1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao việt nam

23 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 316,84 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NĂM 2013 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Luận án này chọn đề tài về con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Việt Nam vì những lý do sau: 1.1. Cơ sở lý luận a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ quát của nhân loại; nó đã được bàn đến từ lâu dưới nhiều góc độ: triết học, văn hoá học, ngôn ngữ học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là đối tượng vừa là phương tiện được xem xét lý giải nhằm rút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành. Chẳng hạn, về triết học, tìm hiểu về con số nhằm trả lời câu hỏi: con số thể hiện quy luật nhận thức của con người như thế nào; về văn hoá nhằm trả lời câu hỏi: con số phản ánh tinh thần xã hội như thế nào; về ngôn ngữ học để trả lời câu hỏi: con số hành chức trong xã hội như thế nào. v.v… Như vậy chỉ riêng trong lĩnh vực “con số”, đã thấy nó hội tụ (và cũng là một sự quy chiếu) nhiều vấn đề liên quan đến tư duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp của xã hội. b. Việc nghiên cứu con số từ góc độ ngôn ngữ học đã được đề cập ở nhiều công trình. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về con số mới chỉ dừng lại ở một số nhận xét khái quát, thiên về ngữ pháp (khả năng kết hợp, từ loại). Nhiều phương diện về con số chưa được các công trình nghiên cứu bàn luận hệ thống và chuyên sâu. Đây là vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu, qua đó góp phần làm sáng tỏ về đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của con số trong tổ chức giao tiếp ngôn từ của xã hội. 1.2. Cơ sở thực tiễn a. Con số là một hiện tượng mang tính phổ dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày; hầu như lĩnh vực giao tiếp nào, đơn vị giao tiếp nào cũng có mặt ở những mức độ khác nhau, các từ ngữ chỉ lượng, trong đó có con số. Cuộc sống là phải tính đếm, đo lường, phân chia, xếp loại, các hành động này xuất phát từ con số, liên quan đến con số. b. Thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt là sự kết tinh của trí tuệ, tình cảm, phản ánh muôn mặt đời sống xã hội từ bao đời: những hoạt động tính toán, đo đếm thể hiện qua sự xuất hiện của các con số cũng xuất hiện với tần số cao trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Hiện tượng này cần được khảo sát, phân tích, đánh giá. Trên đây là những căn cứ lý luận, thực tiễn đồng thời là đòi hỏi cần thiết của việc nghiên cứu con số. Đây chính là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Lịch sử hình thành con số gắn với lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại. Sự ra đời của con số có thể nói là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Đến nay, hầu hết trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội đều có những công trình khoa học nghiên cứu về con số. Ở đây, chúng tôi chỉ hệ thống lịch sử nghiên cứu con số 1 trong ngôn ngữ học và trong văn hóa - văn học dân gian với các thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao. a. Trong ngôn ngữ học, hầu hết các công trình nghiên cứu về tiếng Việt đều đề cập đến con số từ nhiều phương diện khác nhau: tên gọi, khả năng kết hợp, ý nghĩa ngữ pháp, việc phân chia thành các tiểu loại, việc sử dụng con số trong thơ văn, trong đời sống văn hóa. - Về tên gọi: có tác giả gọi là lượng số (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Bùi Đức Tịnh), có tác giả gọi là tính từ (Nguyễn Lân), có tác giả gọi là danh từ số lượng (Đinh Văn Đức, UBKHXH, ), có tác giả gọi là số từ (đây là xu hướng chung chiếm đa số ý kiến của các nhà ngôn ngữ học (chẳng hạn: Nguyễn Kim Thản (1963), Đỗ Hữu Châu (1962), Nguyễn Anh Quế (1976), Hữu Quỳnh (1980), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1999), Lê Biên (1998), Đỗ Thị Kim Liên (1999). v.v - Về khái niệm, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất, đây là những từ biểu thị các ý nghĩa về số lượng và thứ tự. - Về việc phân chia thành các tiểu loại, hiện nay còn có nhiều ý kiến, nhiều cách chia khác nhau. Có tác giả chia số từ làm hai tiểu loại là số từ xác định và số từ không xác định (Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung), có người chia làm ba tiểu loại là số từ chính xác, số từ thứ tự và số từ ước lượng (Nguyễn Anh Quế), có người chia làm bốn tiểu loại là số từ chỉ số lượng chính xác, số từ ước chừng, số từ chỉ thứ tự và số từ dùng với ý nghĩa biểu trưng (Đỗ Thị Kim Liên). - Về việc xác định con số là thực từ hay hư từ, cũng có hai xu hướng khác nhau. Xu hướng thứ nhất xem số từ là thực từ (Đỗ Hữu Châu, Lê Biên, Nguyễn Hữu Quỳnh, Đỗ Thị Kim Liên,…) Xu hướng thứ hai cho rằng số từ vừa có tính chất thực từ vừa có tính chất hư từ (Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, ). - Về góc độ ngữ dụng, tri nhận, bước đầu đã có một số tác giả quan tâm, đề cập như Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Khang, Trần Văn Cơ, Trường Xuân, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Phú Thứ. v.v Nhiều trang Website đã có những diễn đàn trao đổi về việc sử dụng con số trong đời sống văn hóa như www.blogphongthuy.com; www.facts.baomoi.com; www.vi.wikipedia.org; www.baomoi.com; www.facebook.com; v.v b. Trong văn hóa, hầu hết các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đều đề cập đến các quan niệm về con số, cách tư duy về số âm, số dương, “số đẹp”, “số xấu” và việc vận dụng ý nghĩa số trong đời sống của người Việt. Tiêu biểu có các tác giả: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Ngọc, Nguyễn Đăng Duy, Trần Gia Anh, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đức Tồn. v.v c. Trong nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhiều công trình đã đề cập đến con số trong các thể loại từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ thi pháp có Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Triều Nguyên; từ góc độ ngữ nghĩa có Tạ Đức Hiền, Nguyễn Thị Thương, Triều Nguyên. v.v 2 Nhìn chung, con số đã được giới nghiên cứu quan tâm ở những mức độ khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu trên nhiều phương diện. Nhiều tác giả cho rằng đây là một vấn đề có giá trị lý luận và thực tiễn. Tuy vậy, cho đến nay, chưa công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về con số. Nhất là con số xuất hiện trong cả ba thể loại thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Tuy nhiên, những kết quả đã có được, có ý nghĩa gợi mở, cung cấp cơ sở lý luận cần thiết cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đặc điểm và ý nghĩa của con số trong đề tài này. 3. ĐỐI TƯỢNG, NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các con số mà người Việt sử dụng xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Việt Nam. 3.2. Nguồn tư liệu Tư liệu dùng để thống kê, tìm hiểu con số của luận án này là các tập sách đã xuất bản: - Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Nxb Văn hóa, 1993 (679 trang). - Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002 (2779 trang). - Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập), Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002 (3236 trang). - Từ vựng chữ số và số lượng, Bùi Hạnh Cẩn. Nxb Văn hoá - thông tin, 1997 (242 trang). 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung xem xét các con số cụ thể xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt từ góc độ ngôn ngữ học và ngôn ngữ - văn hóa. 4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Mục đích nghiên cứu Qua khảo sát và nghiên cứu các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, luận án nhằm: a. Góp phần làm rõ sự hoạt động của các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao với tư cách là một từ loại trong tiếng Việt. b. Góp phần phân tích, lý giải ngữ nghĩa, vai trò và các biểu đạt văn hóa của con số trong ngữ cảnh thành ngữ, tục ngữ và ca dao; đồng thời qua đó làm sáng tỏ quan niệm về con số trong tư duy và giao tiếp của người Việt. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ chính của luận án là: a. Tổng quan lịch sử về con số, các quan niệm về con số và những vấn đề có liên quan đến khái niệm này. 3 b. Thống kê, phân loại các con số được dùng trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Nêu các đặc điểm về hoạt động ngữ pháp và ngữ nghĩa của các con số. c. Phân tích làm rõ vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt và giải mã con số từ góc độ văn hóa. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: thống kê, phân loại; phân tích ngữ nghĩa; so sánh, đối chiếu; phân tích - tổng hợp. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Kết quả của Luận án góp phần sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận của chuyên ngành Việt ngữ học về phương diện đặc điểm ngôn ngữ nói chung, số từ nói riêng trong bộ phận văn học truyền miệng là thành ngữ, tục ngữ, ca dao; đồng thời giúp ích cho việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy được thể hiện trong di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, phục vụ cho việc biên soạn các giáo trình từ vựng học và cũng giúp cho sự cảm thụ, phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường. 7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến con số Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam Chương 4: Vai trò và đặc trưng văn hóa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CON SỐ Trong chương này chúng tôi trình bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc tìm hiểu về con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, gồm: 1.1. Khái niệm con số Con số nằm trong hệ thống các từ thuộc nhiều từ loại khác nhau cùng biểu đạt ý nghĩa chỉ lượng hay có liên quan đến ý nghĩa chỉ lượng. Trong số đó, số từ là loại chuyên dụng, điển hình về biểu thị số lượng. Từ các định nghĩa của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đi trước, chúng tôi xác định: con số thuộc từ loại số từ, là những từ chỉ số lượng và thứ tự (xác định hoặc biểu trưng) của sự vật. - Về ý nghĩa: số từ là những từ chỉ số lượng, số thứ tự (chỉ số lượng xác định hoặc phiếm định, chỉ số lượng cụ thể hoặc biểu trưng). - Về khả năng kết hợp: số từ có thể kết hợp trước danh từ để biểu thị ý nghĩa số lượng sự vật nêu ở danh từ; kết hợp sau danh từ để biểu thị ý nghĩa về thứ tự, hoặc đặc điểm về tổ chức, hoặc đặc điểm về số hiệu của đối tượng được nêu ở danh từ; kết hợp với động từ, tính từ, đại từ, trong một số trường hợp hạn chế. - Về chức năng ngữ pháp: số từ có thể làm thành tố phụ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; làm chủ ngữ, vị ngữ trong một số trường hợp đặc biệt. - Khái niệm được áp dụng trong Luận án: Với cách gọi con số, chúng tôi xác định: con số là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật (số lượng và vị thứ xác định hoặc biểu trưng). Như vậy, con số: a) là những cá thể, đơn vị nhỏ trong một tổng thể; b) có hình dáng, hoạt động; c) tồn tại trong tâm thức của người Việt như là những biểu tượng. Theo đó thì con số cũng được coi là những sinh thể có hoạt động, có hình dáng, có đời sống riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Luận án này đi tìm đời sống riêng ấy của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao. 1.2. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao và vấn đề con số Thành ngữ, tục ngữ và ca dao đều là lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, có nguồn gốc từ lâu đời, có nghĩa bóng bẩy, giàu hình ảnh; đều là những văn bản đặc thù có tính nghệ thuật (tính vần điệu, tính biểu trưng). Cả ba đều phản ánh nếp cảm, nếp nghĩ của người dân, chủ yếu là của người dân lao động; đều chứa đựng những nét văn hóa bản thể của dân tộc. Bản thân ba thể loại đều có sự vận dụng lẫn nhau, chúng ta có thể tìm thấy thành ngữ trong tục ngữ, thành ngữ, tục ngữ trong ca dao. Đây có thể coi là hiện tượng ba trong một của văn học dân gian. Bên cạnh những điểm tương đồng, thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũng có những điểm khác biệt. Có thể tóm lược các đặc điểm khác biệt qua bảng sau: 5 Bảng 1.1. So sánh những điểm khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao Bình diện so sánh Thành ngữ Tục ngữ Ca dao Kết cấu Cụm từ cố định. Câu hoàn chỉnh Văn bản hoàn chỉnh Chức năng văn học Chức năng thẩm mĩ Chức năng thẩm mĩ Chức năng nhận thức Chức năng giáo dục Chức năng thẩm mĩ Chức năng nhận thức Chức năng giáo dục Hình thức lập luận Diễn đạt khái niệm, khái quát hiện tượng riêng rẽ. Diễn đạt phán đoán, khẳng định một thuộc tính của hiện tượng. Biểu đạt trữ tình, mang tính duy cảm. Chức năng của các hình thức ngôn ngữ Chức năng định danh. Hiện tượng ngôn ngữ Chức năng thông báo thuộc lĩnh vực hoạt động nhận thức. Hiện tượng ý thức xã hội, văn hóa tinh thần của nhân dân. Chức năng biểu cảm, thuộc lĩnh vực văn học. Hiện tượng “tinh thần xã hội”, là “cây đàn muôn điệu” của đời sống tâm hồn nhân dân. Cơ sở (căn cứ) tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt là: - Cơ sở thực tiễn: Khảo sát 3225 thành ngữ có 464 đơn vị có con số, chiếm 14,4%; khảo sát 16.098 câu tục ngữ có 2164 câu sử dụng số, chiếm 13,44%; khảo sát 12.419 bài ca dao có 2953 bài có con số, chiếm 23,8%. Sự xuất hiện các con số với tần số cao như vậy hẳn là có nguyên do, cần phải khảo sát, điều tra, tìm hiểu. - Cơ sở lý luận: Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nhiều ngữ cảnh con số không quy chiếu về số xác định mà mang ý nghĩa biểu trưng. Ý nghĩa này xuất hiện một cách tự nhiên, phổ biến và phong phú, phản ánh chiều sâu tư duy, đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa dân tộc. Đó chính là vấn đề mà đề tài cần phân loại, phân tích. 1.3. Lý thuyết về nghĩa Thế nào là nghĩa hiện tại vẫn đang là vấn đề chưa được xác định rõ ràng và thống nhất. Tuy vậy, có thể xác định theo một số hướng tiêu biểu: nghĩa là một phạm trù thuộc nội dung; nghĩa là sự phản ánh hiện thực; nghĩa là một sự tổng hợp. Có nhiều loại nghĩa như: nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, nghĩa ngữ cảnh, nghĩa biểu trưng, nghĩa liên nhân, hiển ngôn, hàm ngôn.v.v Ở đây chúng tôi tìm hiểu hai loại nghĩa làm cơ sở cho việc tìm hiểu ngữ nghĩa của con số trong luận án là nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng. - Nghĩa gốc (nghĩa ban đầu, nghĩa từ vựng) của từ là nghĩa được coi là có trước những nghĩa khác về mặt lịch sử, và mang tính võ đoán (không có lý do). 6 - Nghĩa biểu trưng là loại nghĩa có sự hình dung, tưởng tượng, liên hệ của người nói, người nghe liên quan đến hiện thực, đây là loại nghĩa có căn cứ, có liên quan đến nghĩa ban đầu. Nghĩa biểu trưng cũng có thể hiểu là kết quả của sự chuyển nghĩa gốc (theo phép ẩn dụ hay hoán dụ thông qua sự liên tưởng) sang loại nghĩa tượng trưng, bóng bẩy và có tính trừu tượng. Như vậy, để hiểu được nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, cần có những tri thức liên quan đến văn hóa, cách tư duy của người Việt trong đời sống văn hóa nói chung và trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói riêng. 1.4. Vấn đề con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa Trong sự vận động tồn tại, ngôn ngữ, tư duy và văn hóa luôn đồng hành. Việc vận dụng ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn tới quá trình tư duy và sáng tạo. Vì vậy, tìm hiểu ý nghĩa của yếu tố ngôn ngữ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt, nhất thiết phải tìm hiểu về văn hóa và cho thấy văn hóa của người Việt. Trong đời sống văn hóa, con số được gắn với nhiều quan niệm khác nhau. Có con số may mắn, có con số rủi ro, từ đó mà sinh ra con số được ưa chuộng và kiêng kỵ. Trong quan niệm của người Việt, các con số được chia thành số âm và số dương. Các con số lẻ một, ba, năm, bảy, chín được gọi là số dương - cương, thiện, đại, chánh, thành, thực, quân tử, phú, quý, cho (phát ra), động, nóng, phía trên, bên ngoài, sáng, để nói lên sự thành, thịnh, suy, huỷ của dương khí; các con số chẵn hai, bốn, sáu, tám, mười biểu thị cho âm khí - là nữ (đàn bà), nhu, ác, tiểu, tà, ngụy, hư, tiểu nhân, bần, tiện, lấy (thu hút), tịnh, lạnh, phía dưới, bên trong, tối. Từ quan niệm đó mà người Việt rất có ý thức chú ý đến sự hiện diện của con số và những ý nghĩa của nó trong nhiều hoạt động của đời sống. 1.5. Tiểu kết Trên cơ sở các ý kiến bàn luận, đánh giá, và kết quả khảo cứu về số từ của các công trình đi trước, luận án xác định: Con số là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật (có nghĩa xác định hoặc biểu trưng). Con số cũng như nhiều yếu tố khác xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao phản ánh chiều sâu tư duy, đặc trưng văn hóa dân tộc. Tìm hiểu con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, một phương diện quan trọng của luận án chính là góp phần “giải mã” “nhận thức văn hóa” dân tộc thể hiện qua hệ thống con số xuất hiện trong đó. Một trong những cơ sở để nghiên cứu con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao nữa đó là các mối quan hệ ngữ nghĩa của từ với ngữ cảnh giao tiếp, với đặc trưng của văn cảnh mà từ xuất hiện; các quan niệm về số trong đời sống văn hóa nói chung nhằm chiếu rọi vào con số trong các ngữ cảnh của thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Từ cái chung cơ sở để xem xét cái riêng, từ sự biểu hiện phổ quát để tìm thấy sự sinh động, linh hoạt trong đời sống của con số, đó chính là cơ sở lý thuyết để đạt đến mục tiêu luận án đã đề ra. 7 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO 2.1. Đặc điểm từ loại của các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Về cơ bản, phần lớn các con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao là số từ. Điều đó thể hiện rõ trên cả ba phương diện: ý nghĩa phạm trù, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp. Tuy nhiên, nhờ sự chi phối của ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm nghệ thuật của các thể loại, con số cũng có khả năng chuyển di từ loại. Dưới đây là bảng hệ thống các từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao: Bảng 2.1. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao TT Từ loại Số lượt Ngữ cảnh sử dụng Thành ngữ Tục ngữ Ca dao 1 Số từ 719 3477 5157 - Con số chỉ đơn vị - Con số chỉ thứ tự - Con số chỉ lượng - Con số chỉ tuổi tác 2 Danh từ 0 0 694 Con số là danh từ riêng (tên gọi của người) 3 Tính từ 19 128 185 Con số biểu thị mức độ, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ, tính từ mà nó đi kèm. 2.2. Đặc điểm khả năng kết hợp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao 2.2.1. Khả năng kết hợp của con số với các từ loại khác Qua khảo sát kết hợp của con số với các từ loại khác trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao chúng tôi có bảng thống kê số lượt kết hợp của con số với các từ loại khác như sau: Bảng 2.2. Khả năng kết hợp của con số với các từ loại khác Thể loại Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Số - lượng Phụ từ Cộng 1 2 3 4 5 6 7 Thành ngữ 68 90 2 181 220 84 73 15 5 738/ 464 Tục ngữ 7 2 1573 795 6 181 350 214 114 326 37 3605/ 2164 Ca dao 11 1815 1617 63 525 879 491 117 104 318 96 6036/ 2953 Ghi chú: 8 Ở cột Danh từ chia thành bảy cột nhỏ có các kết hợp như sau: 1: Kết hợp con số và danh từ riêng; 2: Kết hợp con số và danh từ tổng hợp; 3: Kết hợp con số và danh từ đơn vị; 4: Kết hợp con số và danh từ chỉ loại; 5: Kết hợp con số và danh từ chất liệu; 6: Kết hợp con số và danh từ trừu tượng; 7: Kết hợp con số và danh từ đơn thể. 2.2.2. Khả năng kết hợp của con số với con số Sự kết hợp giữa số và số trong văn bản là một trong những yếu tố tạo nên linh hồn của các thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng số. Điều này được tác giả dân gian vận dụng khá phổ biến. Có thể thấy điều đó qua bảng thống kê dưới đây: Bảng 2.3. Tần số sử dụng số độc lập / kết hợp trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Thể loại Tổng số đơn vị/câu/bài Đơn vị/câu/bài sử dụng con số độc lập Đơn vị/câu/bài có kết hợp số và số Thành ngữ 464 (100%) 126 (27,2%) 338 (72,8%) Tục ngữ 2164 (100%) 719 (33,23) 1445 (66,77%) Ca dao 2953 (100%) 1463 (49,54) 1490 (50,46%) Thống kê các kết hợp của con số tạo nên tính nghệ thuật, giá trị biểu trưng trong các tác phẩm của ba thể loại, chúng tôi có bảng sau: Bảng 2.5. Kết hợp con số với con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Nguyên tắc kết hợp Các cặp kết hợp Từ kết hợp với con số (X - Y) Mô hình kết hợp Thể loại Số và số tương đương về lượng một - một ba – ba - X-Y là các đơn vị, sự vật đối lập về tính chất, đặc điểm, trạng thái; - X-Y là những đơn vị, sự vật tương đương về đặc điểm, trạng thái hoặc có quan hệ logic. số X - số Y Trong cả ba thể loại Số sau gấp đôi số trước về lượng một - hai hai - bốn ba - sáu bốn - tám năm-mười - X-Y là những danh từ đơn vị tương đương hoặc bao chứa nhau; - X-Y là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái tương đương hoặc có quan hệ logic với nhau. số-số X X số-số số X - 2số Y Trong cả ba thể loại Số và số liền kề về logic một – hai hai - ba ba - bốn - X: phụ thuộc vào ngữ cảnh để lựa chọn; số-số X X số-số Chủ yếu trong ca dao 9 [...]... so sánh con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Nội dung so sánh Cấp độ ngữ pháp Thành ngữ Từ - cụm từ Tục ngữ Câu Mô hình kết hợp SỐ X - SỐ Y SỐ X - SỐ Y Đặc điểm ý nghĩa Ý nghĩa hình ảnh Ý nghĩa phán đoán Ca dao Văn bản SỐ X - SỐ Y SỐ SỐ X / X SỐ SỐ Ý nghĩa thẩm mĩ Con số trong thành ngữ được vận dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh: trong lời ăn tiếng nói, trong tục ngữ, trong ca dao; con số trong. .. đáo Nó vừa có những đặc điểm nổi bật đặc trưng của từ loại số từ vừa có những đặc điểm dị biệt khi tham gia vào những thể loại giàu tính nghệ thuật như thành ngữ, tục ngữ và ca dao 11 Chương 3 NGỮ NGHĨA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO 3.1 Bước đầu khảo sát ý nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Con số xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao với một tần số lớn, qua khảo sát,... - số Y cả ba thể loại Trong số X - số Y cả ba thể loại Không có Trong mô hình ổn tục ngữ, ca dao định (Mô hình kết hợp số số X hoặc X số số chỉ có trong ca dao) 2.3 Đặc điểm chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Khảo sát chức năng ngữ pháp của con số trong ba thể loại kết quả như sau: Bảng 2.6 Chức năng ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Cấp độ Chức năng ngữ. .. kết quả khảo sát trên, luận án tiến hành tìm hiểu ý nghĩa của con số trên các phương diện: nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao 3.2 Nghĩa gốc của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Con số được sử dụng với nghĩa gốc trong một số ngữ cảnh như: 12 - Con số chỉ thời gian là những ngày, tháng trong năm; - Con số chỉ tuổi tác; - Con số chỉ lượng trong những kinh nghiệm... con số Một, Ngữ học Trẻ, 2005 3 Mấy nhận xét về con số trong Truyện Kiều, Ngôn ngữ và đời sống, H, số 1+2 (in trong cuốn Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục), 2006 4 Khả năng kết hợp của số từ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Ngữ học trẻ, 2008 5 Con số Ba trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt Ngữ học trẻ, 2009 6 Con số hai trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao người Việt. .. các đặc điểm ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, chúng tôi có mấy nhận xét sau: Về đặc điểm từ loại, từ loại gốc của các con số là số từ Khi tham gia vào thành ngữ, tục ngữ, ca dao, trong một số ngữ cảnh, con số có khả năng chuyển loại thành danh từ, tính từ Tuy nhiên, các trường hợp này chủ yếu chỉ xảy ra trong ca dao; thành ngữ và tục ngữ rất hạn chế Về khả năng kết hợp, con số có... về con số cũng luôn luôn phát triển Có thể nói, đây là một vấn đề mở trong những thể loại mở 15 Chương 4 VAI TRÒ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CA DAO NGƯỜI VIỆT 4.1 Vai trò của con số trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao 4.1.1 Con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Về phương diện nghệ thuật, con số góp phần tạo cấu trúc nhịp điệu trong thành. .. những thành ngữ, tục ngữ, ca dao sử dụng số Về chức năng ngữ pháp, con số có thể tham gia với nhiều chức năng khác nhau trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Ở cấp độ cụm từ, con số làm thành tố phụ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, làm thành tố chính trong cụm số từ; ở cấp độ câu, con số có thể làm chủ ngữ, vị ngữ và phụ ngữ Khi làm chủ ngữ, con số thường đứng đầu câu 3 Từ góc độ ngữ nghĩa, con số. .. ý nghĩa định vị, thay vào đó, hầu hết chúng được sử dụng với nghĩa định tính Có thể thấy, các con số vừa là số vừa là những ước lệ văn chương trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Ý nghĩa của các con số phong phú hơn khi được đặt trong mối tương quan giữa số và số Có thể nói, đây là yếu tố tạo linh hồn cho con số trong các ngữ cảnh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao 4 Từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, con số trong. .. ba thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tuy có nhiều điểm tương đồng song cũng không ít những điểm do đặc trưng và dung lượng của thể loại quy định Bởi vậy, con số trong thành ngữ được vận dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh: trong lời ăn tiếng nói, trong tục ngữ, trong ca dao; con số trong tục ngữ mang tính chính xác nhiều hơn bởi nó là những phán đoán, những tri thức; con số trong ca dao lại được . liên quan đến con số Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam Chương. NGHĨA CỦA CON SỐ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO 3.1. Bước đầu khảo sát ý nghĩa của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Con số xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao với một tần số. loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao: Bảng 2.1. Từ loại của con số trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao TT Từ loại Số lượt Ngữ cảnh sử dụng Thành ngữ Tục ngữ Ca dao 1 Số từ

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w