cơ sở cho những câu tục ngữ, thành ngữ đậm chất nhân văntrong kho tàng văn học dân gian của dân tộc này Hình ảnh con người Tháiđược phản ánh trong tục ngữ, thành ngữ Thái là con người chăm chỉ trong laođộng Sống trong môi trường thiên nhiên nhiều mưa, nắng, hạn hán liên miên,
để sinh sống, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, dân tộc Thái ở nước ta phải laođộng cần cù để có miếng ăn Người Thái có câu: "Miếng ăn nằm ở chân tay,lúa gạo càng đầy mặt đất" Các đức tính gắn liền với lao động như làm ăn thậtthà, tiết kiệm, lo xa cũng được đề cao Điều này hoàn toàn trùng với ngườiViệt: "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ", "Của làm ra để trên gác, của cờbạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ" Người Thái cũng rất ham học
Họ quan niệm: muốn làm tốt thì phải học:
- Học nhiều thì biết, làm nhiều thì quen
- Học ăn, học uống, học nói, học làm
- Học khôn học khéo học đến già
- Học thầy, học bạn vô vạn phong lưu
Điều này, ta thấy trùng với dân tộc Việt Tục ngữ của dân tộc Việt cũngchỉ rõ:
- Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
Người Thái cũng coi trọng hành động, ứng xử hướng về điều thiện, điềuchân: "Thiện, thiện dã, ác, ác báo" Điều này giống người Việt với quan niệm:
"ở hiền gặp lành", "ở ác gặp ác" Cả hai dân tộc cũng đều đề cao lối sốngkhiêm tốn, biết cư xử, xử lí phù hợp với hoàn cảnh khách quan: "Sông cókhúc, người có lúc", "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", "Ăn ngaynói thật, mọi tật mọi lành", "Ăn để sống, không phải sống để ăn", "Ăn mộtmiếng, tiếng cả đời", "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" (dân tộc Việt);
"Làm quá người ta ghét, phải biết mình biết người", "Lời nói ở đầu lưỡi, đắng,ngọt ở đấy cả" (dân tộc Thái)
Trang 18Về quan hệ gia đình, hai dân tộc đều đề cao truyền thống gia đình, quan
hệ huyết thống, dòng họ: "Chim có tổ, người có tông" (dân tộc Việt), , "Người
có họ, cọ có bụi" (dân tộc Thái) Trong gia đình, người lớn tuổi được coitrọng nhất Do vậy, con cái thường đề cao sự hiếu thuận với cha mẹ Họ biết
ơn cha mẹ đã sinh ra mình, nuôi dưỡng mình lúc trẻ: "Có cha mới có con, cókhung mới có cửi" (dân tộc Thái) Họ cũng đều quý trọng và chăm lo giáo dụccon cái từ tuổi bé thơ: "Dạy con từ thuở còn thơ" (dân tộc Việt, Thái, Tày).Tình mẫu tử với đức hi sinh của người mẹ được thể hiện trong tục ngữ các dântộc: "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con" (dân tộc Việt); "Chỗ ướt mẹ thếvào, chỗ khô để phần con" (dân tộc Thái) Tình cảm anh chị em ruột thịt cũng
là một giá trị đạo đức được quan tâm: "Anh em như chân với tay", "Anh embát máu xẻ đôi" (dân tộc Việt), "Máu chảy ruột trơn" (dân tộc Thái) Về quan
hệ vợ chồng, người Thái tuy vẫn tồn tại quan điểm phong kiến trọng namkhinh nữ song về cơ bản mối quan hệ vợ chồng có phần bình đẳng hơn ngườiViệt: "Vợ chồng yêu nhau chém núi đèo cũng lở/Vợ chồng không yêu nhauchém dây leo không đứt" (dân tộc Thái) Họ đề cao trách nhiệm của ngườichồng, đây là người chủ gia đình phải lo cho vợ con, không để tình trạng "Mất
vợ đợ con" (dân tộc Thái) xảy ra, hoặc tình trạng mẹ chồng nàng dâu: "Thanhồng với nước lã, mẹ chồng với nàng dâu" (dân tộc Thái)
Về quan hệ xã hội, tổ chức xã hội theo truyền thống của người Thái làbản, mường Bản của người Thái nhỏ nhất vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục,hàng trăm nhà Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằngtình cảm và những luật tục, nghi lễ Lễ hội “xên bản, xên mường” của ngườiThái kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn Do vậy, tục ngữ Tháikhuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kếtvới nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống Đây là điểm chung giữa hai dân tộc Cảngười Thái và người Việt đều có lòng yêu nước, bảo vệ xây dựng tổ quốc
"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" (dân tộc Việt), "Giặc đến bản, cùng nhauđánh" (dân tộc Thái) , tục ngữ người Việt cũng như các dân tộc thiểu số nói
Trang 19nhiều đến tinh thần cộng đồng dân tộc, đoàn kết thương yêu được đúc rút từthực tiễn chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống xâm lược trong quá trìnhlịch sử của dân tộc Việt Nam: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lạinên hòn núi cao" (dân tộc Việt); "Vỗ tay cần nhiều ngón, bàn việc cần nhiềungười" (dân tộc Thái); "Đi có bạn, ở có phường" (dân tộc Thái) Trong giaotiếp, ứng xử, người Việt, người dân tộc thiểu số đều chọn nếp sống chan hoà,nhân ái như lời nói "cho vừa lòng nhau", "Lời nói đẹp không phải mua" (dântộc Thái), "Lời nói ngọt như mía mật" (dân tộc Thái), đến cách xử sự "Việc béđừng xé to" (dân tộc Thái), "Nhỏ đừng chấp, vụn đừng nhặt" (dân tộcThái) Cái tốt trong giao tiếp, nếp sống được đúc kết trong tục ngữ, ngược lại,cái xấu cũng bị lên án Đó có thể là lòng "tham không đáy" (dân tộc Việt) Đó
có thể là lòng nham hiểm "Sông sâu vẫn đo được đáy, lòng người không đođược" (dân tộc Thái), "Nước sâu thì thấy, lòng người sâu không thấy", "Nhímgai cắm ngoài da, người gai cắm trong bụng" (dân tộc Thái) Bên cạnh đó, do
xã hội đã có quan hệ giai cấp nên cả hai dân tộc đều bày tỏ sự bất bình về sự
áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến tạo nên sự đối lập giàu nghèo, sang hèn
"ruộng cả ao liền", "ngồi mát ăn bát vàng" (dân tộc Việt), "Con dân cầm đèn,con quan cưỡi ngựa" (dân tộc Thái) Các dân tộc không chỉ có ý thức tố cáo,phản kháng sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị mà họ còn nhận thức được
vị trí to lớn của mình Nếu trong tục ngữ dân Thái có câu "Mặc áo thành quan,cởi áo thành dân" thì người Việt có câu "Quan nhất thời, dân vạn đại"
Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ dân tộc Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –Thái Người Thái sống rải rác ở 7 tỉnh, đông nhất là ở Sơn La Nhưng ngườiThái thường sống xen kẽ và giao lưu với người Việt và các dân tộc khác nênngôn ngữ cũng có ảnh hưởng Do vậy, nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt và Tháikhá giống nhau
Thứ hai, Tục ngữ , thành ngữ phản ánh đời sống văn hóa xã hội của
dân tộc
Trang 20Tục ngữ và thành ngữ so sánh được hình thành nhờ vào mối tư duy liêntưởng, mà mối tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc là khác nhau Từ đó, nó thểhiện nguồn gốc văn hóa của mỗi dân tộc ấy Ở đây, chúng tôi phân tích vănhóa trong tục ngữ, thành ngữ qua 4 thành tố văn hóa theo Trần Ngọc Thêm[20]:
a Văn hóa nhận thức
Qua việc lựa chọn hình ảnh đưa vào trong tục ngữ, thành ngữ, ta thấy tưduy, nhận thức của con người Ví dụ: Người Việt giữ trong mình triết lý âmdương từ trong máu thịt nên có những câu: trong rủi có may, trong họa cóphúc, trèo cao ngã đau, nhân nào quả ấy, bãi bể nương dâu…Lối sống trọngtình và coi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóanhận thức tư duy của mình cũng làm dân tộc ta có những câu nói về sự kínhtrọng người già lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ… Đó còn là sựnhận thức về một Việt Nam vừa giàu có vừa khó khăn, ví dụ: rừng vàng biểnbạc, non sông gấm vóc, chó ăn đá gà ăn sỏi, đồng chua nước mặn… Tuythuộc hai nền văn hóa khác nhau, nhưng người Thái với người kinh lại gầnnhau trong quan niệm về thế giới Cả người Thái và người Kinh đều nhìn thếgiới với con mắt “ vạn vật hữu linh” Tục ngữ Thái có câu :
- Một cái cây to bằng cái đũa cũng có thần Một miếng đất bằng cái quạt cũng có chủCũng giống như câu tục ngữ của người kinh :
- Đất có thổ công, sông có hà báNhìn sự thay đổi của tạo hóa theo quy luật, người Thái cũng có những câu thậttriết lý :
- Hoa tàn hoa về cây Hoa úa hoa về cànhCũng như người Kinh quan niệm :
- Lá rụng về cội
Trang 21b Văn hóa tổ chức cộng đồng
Qua tục ngữ, thành ngữ, ta thấy được việc tổ chức cộng đồng của mỗidân tộc Ví dụ: người Thái tổ chức xã hội theo truyền thống của người Thái làbản, mường Bản của người Thái nhỏ nhất vài ba nóc nhà, lớn thì hàng chục,hàng trăm nhà Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằngtình cảm và những luật tục, nghi lễ Lễ hội “xên bản, xên mường” của ngườiThái kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn Do vậy, tục ngữ Tháikhuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý bản mường của mình, gắn kếtvới nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống:
- Rời nơi ăn chốn ở mãi mãi rồi cũng thành ma
Bỏ nhà mất vò mẻ
Bỏ chốn mất nơi ăn
Bỏ bản mất cây ăn quaRời làng bỏ gốc trầuTương tự như vậy, người Kinh có câu:
- Ta về tắm nước ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
- Trâu ta ăn cỏ đồng ta
- Sểnh nhà ra thất nghiệp
c Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện văn hóa ứng xử với tự nhiên qua biểuhiện gắn liền với thuỷ thổ, môi trường địa phương, cây, con từng vùng cụ thể.Dân tộc Thái nghe con cồ cộ, con ì điềng kêu để phán đoán mùa màng: "Cồ cộkêu bụng nép, ì điềng kêu bụng no" Có thể thấy, hình như mỗi dân tộc đềutheo nông lịch kết hợp với xem mưa nắng, thời tiết mà gieo trồng cho đúngthời vụ, tuy nhiên, vào tháng nào, làm việc gì thì không thể giống nhau dothuỷ thổ không đồng nhất và các vùng tiểu khí hậu khác nhau có ảnh hưởngkhông ít đến sản xuất nông nghiệp Một nhận xét nổi bật nhưng dễ giải thích
Trang 22là trong tục ngữ người Việt có những câu nói về nghề biển như "May mùasông, đông mùa bể" (gió heo may hay được cá sông, gió đông hay được cá bể)hay "Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông" (thời điểm đi đánh tôm, cá) nhưng loại tục ngữ này vắng mặt trong các dân tộc thiểu số.
d Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Ở các dân tộc khác nhau cơ bản, cách ứng xử với môi trường xã hội cũng khácnhau, Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví dụ:xưng khiêm hô tôn, học ăn học nói học gói học mở,…); Nó còn thể hiện cáinhìn về cộng đồng, về cá nhân và vai trò của chúng trong việc định hình tínhcách cư dân.Thành ngữ Việt đậm đặc sự cộng cảm mang tính tập thể, gắn bókeo sơn trong làng xã, tinh thần đoàn kết trong quốc gia (tương trợ, giúp đỡlẫn nhau ví dụ: tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…) Tinh thần đoànkết cộng đồng, muôn người như một, tạo thành sức mạnh được người Thái vívon bằng những hình ảnh rất cụ thể và gần gũi:
- Vỗ tay cần nhiều ngónBàn bạc cần nhiều người
- Chuối đến lúc trĩu buồng phải có cây chạc chốngLúc đó cây chống chuối
Chuối dựa câyMình trông cậy ngườiNgười nhờ mình, tốt quáhoặc:
- Khỏe một mình làm không đượcKhôn một mình làm không xongTương tự như vậy, tục ngữ người Kinh có những câu:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trang 23- Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn
- Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng
- Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ
- Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Đó còn cả những mặt trái của sự đồng nhất này (cào bằng, đố kị, dựadẫm, ỷ lại, bàng quan, vô trách nhiệm ví dụ: cha chung không ai khóc, mũ niche tai, ghen ăn tức ở, khôn độc không bằng ngốc đàn…) Tính tự trị ấy củangười Việt một mặt được tái hiện qua sự tự chủ, ý thức độc lập và lòng yêunước, mặt khác lại là óc bè phái địa phương cục bộ, gia trưởng tôn ti trongthành ngữ (ví dụ: bè ai nấy chống, đàn anh kẻ cả, kim chỉ có đầu…)
Tục ngữ, thành ngữ còn thể hiện tín ngưỡng riêng của dân tộc Do gốcvăn hóa nông nghiệp quy định tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, con người, ngườiViệt thờ động thực vật, thờ ông bà, tổ tiên, gần gũi với đạo Phật thể hiện quamột hệ thống những thành ngữ về con vật thiêng, Phật, Bụt, hồn vía…(ví dụ:con Lạc cháu Hồng, vị thần nể cây đa, dữ như ông beo, ma thiêng nướcđộc…)
Thứ ba, tục ngữ và thành ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ
Tục ngữ, thành ngữ là kết tinh tinh hoa của ngôn ngữ vì tục ngữ, thànhngữ rất ngắn gọn dễ sáng tác, dễ nhớ và dễ truyền miệng Ngôn ngữ hàm súc,
ít lời nhưng nhiều ý Thực ra, cũng có tục ngữ, thành ngữ dài nhưng vì nó cóhình ảnh phong phú, có vần nhịp nên nó vẫn làm lời nói hay hơn, ý nhị hơnlời nói thường Ví dụ: câu nói: “Đêm ấy trời rất tối, chúng tôi nhìn chẳng thấy
gì cả” Nói như vậy cũng rất rõ, nhưng chưa phải là cực tả, chưa có hìnhtượng gì Nếu dùng thành ngữ: “Đêm ấy, trời tối đen như mực, tối ngửa bàntay không thấy; tối như hũ nút ; tối như đêm ba mươi” thì câu sẽ hay hơn
Trang 24Thứ tư, tục ngữ và thành ngữ là sản phẩm hóa thạch sống, lớp trầm
tích của ngôn ngữ
Tục ngữ, thành ngữ được ra đời từ thời xa xưa với cách dùng ngôn ngữcủa ông cha ta từ xưa Nếu nói dân tộc Việt Nam đã có 4000 năm lịch sử, thờitục ngữ, thành ngữ Việt Nam cũng đã có 4000 năm tuổi Tới nay, dù ngôn ngữhiện tại có thay đổi song bằng các thành ngữ tục ngữ cổ, ta biết được tiếng nói
cổ của cha ông, từ đó hiểu về văn hóa, cách nhìn nhận mọi vật của tổ tiên Nó
là giá trị văn hóa tinh thần vô cùng quan trọng, đi song hành với những cổ vậtquý mà chúng ta còn lưu giữ được Chính vì điều này nên thành ngữ, tục ngữđược gọi là hóa thạch sống của ngôn ngữ Có thể lấy ví dụ: trong thành ngữViệt có cụm từ “Ăn trên ngồi trốc” Từ “trốc” là từ cổ, được dùng với nghĩa làđầu Hay thành ngữ “Con dại cái mang”, “cái” ở đây chỉ mẹ, đây cũng là từ
cổ Nhờ hai câu tục ngữ này, ta đã lưu giữ lại được hai từ cổ Từ đó ta hiểu về
ý thức mẫu hệ của người Việt cổ (ví dụ: qua từ “cái”, ta thấy mẹ được nhắctới với ý thức về cái to lớn, vĩ đại, quan trọng)
Ngoài ra, lớp trầm tích này có thể mở rộng hơn với việc sử dụng ngônngữ để phản ánh xã hội Nhờ thành ngữ, tục ngữ cổ, ta hiểu về văn hóa cổ xưacủa ông cha ta Đây là nhóm từ vựng phản ánh rõ nét nhất đặc điểm văn hoá
và những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc, phản ảnh mọi mặt cuộcsống của người dân Việt Nam, qua quá trình lịch sử Đó là một bức tranh sinhđộng, phong phú, đầy mầu sắc Việt Nam Đồng thời đúc kết những kiến thức,kinh nghiệm, phản ánh nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống xã hội, tư duy,quan niệm và phong tục tập quán của mỗi dân tộc Nó thể hiện được một cáchsâu sắc rực rỡ thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân Việt Nam từ thượng
cổ cho đến sau này Tục ngữ, thành ngữ đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộkinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động
1- Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người
2- Phản ảnh công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóclột và xâm lược
Trang 253- Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ.4- Những kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày.
5- Những điều cần giáo dục truyền bá cho nhau về cách sống làmngười
Những lời răn dạy ấy là những bài học quý giá, rất phong phú đa dạng, nhữngchuẩn mực về lối sống và nhân cách Việt Nam, đậm đà bản sắc Việt Nam Đó
là một cuốn sách giáo khoa có giá trị vào loại bậc nhất (nếu không nói là độcnhất vô nhị) về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi đến khi hấp thuđược tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở thành được nhữngcon người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ SO SÁNH TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT
1.2.1 So sánh - nhận thức chung về so sánh
Theo triết học, các nhà triết học Liên Xô cho rằng: So sánh là đối chiếucác đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay những nét khácnhau giữa chúng [21,20] Nhờ đó, ta có thể thấy được những thuộc tính bảnchất của sự vật, hiện tượng
Theo quan điểm của ngôn ngữ học thế giới, so sánh là: chỉ ra sự giốngnhau trong chừng mực nào đó của các sự vật khác nhau Trong so sánh cònbao hàm cả sự đối chiếu Nghĩa là cần phát hiện thêm sự khác nhau giữachúng [21,21]
Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ học, so sánh là lối nói đối chiếuhai sự vật hoặc hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thứcbên ngoài hay tính chất bên trong (Đào Thản) Đinh Trọng Lạc lại cho rằng:
so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ta đối chiếu hai sự vật khác loạitrong đời sống Các đối tượng ấy không giống nhau hoàn toàn mà chỉ có vàinét tương đồng nhất định Mục đích chính là nhằm diễn tả sự vật theo lối mới
mẻ, hấp dẫn hơn Hữu Đạt cũng nhận xét: so sánh là đặt hai hay nhiều sự vật,
Trang 26hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống và khác nhaugiữa chúng [21,24]
Theo các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi khẳng định: So sánh là đốichiếu, xem xét mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó tìm ra nhữngcái chung và những cái riêng của sự vật hay hiện tượng So sánh là để hiểubiết đầy đủ hơn các đặc điểm của sự vật hay hiện tượng So sánh là cơ sở của
sự khái quát hoá
So sánh có hai loại: so sánh logic và so sánh tu từ
- So sánh logic dựa trên tính đồng loại, đồng chất của sự vật, hiện tượng
để đưa ra sự giống và khác nhau Ví dụ: A cao hơn B, Trời mưa giống hômqua,…
- So sánh tu từ dựa trên nét tương đồng của sự vật, hiện tượng về tínhchất để chỉ ra sự giống, khác nhau Thường sự so sánh ấy sẽ gây hiệu quảthẩm mĩ hoặc tạo ra một cảm xúc nhất định ở người nghe Ví dụ: lừ đừ nhưông Từ vào đền, Công cha như núi Thái Sơn,…
1.2.2 Khái quát chung về tục ngữ và thành ngữ so sánh
1.2.2.1 Khái niệm về tục ngữ và thành ngữ so sánh
1) Tục ngữ có thể được phân chia trên cấu trúc cú pháp của câu Theocách chia này, ta có tục ngữ so sánh như một bộ phận quan trọng của kho tàngtục ngữ dân tộc Qua thực tế tìm hiểu tục ngữ, chúng tôi rút ra: tục ngữ sosánh là những câu tục ngữ có sử dụng phép so sánh giúp câu tục ngữ trở nên
Trang 27từ phép so sánh nghĩa biểu trưng, kiểu: rách như tổ đỉa, khoẻ như vâm, như cánằm trên thớt, nhảy như choi choi " [18,47] Đây là định nghĩa hoàn chỉnhnhất cho đến nay về lớp thành ngữ so sánh trong tiếng Việt
1.2.2.2 Khái quát về tục ngữ, thành ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt
1) Phép so sánh trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái thường bao gồm bốnyếu tố: đối tượng so sánh (A); phương diện so sánh (t); từ ngữ so sánh (R);yếu tố chuẩn so sánh (B) Ta có thể khái quát theo trật tự là: A – (t) – R - B.Đây là mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh Ví dụ:
Cái so sánh (A) Cơ sở so sánh (t) Từ so sánh (R) Cái được so sánh(B)Cây
Trẻ
nhọn hiểu biết
không bằng không bằng
sắt cùngià quên
Tuy nhiên, thành ngữ so sánh thể hiện trong cuộc sống của người Thái kháphong phú Nhiều thành ngữ, tục ngữ, ý so sánh không được nói thẳng ra màngụ ý Hoặc có trường hợp, từ trong cơ sở so sánh, cái so sánh bị ẩn đi, tạonên kiểu cấu trúc súc tích, hàm ý Trong thực tế, bằng việc giữ đủ hay bớt đimột (hoặc hai) yếu tố, thành ngữ so sánh bao gồm 4 mô hình thực:
- Mô hình 1: [A t R B]- có đầy đủ cả 4 yếu tố
Ví dụ: : Mu pị bớ cứ xôn phom
Dịch: Lợn béo không bằng vườn gầy
(Câu tục ngữ mang tính so sánh, ý nói, việc chăn nuôi lợn không kinh tếbằng trồng trọt.)
Trang 28(Ý nghĩa: Nguồn gốc ban đầu của sự việc chỉ là nhỏ, nhưng sau đó đãđược đẩy lên thành sự việc to tát.)
- Mô hình 3: [t R B] – vắng cái so sánh (A)
Ví dụ: Bẳư pé mu chôn phớ
Bẳư pé đớ kin khoại
Dịch: Dốt như lợn dũi khoai
Dịch: Con thay cha
Măng thay tre
( Lớp trước bao giờ cũng có lớp sau kế tiếp Cha già yếu đi thì đã cócon trưởng thành, thay cha gánh vác, lo lắng mọi công việc Tre già, bị gẫy đổ
vì gió bão thì đã có măng non lớn lên thay thế.)
2) Phép so sánh trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt cũng giống tiếngThái, thường bao gồm bốn yếu tố: đối tượng so sánh (A); phương diện so sánh(t); từ ngữ so sánh (R); yếu tố chuẩn so sánh (B) Ta có thể khái quát theo trật
NhưNhư
mắt cá chày
đá đeo
Đây là mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh Tuy nhiên, thành ngữ
so sánh thể hiện trong cuộc sống của người Việt Nam khá phong phú nhưngcũng khá phức tạp Điều này cũng thâý được phần nào trí tuệ của người Việt
Trang 29Khi người Việt sử dụng thành ngữ thì tuỳ thuộc vào những cảnh huống khácnhau mà người ta có bớt đi từ một đến hai yếu tố trong mô hình tổng quát củathành ngữ so sánh Trong thực tế, bằng việc giữ đủ hay bớt đi một (hoặc hai)yếu tố, thành ngữ so sánh bao gồm 4 mô hình thực:
- Mô hình 1: [A t R B]- có đầy đủ cả 4 yếu tố
bụng như bụng cá cóc; mặt như đưa đám; mưa như trút nước;
- Mô hình 3: [t R B] – vắng cái so sánh (A)
Ví dụ:
chậm như sên; câm như hến; thin thít như thịt nấu đông;
- Mô hình 4: [R B] – vắng cái so sánh (A) và cơ sở so sánh (t)
Ví dụ: như đũa có đôi; như hai giọt nước; như gà mất mẹ;
Như vậy, về cơ bản cấu trúc thành ngữ, tục ngữ so sánh trong tiếng Thái
và tiếng Việt giống nhau Nó cùng có bốn thành tố, đồng thời các kiểu môhình của tục ngữ, thành ngữ trong hai thứ tiếng cũng gần tương tự nhau Điều
đó cho thấy sự gần gũi về ngôn ngữ của hai dân tộc
Phần này bỏ vì không có gì viết về tiếng Thái cả: nếu bổ sung được thìrút một ít lên trên Không thì thôi
1.2.2.5 Vị trí của tục ngữ và thành ngữ so sánh trong kho tàng thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
Tục ngữ, thành ngữ so sánh góp phần làm phong phú, sinh động cáchđịnh danh trong từ vựng tiếng Việt
Trong hệ thống tiếng Việt thì tục ngữ, thành ngữ so sánh chiếm một vịtrí rất quan trọng Chính vì vậy, nó ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống từ vựngtiếng Việt Nó góp phần làm tăng thêm vốn từ vựng tiếng Việt bằng cách định
Trang 30danh sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái tính chất một cách có hình ảnhthông qua so sánh.
Nếu như trong hệ thống từ vựng tiếng Việt mỗi sự vật, hành động, tínhchất được định danh bằng một tên gọi thì trong thành ngữ lại có rất nhiều.Thể hiện rõ nhất ở đây chính là hiện tượng đồng nghĩa Hiện trượng đồngnghĩa này góp phần làm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt tăng lên
Trong thành ngữ so sánh có hai nhóm:
Nhóm các thành ngữ biểu thị hoạt động, trạng thái:
Để biểu thị khái niệm như: buồn, lo, vui thì có rất nhiều thành ngữ sosánh đồng nghĩa
Ví dụ:
Buồn như chó chết con, buồn như cha chết, buồn như chấu cắn,buồn như đĩ về già
Lo như cá nằm trên thớt, lo như cha chết
Vui như tết, vui như hội, vui như mở cờ trong bụng, vui nhưsáo,vui như trẩy hội
Mừng như bắt được của, mừng như bắt được vàng, mừng nhưcha chết sống lại
Để biểu thị khía niệm chỉ hoạt động như: ăn, nói, cũng có nhiều thànhngữ so sánh đồng nghĩa
Trang 31thái của con người thì một trạng thái cũng có nhiều thành ngữ biểu thị vớinhiều sắc thái khác nhau
Ví dụ với hành động" giãy nảy", có các thành ngữ:
Giãy lên như bị ong châm, giãy lên như đĩa phải vôi, giãy lên như phảibỏng, giãy lên như phải tổ kiến, giãy như các lóc bị dập đầu, giãy nảy như đỉaphải vôi
Để biểu thị hành động "nói" mà có tới 49 thành ngữ so sánh khác nhau
Ví dụ: nói như tép nhảy, nói như trạng, nói như văn sách, nói như ru,nói như vẹt, nói như xã luận, nói như vạc mặt, nói trơn như cháo chảy, nóinhư vặt miếng thịt
Ví dụ để biểu thị tính chất, đặc điểm, phẩm chất của sự vật:
Vắng như chùa Bà Đanh,vắng như bãi tha ma, vắng ngắt như tờ
Đông như đám gà chọi, đông như hội, đông như kiến cỏ, đông như mắccửi, đông như nêm cối, đông như nước, đông như rươi, đông như trẩy hội
Tối như bưng, tối như cửa địa ngục, tối như đêm ba mươi, tối như hũnút, tối như mực
Trang 32
Như vậy, dựa vào sự thống kê trên ta thấy rõ: với tục ngữ, thành ngữđồng nghĩa thì hệ thống từ vựng tiếng Việt tăng lên rất nhiều, sinh động,phong phú và đa dạng hơn
b Góp phần giải nghĩa cho các từ láy
Trong hệ thống từ láy tiếng Việt có những từ láy âm do các tiếng không
có nghĩa từ vựng cấu thành do đó nghĩa của chúng rất mơ hồ, khó nắm bắt.Bằng cách cấu tạo các tục ngữ, thành ngữ so sánh theo kiểu [t như B](trong đó
t là tính từ (hoặc động từ) láy song tiết có cấu tạo như trên, B là hình ảnh sosánh cụ thể) người Việt đã thực hiện hiệu quả việc giải nghĩa cho các từ láyđó
Ví dụ như từ láy "lừ đừ" nếu đứng một mình thì rất khó giải thích nghĩacủa từ đó bởi cả hai tiếng đều không có nghĩa.Nhưng khi người ta đưa từ nàyvào trong thành ngữ so sánh là" Lừ đừ như ông từ vào đền" thì người đọc sẽhiểu được nghĩa của từ này là: người có dáng vẻ chậm chạp, không nói năng
gì cả ở đây tác giả dân gian đã rất khéo léo khi đưa hình ảnh ông từ vào đền
để diễn đạt tính từ láy "lừ đừ"
Cũng tương tự như trong từ " lừ đừ", từ " lanh chanh" nếu đứng mộtmình người sử dụng rất khó hiểu nghĩa nhưng khi xét nghĩa của nó trongthành ngữ so sánh là lanh chanh như hành không muối thì chúng ta sẽ hiểuđược nghĩa của nó là có trạng thái nhảy lên nhảy xuống tứ tung như các téphành khi giã mà không cho vào cối một ít muối
Hay như trong từ láy " lửng lơ" trong thành ngữ so sánh lửng lơ nhưcon cá vàng Trong thành ngữ so sánh này tác giả dân gian đã sử dụng hìnhảnh con cá vàng , đây là loại cá cánh người ta hay nuôi trong bể nước Nókhông bao giờ đứng yên một chỗ mà thường bơi lội trong bể Và người ta sửdụng hình ảnh này để nói ngươi lập trượng không vững, lúc nào cũng chôngchênh, lưng lơ Và như vậy, nhờ có hình ảnh con cá vàng thành ngữ so sánhnày đã giải nghĩa cho tính từ lày âm trong tiếng Việt là " lửng lơ"
Trang 33Như vậy, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt thì tục ngữ, thành ngữ có vaitrò hết sức quan trọng Nó không những làm hệ thống tiếng Việt thêm phongphú, đa dạng mà còn giúp giải nghĩa từ đặc biệt là những từ láy âm hai tiếngđều không có nghĩa Điều này giúp ích rất nhiều trong việc sử dụng từ ngữ củangười Việt.
c Làm cho câu nói thêm sinh động, có hình ảnh, dễ hiểu
Các tác giả thơ văn thường dùng thành ngữ trong tác phẩm của mình đểlàm tác phẩm tăng tính dân tộc, gần gũi với người đọc, thể hiện nội dung mộtcách súc tích gắn gọn còn thể hiện được một nghệ thật đặc sắc của tác phẩm Đầu tiên là trong văn học dân gian đã sớm biết sử dụng thành ngữ sosánh để biểu thị nội dung cần thể hiện trong tác phẩm của mình
Còn trong văn học trung đại thì các tác giả đã chú ý sử dụng các thànhngữ so sánh để biểu hiện ý đồ nghệ thuật của mình trong tác phẩm
Ví dụ như tác giả Nguyễn Du trong kiệt tác “Truyện Kiều” đã sử dụngtính chất điệp đối, cân đối hài hoà trong thành ngữ để diễn đạt nội dung ýnghĩa của mình trong tác phẩm Khi sử dụng thành ngữ thì Nguyễn Du như có
sự cân nhắc kĩ càng Ông đã sử dụng thành ngữ rất sáng tạo
Ví dụ như khi sử dụng thành ngữ so sánh:
" Rối như tơ vò" và " đau như dần"
khi tác giả đưa vào tác phẩm thì thành câu:
" Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau"
Trang 34Như vậy tác giả đã mượn thành ngữ nhưng lại rất sáng tạo làm cho câuthơ mang tính chất dân gian, gần gũi nhưng vẫn toát lên đặc sắc nghệ thuậtbác học của Nguyễn Du.
Hay như trong câu thơ:
Hay như câu:
" Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành lỡ dở hoa trôi lỡ làng"
Trong câu thơ này để diễn tả thân phận bạc bẽo của nàng Kiều thì tácgiả Nguyễn Du đã rất khôn ngoan khi dùng thành ngữ bạc như vôi Điều nàythể hiện sự uyên bác của thi hào Nguyễn Du
Chính việc sử dụng thành ngữ so sánh đúng cách đã làm cho lời nóicũng như câu viết của người Việt thêm phong phú, đa dạng Bằng việc sửdụng các hình ảnh, lời nói có vần thành ngữ đã làm cho câu nói trở nên cânđối, hài hoà và dễ nhớ, dễ đi vào lòng người
Nói tóm lại, vai trò của thành ngữ so sánh trong hệ thống từ vựng cũngnhư trong hoạt động ngôn ngữ của người Việt là rất lớn Nó giúp cho hệ thống
từ vựng tiếng Việt tăng lên nhờ cách định danh sinh động, phong phú Ngoài
ra nó còn giúp giải nghĩa từ láy âm trong tiếng Việt Thành ngữ còn có tácdụng trong những câu nói câu viết của người Việt
1.3.TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trang 35Trong Chương 1, đề tài làm rõ lịch sử nghiên cứu và các bình diệnnghiên cứu tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt Từ đó, đưa ranhững định nghĩa về tục ngữ, thành ngữ Đồng thời, đề tài khẳng định tụcngữ, thành ngữ so sánh có giá trị rất lớn trong ngôn ngữ tiếng Thái lẫn Việt.Tục ngữ và thành ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ và là sản phẩm hóa thạchsống, lớp trầm tích của ngôn ngữ
Từ đây, chúng tôi đi vào tìm hiểu về tục ngữ, thành ngữ so sánh trongtiếng Thái và tiếng Việt Cả hai thứ tiếng đều có cấu trúc thành ngữ, tục ngữbao gồm bốn yếu tố Trật tự sắp xếp của các yếu tố trong phép so sánh củatiếng Thái và của tiếng Việt cơ bản giống nhau Điều này cho thấy sự gần gũi
về văn hóa, ngôn ngữ của hai dân tộc Thái – Việt Chính cấu trúc và ngữnghĩa trong tục ngữ, thành ngữ so sánh mang lại đã làm nên tính phong phú,
đa dạng cho ngôn ngữ tiếng Việt và trong tiếng Thái, làm cho câu nói, câu viếtcủa người Việt thêm sinh động, có hình ảnh và dễ hiểu Nó còn có vai trò làmphong phú, sinh động cách định danh trong từ vựng và tham gia vào việc giảinghĩa từ láy âm
Ở đây, chúng tôi con tìm hiểu cả nét văn hóa được phản ánh trong tụcngữ và thành ngữ so sánh Vì tục ngữ, thành ngữ ra đời từ trong văn hóa nênqua thành ngữ của một dân tộc khác ta có thể biết về văn hóa của dân tộc ấymột cách chính xác và sinh động Tục ngữ, thành ngữ chứa trong nó nhữngđặc điểm điển hình của văn hóa - xã hội – con người – đất nước Ở luận vănnày, chúng tôi đi vào tìm hiểu tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái nhưng luôn trong
sự đối chiếu, so sánh tục ngữ của người Việt là tìm ra những cái giống nhau,cái gần giống nhau, cái khác biệt với định hướng tìm đến cái chân, thiện, mĩtrong tục ngữ các dân tộc ở nước ta Cũng qua việc hiểu thành ngữ ta sẽ yêuquý hơn nền văn hóa dân tộc, tìm hiểu về thành ngữ chính là khám phá cộinguồn dân tộc, lịch sử non sông, phổ biến thành ngữ chính là truyền đi thôngđiệp văn hóa thông qua ngôn ngữ
Trang 36Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG THÁI
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT)
2.1 chữ in: ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nghiên cứu của các tác giả đi trước, cấu trúc của tục ngữ, thành ngữ
so sách có hai dạng: So sánh dạng hiện và so sánh dạng ẩn Đồng thời , có thểdựa vào sự có mặt hay vắng mặt của yếu tố R trong cấu trúc so sánh để tiếnhành khảo sát thành ngữ so sánh
Chúng tôi tiến hành khảo theo này
Trang 37lượng 63 thành ngữ, tục ngữ của người Thái thì đây là con số khiêm tốn Vídụ:
Ví dụ phải là tiếng Thái chứ, xong rồi mới () tiếng Việt
như như
củ nâuhình nộmGái có chồng
Gái quá lứa
thơm thối rắm
Như
Như
hoa mạchó chửa
Ở xa
Ở gần
quý coi
NhưNhư
vàngrác
Tiếp theo, xét về từng vế, ta thấy vế [At] trong tiếng Thái đều có cấutạo là một cụm từ chủ – vị; trong đó yếu tố [A] đều là danh từ; còn yếu tố [t]
là động từ (2 trường hợp) hoặc tính từ (6 trường hợp)
Về yếu tố [t], ta thấy thường là các tính từ, động từ đều ở mức độ caonhư: lì, nhọc nhằn, thối rắm, để nhấn mạnh đặc điểm của sự vật mang ra sosánh Các đặc điểm này thiên về phẩm chất, thái độ của con người hơn là hìnhthức bên ngoài
Về yếu tố [A], người Thái chủ yếu dùng một số danh từ chỉ bộ phận cơthể để biểu thị cái được so sánh [A] như: dạ, lòng, mặt Từ “mặt” được sửdụng với tần số sử dụng cao nhất Cụ thể: từ mặt 3 lần Mỗi lần dùng lại danh
Trang 38từ chỉ bộ phận cơ thể như thế, đằng sau nó là một tính từ (hoặc động từ) kháchẳn Ví dụ: mặt cúi gằm, mặt dài, mặt lì
Nối giữa vế [At] và [B] là từ so sánh [R] Đại đa số từ so sánh của cấutrúc này là “như” (chiếm 6 trường hợp) Như vậy, cấu trúc so sánh này phù hợ
để diễn tả sự đồng nhất về đặc điểm của các sự vật, làm rõ đặc điểm ấy bằnglối so sánh giàu hình ảnh
Bên cạnh vế [At] và vế [R], vế [B] cũng có vai trò quan trọng Trongtiếng Thái, vế [B] chủ yếu là từ (chiếm 6 trường hợp) Từ loại được sử dụng làdanh từ Không có động từ, tính từ Ví dụ: củ nâu, hình nộm, vàng, rác,… Cómột trường hợp, yếu tố [B] là cụm danh từ: “cả trái núi lớn” Một trường hợp
là cụm chủ-vị: “rùa bò mặt đá”
Bảng 1: Cấu tạo của yếu tố [B] trong kiểu [A t R B] trong tiếng Thái
Cấu tạo Từ
Danh từ Từkhác
Đây là kiểu thành ngữ, tục ngữ so sánh trong đó thiếu vắng yếu tố [t] (cơ
sở so sánh), nên chỉ còn 3 yếu tố: [A] chỉ cái được so sánh, [R] là từ so sánh,[B] chỉ cái so sánh
Kiểu thành ngữ, tục ngữ này có xuất hiện rất nhiều trong tục ngữ, thành ngữ
so sánh Thái với số lượng 36 thành ngữ, tục ngữ Nó chiếm tới 53% tổng sốthành ngữ, tục ngữ so sánh Do vậy, có thể nói đây là thành ngữ, tục ngữ đặctrưng của dân tộc Thái Ví dụ: Ví dụ phải là tiếng Thái chứ, xong rồi mới ()tiếng Việt
Trang 39A (cái được so sánh) R (từ so sánh) B (cái so sánh)
Gốc
Ngọn
bằng bằng
chiếc đũacái quạt
Anh em rượu đắng khác hẳn với anh em cùng chịu mùi
sắt cùngià quên
Con cái
Anh em ở xa
không bằngkhông bằng
vợ chồngláng giềng ở gần
Giữa mường nhỏ không bằng góc mường lớn
Giàu nhà người Không bằng nghèo nhà mình
Hấp tấp
Nhờ hàng chục
Không bằngKhông bằng
bình tĩnhmột công thuêLàm thầy cho kẻ dốt Không bằng dắt ngựa cho kẻ khônThịt trâu béo không bằng bát canh mùng tơi leo
dậu
Thương người ở xa không bằng thương người ở gần
Trang 40Thương người ở bản không thương người biếng
tay háitay với
Trẻ có tiền trăm Không bằng già có túp lều nhỏ.Lời nói
Mỗi tiếng
NhưNhư
Cầnsao cạo cây nứaKhôn
Tài
chưa bằng chưa bằng
cái lá chítcái lá sấuMười lời nói thẳng không bằng một lời xúc xiểm
Mười biết
Mười chăm
không bằng không bằng
KhônQuen
Ngồi
Ngồi
NhưNhư
nồi xó bếpchậu giữa nhà
Làmbiết lòngquen tiếng Biết lòng Không bằng Cùng nếm trải đắng cay