tóm tắt luận án đặc điểm các yếu tố hán - nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt

32 907 0
tóm tắt luận  án đặc điểm các yếu tố hán - nhật trong tiếng nhật (có đối chiếu với tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN KIỀU HUẾ ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT TRONG TIẾNG NHẬT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ứng dụng Mã số: 62 22 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2013 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi …… giờ… ngày tháng … năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học Viện Khoa học Xã hội - Thư viện Viện Ngôn ngữ học 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chữ Hán và yếu tố Hán du nhập vào Nhật Bản từ khoảng thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ V. Chữ Hán trở thành chữ viết của tiếng Nhật; các yếu tố mượn Hán trở thành các yếu tố Hán - Nhật và là một phần quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống từ vựng tiếng Nhật (chiếm 47%). Để trở thành yếu tố Hán - Nhật, các yếu tố mượn Hán trong tiếng Nhật đã được đồng hóa ở các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa. Cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam được xếp vào khu vực “văn hoá chữ Hán” ( 漢字文化圏 ). Tiếng Việt hiện đại không sử dụng chữ Hán làm chữ viết nhưng cũng giống như tiếng Nhật, trong tiếng Việt sử dụng một lượng lớn các từ Hán - Việt như một lớp từ quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Do tiếng Nhật và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nên các yếu tố Hán - Nhật (YTHN) và các yếu tố Hán - Việt (YTHV) bên cạnh nhiều điểm giống nhau còn có những điểm khác nhau. Với những lí do trên, chúng tôi chọn “Đặc điểm các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt)” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Ở Nhật Bản, có rất nhiều các công trình nghiên cứu công phu về hiện tượng vay mượn từ Hán trong tiếng Nhật về mặt lịch sử trên các phương diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa; vai trò và hoạt động của các yếu tố Hán trong tiếng Nhật. Có nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu lớp từ Hán - Nhật với lớp từ Hán trong tiếng Hàn hoặc với từ Hán trong tiếng Hán. Đặc biệt; công trình nghiên cứu ảnh hưởng của vốn kiến thức về từ Hán trong tiếng mẹ đẻ (tiếng Hàn) đối với nhận thức, tư duy các từ Hán - Nhật. 2 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Về nghiên cứu tiếng Nhật và nghiên cứu đối chiếu song ngữ Nhật Việt, ở Việt Nam, cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu rất đáng chú ý như: thành ngữ tiếng Nhật; động từ phức trong tiếng Nhật, thuật ngữ kinh tế Nhật - Việt; tên riêng người Nhật; lỗi sử dụng các từ Hán - Nhật của người Việt Nam do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ; sự chuyển di tích cực, tiêu cực kiến thức về từ Hán - Việt của người Việt khi học và sử dụng tiếng Nhật. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu các YTHN trong sự đối chiếu với YTHV tương đương trên các bình diện ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa. 3. Mụch đích và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục đích của luận án Qua kết quả nghiên cứu, khảo sát các YTHN và đối chiếu với các YTHV, làm rõ được một số nội dung sau: 1) Đặc điểm về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của các YTHN; 2) Những điểm tương đồng và dị biệt giữa YTHN và YTHV trên các bình diện trên; 3) Góp phần vào nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ Nam Á như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Korea (tiếng Triều Tiên và tiếng Hàn Quốc). 3.2. Nhiệm vụ của luận án - Hệ thống hoá những lí thuyết cơ bản về hiện tượng vay mượn từ vựng nói chung, về hiện tượng vay mượn yếu tố Hán trong tiếng Nhật nói riêng nhằm xây dựng cơ sở lí luận của luận án. - Nghiên cứu những đặc điểm chung về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của các YTHN. - Những đặc điểm ngữ âm cụ thể trong cách đọc Hán - Nhật của 2098 YTHN. 3 + Nêu một số nhận xét về sự tương đồng, khác biệt với cách đọc Hán - Việt, sự tương ứng về ngữ âm giữa các YTHN và YTHV. - Nêu những đặc điểm hình thái cụ thể của các YTHN (khả năng độc lập, phụ thuộc, vừa độc lập vừa phụ thuộc; khả năng tạo từ), xác định từ loại, phạm vi nghĩa của các YTHN độc lập (từ Hán - Nhật đơn tự). + Lập danh sách các YTHN được sử dụng độc lập với tư cách là từ trong tiếng Nhật. + Nêu một số nhận xét về đặc điểm hoạt động của lớp từ Hán - Nhật đơn tự có đối chiếu với lớp từ Hán - Việt đơn tiết. - Đối chiếu với các YTHV để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt của YTHN và YTHV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án là các YTHN trong tiếng Nhật và các YTHV trong tiếng Việt. Luận án chủ yếu nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của 2098 YTHN Bảng Hán tự thường dụng (1998) của tiếng Nhật; trong đó, tập trung nghiên cứu, khảo sát nhóm YTHN có khả năng độc lập trở thành từ. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: phương pháp diễn dịch - qui nạp, phương pháp đối chiếu, thủ pháp phân tích định tính, định lượng và một số thao tác trong phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ về mặt lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và hiện tượng vay mượn từ vựng, tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ Nam Á như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng 4 Korea (tiếng Triều Tiên và tiếng Hàn Quốc) nói chung, hiện tượng vay mượn các yếu tố Hán trong tiếng Nhật và tiếng Việt nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp một cách có hệ thống những đặc điểm cơ bản của các yếu tố Hán - Nhật, những điểm giống và khác nhau giữa yếu tố Hán - Nhật và yếu tố Hán - Việt cho người học tập, giảng dạy, sử dụng hoặc nghiên cứu tiếng Nhật. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần cho công việc giảng dạy - học tập tiếng Việt đối với người Nhật; trong công tác đối dịch Nhật Việt, Việt Nhật, công tác biên soạn từ điển song ngữ Nhật Việt. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được bố cục theo 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt) Chương 3: Đặc điểm hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt) Chương 4: Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt) CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN Những vấn đề lí thuyết liên quan đến luận án được trình bày theo hai nội dung lớn: 1) Một số vấn đề chung về vay mượn từ vựng; 2) Khái quát về hiện tượng vay mượn yếu tố Hán trong tiếng Nhật làm cơ sở để khảo sát các chương tiếp theo về đặc điểm của các YTHN trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt). 5 1.1. Một số vấn đề chung về vay mượn từ vựng 1.1.1. Hiện tượng vay mượn từ vựng Vay mượn từ vựng được coi là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ, là một trong những phương thức quan trọng để bổ sung vốn từ vựng của một ngôn ngữ, là hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội và hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa. Các yếu tố vay mượn có thể hoạt động trong ngôn ngữ đi vay với tư cách là các yếu tố cấu tạo từ, từ, các cụm từ, hoặc có thể là các mô hình cấu tạo từ. Là một hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội, hiện tượng vay mượn từ vựng luôn chịu tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội; lớp từ vay mượn phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố ngôn ngữ - xã hội và được xử lí theo nhiều cách khác nhau nên chúng tồn tại và hoạt động dưới các dạng khác nhau. 1.1.2. Khái niệm vay mượn từ vựng 1.1.2.1. Một số vấn đề về tiếp xúc ngôn ngữ đối với vay mượn từ vựng Nói đến vay mượn từ vựng không thể không nhắc đến tiếp xúc ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ có thể xảy ra bằng các con đường khác nhau và có thể qui về ba kiểu tiếp xúc: tiếp xúc theo con đường của khẩu ngữ, tiếp xúc theo con đường của sách vở, tiếp xúc theo con đường của cả khẩu ngữ và sách vở. Dịch thuật cũng được cho là một trong những kiểu tiếp xúc do ảnh hưởng sách vở. 1.1.2.2. Về thuật ngữ “từ vay mượn” 6 Xuất phát từ các quan điểm khác nhau và cách dùng từ trong các ngôn ngữ khác nhau, nên có nhiều thuật ngữ được sử dụng để chỉ lớp từ này. Trong tiếng Anh có một số thuật ngữ được dùng như sau: “loan” (tiếng Việt tương đương: “từ mượn”, “từ ngoại lai”), “loan word” (“từ ngoại lai”), “loan translation/ calque” (“phỏng dịch, dịch, can-ke ngữ nghĩa”), “loan blends” (“từ hỗn hợp ngoại lai”), “borrowed/ borrowing word” (“từ mượn”, “từ vay mượn”), “hybrid word” (“từ hỗn chủng”), “alien word” và “foreign word” (“từ nước ngoài”), Trong tiếng Nhật, thuật ngữ 借用語 (“từ mượn”) được dùng để chỉ chung các từ có nguồn gốc nước ngoài nhưng đã được Nhật hóa về hình thức (ngữ âm, chữ viết), hình thái – cấu trúc và ngữ nghĩa. Lớp từ này được chia thành hai nhóm là từ ngoại lai (có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu, chủ yếu là tiếng Anh) và từ Hán. 1.1.2.3. Các cách vay mượn từ vựng Vay mượn từ vựng có một số cách sau: về mặt ngữ âm, mượn nguyên cách phát âm của tiếng nước ngoài, phỏng âm, thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm; về mặt hình thái - cấu trúc, giữ nguyên hình thái - cấu trúc; về mặt ngữ nghĩa, mượn toàn bộ nội dung ngữ nghĩa, mượn nghĩa hoặc một số nghĩa, mượn có thay đổi ở mức độ nhất định về nghĩa. Trong tiếng Nhật, đối với các từ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu phổ biến là cách mượn gián tiếp qua hình thức phỏng dịch sử dụng từ Hán (ví dụ: pingpon (từ tiếng Anh, nghĩa là “bóng bàn”) trong tiếng Nhật được dịch thành từ 卓球 [takkyuu]). 7 1.2. Khái quát về từ mượn Hán trong tiếng Nhật 1.2.1. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật Nhật Bản chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nói chung và văn hóa chữ Hán nói riêng, đã tiếp nhận nhiều yếu tố ngôn ngữ - văn hóa của Trung Hoa, đặc biệt, đã hình thành hệ thống từ Hán - Nhật trong tiếng Nhật. Quá trình tiếp xúc Hán Nhật xảy ra trong các thời kì trong lịch sử hình thành, phát triển của tiếng Nhật và chịu tác động của sự biến động về chính trị - xã hội. Những biến động về chính trị - xã hội của Nhật Bản đã tác động không nhỏ đến tiếng Nhật. Cũng giống Nhật Bản, Việt Nam có một quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và văn hóa chữ Hán. Đây là một quá trình tiếp xúc lâu dài và diễn ra liên tục ở các thời kì khác nhau. Vì vậy, văn hóa Trung Hoa nói chung, tiếng Hán nói riêng đã có tác động đến ngôn ngữ văn hóa Việt Nam mà biểu hiện rõ nhất là việc hình thành một lớp từ Hán - Việt trong tiếng Việt. 1.2.2. Các nhân tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật Hai nhân tố ngôn ngữ quan trọng ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật là: đặc điểm loại hình học của hai ngôn ngữ và vai trò của chữ Hán. 1.2.2.1. Đặc điểm loại hình học của tiếng Nhật và khái quát về đặc điểm đồng hóa của yếu tố Hán trong tiếng Nhật Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính: có cấu trúc âm tiết mở, phách tính, không có thanh điệu, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng hệ thống các trợ từ và trợ động từ (biểu thị chức năng ngữ pháp và phương thức [...]... của tiếng Hán đối với phép thế các yếu tố trong từ ghép Sự tương đồng về đặc điểm loại hình học với tiếng Hán tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố trong tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt, khiến các từ mượn Hán có tiềm năng du nhập tiếng Việt Các yếu tố Hán cũng du nhập vào trong tiếng Việt theo nhiều con đường khác nhau và từ nhiều phương ngữ 1.2.2.2 Vai trò của các yếu tố Hán - Nhật trong tiếng Nhật. .. và các nguyên âm Hán - Việt Tiếng Nhật Tiếng Việt Chữ Hán Ví dụ Hán - Nhật Hán - Việt [-e-] [-ie-] 兼 [ken] kiêm [kiem1] [-yo :-] [-yu :-] [- i] [-wie-] [-iew] [- w] [-wi] 兼 兼 兼 兼 [ren] [kyo:] [yu:] [sɯi] luyến [lwien5] kiều [kiew2] ưu [ɯw] suy [swi1] 2.2.2.3 Âm cuối của âm Hán - Nhật Âm cuối trong âm Hán - Nhật rất ít: [-i] (trong vần [ai, ei, ui]), [-u] (biến thể âm dài của vần [u, o], [ki], [-ku], [-chi],... âm “tiếp” 接); [-tsu] tương ứng với âm cuối “-t” trong tiếng Việt (ví dụ: 達 [tatsu] đạt, 切 [setsu] thiết) CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) 3.1 Khái quát về các yếu tố Hán - Nhật trên phương diện hình thái - cấu trúc 3.1.1 Đặc điểm chung của các yếu tố Hán - Nhật trên phương diện hình thái - cấu trúc Các YTHN vừa có thể tham gia... trong tiếng Nhật cũng là một trong những biểu hiện của mức độ đồng hóa Khả năng thay thế của các YTHN rất cao vì có thể kết hợp với các yếu tố có nguồn gốc khác nhau Ví dụ: trong tiếng Nhật có từ 愛戴き (Hán - Nhật + Nhật) bên cạnh từ 愛戴 có trong tiếng Hán; ヒット曲 (ngoại lai + Hán - Nhật) CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT) 4.1 Nhận xét chung Các. .. nhiên, trong tiếng Nhật, hiện tượng đập nhập ngữ nghĩa xảy ra không nhiều như trong tiếng Việt do tiếng Nhật sử dụng chữ Hán làm chữ viết 2.2.2 Đặc điểm cụ thể về ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật 12 2.2.2.1 Phụ âm đầu của yếu tố Hán - Nhật Kết quả khảo sát cụ thể cho thấy có sự tương ứng về phụ âm đầu của YTHN và YTHV Ví dụ: Âm Hán - Nhật Âm Hán - Việt [ -] [l-] [n-], [t-], [d-] [n-] Âm Hán - Nhật [k-]... sát đặc điểm ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật 2.2.1 Đặc điểm chung về ngữ âm của các yếu tố Hán - Nhật 2.2.1.1 Một số đặc điểm về cách đọc Hán - Nhật Hệ thống cách đọc Hán - Nhật nằm gọn trong hệ thống ngữ âm tiếng Nhật Âm của các yếu tố Hán được đơn giản hóa về thanh điệu, thanh mẫu, vận mẫu, phụ âm cuối Chẳng hạn, âm ngắt hình thành để đọc các âm Hán có thanh 4 (ví dụ: 突 đột [tot-tsu]) Hầu hết các. .. LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Bài báo khoa học: 1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của yếu tố Hán - Nhật (đối chiếu với tiếng Việt) trong Ngôn ngữ học & Ngôn ngữ học Nhật Bản: Nghiên cứu và giảng dạy (2012), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Phân loại các yếu tố Hán - Nhật và đặc điểm đồng hóa về hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật (đối chiếu với tiếng Việt) trong Ngôn ngữ học & Ngôn ngữ học Nhật Bản: Nghiên... Tiếng Nhật vay mượn và sử dụng các yếu tố Hán trên cả ba phương diện: chữ viết, âm và nghĩa Tiếng Việt vay mượn và sử dụng các yếu tố Hán ở hai bình diện âm và nghĩa Các yếu tố Hán được sử dụng với tư cách là từ hoặc yếu tố tạo từ cơ bản và quan trọng trong cả hai ngôn ngữ Nhật và Việt 1.2.2.3 Phân loại từ Hán - Nhật Từ Hán - Nhật được chia thành 3 loại lớn: 1) các từ được tạo ra bằng cách chuyển cách... [k-] [k-](qu) [s-], [Ç -] , [j-], [t-] 6 Âm Hán - Việt [ -] (th) 1 Ví dụ: 令 [re:] lệnh [leŋ ], 昇 [sho:] thăng [t’ăŋ ], 俸[bo:] bổng [boŋ3] 2.2.2.2 Phần vần của các yếu tố Hán - Nhật Năm nguyên âm của tiếng Nhật tương ứng với năm nguyên âm của tiếng Việt là “a, i, u, e,o” Các nguyên âm khác trong âm tiết âm Hán - Nhật tương ứng với các âm của các YTHV như sau: Bảng 2.12 Bảng đối chiếu nguyên âm Hán - Nhật. .. tuy các trường hợp này không có nhiều (ví dụ: từ [beejuu] 米圏 mễ thọ nghĩa là “88 tuổi”, trong đó chữ 米 được tách thành 八十八 nghĩa là “88”) và khả năng tạo từ bằng âm và nghĩa 3.2 Phân loại các yếu tố Hán - Nhật theo hình thái - cấu trúc Có thể phân loại YTHN thành yếu tố Hán - Nhật độc lập và yếu tố tạo từ Hán - Nhật (căn tố và phụ tố) 3.2.1 Yếu tố Hán - Nhật độc lập Có hơn 700 YTHN là các yếu tố Hán - . các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt) Chương 3: Đặc điểm hình thái - cấu trúc của các yếu tố Hán - Nhật (có đối chiếu với các yếu tố Hán - Việt) Chương 4: Đặc điểm ngữ. Bảng đối chiếu nguyên âm Hán - Nhật và các nguyên âm Hán - Việt Tiếng Nhật Tiếng Việt Ví dụ Chữ Hán Hán - Nhật Hán - Việt [-e-] [-ie-] 兼 [ken] kiêm [kiem 1 ] [-wie-] 兼 [ren] luyến [lwien 5 ] [-yo :-] . đầu của YTHN và YTHV. Ví dụ: Âm Hán - Nhật Âm Hán - Việt Âm Hán - Nhật Âm Hán - Việt [ -] [l-] [k-] [k-](qu) [n-], [t-], [d-] [n-] [s-], [Ç -] , [j-], [t-] [ -] (th) Ví dụ: 令 [re:] lệnh [leŋ 6 ],

Ngày đăng: 28/08/2014, 17:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Khái quát về từ mượn Hán trong tiếng Nhật

    • 1.2.1. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật

    • 1.2.2. Các nhân tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến tiếp xúc Hán Nhật

      • Bảng 2.12. Bảng đối chiếu nguyên âm Hán - Nhật và các nguyên âm Hán - Việt

      • CHƯƠNG 4:

      • ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ HÁN - NHẬT

      • (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC YẾU TỐ HÁN - VIỆT)

        • 4.1. Nhận xét chung

        • 4.2. Đặc điểm về khả năng tham gia vào các trường từ vựng - ngữ nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật

          • 4.2.1. Cách du nhập lẻ tẻ

          • 4.3. Đặc điểm về khả năng có hay không có từ tương đương trong tiếng Nhật

            • 4.3.1. Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Nhật

            • 4.3.2. Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Nhật

            • 4.4. Đặc điểm về sự biến động về ngữ nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự

              • 4.4.2. Sự bảo lưu nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự

              • 4.4.3. Sự thay đổi nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan