1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con số trong thành ngữ, tục ngữ thái tây bắc

136 596 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Trong đó Quám, được hiểu là tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Thái là sản phẩm tinh thần có quan hệ mật thiết đến đặc trưng dân tộc và giá trị văn hoá - lịch sử - triết học ngôn ngữ - tín

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

========o0o========

HOÀNG HOÀI THU

CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

SƠN LA, NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

========o0o========

HOÀNG HOÀI THU

CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ THÁI

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thanh Hoa

SƠN LA, NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái” là

công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Hoàng Hoài Thu

Trang 4

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài………

2 Lịch sử nghiên cứu………

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu………

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………

6 Những đóng góp của luận văn………

7 Bố cục luận văn………

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái quát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa………

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa………

1.1.2 Quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa………

1.2 Nghĩa của từ………

1.2.1 Nghĩa biểu vật ………

1.2.2 Nghĩa biểu niệm ………

1.2.3 Nghĩa biểu thái ………

1.2.4 Nghĩa biểu trưng………

1.3 Khái quát về con số………

1.3.1 Khái niệm con số ………

1.3.2 Đặc trưng của con số………

1.3.3 Ý nghĩa của con số………

1.4 Khái quát về dân tộc Thái vùng Tây Bắc………

1.4.1 Đặc điểm vùng Tây Bắc ………

1.4.2 Đặc điểm dân tộc Thái Tây Bắc………

1.4.3 Khái quát về thành ngữ, tục ngữ Thái vùng Tây Bắc………

1

2

9

9

10

11

12

13

13

16

18

18

19

19

20

20

21

21

22

25

25

27

32

Trang 5

1.4.3.1 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ………

1.4.3.2 Khái quát thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái vùng Tây Bắc………

Tiểu kết chương 1………

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ DÂN TỘC THÁI 2.1 Hoạt động của các con số trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Thái……

2.1.1 Tần số xuất hiện của các con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái……

2.1.2 Đặc điểm kết hợp của con số với các từ loại trong thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái………

2.1.2.1 Khả năng kết hợp với danh từ………

2.1.2.2 Khả năng kết hợp với động từ………

2.1.2.3 Khả năng kết hợp với tính từ………

2.1.2.4 Khả năng kết hợp với số từ ………

2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái… 2.2.1 Con số được dùng với nghĩa gốc………

2.2.1.1 Con số chỉ thời gian ………

2.2.1.2 Con số chỉ lượng………

2.2.1.3 Con số chỉ thứ tự………

2.2.2 Con số được dùng với nghĩa biểu trưng………

2.2.2.1 Con số “một”………

a Giá trị văn hóa chung của con số “một”………

b Nghĩa biểu trưng của con số “một” trong thành ngữ, tục ngữ Thái………

2.2.2.2 Con số “hai”………

a Giá trị văn hóa chung của con số “hai”………

b Nghĩa biểu trưng của con số “hai” trong thành ngữ, tục ngữ Thái………

2.2.2.3 Con số “ba”………

a Giá trị văn hóa chung của con số “ba”………

32

32

36

37

37

37

49

50

52

53

53

56

56

56

57

58

58

58

58

59

62

62

63

67

67

Trang 6

b Nghĩa biểu trưng của con số “ba” trong thành ngữ, tục ngữ Thái………

2.2.2.4 Con số “bốn”………

a Giá trị văn hóa chung của con số “bốn”………

b Nghĩa biểu trưng của con số “bốn” trong thành ngữ, tục ngữ Thái………

2.2.2.5 Con số “năm”, “sáu”, “bảy”, “tám”………

a Giá trị văn hóa chung của con số “năm”, “sáu”, “bảy”, “tám”…………

b Nghĩa biểu trưng của con số “năm”, “sáu”, “bảy”, “tám” trong thành ngữ,

tục ngữ Thái………

2.2.2.6 Con số “chín”, “mười”………

a Giá trị văn hóa chung của con số “chín”, “mười”………

b Nghĩa biểu trưng của con số “chín”, “mười” trong thành ngữ, tục ngữ

Thái………

2.2.2.7 Con số “nghìn”, “vạn”, “trăm”………

a Giá trị văn hóa chung của con số “nghìn, vạn, trăm”………

b Nghĩa biểu trưng của con số “nghìn, vạn, trăm” trong thành ngữ, tục

ngữ Thái………

Tiểu kết chương 2………

CÁC CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ TỤC NGỮ DÂN TỘC THÁI

3.1 Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái………

3.1.1 Con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu ………

3.1.2 Con số góp phần tạo biện pháp tu từ ………

3.1.3 Con số góp phần biểu hiện thái độ, tình cảm của con người………

3.2 Đặc trưng văn hóa cơ bản của con số trong thành ngữ tục ngữ Thái…

3.2.1 Con số thể hiện nhận thức về tự nhiên………

3.2.2 Con số thể hiện nhận thức về các mối quan hệ trong xã hội………

3.2.3 Con số thể hiện nhận thức về những trải nghiệm đường đời………

Trang 7

3.3 Bước đầu lý giải những quan niệm về con số ………

3.3.1 Con số trong tư duy của người Thái………

3.3.2 Con số trong đời sống tâm linh, sinh hoạt của người Thái……

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN CHUNG………

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN…

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con số là một hiện tượng mang tính phổ quát của nhân loại; Nó đã được bàn đến từ lâu dưới nhiều góc độ: triết học, văn hoá học, ngôn ngữ học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là đối tượng vừa là phương tiện được xem xét lý giải nhằm rút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành Chẳng hạn, về triết học, tìm hiểu về con số nhằm trả lời câu hỏi: con số thể hiện quy luật nhận thức của con người như thế nào; về văn hoá nhằm trả lời câu hỏi: con số phản ánh tinh thần xã hội như thế nào; về ngôn ngữ học để trả lời câu hỏi: con số hành chức trong xã hội như thế nào v.v… Con số là một hiện tượng mang tính phổ dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày; hầu như lĩnh vực giao tiếp nào, đơn vị giao tiếp nào cũng có mặt con số ở những mức độ khác nhau Cuộc sống là phải tính đếm, đo lường, phân chia, xếp loại, các hành động này xuất phát từ con số, liên quan đến con số Con số không đơn giản chỉ được dùng trong tính toán, mà chúng còn có ẩn chứa những ý nghĩa văn hóa, triết học sâu

xa, có thể ảnh hưởng tới đời sống và vận mệnh của con người Như vậy chỉ riêng trong lĩnh vực “con số”, đã thấy sự hội tụ nhiều vấn đề liên quan đến tư duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp của xã hội Và mỗi nền văn hóa đều

có một đặc trương riêng về những con số

Dân tộc Thái sớm có ngôn ngữ và văn tự riêng từ xa xưa, bởi vậy họ có truyền thống văn hóa lâu đời, đạt đến trình độ cao đặc biệt là văn hóa cổ Là một trong những dân tộc được Đảng và nhà nước rất quan tâm tới việc bảo tồn

và duy trì chữ viết “ngày 27 tháng 11 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định về việc phê chuẩn chính thức các phương án chữ Tày-Nùng, Thái, Mông dùng làm chữ viết chính thức cho các dân tộc trên trong việc xoá nạn mù chữ và bổ túc văn hoá, trong các trường phổ thông và các trường

Trang 9

chuyên nghiệp, trong các công văn, giấy tờ của các cơ quan nhà nước trong các khu tự trị” [18], hay gần đây nhất ngày 3 tháng 2 năm 1997, Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã có Thông tư 01 hướng dẫn việc dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số [18] Là người con sinh ra và lớn lên tại vùng đất Sơn La, nơi có 54% dân số là dân tộc Thái, bởi vậy tôi chọn dân tộc Thái để tìm hiểu,

để hiểu được cộng đồng Thái tôi phải biết được văn hóa Thái Trong quá trình

đó, tôi nhận thấy văn hoá cổ dân tộc Thái có rất nhiều thể loại, mỗi thể loại đều

có tác dụng thực tế thiết thực, giá trị nhất phải kể đến là mảng Văn học dân gian dân tộc Thái, đây được xem là thành tố tiêu biểu chuyển tải tất cả đời sống

vật chất, tinh thần lẫn lịch sử phát triển của dân tộc Trong đó Quám, được hiểu

là tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Thái là sản phẩm tinh thần có quan hệ mật thiết đến đặc trưng dân tộc và giá trị văn hoá - lịch sử - triết học ngôn ngữ - tín ngưỡng - đạo đức của dân tộc

Từ những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Con số trong thành

ngữ, tục ngữ Thái Tây Bắc” bởi khi đọc và tiếp cận với Quám tôi thấy xuất

hiện con số là khá nhiều Nghiên cứu được vấn đề này tôi sẽ giải mã được sự bí

ẩn về văn hóa sử dụng con số của người Thái Tây Bắc, góp phần mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, tư duy văn hóa Thái Tây Bắc

2 Lịch sử vấn đề

Lịch sử hình thành con số gắn với lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại Sự ra đời của con số có thể nói là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại Đến nay, hầu hết trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội đều có những công trình khoa học nghiên cứu về con số

2.1 Về nghiên cứu con số trong tiếng Việt

2.1.1 Trong ngôn ngữ học

Việc nghiên cứu con số từ góc độ ngôn ngữ học qua các bài ca dao, tục ngữ đã được đề cập ở một số công trình Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả

Trang 10

nghiên cứu về con số mới dừng lại ở các bài thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca tiếng Việt nói chung ở các phương diện khác nhau: tên gọi, khả năng kết hợp, ý nghĩa ngữ pháp, việc phân chia thành các tiểu loại, việc sử dụng con số trong tác phẩm thơ văn

- Về tên gọi: có tác giả gọi là lượng số (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Bùi Đức

Tịnh), có tác giả gọi là tính từ (Nguyễn Lân), có tác giả gọi là danh từ số lượng

(Đinh Văn Đức, Uỷ Ban Khoa học), có tác giả gọi là số từ Và đây là xu hướng

chung chiếm đa số ý kiến của các nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Kim Thản (1963), Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Anh Quế (1976), Hữu Quỳnh (1980), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1999), Lê Biên (1998), Đỗ Thị Kim Liên (1999) v.v

- Về khái niệm, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất, đây là những từ biểu thị các ý nghĩa về số lượng và thứ tự

- Về việc phân chia thành các tiểu loại, hiện nay còn có nhiều ý kiến, nhiều cách chia khác nhau Có tác giả chia số từ làm hai tiểu loại là số từ xác

định và số từ không xác định (Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung), có

người chia làm ba tiểu loại là số từ chính xác, số từ thứ tự và số từ ước lượng

(Nguyễn Anh Quế), có người chia làm bốn tiểu loại là số từ chỉ số lượng chính

xác, số từ ước chừng, số từ chỉ thứ tự và số từ dùng với ý nghĩa biểu trưng (Đỗ

Thị Kim Liên)

- Về việc xác định con số là thực từ hay hư từ, cũng có hai xu hướng khác

nhau Xu hướng thứ nhất xem số từ là thực từ (Đỗ Hữu Châu, Lê Biên, Nguyễn

Hữu Quỳnh, Đỗ Thị Kim Liên,…) Xu hướng thứ hai cho rằng số từ vừa có tính

chất thực từ vừa có tính chất hư từ (Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung )

- Về góc độ ngữ dụng, tri nhận bước đầu đã có một số tác giả quan tâm,

đề cập như Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Khang, Trần Văn Cơ, Trường Xuân, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Phú Thứ v.v Nhiều trang Website đã có

Trang 11

những diễn đàn trao đổi về việc sử dụng con số trong đời sống văn hóa như www.blogphongthuy.com; www.facts.baomoi.com; www.vi.wikipedia.org; www.baomoi.com; www.facebook.com; v.v

2.1.2.Trong văn hóa

Mỗi con số mang một ý nghĩa và một quan niệm khác nhau, con số trong

văn hóa đã có nhiều công trình trong nước và thế giới nghiên cứu như: Từ điển

biểu tượng văn hóa thế giới của tác giả Jean Chevalier cho rằng con số là một

trong nhữ tám hệ biểu tượng “những con số ngày càng tích tụ trong mình nhiều tri thức bao nhiêu thì càng mở rộng bấy nhiêu cho sự nhận thức” [35, tr 208] Con số được sử dụng nhiều trong văn hóa người Việt trên nhiều phương diện

Tư duy về số âm, số dương, “số đẹp”, “số xấu” như năm 1999 tác giả Tôn Diễn

Phong nhận định trong bài Vài nét về nghiên cứu ngôn ngữ qua văn hóa “Bản

thân số đếm không có gì thần bí nhưng từ chỗ sùng bái linh vật về ngôn ngữ, người ta dễ đi đến sùng bái linh vật về số đếm Người ta thường đặt cho số đếm những hàm nghĩa tượng trưng lành hay dữ” [50, tr 17-21]; Hay việc vận dụng ý nghĩa con số trong đời sống của người Việt của tác giả Phan Ngọc nhận định

“Người Việt rất thích dùng con số cho nên nói tứ phía, muôn mầu, trăm phương

nghìn kế thì dễ nghe hơn là tất cả các phía [45, tr 73-83] Trong công trình Con

số dân gian, (2007) của tác giả Trần Gia Anh đã khảo cứu mang tính tổng hợp

văn hóa, tín ngưỡng, từ đó chỉ ra được những ý nghĩa của con số trong nền văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán dân gian, cũng như đặc điểm của việc sử dụng con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao [1, tr 80 – 88]

Đề cập tới mối quan hệ giữa văn hóa, ngôn ngữ và các đối tượng biểu trưng trong đó có con số, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã tập hợp những công trình nghiên cứu trước đây, bổ sung thêm những nghiên cứu mới vào cuốn

sách "Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy" (Nxb Từ điển

Bách khoa, 2010) Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống,

Trang 12

chuyên sâu làm nổi bật những giá trị của đặc điểm sự tri nhận, phạm trù hóa hiện thực khách quan ở người Việt và người Nga, đặc điểm quá trình định danh, cấu trúc ngữ nghĩa, quá trình chuyển nghĩa, đặc điểm sử dụng biểu trưng của các đối tượng

2.1.3 Trong thành ngữ, tục ngữ

Các công trình nghiên cứu con số trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

đề cập đến ở nhiều phương diện, có thể là cách dùng số từ và sự xuất hiện của

con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Thi pháp ca dao của Nguyễn

Xuân Kinh [36, tr179-214], qua đó tác giả miêu tả và giải thích ý nghĩa của con

số xuất hiện nhiều nhất Khi xét về khả năng kết hợp của các con số nhiều bài nghiên cứu đã cho rằng con số hay số từ kết hợp từ loại nhưng chủ yếu với danh từ đó đưa ra giá trị và ý nghĩa gốc của số từ như số từ chỉ thời gian, số từ

chỉ tuổi, số từ chỉ lượng, số từ chỉ số thứ tự…vv, như Khả năng kết hợp của số

từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Ngữ học trẻ, 2008; Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt V.S Panfilov (2008) [48]; Trong luận án Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao người Việt, Trần Thị Lam

Thủy (2013) cho rằng “con số lẻ được sử dụng với tần số cao, ý nghĩa biểu trưng phong phú…sự thay đổi liên quan đến từng ngữ cảnh nhất định, con số chẵn sử dụng ít hơn, ý nghĩa biểu trưng ổn định” [63] Khuynh hướng nghiên

cứu về tính biểu trưng của con số cũng được đề cập nhiều trong bài viết về

Tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt, Bùi Khắc Việt khẳng định số

từ là từ loại mang tính biểu trưng rõ rệt Ý nghĩa biểu trưng của con số trong

kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt của Nguyễn Thị Hiền (2009), Con số Ba trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt Ngữ học trẻ, 2009

Dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa con số trong thành ngữ, tục ngữ có nhiều bài nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của con số trong việc tạo nhiệp điệu, hài hòa cân đối giữa các vế…từ đó khẳng định con số mang giá trị

Trang 13

văn hóa của dân tộc, thể hiện lối tư duy về con số của người Việt như: Con số

Hai trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, Ngôn ngữ và đời sống, số 5, 2010; Con số Bốn trong văn hóa Việt Nam qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao, Hội thảo khoa học Đại học Vinh, 2010;

Sự hoạt động và biến đổi ngữ nghĩa của con số Ba trong mối quan hệ với những con số khác (qua thành ngữ, tục ngữ và ca dao người việt), Từ điển học

và Bách khoa thư, số 1, 2012; Trần Thị Lam Thủy Bằng lí thuyết tri nhận, giải

mã tư duy văn hóa dân tộc qua những quan niệm về con số, Hội thảo Ngữ học

Về ngôn ngữ và con người Thái, các công trình đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Thái, và khẳng định người Thái có tiếng

nói và chữ viết riêng, tiêu biểu như Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số

ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia của tác giả Trần Trí Dõi, (1999) Cuốn

sách đã trình bày những đặc điểm ngôn ngữ đặc sắc của các dân tộc Việt Nam Qua đó cho thấy sự phong phú, đặc sắc của ngôn ngữ Thái nói riêng và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung hay tác giả Vi Trọng Liên

(2001) Vài nét về người Thái ở Sơn La, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Từ

phác thảo về bức tranh xã hội và con người của các dân tộc Thái Sơn La, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa và phong tục tập quán của

dân tộc này, Cầm Trọng, (2005) Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam,

Trang 14

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng

(2012) Luật tục Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội

Về văn học nghệ thuật: Đây là “mảnh đất” mầu mỡ cho các nhà dân tộc học, khoa học khai thác và nghiên cứu, đã có nhiều công trình được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ sưu tầm, soạn dịch về các mảng văn học dân gian, truyện cổ, ca dao, tục ngữ, câu đố, hát trao duyên, dân ca…qua đó thấy được đời sống, văn hóa và sinh hoạt của đồng bào Thái tiêu biểu như tác giả

Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân gian Thái ở Việt Nam, NXB Khoa

học Xã hội Đã chỉ ra các thể loại Văn học Dân gian sẽ được cụ thể hóa bằng các tác phẩm và đặc trưng riêng của từng vùng Văn hóa Thái, nhóm tác giả

Hoàng Trần Nghịch, Tòng Ín, Anh Cầm (2004) Hát trao duyên gái trai Thái,

Hội Văn học nghệ thuật Sơn La Là sưu tầm và dịch các bài hát về tình yêu trai

gái vào những dịp lễ hội, tác giả Nguyễn Văn Hòa (2001) Truyện cổ và Dân ca

Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội, Trần Bình

(2007) Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Trường Đại học văn hóa

Hà Nội, Mạc Phi sưu tầm và giới thiệu (1979) Dân ca Thái, NXB Văn học Hà Nội, tác phẩm Tản chụ siết sương (Ca dao) – Tài liệu cổ sưu tầm tại Thuận Châu, hội Văn Nghệ Dân gian (2012) Thơ ca nghi lễ Dân tộc Thái, NXB văn

hóa Dân tộc Hà Nội

Về tục ngữ thành ngữ, theo các nhà nghiên cứu khoa học thì tục ngữ thành ngữ Thái tồn tại dưới hình thức “Quắm” là lời có vần Đối với các soạn giả dân tộc học khi sưu tầm và dịch sang tiếng Việt cho rằng đó là thành ngữ, tục ngữ Đây là một trong những mảng văn học có giá trị nhận thức lớn của ông cha về các hiện tượng xung quanh cuộc sống như thiên nhiên, lao động và con người

Có tác phẩm chỉ dừng lại ở việc sưu tầm như nhóm tác giả Hà Văn Năm, Cẩm

Thương, Lò Văn Sĩ, Tòng Kim Ân, Kim Cương, Hương Huyền (1978) Tục

ngữ Thái, NXB Văn hóa Dân tộc, tác giả Hoàng Trần Nghịch (sưu tầm - dịch),

Trang 15

(1995) Phương ngôn tục ngữ Thái, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội Trong

Những lời có vần ông cha truyền lại, NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nộ (sưu tầm -

dịch), (2005) và Phương thức giáo dục cổ truyền của Dân tộc Thái, NXB Hội

liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La, (2011) của tác giả Hoàng Trần Nghịch đã khẳng định “hình thức giáo dục của dân tộc Thái mang tính dân gian, truyền miệng cổ truyền” [46], bởi vậy những “lời có vần” là vấn đề chứa đựng phương thức giáo dục cũng như quan niệm về con người, vòng đời, cách đối nhân xử thế trong mọi mối quan hệ, cách giáo dục trẻ em, thanh niên, người lớn

Ngoài ra còn rất nhiều những công trình nghiên cứu về quan niệm, tư duy, phương thức ngôn ngữ, phương thức giáo dục mang đặc trưng riêng của người Thái Tây Bắc được đăng ở các Kỷ yếu Hội thảo Khoa học như Hội thảo

chuyên đề “Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Dân tộc

Thái ở Sơn La trong quá trình Hội nhập Quốc Tế”, (2013), hay Kỷ yếu (Hội

thảo Khoa học Quốc gia Ngôn ngữ và Văn học vùng Tây Bắc, NXB Đại học Sư

phạm, Hà Nội, 2014

Tóm lại trong quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu trên tôi nhận thấy nhiều công trình đã đề cập đến các nét đặc trưng về Văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc thể hiện qua các phong tục, tập quán, các thể loại văn học dân gian từ nhiều góc độ khác nhau Bên cạnh đó tôi thấy sự xuất hiện các con số trong các thể loại văn vần tương đối nhiều, nhưng tuyệt nhiên không có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn diện và hệ thống về con số trong các thể loại văn vần của dân tộc Thái Tây

Bắc Vì vậy, vấn đề “Con số trong tục ngữ, thành ngữ Thái Tây Bắc” mà tôi

lựa chọn để nghiên cứu sẽ là vấn đề mới góp phần nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam về quan điểm tư duy, tín ngưỡng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc, để từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị văn

Trang 16

hóa tốt đẹp của dân tộc Thái Tây Bắc nói chung và dân tộc Thái khu vực Sơn

La nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các con số trong tiếng Thái (xét về phương diện

hoạt động và ý nghĩa của con số)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn xác định Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thống kê, phân loại, phân tích khả năng kết hợp, từ đó tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của con số được

sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, (Quám) của dân tộc Thái Tây Bắc Trên cơ

sở đó, luận văn bước đầu tìm hiểu những đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của người Thái qua việc sử dụng các con số trong thành ngữ, tục ngữ

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

- Tư liệu để thống kê các con số được dùng trong luận văn này là các cuốn sách đã xuất bản:

Lời có vần ông cha truyền lại, Hoàng Trần Nghịch (sưu tầm – dịch), Nxb

Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, năm 2005

Quãm Chiễn Lãng (Thành ngữ - Tục ngữ), 2007

Phương ngôn Tục ngữ dân tộc Thái, Hoàng Trần Nghịch

Lời răn người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, (1993)Hoàng Trần Nghịch Tục ngữ Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội (1978) nhóm tác giả Hà Văn

Năm, Cẩm Thương, Lò Văn Sĩ, Tòng Kim Ân, Kim Cương, Hương Huyền

- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tài liệu thành văn của các tác giả như:

Từ điển Thái – Việt, Hoàng Trần Nghịch, Luật tục Thái ở Việt Nam, Nhóm tác

giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng (2012); Phương thức giáo dục cổ truyền của

dân tộc Thái, Tác giả Hoàng Trần Nghịch (2011)

Trang 17

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ trong luận văn, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:

4.2.1 Nhóm phương pháp xử lí thông tin

Thủ pháp thống kê, phân loại Thống kế và phân loại các con số được sử

dụng trong thành ngữ, tục ngữ Thái

4.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điền dã (tiếp cận trò chuyện, giao tiếp từ 3 người đến 5

người dân tộc Thái có độ tuổi từ 50 tuổi đến 75 tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu tiếng Thái cũng như con người và văn hóa Thái tại Thành phố Sơn

La Nhằm nâng cao giá trị kết luận về quan điểm, tư duy của người Thái trong việc sử dụng các con số)

4.2.3 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích ngữ nghĩa (Nhằm chỉ ra được khả năng kết hợp

của các con số, cũng như tần xuất sử dụng con số đơn lập trong tục ngữ, thành ngữ Thái khu vực Tây Bắc)

Phương pháp so sánh – đối chiếu (Nhằm mục đích so sánh – đối chiếu một

cách khái quát các con số sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca tiếng Thái với con số sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao tiếng Việt, để thấy được quan điểm giống nhau và khác nhau về văn hóa và tín ngưỡng)

4.2.4 Phương pháp phân tích – tổng hợp (Nhằm chỉ ra được ý nghĩa của

các con số, các giá trị đặc trưng văn hóa tạo nên bản sắc riêng của dân tộc Thái Và làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa)

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát và làm rõ khả năng kết hợp của các con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái

Trang 18

Phân tích, lý giải ngữ nghĩa, vai trò và các biểu đạt văn hóa của con số trong ngữ cảnh thành ngữ, tục ngữ Thái; đồng thời làm sáng tỏ quan niệm về con số trong tư duy và giao tiếp của người Thái khu vực Tây Bắc

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ chính của luận văn là:

Cơ sở lí luận về con số, các quan niệm và khái niệm về con số cũng như những vấn đề có liên quan Cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, nghĩa gốc cũng như nghĩa biểu trưng của từ

Thống kê, phân loại các con số được dùng trong thành ngữ, tục ngữ Thái Tây Bắc Từ đó chỉ ra đặc điểm hoạt động ngữ pháp, ngữ nghĩa của các con số Phân tích làm rõ vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ của người Thái khu vực Tây Bắc và giải mã được con số từ góc độ văn hóa

6 Những đóng góp của luận văn

Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là một công việc có ý nghĩa lớn về lí luận và thực tiễn

là đặc điểm sử dụng con số trong tục ngữ, thành ngữ của người Thái

Luận văn giúp ích cho việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc Thái Tây Bắc, ngôn ngữ và tư duy được thể hiện trong di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, phục vụ cho việc biên soạn các giáo trình từ vựng học, giúp cảm thụ, phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

6.2 Về thực tiễn

Trang 19

Luận văn góp phần vào việc bảo tồn các nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Thái, giúp cho các dân tộc Thái nói riêng cũng như các dân tộc khác hiểu được tư duy vật chất và tư duy tinh thần của người Thái qua việc

sử dụng các con số trong tục ngữ, thành ngữ Thái

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm của con số trong thành ngữ, tục ngữ Thái khu vực Tây Bắc

Chương 3: Vai trò và đặc trưng văn hóa của người Thái thể hiện qua con số trong thành ngữ, tục ngữ

Kết luận

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái quát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Văn hoá thể hiện qua nhiều cách thức, nhiều phương tiện, trong số đó, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng thể hiện văn hoá

Như nhà nghiên cứu Vinocua khẳng định “Ngôn ngữ vừa là điều kiện tồn tại, vừa là sản phẩm văn hoá nhân loại, bởi vậy, trong mọi nghiên cứu về ngôn ngữ nhất thiết phải coi chính văn hoá cũng là đối tượng của mình.” Hay GS.TS Trần Trí Dõi viết “Ngôn ngữ và văn hóa, văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ” [16] Vì thế, muốn biết về văn hóa của một dân tộc nào đó phải nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc đó và ngược lại Như vậy, để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, nội dung chương 1 đưa ra một số vấn đề lí thuyết

về văn hóa, ngôn ngữ cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa

1.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của ngôn ngữ

Có rất nhiều quan niệm về ngôn ngữ như “ngôn ngữ là một hiện tượng đa diện, liên quan đến nhiều phương diện trong cuộc sống của con người và xã hội loài người” [53, tr8]; hay tác giả IU M Lotman viết “Bất kì một hệ thống nào phục vụ cho những mục đích giao tiếp giữa hai hay nhiều cá thể đều có thể được xác định như là một ngôn ngữ” [Ngôn ngữ - chất liệu của nghệ thuật văn chương, tr5] Các quan niệm về ngôn ngữ được đưa ra khác nhau nhưng dễ dàng nhận thấy ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp, truyền đạt nghĩa tới người nghe, thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa con người

Ngôn ngữ mang một số đặc trưng cơ bản sau: ngôn ngữ là biểu tượng phản ánh thực tại Cùng một thực tại có thể được thể hiện bởi các biểu tượng khác nhau Hệ thống ngôn ngữ khác nhau sử dụng các biểu tượng khác nhau để

Trang 21

thể hiện cùng một thực tại; ngôn ngữ được qui định bởi các qui tắc ngữ pháp riêng; ngôn ngữ nằm trong tư duy của con người, chứ không nằm ở ngôn

từ Nghĩa của ngôn ngữ phụ thuộc vào trải nghiệm văn hóa, không phụ thuộc vào ngôn từ; giống như cuộc sống loài người, ngôn ngữ là năng động và có chu

kì riêng Không một ngôn ngữ nào là ổn định; để tồn tại, mọi ngôn ngữ luôn phải trải qua những thay đổi và biến thể Thay đổi trong ngôn ngữ được dựa vào khái niệm về thời gian Khi thời gian thay đổi, ngôn ngữ cũng thay đổi Biến thể liên quan tới sự khác nhau trong phát âm, đánh vần hay việc sử dụng cùng một ngôn ngữ bởi những nhóm người khác nhau

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc có

sự ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quá trình nhận thức, tư duy của con người

1.1.1.2 Khái niệm và đặc trưng của văn hóa

Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm về văn hóa Theo Phan Ngọc,

“Cho đến nay đã có ngót bốn trăm định nghĩa khác nhau và vì dân tộc nào cũng có văn hóa, vì bất kỳ cái gì ta cũng hình dung có mặt văn hóa, cho nên không thể tìm một định nghĩa thao tác luận cho văn hóa nếu dựa vào xã hội học, kinh tế, chính trị ” [45] Bởi mỗi tác giả có một cách tiếp cận và định nghĩa riêng: có cách hiểu về văn hóa dựa trên đánh giá về trình độ hiểu biết của con người, hay về lối sống, ứng xử, các sinh hoạt, phong tục, tập quán, hoặc phân chia, đánh giá các vùng văn hoá, các nền văn hoá theo một giai

đoạn lịch sử nhất định Tôi cho rằng khái niệm về văn hóa trong cuốn “Cơ sở

văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm là thể hiện rõ nhất: "Văn hóa

là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình"

[59,tr12]

Trang 22

Ông cho rằng khái niệm văn hóa phải chứa đựng đồng thời 4 đặc trưng sau: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh

Tính hệ thống là tập hợp các yếu tố có mối liên quan hay tương tác lẫn

nhau Như vậy, nói đến tính hệ thống trong một nền văn hóa là nói đến những mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ giữa các sự vật, hiện tượng Thông qua những mối quan hệ này có thể thấy rõ nét các vấn đề như ăn, mặc, ở, sinh hoạt của một cộng đồng người, sâu xa hơn có thể thấy những nguyên nhân, cách suy nghĩ, hình tượng của một cộng đồng văn hóa nói riêng cũng như của nền văn hóa nước này so với nước khác Nhờ đặc trưng này mà văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội, làm tăng độ ổn định xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình

Tính giá trị được cụ thể hóa thành những chuẩn mực chi phối hành vi của

các thành viên trong cộng đồng, là nền tảng của sự ổn định xã hội Tính giá trị cho phép văn hóa thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, phân biệt các hiện tượng văn hóa và phi văn hóa

Có nhiều cách phân chia giá trị của văn hóa:

+ Căn cứ vào mục đích có: giá trị vật chất và giá trị tinh thần

+ Theo ý nghĩa: giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức

+ Theo thời gian: có giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời

Tính nhân sinh cho phép phân biệt giá trị văn hóa với giá trị tự nhiên,

phân biệt văn hóa với đất nước học Vì vậy trong giao tiếp, ngôn ngữ trở thành công cụ truyền đạt thông tin, văn hóa là nội dung tạo mối liên kết giữa con người với con người

Tính lịch sử cho phép phân biệt văn hóa với văn minh và văn hóa với một

số hiện tượng xã hội khác, nói đến tính lịch sử là nói đến bề dầy và chiều sâu của một cộng đồng văn hóa, một nền văn hóa

1.1.2 Quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hóa

Trang 23

Vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm trong thời kì xã hội hội nhập và phát triển nhằm bảo tồn

và phát huy truyền thống dân tộc Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm thì “Thiếu chiều sâu văn hóa, ngôn ngữ chỉ là cái xác không hồn” [60]

Có thể nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính tương tác qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, ngôn ngữ qui định văn hóa và văn hóa quy định ngôn ngữ

Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau Ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng, gắn bó hữu cơ với văn hóa và có vị trí quan trọng trong nền văn hóa mỗi quốc gia

Để phân biệt văn hóa của quốc gia này với quốc gia khác thì ngôn ngữ được đưa ra làm tiêu chuẩn đầu tiên Bởi lẽ, trong ngôn ngữ lưu trữ nhiều nét đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của một quốc gia, một dân tộc Ví dụ, thành ngữ

là những cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và nghĩa Chúng có tính tượng trưng và hình tượng Vì vậy, trong giao tiếp việc sử dụng thành ngữ rất phổ biến thông đối với người Việt Nam, qua đó thể hiện bản sắc của từng dân tộc Việt Nam là đất nước nông nghiệp, người Việt Nam sống chan hòa cùng cây cỏ

nên trong cuộc sống thành ngữ mang hình ảnh thực vật rất phong phú: cơm tẻ

mẹ ruột, tre già măng mọc, ra ngô ra khoai, ăn quả vả trả quả sung Như vậy,

ngôn ngữ có một chức năng quan trọng là phương tiện tự bảo toàn của một dân tộc Chính trong ngôn ngữ đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ

rõ ràng nhất

Xét riêng về nội bộ một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ đóng vai trò là phương tiện liên hệ kế thừa giữa các thế hệ trong sự phát triển tinh thần của họ Sự hiểu biết về thế giới khách quan mà các thế hệ đi trước đã tìm hiểu, tích lũy được truyền lại cho các thế hệ sau thông qua ngôn ngữ và quá trình giao tiếp Như vậy, ngôn ngữ thực hiện một chức năng quan trọng khác là

Trang 24

tích lũy tri thức Điều này thể hiện rõ nét trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam Đó là những kinh nghiệm về sản xuất, lối ứng xử giữa con người và con người trong gia đình, xã hội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác;

Ví dụ: (1)

"Tháng giêng là tháng ăn chơi Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà Tháng ba thì đậu đã già

Ta đi ta hái về nhà phơi khô Tháng tư đi tậu trâu bò

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm "

Cùng với sự phát triển của cuộc sống, nhu cầu giao lưu về mọi mặt trong

đó có ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng cao Những nhu cầu mới tăng lên, ngôn ngữ đáp ứng bằng cách sáng tạo ra các từ mới, gắn các nghĩa mới cho các từ có sẵn hoặc vay mượn từ của các ngôn ngữ khác như các từ

scandan, container, tivi, café, veston

Như vậy, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau Ngôn ngữ không phải là phản ánh thụ động của văn hóa Không thể loại bỏ trường hợp văn hóa tác động đến ngôn ngữ nhưng trong mối quan hệ ấy, bản thân ngôn ngữ vẫn có khả năng tác động trở lại đến văn hóa khi nó là tác nhân trong mắt xích tiếp theo, củng cố, duy trì những niềm tin, tập quán và quy định những chiều hướng tương lai của chúng

Tất cả những gì con người tạo ra đều có tính văn hoá, đều có dấu ấn của ngôn ngữ, vậy giải mã văn hoá có thể căn cứ vào nhiều thông số, nhưng chiếc chìa khoá rất quan trọng, để có thể giải mã văn hoá của dân tộc, đó chính là ngôn ngữ của dân tộc ấy

1.2 Nghĩa của từ

Trang 25

Từ là đơn vị có tính chất tín hiệu, tồn tại hiển nhiên trong ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo câu khi ngôn ngữ hành chức Từ được coi là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ vì từ có vai trò quan trọng đối với đời sống của ngôn ngữ và đời sống của con người

Sự tồn tại của từ là biểu hiện cho sự tồn tại của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại là tấm gương phản chiếu những đặc trưng tư duy và văn hoá của cộng đồng, dân tộc Những đặc trưng tư duy và văn hóa ấy nằm sâu trong các thành phần nghĩa của từ, trong quá trình chuyển nghĩa, biểu trưng linh hoạt và phong phú khi từ đi vào hoạt động Nắm vững các thành phần nghĩa là tiền đề vững chắc

để tìm hiểu những mạch ngầm văn hóa bên trong từ

Nghĩa của từ hiểu một cách khái quát là toàn bộ nội dung tinh thần mà

từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó Đó là một thể thống nhất gồm nhiều thành phần nghĩa có mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau

1.2.1 Nghĩa biểu vật

Nghĩa biểu vật của từ là mối liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện

tượng, thuộc tính hành động mà nó chỉ ra “Ý nghĩa biểu vật là thành phần

nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật trong thế giới mà từ

vật trong thế giới khách quan, thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài con người, có tác động vào thị giác con người Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất hoặc phi vật chất

1.2.2 Nghĩa biểu niệm

Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ Cần chú ý,

nói nghĩa biểu niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về chính sự vật có thực ở ngoài đời Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm

về sự vật đó Như vậy, nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật Như thế cũng có

Trang 26

nghĩa là nghĩa còn do quan hệ giữa các nghĩa biểu niệm trong từ vựng của một ngôn ngữ mà có

Nghĩa biểu niệm là một cấu trúc do các nét nghĩa, tức là các yếu tố ngữ nghĩa nhỏ hơn (nhỏ hơn không phải là nhỏ nhất), hợp thành Các nét nghĩa này một phần phản ánh các thuộc tính của sự vật ngoài ngôn ngữ, một phần

do cấu trúc ngôn ngữ quy định

Một số ví dụ về nghĩa biểu niệm:

Chân: /bộ phận cơ thể/, /động vật/, /có chức năng đỡ thân thể khi đứng

yên hoặc vận động dời chỗ/

Nói: /hoạt động/, /người/, /của miệng/, /phát ra các đơn vị ngôn ngữ ở

dạng âm thanh/

1.2.3 Nghĩa biểu thái

Nghĩa biểu thái là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt đi

kèm với nghĩa biểu niệm Ví dụ, hai từ ngoan cố và ngoan cường Ngoan cố

có nghĩa xấu, còn ngoan cường có nghĩa tốt, tán dương Cần chú ý, có những

từ dùng trong trường hợp này thì có nghĩa bình thường, dùng trong trường

hợp khác có nghĩa xấu Ví dụ từ mò có nghĩa biểu cảm bình thường trong câu:

Mò con cá trong chậu, nhưng có nghĩa xấu trong cách nói: Bây giờ còn mò đi đâu đấy

Trang 27

đó mang tính trừu tượng” [54;tr 387] Như vậy, nghĩa biểu trưng là những xuất phát từ nghĩa gốc theo phép ẩn dụ hay hoán dụ; đây là loại nghĩa có căn

cứ vì có liên quan đến nghĩa ban đầu Nghĩa biểu trưng cũng có thể liên quan đến nghĩa trong ngữ cảnh

Theo Lê Quang Thiêm: “nghĩa biểu trưng có hai loại: Loại nghĩa dành cho nội dung nghĩa những từ mà hình thức âm thanh (mô phỏng âm thanh) hoặc hình thức cấu âm (mô phỏng cấu hình) như có liên hệ đến nội dung được biểu hiện của từ Ví dụ, từ tượng thanh: cúc cu, meo meo, (cười) khà khà, (nói) oang oang từ tượng hình: (đường) ngoắt ngoéo, (chữ viết) ngoằn ngoèo Những từ có nghĩa biểu trưng này là kết quả của quá trình biểu trưng hóa; Nghĩa biểu tượng là nội dung có được do hình dung, tưởng tượng, chẳng hạn, nội dung nghĩa của các từ rồng, phượng là do hình dung, tưởng tượng chứ không có trong thực tế Biểu tượng là một yếu tố của ý nghĩa bởi vì ý thức được biểu hiện bằng chất liệu ngôn ngữ với hình ảnh của sự vật, hiện tượng được quy chiếu [62; tr.125, 126]

Như vậy, trong luận văn này chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề có nghĩa gốc, xét trong ngữ cảnh tìm ra những nghĩa mới có nghĩa khác nhau, trong đó đáng chú ý là nghĩa biểu trưng, nghĩa văn hóa, nghĩa tri nhận

1.3 Khái quát về con số

1.3.1 Khái niệm con số

Có thể thấy thuật ngữ con số có đặc điểm về hình thức: mỗi con số được phát âm thành một tiếng (một, hai…) hay một số tiếng (mười lăm, năm mươi…), được viết thành một số (1, 2, 3,…) hoặc một tổ hợp (100, 101, ), có khi được viết thành chữ số (một, hai…) Về nội dung, con số là những số từ cụ thể trong tập hợp những từ ngữ chỉ lượng

Khi xét về mặt từ loại, con số chính là số từ được dùng trong từng ngữ cảnh cụ thể Và trong mỗi ngữ cảnh con số lại mang trong mình một chức năng

Trang 28

riêng, có thể là chỉ số thứ tự, chỉ số lượng xác định hay phiếm định, chỉ số lượng cụ thể hoặc biểu trưng

Như vậy có thể hiểu con số là những kí hiệu biểu thị số lượng và dùng để tính toán hoặc biểu thị số lượng ít hay nhiều Con số được dùng với ba chức năng chính là chỉ lượng, đo đếm sự vật hay chỉ số thứ tự của sự vật

1.3.2 Đặc trƣng của con số

1.3.2.1 Tính bản thể

Con số vốn là những hình thức ký hiệu dùng để tính toán hoặc biểu thị số lượng ít nhiều, là hình thức ký hiệu biểu thị số lượng của các phần tử, các thực thể có cùng các thuộc tính chung nào đó, là những hình thức ký hiệu hóa phản ánh tư duy, nhận thức về một thuộc tính quan trọng của các thực thể trong hiện thực (khách quan và chủ quan), phản ánh mối liên hệ giữa các thực thể trong một phạm vi nhất định Đó là thuộc tính định lượng của con số Từ con số - ký hiệu toán học chuyển sang con số - ký hiệu ngôn ngữ mà xét trên phương diện kết học nó được mã hóa bằng các từ - biểu tượng chỉ số lượng hoặc chỉ thứ tự,

vị trí trong ngôn ngữ, các con số có thêm những chức năng và giá trị mới Với

tư cách là những ký hiệu toán học, chức năng của con số là định lượng chính xác, chặt chẽ; khi trở thành những ký hiệu ngôn ngữ, đặc biệt là trong ngôn ngữ nghệ thuật thì chức năng định lượng và chỉ thứ tự của nó mang tính tương đối, đôi khi còn trở nên mơ hồ

1.3.2.2 Tính biểu trƣng

Từ đặc tính bản thể, con số được sử dụng như một yếu tố có tính biểu trưng trong khoa học, ứng dụng trong hoạt động đời sống đến tôn giáo – tín ngưỡng rồi đi vào văn hóa, văn học Bản thân con số tự nhiên đã gắn chặt với đời sống, với tư duy của con người Không chỉ đơn giản là đo đếm, chỉ lượng hay chỉ số thứ tự, các con số còn có khả năng gợi lại những hình ảnh, những quan niệm, những ý nghĩa khác nhau

Trang 29

Trước hết con số là những ký hiệu đầu tiên mang nghĩa biểu trưng cơ bản nhất và đơn giản nhất Thánh Matin nói: Các con số là các vỏ bao bọc hữu tình của con người Chúng điều chỉnh không chỉ sự hài hòa thể chất và các quy luật sống thuộc không gian và thời gian mà cả các mối tương quan với bản nguyên vì đây không phải là biểu thức số học đơn giản mà là những nguyên tắc trường tồn với chân lý Mỗi con số đều ngầm ẩn một ý nghĩa, một giá trị cụ thể trong một ngữ cảnh nhất định Mọi sự vật đều được đánh dấu bằng những con số: số giày dép, số xe, số nhà, số tử vi, số quẻ…Xuất phát từ con số tự nhiên, các con số không chỉ có ý nghĩa chỉ số thứ tự hay chỉ lượng mà nó còn định tính, định chất và dần dần nó gắn với những ý nghĩa biểu trưng, những quan niệm đặc biệt

1.3.3 Ý nghĩa của con số

1.3.3.1 Ý nghĩa con số tự nhiên

Con số là những ký hiệu đầu tiên, ra đời rất sớm Sự nhận thức sự vật sớm nhất của con người cũng liên quan chặt chẽ với con số Sự ra đời và phát triển của con số là kết quả của một quá trình tìm tòi và phát triển của lịch sử loài người, là sự minh chứng cho sự phát triển tư duy và trí tuệ của loài người nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống: đo đếm các sự vật, hiện tượng cho thế giới Bản chất của những con số tự nhiên là mang tính cụ thể và chính xác Bắt đầu từ “một” đến số “mười”, những số khác ra đời muộn hơn: phát triển từ số nhỏ đơn giản đến số lớn phức tạp

1.2.3.2 Ý nghĩa của con số trong đời sống văn hóa, tinh thần

Chức năng cơ bản của con số là dùng để tính toán, đo đếm, biểu thị số lượng hay chỉ số thứ tự Nhưng bản thân con số không mang màu sắc thần bí hay lực lượng thần bí gì, song do bối cảnh văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc, trong quá trình sử dụng lâu dài, ngoài chức năng cơ bản ra, con số còn mang màu sắc huyền bí, bí ẩn, nhất là trong đời sống văn hóa, tinh thần (phong

Trang 30

tục, tôn giáo, tín ngưỡng v.v…) Hệ thống con số cũng chịu sự chi phối của triết lý âm dương Con số gần như được coi là then chốt cho sự hài hòa của con người khi tuân theo đúng quy luật của tạo hóa, bởi vì trong khoa học thiên văn

cổ xưa con người đã dùng con số để nghiên cứu các khoảng cách, các trọng lượng hay nhiệt độ mà cả những tiết điệu của vũ trụ Ngoài ra, con số còn được dùng để giải thích vũ trụ và vạn vật Trong văn hóa nhân loại, con số là một phương tiện biểu trưng đặc biệt

Đối với tư duy của người Việt, con số xuất hiện từ rất sớm trước khi văn hoá Trung Hoa du nhập vào nước ta Quan niệm về con số của người Việt gắn liền với những tư duy về vũ trụ, đó là những yếu tố âm dương Ban đầu những biểu hiện tư duy này chưa hoàn chỉnh, chưa được kí hiệu hoá song đã biểu hiện

ra bằng nhiều biểu tượng: những đôi nam nữ giao hợp trên nắp thạp Đào Thịnh; hình tượng con cóc trên mặt trống đồng; hình ảnh chim và hươu; biểu tượng vuông - tròn, đều là những biểu tượng biểu hiện âm dương hoà hợp đạt đến

độ hoàn thiện Từ đó người Việt đã diễn đạt sự hoàn thiện ấy bằng hình tượng vuông tròn trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao: mẹ tròn con vuông, ba vuông bảy tròn Ba vuông sánh với bảy tròn / Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu; Với những quan niệm như trên, chắc chắn hệ thống con số cũng chịu sự chi phối của triết lý âm dương Mười con số từ một đến mười cũng được chia thành hai

hệ thống số âm và số dương

Với truyền thống tín ngưỡng tôn giáo tốt đẹp, người Việt Nam dành những gì quý nhất, đẹp nhất, hay nhất vào những không gian thiêng như: đình làng, đền, miếu, phủ, chùa, tháp, quán, am, đàn, nhà thờ, bàn thờ

Với tư duy đặc biệt về con số lẻ, không gian thiêng liêng của đền chùa Việt Nam thường được bố trí kiến trúc theo lối chữ tam Không phải ngẫu nhiên mà kiến trúc thiêng liêng của người Việt được tạo nên theo số ba như thế

Lý giải điều này, Nguyễn Đăng Duy giải thích: “Tam quan đối với mắt người

Trang 31

thường chỉ là cổng vào chùa, nhưng trong mắt nhà tu hành thì tam quan là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục, là ngưỡng cửa thiêng liêng siêu thoát, là phương châm tu hành, cho đến lúc thanh thản về với cõi vĩnh hằng, không tách khỏi không gian ngôi chùa mà suốt đời nhà tu hành gắn bó” [21; tr 223]

Ngoài ra trong kiến trúc luôn thể hiện sự hoà hợp thiêng liêng trời đất (trời tròn, đất vuông) Cột trụ tròn vươn lên từ nước - nguồn gốc đầu tiên của sự sống, sinh sôi phát triển - trên cột, chùa hình vuông có nghĩa âm ở trên dương ở dưới (âm số bốn và dương số một) Như vị trí chùa Một Cột – Hà Nội, tạo sự thiêng liêng triết lý, cầu mong sinh sôi phát triển

Như vậy, dẫu có một vài biểu hiện trong kiến trúc có những điểm khác nhau giữa các thời kỳ, các vùng miền trong cả nước, song những con số vẫn không tách rời khỏi những quan niệm - đời sống tâm linh của người Việt - trong kiến trúc xây dựng những không gian thiêng liêng của mình

Trong tục thờ cúng của người Việt có hai hoạt động chủ yếu: thờ cúng trong tang lễ: cúng ba ngày, ở đây số ba thể hiện đủ âm dương, cúng để âm dương biến hoá sinh người, yên vị tiêu đi; Cúng tuần bảy ngày hay còn gọi là cúng giải vía, và mỗi con người khi chết đi đều có bẩy vía, ý nghĩ thiêng liêng

là ở chỗ, cả một đời người, bảy lỗ vía hấp thụ biết bao vật chất và tinh thần thành thể xác, bao giờ muốn cho thể xác mát mẻ tiêu đi, phải cúng để giải đủ bảy lỗ vía tích tụ, bảy ngày cúng giải một lỗ vía, phải cúng bảy tuần mới giải

đủ bảy lỗ vía gọi là cúng chung thất Số bảy cuối cùng gọi là cúng bốn mươi chín ngày; Cúng 100 ngày gọi là cúng tốt khốc (thôi khóc) Vì số 100 theo triết học cổ phương Đông là số 99 + 1, số đại dương, số sinh sôi phát triển Được

100 ngày linh hồn có mầm mống đầu thai kiếp khác, nên không còn thương nhớ, thôi khóc, cũng không còn phải cúng cơm hàng ngày nữa vì hồn tự phát triển kiếm ăn được; Việc chịu tang: con chịu tang cha mẹ ba năm; cháu chịu

Trang 32

tang ông bà một năm; chắt chịu tang cụ năm tháng; chút chịu tang kị ba tháng;

em chịu tang anh chị ruột chín tháng

Trong việc thờ cúng tổ tiên Cả hai hoạt động, người Việt đều rất chú ý đến sự hiện diện của con số Lễ vật cúng tổ tiên: cúng tổ tiên vào ngày giỗ, ngày tết, lễ vật là cỗ tam sinh (xôi gà, xôi chè, hoa quả); nén nhang số lẻ một,

ba, năm, còn nếu thắp nhiều hơn hàng nắm là cầu khấn thập loại chúng sinh Khi hành lễ bao giờ cũng lễ ba, vái ba Tất cả các hoạt động ấy đều nói lên ý niệm thiêng liêng cầu mong sinh sôi phát triển

Trong đời sống sinh hoạt của người Việt luôn thấy bóng dáng của con số

Số gian, số tầng của một ngôi nhà, số bậc cầu thang trong nhà bao giờ cũng là một số lẻ (số lẻ = dương = động = sự sống = phát triển) và phù hợp với tư duy linh hoạt của văn hoá nông nghiệp Trong tâm thức của người Việt con số luôn

ẩn chứa sự may mắn hoạc rủi ro Như con số lẻ thường ẩn chứa trong đó những điều không may mắn Những con số chẵn thường được chú ý như là biểu tượng của sức mạnh vật chất, sự thành đạt

Đây sẽ là cơ sở để người nghiên cứu đối chiếu với những quan niệm sử dụng con số của người Thái

1.4 Khái quát về dân tộc Thái vùng Tây Bắc

1.4.1 Đặc điểm vùng Tây Bắc

1.4.1.1 Về vị trí địa lí

Nằm ở phía tây – bắc lãnh thổ Việt Nam, Tây Bắc có diện tích vào khoảng 36.000 km2, chiếm ¼ diện tích miền Bắc với 700 km đường biên giới Tây Bắc có vị trí địa lí như sau: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp CHDCND Lào, phía Nam giáp Thanh Hóa, Hà Tây, phía Đông là sông Hồng

và dãy Hoàng Liên Sơn Địa hình Tây Bắc là phức hợp của các bồn địa lớn, nhỏ nằm xen kẽ giữa các dãy núi bao bọc xung quanh Xen giữa các dãy núi lớn là các bồn địa, các cánh đồng Mường Than (Than Uyên, Lai Châu), Mường

Trang 33

Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên), Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Sang (Mộc Châu) thuộc tỉnh Sơn La, Mường Ẳng, Mường Then (Điện Biên), Mường Lay (Lai Châu), Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Đông thuộc tỉnh Hòa Bình…Đây chính là những vùng tụ cư, lập làng, khai phá đất đai thành ruộng nước và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước của các dân tộc nói ngôn ngữ Tày – Thái, Việt – Mường, Hoa – Hán [11]

Khí hậu Tây Bắc thuộc vùng nhiệt đới ẩm, tương đối khắc nghiệt, nhất là các vùng có độ cao trên 1000m Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa thường ở mức 25 – 35 độ C Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (dương lịch) Khí hậu mùa này thường khô, hanh và kèm theo lạnh buốt, lượng mưa chỉ đạt 5mm –20mm, kèm theo sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối Đất đai ở Tây Bắc chia ra làm hai loại chính: Đất nguyên sinh và đất phù

sa chua Đất nguyên sinh ở vùng thấp, có độ ẩm lớn chứa nhiều mùn thực vật,

có màu xám hoặc nâu vàng Đất phù sa chua thường ở lưu vực các sông, suối lớn Các loại đất này thường thích hợp với canh tác cây lương thực và hoa màu

Hệ sông suối và nguồn nước dày đặc khúc khuỷu và nhiều thác ghềnh Đây là nguồn năng lượng sức nước vô tận và là cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng các nhà máy thủy điện với công suất phát điện cực lớn Sông suối Tây Bắc giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển, đi lại của nhiều tộc người trong vùng Việc dùng thuyền độc mộc, dùng mảng, dùng bè đi lại, vận chuyển trở thành hình tượng văn hóa của nhiều tộc người trong vùng

1.4.1.2 Dân cƣ vùng Tây Bắc

Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê năm 2009, ở Tây Bắc

có khoảng trên 5.000.000 người đang sinh sống Trong đó phân bố ở các tỉnh: Lào Cai: 598.069 người; Yên Bái: 679.775 người; Lai Châu (cũ):590.758

Trang 34

người; Sơn La: 880.752 người; Hòa Bình: 756.014 người; Miền tây Thanh Hóa, Nghệ An…

- Thành phần dân tộc vào những năm 60 của thế kỷ XX dân cư Tây Bắc thuộc 23 dân tộc khác nhau Đó là: Thái, Tày, Pu Nà, Giáy, Lào, Lự, Hmông, Dao, Hà Nhì, Lô Lô, La Hủ, Si La, Cống, Phù Lá, Khơ Mú, La Ha, Mảng, Kháng, La Ha, Xinh– mun, Hoa, Mường, Việt (Kinh) Cư dân Tây Bắc hiện nay thuộc 26 cộng đồng dân tộc chính, ngoài ra còn lại một bộ phận rất ít (không đáng kể) thuộc các dân tộc khác

1.4.2 Đặc điểm dân tộc Thái Tây Bắc

1.4.2.1 Địa bàn cƣ trú

Trong các truyền thuyết nói về đất tổ của mình, người Thái khẳng định rằng quê hương của họ là miền Tây Bắc

(2) Hin xam xẩu/ Đất ba dải

Nặm cẩu que/ Chín con sông

Pá Té Tao/ nơi sông Đà gặp sông Hồng

Từ trước đến nay, người Thái vẫn tự gọi mình là Côn Tay hay Phủ Tay đều có nghĩa là người (trong đó Côn và Phủ là người, còn Tay nghĩa là Thái),

Có hai ngành Thái: Thái Đen (Tay Đăm) và Thái Trắng (Tay Khao, Tay Đón – Khao và Đón đều mang một nghĩa là trắng), bao gồm 6 nhóm địa phương Còn

có một bộ phận khác gồm nhiều nhóm địa phương phức tạp cư trú chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An

Ở Việt Nam, người Thái có số dân đông thứ 3 sau người Kinh và người Tày Theo số liệu điều tra 1- 4-1999 dân số của người Thái có 1.328.725 người, sống tập trung ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An Từ sau năm

Trang 35

1954, họ còn sống rải rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên Ở Tây Bắc, người Thái cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng chân núi

1.4.2.2 Kinh tế

Do địa bàn cư trú đặc thù của người Thái chủ yếu là khu vực thung lũng

và ven sườn núi nên nền kinh tế chủ yếu bám dựa vào thiên nhiên và sông suối Dân tộc Thái Tây Bắc sớm biết làm ruộng, làm nương, chăn nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò, Đàn ông thông thạo việc đan lát tre nứa vật dụng gia đình, đan lưới quăng chài, săn bắt… Phụ nữ Thái gần như gắn mình với việc dệt vải, thêu thùa, họ tạo ra những sản phẩm thổ cẩm như khăn phiêu, chăn, đệm bông lau, hay những bộ váy áo cóm tinh tế, tỉ mỉ phục vụ cho chính bản thân và gia đình Nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp

(3) Kắm khảu dú nặng đin,

Cắm kin dú nặng pá,

Phaư chang chốc pên ná,

Phaư chang cha pên bản

Thóc gạo ở dưới đất,

Thức ăn ở trên rừng,

Ai khéo khai thành ruộng,

Ai khéo dựng thành làng

(4) Phaư chang pản pên me xắng luông

Ai khéo đắp thành vũng nước to

1.4.2.3 Văn hóa

Ngôi nhà sàn là đặc trưng văn hóa vật chất của người dân tộc Thái Tây Bắc Nhà sàn người Thái gồm hai loại chính: nhà mái tròn hình mai rùa có khau cút ở hai đầu của người Thái Đen và nhà có bốn mái phẳng của người Thái Trắng Nhà của người Thái được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong

tự nhiên như tre, gỗ, nứa Nhà có cầu thang bên đầu hồi, bên quản dành cho

Trang 36

nam giới và khách, bên chan dành cho gia đình và phụ nữ Nhà được chia làm

3 tầng: Tầng thứ nhất dưới gầm sàn (lang) là chỗ ở của gia súc hoặc để củi Tầng thứ hai là mặt sàn (hạn hươn) là không gian sinh hoạt của gia đình Tầng thứ ba là gác trên quá giang (khứ hươn hay thạn) là nơi cất những đồ vật quý Trang phục chính của các nhóm Thái về cơ bản là giống nhau, đặc trưng nhất là trang phục của nữ giới với kiểu váy mầu đen dài kết hợp với áo cóm bó sát thân có họa tiết riêng biệt theo từng vùng cư trú, làm nổi bật đường nét cơ thể nữ giới Áo chỉ ngắn đến thắt lưng, khi mặc gấu áo giấu trong thắt lưng Áo phụ nữ Thái nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng Khuy có thể tết bằng vải hoặc bàng bạc hình con bướm, ve sầu… gọi là măk pém, ngày nay hiếm bạc thì làm bằng nhôm Giải thích về măk pém có nhiều cách; măk là quả, nghĩa bóng

là nhành cây, bông hoa mà phụ nữ là đại diện cho sự sinh nở nên măk là nghiệp khai hoa kết quả, còn pém là bám vào, mà theo quan niệm của người Thái chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người cho nên sự sinh sôi bám vào áo người phụ nữ Măk pém còn được giải thích như sau: bên khuyết là giống cái (nữ),bên khuy là giống đực (nam), con gái chưa chồng hàng cúc mang số lẻ như còn chờ đợi cặp đôi; có chồng hàng cúc mang số chẵn như mong ước cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn

Thức ăn chính của người Thái là gạo nếp Cơm nếp thơm ngon ăn cùng với rau rừng xôi, măng rừng, thú rừng, cá suối, ếch, nhái trộn với gia vị đặc trưng là mắc khén rồi đưa lên bếp than hồng nướng…tất cả tạo nên một hương

vị rất riêng của người Thái Tây Bắc

Chữ viết của người Thái có từ lâu đời có nguồn gốc từ chữ Phạn - văn tự

Ấn độ cổ đại Từ nhiều thế kỷ trước, chữ Thái cổ đã được dùng để sáng tác văn học, ghi chép văn học dân gian Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái, cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Tày, Nùng gần với tiếng Lào và tiếng Thái Lan, đây cũng là thứ tiếng phổ biến ở vùng Tây Bắc

Trang 37

Tôn giáo, tín ngưỡng người Thái cũng như các tộc người ở Tây Bắc đều theo tín ngưỡng đa thần Người Thái tin rằng, trên trời có Then Luông là đấng tối cao cai quản trời đất, muôn loài, Then Luông được các thần cai quản giúp việc Dưới trần gian đều có các ma (phi) cai quản Bất kỳ làm việc gì từ lập bản, khai ruộng, phát mương đến đánh cá, săn thú đều phải xin phép ma ruộng,

ma nương, ma rừng, ma suối…Những vị thần trên trời, các ma dưới trần gian cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm) những ông bà cụ kị đã khuất (pú pẩu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người Thái

Lễ hội truyền thống trong một năm, người Thái Tây Bắc có rất nhiều lễ, tết khác nhau như: Xên bản xên mường (cúng thần bản, thần mường), lễ tỏn cộ (lễ đón cỗ), Xến Xó Phốn (lễ cầu mưa), Kin khảu mớ (lễ cơm mới)… Trong các dịp lễ, tết người Thái thường tổ chức múa, hát: xòe, múa khăn, múa nón hay trai gái “Khắp báo xao” (hát trai gái giao duyên) Các trò chơi thú vị như: Tót cón (ném còn), Tót én cáy (chơi cầu lông bằng tay), Tó Mak Lẹ (chơi trò chơi bằng quả Lẹ)…Đó là các sinh hoạt văn hóa đậm đa bản sắc dân tộc, vừa vui chơi, vừa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống

Văn nghệ dân gian người Thái Tây Bắc đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa chung của dân tộc Việt Nam Nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Thái là các tác phẩm: Xống chụ xôn xao, Khun Lú Nàng Ủa, Hiến Hom- Cầm Đôi, Khăm Panh…những lời dăn dạy làm người, và các mối quan

hệ giữa người với người hay là những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi….của ông cha truyền lại qua tục ngữ, thành ngữ, câu đố…

Người Thái Tây Bắc dùng lịch Thái trong đời sống hằng ngày Hầu hết những người từ trung niên đến cao tuổi đều nắm chắc lịch Thái, người Thái ở đây vẫn thờ cúng theo ngày Can của lịch Thái, nên cứ mười ngày cúng một lần

Ở các bản đều có các ông mo hay po mự để xem ngày tốt xấu cho những ai có nhu cầu, như ngày cưới vợ, gả chồng, khởi công hoặc lên nhà mới…Các ông

Trang 38

này thường có cuốn sổ cổ làm căn cứ cho việc tính toán và chọn ngày, đồng thời họ tự soạn ra những nội dung lịch hằng năm để cung cấp cho nhân dân trong vùng

1.4.2.4 Xã hội

Tổ chức xã hội truyền thống của người Thái là bản mường Theo tác giả Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng sưu tầm, dịch, chú giải, giới thiệu trong cuốn Luật tục Thái ở Việt Nam – NXB Văn hóa Dân Tộc, 1999 Bản có hai đặc trưng chính: Bản là đơn vị tổ chức cư dân ổn định có ranh giới đất đai rõ rệt; bản là đơn vị cư dân có tổ chức nên từ lâu đã là tổ hợp cộng đồng xã hội mang mầu sắc văn hóa dân tộc

Mường là đơn vị kinh tế xã hội trên bản có ba đặc trưng chính: là đơn vị

tổ chức xã hội dựa trên cộng đồng lãnh thổ; Mường được hình thành trong lịch sử; Mường là tổ chức kinh tế xã hội mang những nét đặc trưng Thái ở nước ta Dân tộc Thái có ba mối quan hệ về họ hàng: Quan hệ Ải Nọng là những thành viên nam của dòng họ, cùng một tổ tiên, người Thái gọi là Đẳm, có “ải nọng huôm po” (anh em cùng cha), ải nọng huôm pú” (anh em cùng ông), “ải nọng huôm pẩu” (anh em cùng cụ)… Quan hệ Lúng ta là các thành viên nam bên vợ (gọi là “lun ta phạ bóm”), các thành viên nam bên mẹ (lung ta me), các thành viên nam bên bà nội (lung ta da)… Quan hệ Nhính xao là các thành viên nam bên anh/em rể( “nhinh xao”hay “nhinh xao chảu”), các thành viên nam bên con rể ( nhinh xao mang lujk) … quan giữa “lung ta” và “nhính xao” là quan hệ thông gia, nhưng được phân cấp rõ ràng Ba hình thái này xuất phát từ quan hệ hôn nhân thuận chiều, tàn tích của liên minh thị tộc Trong ba quan hệ

đó quan hệ của những người ải nọng là cơ bản, quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của dòng họ, chăm lo đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh

Trang 39

Luật tục của người Thái có tính chất qui định về hành vi của mỗi cá nhân, các qui định về tang, ma, cưới xin, nghi lễ cúng bái…các luật tục đều mang quyền lực và quyền lợi về vật chất và tinh thần

Mặc dù cư trú ở những nơi khó khăn nhưng đồng bào dân tộc Thái đã tạo nên những nét văn hóa về đời sống vật chất cũng như tinh thần rất phong phú

và đa dạng

1.4.3 Khái quát về thành ngữ, tục ngữ Thái vùng Tây Bắc

1.4.3.1 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ

Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập, kết hợp lại với nhau thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh, khó có thể thay đổi

Về thành phần từ vựng, các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng, trong nhiều trường hợp không thể thay thế bằng các yếu tố khác

Về cấu trúc, trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ thường mang tính cố định, khó thay đổi Về ý nghĩa, thành ngữ biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật

Tục ngữ là loại câu đặc biệt bởi nó tồn tại với tư cách là một văn bản nghệ thuật Về hình thức, tục ngữ ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững gắn liền với các yếu tố của kết cấu thơ, những biện pháp tu từ, những cách vận dụng ngôn ngữ dân tộc độc đáo Về cách diễn đạt, tục ngữ cũng lựa chọn lối nói có hình ảnh, gắn liền với tư duy hình tượng

1.4.3.2 Khái quát thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái

Đối với cộng đồng dân tộc Thái, Văn học dân gian gồm Quám tố láng (là những truyện kể xưa, thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười), Quám chiến láng (là những bài ca dao, tục ngữ, dân ca, câu đố, lời hát) đều là những di sản văn hóa quí báu của dân tộc Ở đó chứa đựng lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như những bài học kinh nghiệm về cuộc sống của ông cha để lại cho con cháu muôn đời

Trang 40

Tục ngữ dân tộc Thái được người xưa gọi Quám xon cốn có nghĩa là lời dăn người, lời khuyên bảo dạy dỗ con người và đây cũng là một trong những đặc điểm chung ở mọi dân tộc Thành ngữ, tục ngữ Thái đều là lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, có nguồn gốc từ lâu đời

Khi nghiên cứu một số công trình sưu tầm và soạn dịch Tục Ngữ dân tộc Thái sang tiếng Việt như: cuốn Tục ngữ Thái (Quám xon cốn) hay còn gọi với tên khác là Lời truyền xưa đừng bỏ phí (Quám chiến láng nhá váng xia lạ) của nhóm tác giả Hà Văn Năm, Cầm Thương, Lê Văn Sỹ, Tòng Kim Ân, Kim Cương, Hương Huyền – Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 1978; Quám chiến Tày (Lời dăn người) của tác giả Hoàng Trần Nghịch – Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 1993; Quám chiến láng (Phương ngôn tục ngữ Thái) của Hoàng Trần Nghịch – Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 1995; đến năm

2005, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản cuốn Lời có vần của ông cha truyền lại của tác giả Hoàng Trần Nghịch; và năm 2011 tác giả Hoàng Trần Nghịch lại tiếp tục cho ra đời cuốn Phương thức giáo dục cổ truyền của Dân tộc Thái do Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La xuất bản, năm 2011 Quá đó ta thấy rõ phương ngôn tục ngữ của dân tộc Thái hết sức đồ sộ, phong phú về mặt nội dung, đa dạng về không gian được đề cập đến trong đời đời sống con người

Về hình thức, tục ngữ Thái đều là những câu nói ngắn gọn, xúc tích, chứa đựng yếu tố nghệ thuật ở vần, điệu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh và nhân hóa và các từ tượng hình, tượng thanh Tục ngữ Thái tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống con người như một kho tàng tri thức giáo dục lẽ sống phải trái, đạo làm người cho đến những kinh nghiệm đời thường cho mọi thế hệ

Cũng như tục ngữ dân tộc Kinh, tục ngữ dân tộc Thái cũng đều xuất phát trực tiếp từ lao động sản xuất, được tổng kết từ cuộc sống của nhân dân trong

Ngày đăng: 23/11/2016, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Gia Anh (2003), Con số với ấn tượng dân gian, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con số với ấn tượng dân gian
Tác giả: Trần Gia Anh
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2003
2. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
3. ViệtBáo.vn - Thứ 6, 20 tháng 6 năm 2007. Có thể dự đoán tương lai bằng những con số (Theo Sức khỏe và đời sống) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có thể dự đoán tương lai bằng những con số
4. ViệtBáo.vn - Thứ 3, 20 tháng 9 năm 2007. Bí ẩn các con số (Theo Mực tím) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí ẩn các con số
5. Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Bùi Hạnh Cẩn (1997), Từ vựng chữ số và số lượng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng chữ số và số lượng
Tác giả: Bùi Hạnh Cẩn
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1997
7. Phan Mậu Cảnh (2008), Bước đầu tìm hiểu đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp biểu hiện qua ngôn ngữ (trên dẫn liệu ca dao người Việt), Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp biểu hiện qua ngôn ngữ (trên dẫn liệu ca dao người Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Năm: 2008
8. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (1993), Đại cương Ngôn ngữ học (tập hai), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
9. Nguyễn Văn Chiến (2004), Số đếm trong ngôn ngữ, các tầng văn hóa số và các gợi ý nghiên cứu các từ chỉ số trong tiếng việt hiện đại, tiến tới xác lập vốn từ văn hóa Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số đếm trong ngôn ngữ, các tầng văn hóa số và các gợi ý nghiên cứu các từ chỉ số trong tiếng việt hiện đại, tiến tới xác lập vốn từ văn hóa Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
11. Trần Trí Dõi (2012), Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá: Nhìn từ bình diện ngôn ngữ là chứng tích của văn hoá, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá: Nhìn từ bình diện ngôn ngữ là chứng tích của văn hoá
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
Năm: 2012
12. Trần Trí Dõi (2001), Một vài nhận xét về giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc miền núi ở Việt Nam trong chặng đường 55 năm qua, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc miền núi ở Việt Nam trong chặng đường 55 năm qua
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
13. Trần Trí Dõi, Những vấn đề chính sách ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Trần Trí Dõi – Vi Khăm Mun (2010), Tục ngữ và thành ngữ người Thái Mương ở Tương Dương, Nghệ An, Nxb Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ và thành ngữ người Thái Mương ở Tương Dương, Nghệ An
Tác giả: Trần Trí Dõi – Vi Khăm Mun
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2010
15. Nguyễn Nghĩa Dân, So sánh nội dung thống nhất và đa dạng của tực ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số nước ta. Ngồn http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh nội dung thống nhất và đa dạng của tực ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số nước ta
16. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
18. Nguyễn Thị Duyên (2007), Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong cao dao người Việt, luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong cao dao người Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
Năm: 2007
19. Lê Thị Kim Dung (2004), Sự kỳ diệu của những con số trong ca dao tình yêu đôi lứa, Ngôn ngữ và đời sống, số 8 (tr. 22 - 27) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự kỳ diệu của những con số trong ca dao tình yêu đôi lứa
Tác giả: Lê Thị Kim Dung
Năm: 2004
20. Chu Xuân Diên (chủ biên), (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1975
21. Trương Quang Đệ, (2004), Con số trong đời sống quanh ta, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con số trong đời sống quanh ta
Tác giả: Trương Quang Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
22. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w